Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

THỂ DU kí của các tác GIẢ PHƯƠNG tây VIẾT về VIỆT NAM THỜI kì TRƯỚC 1900

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.91 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

THỂ DU KÍ CỦA CÁC TÁC GIẢ PHƯƠNG TÂY VIẾT VỀ
VIỆT NAM THỜI KÌ TRƯỚC 1900

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

THỂ DU KÍ CỦA CÁC TÁC GIẢ PHƯƠNG TÂY VIẾT VỀ
VIỆT NAM THỜI KÌ TRƯỚC 1900

Chuyên ngành: Lí Luận Văn Học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ TRÀ MY

HÀ NỘI, NĂM 2015



MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................1
48.Trần Đình Sử (2013), Phản ánh tức là kiến tạo-kiêm bàn phản ánh luận trong tầm nhìn hiện
đại..............................................................................................................................................107
55.Phùng Văn Tửu (2014) Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học, khoa Ngữ Văn ,
Đại học Sư phạm Hà Nội........................................................................................................107
61.PDF]Subjects of contemporary travel literatures..............................................................108
Nguồn : ir.canterbury.ac.nz/bitstream/10092/4861/1/bedggood_thesis.pdf........................108

1


1.

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Gần đây, có nhiều người nói tới sự hồi sinh của thể loại du kí. Du kí là
loại hình văn học ra đời dựa trên cơ sở sự ghi chép của bản thân người đi du
lịch, ngoại cảnh. Du kí kể lại những điều trực tiếp mắt thấy tai nghe của người
viết. Tính chất ghi chép , nhất là ghi chép về miền đất xa lạ , khiến cho du kí
có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn đọc. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX,
đãxuất hiện loại hình du kí viết về Việt Nam của người phương Tây. Những
tác phẩm này không chỉ là những tư liệu nghiên cứu về một vùng đất mới đối
với người phương Tây – nước An Nam, mà còn cho thấy con mắt nhìn, sự
đánh giá, cảm xúc của người cầm bút. Đa phần họ là những “ sứ giả” của tôn
giáo, của các hãng buôn, cách ghi chép của họ cũng rất đa dạng: kí sự , thư tín
, hồi tưởng, ghi chép phong tục , nhật kí,…. Qua những tác phẩm du kí này ,
ta thấy Việt Nam hiện lên trong mắt người phương Tây như thế nào trong
buổi đầu mới tiếp xúc Đông – Tây, ta thấy sự va chạm Đông -Tây trong ý

thức hệ, trong những góc nhìn mới, khác lạ so với ghi chép của chính người
Việt trong sử sách và văn chương.
Du kí của người phương Tây viết về Việt Nam là kho tư liệu phong phú
, nhưng hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu . Công trình nghiên cứu
của chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu du kí của người phương Tây
viết về Việt Nam dưới góc độ văn học. Hiện nay những du kí của người
phương Tây viết về Việt Nam chỉ mới dừng lại phạm vi nghiên cứu của ngành
sử học. Soi chiếu mảng tư liệu này dưới góc nhìn văn học là một cách tiếp cận
mới, có thể không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, song hứa hẹn có được
những kết quả nghiên cứu thú vị về một thể loại văn học đặc biệt- thể du kí,
trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam – giai đoạn khởi đầu tiếp
xúc với văn hóa phương Tây.

1


2. Lịch sử vấn đề
2.1.Lịch sử nghiên cứu du kí ở Việt Nam
Trước hết chúng tôi xin đề cập tới những công trình có tính lý thuyết về
thể du kí . Trong Từ điển thuật ngữ văn học , du kí được định nghĩa là“ Một
loại hình văn học thuộc loại hình kí mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân
người đi du lịch , ngoại cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính
mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến. Hình thức
của du kí rất đa dạng , có thể là ghi chép , kí sự , nhật kí, thư tín, hồi tưởng,
phong tục , dân tình của xứ sở ít người biết đế,” [23;108]. Nhận định này chỉ
ra được những đặc điểm rõ ràng của du kí như phạm vi , nội dung, hình thức
thể hiện.
Trong cuốn Giáo trình Lý luận văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại
văn học. đã đưa ra định nghĩa “ Có thể hiểu là thể loại ghi chép về vẻ kì thú
của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con

người trong những chuyến du ngoạn , du lịch. Du kí phản ánh , truyền đạt
những nhận biết , những cảm tưởng suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du
lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ , những nơi mọi
người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức của du kí rất đa dạng , có thể là
ghi chép , kí sự ,hồi kí, thư tín, hồi tưởng , miễn là mang lại thông tin, tri thức
và cảm xúc tươi mới về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở còn ít
người biết đến …”[49;263]. Khái niệm này có sự đồng nhất chung với khái
niệm trên . Về cơ bản khái niệm chỉ ra du kí có nhiệm vụ ghi chép sự thật.
Các tác giả đưa ra những tác phẩm nổi bật của nước ngoài và Việt Nam, đồng
thời nhất mạnh tính sự thật của thể loại, hư cấu không phải là thể kí. Từ đó có
thể suy luận thành công của thể loại này được thể hiện ở sự chứng kiến của
bản thân người viết và sự mới lạ của nơi tác giả có dịp đến.

2


Trong cuốn sách Những thể văn chữ Hán Việt Nam, tác giả biên soạn
đã trình bày sự hình thành phát triển khá đầy đủ về thể loại du kí của Việt
Nam, và có những phân tích trên những tác phẩm cụ thể. Những ghi chép này
đồng nhất với những khái niệm được nêu ở trên. Công trình này cho thấy du
kí xuất hiện phần lớn vào thế kỉ XVII-XVIII khi văn tự đã phát triển như một
công cụ có thể ghi lại ý tứ của tác giả thay có các bài thi tự. Đến thế kỉ XIX
đã hoàn chỉnh khá hoàn thiện về nội dung và cách trình bày. Trong giai đoạn
này nổi bật là tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác về thể nhật kí
hành trình, đề tài mà du kí hiện đại sau này khai thác. Vào thế kỉ XIX một số
văn thần nhà Nguyễn đã có những du kí trong những dịp công cán nước ngoài
, nhưng tác phẩm mới dừng lại ghi chép địa lí. Trong công trình này đã đưa ra
nhận định bước đầu về thể loại nhưng nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ khái
quát giới thiệu.
Hiện nay , ngoài những công trình nghiên cứu của du ký Việt Nam thế

kỉ XX thì chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt về thể loại nói chung
và du kí đương đại, và các tác phẩm du kí nước ngoài. Qua khảo sát chúng tôi
nhận thấy những đóng góp quan trọng trong việc sưu tầm , tổng hợp , khái
quát công phu và bước đầu có sự nghiên cứu du kí thế kỉ XX là những công
trình của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn.
Công trình sưu tập nổi bật là bộ Du kí Việt Nam 3 tập , có phạm vi khảo
sát là những tác phẩm trên Nam Phong giai đoạn 1917-1934. Tác giả phân
chia thành năm dòng chính : dòng du kí mang tính quang phương , sự vụ ,
công vụ ; dòng du kí viễn du- những chuyến du hành vượt biên giới ; dòng du
kí thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyển thuyết và sự tích liên quan đến
một địa điểm cự thể ; dòng du kí hướng tới khảo sát , giới thiệu về cả một
vùng văn hóa rộng lớn; và loại du kí mà yếu tớ “ vị nghệ thuật” chiếm phần
quan trọng. Tác giả phân chia dựa theo nội dung tác phẩm phản ánh , tuy vậy
3


tác giả cũng nhấn mạnh “ Song dù thế nào thì tác phẩm du kí vẫn hướng tâm
tởi phương thức ĐI và XEM , đặt cược vào tính tích cực chủ thể là người trực
tiếp Chứng nghiệm- Trải nghiệm và vươn tới phẩm “ vị nghệ thuật” chân –
thiện – mĩ cao đẹp”[44;11]. Đây là những nhận định bước đầu mang tính khái
quát về du kí . Tác giả không chỉ là người khảo sát mà cũng đã bước đầu
nghiên cứu về vai trò của thể loại này trong sự phát triển của văn xuôi tiếng
Việt trong bài “ Du kí của người Việt Nam viết về các nước và những đóng
góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỉ XIX- đầu
thế kỉ XX”.
Tiếp đến là những công trình bước đầu nghiên cứu du kí với những mối
quan tâm khác ngoài lý thuyết . Với với mối quan tâm sâu sắc về thể kí nói
chung và du kí nói riêng , PGS.TC Nguyễn Hữu Sơn còn khái quát công phu
về diện mạo Kí Việt Nam từ đầu thế kỉ đến 1945. Bài viết này tác giả đã đưa
ra và dẫn chứng nhiều nhận định giá trị về thể loại này trong tiến trình phát

triển văn học Việt Nam. Tác giả đã khảo sát những tác phẩm nổi bật về các
giai đoạn khác nhau điển hình là các tác phẩm trên Nam Phong tạp chí về thể
du kí rồi đưa ra nhận định “Nhìn lại chặng đường phát triển của thể loại ký
Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945 , chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước
những tiến vượt bậc cả về đội ngũ sáng tac , phạm vi đề tài, nội dung và nghệ
thuật thể hiện. Khác với phong trào Thơ mới và kiểu sáng tác kịch , truyện
ngắn, tiểu thuyết còn in đạm dấu nét giao lưu , tiếp nhận ảnh hưởng của văn
học phương Tây thì bản thân các thể tài ký lại mang tính nội sinh hết sức rõ
nét.Điều này có lý do trước hết bởi các đề tài ký có phương phức là ghi chép,
gần với phong cách thông tin người thật việc thật của báo chí . Do đó các đề
tài và nội dung hiện thực phải là con người và sự kiện đang diễn ra ở Việt
Nam chứ khó có hình thức mô phỏng ,tiếp nhận cốt truyện ký ở nươc ngoài ở
Việt Nam[47]”.
4


Nghiên cứu về thể loại du kí còn có thể nói tới luận văn thạc sĩ “ Thể
du kí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX”
của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng ( 2008) và luận văn thạc sĩ “ Du kí trên
Nam Phong tạp chí 1917- 1934 của tác giả Trần Thị Thương ( 2010) . Các
công trình này đã có ý thức coi du ký như một thể loại đáng được quan tâm
nhiều hơn nhưng đó mới dừng lại ở việc nghiên cứu những giá trị nội dung và
nghệ thuật chưa đi khai thác sâu hơn những khía cạnh mới mẻ như hướng
nghiên cứu văn hóa, quyền lực , không gian , …
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX du kí vẫn tiếp tục phát triển nhưng
chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu nhiều. Vào giai đoạn những năm
cuối của cuộc chiến tranh du kí lại có xu hướng bút kí hóa, như Kí sự thăm
nước Hung của Xuân Diệu, Bút kí đi thăm Trung Hoa của Nguyễn Tuân…
Những tác phẩm này mang tính chất chứng minh con đường chân lý đã được
định trước. Cho thấy tư tưởng , niềm lạc quan về công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như nước bạn.
Công trình nghiên cứu “ Vùng tiếp xúc (contact zone) trong du kí
phương Đông lướt ngoài cửa sổ ( Paul Theroux)” của Nguyễn Thị Hoài
Phương trong khóa luận tốt nghiệp đã bước đầu có những hướng nghiên cứu
mới( vùng tiếp xúc) với tác phẩm nước ngoài. Trong luận văn này tác giả đã
khai thác cách tiếp cận mới coi du kí như một hiện tượng văn hóa, đề xuất
khái niệm vùng tiếp xúc , và phân tích sự tương tác trong không gian vùng
tiếp xúc trong tác phẩm cụ thể. Đây là hướng đi khá mới cho thấy khả năng
của du kí trong vai trò là một hiện tượng văn hóa.
Theo sự phát triển của xu thế thời đại du kí đã có những cây bút trẻ như
Huyền Chip, Duong Thụy, Ngô Thị Giáng Uyên, Dili … Nhiều tác phẩm hay
về du kí được giới thiệu ở Việt Nam như : Nhiệt đới buồn của tác giả Claude
le’vi- Straus được Nguyên Ngọc giới thiệu là "sự kiện quan trọng trong đời
sống tinh thần của chúng ta", tác phẩm Phương Đông lướt ngoài cửa của tác
5


giả Paul Theroux được nhật báo Telegraph đánh giá là “một trong 20 cuốn
sách du ký hay nhất mọi thời đại”, “Hành trình về Phương Đông" của tác giả
giả Baird T. Spalding … Việc giới thiệu những tác phẩm kinh điển tới công
chúng Việt Nam tạo tiền đề độc giả tiếp cận được những sáng tác mới và
nguồn tư liệu nghiên cứu về thể loại này.
Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa , công tác dịch thuật và xuất bản
đã có nhiều thuận lợi hơn , những tác phẩm hay đã, đang được chuyển ngữ
rất nhiều. Du kí là một địa hạt thú vị nhưng còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm
đúng mức. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra hướng tiếp cận
mới về những tác phẩm dịch của người phương Tây viết về Việt Nam trước
năm 1900.
2.2 Lịch sử nghiên cứu du kí phương Tây viết Việt Nam trước
năm 1900

Du kí của người phương Tây viết về Việt Nam là đối tượng khảo sát
của chuyên ngành lịch sử , dân tộc học. Hiện chưa có công trình nghiên cứu
nào trong lĩnh vực khoa học văn học nghiên cứu những tư liệu này.
Có thể kể tới các công trình dịch thuật của các tác giả như PGS. TS
Nguyễn Thừa Hỷ, Hoàng Anh Tuấn, Lưu Đình Tuân, Hồng Nhuệ…, trong
phần giới thiệu các tập du kí cũng đã có những nhận xét, phân tích, nhận định
bước đầu về thể loại này. Như lời nhận xét của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ trong
cuốn “ Tập du kí mới và ký thú về vương quốc Đàng Ngoài” của tác giả Jean
Baptiste Tavernier “ Nguồn tư liệu này có những mặt hạn chế và những ưu
điểm của nó. Là người nước ngoài, họ không thể hiểu rõ và chi tiết về tình
hình diễn biến lịch sử của Việt Nam, nên không tránh khỏi những thiếu xót,
nhầm lẫn. Là người đi tới những miền đất xa lạ, viết du ký để về nước in ấn
cho những đồng bào của mình đọc , họ cũng không khỏi có những quan sát
chưa thật chính xác, những điều ngộ nhận, những lời thậm xưng ngoa dụ,
hoặc những đáng giá chưa thật khách quan (quá khen hoặc quá chê một cách
6


vô tình hoặc cố ý). [10;11]”. Tác giả đã nói tới tâm thế tiếp cận của các tác giả
này. Do sự khác biệt của ý thức hệ đã dẫn tới sự khác nhau về quan niệm ,
cách nhìn. Chúng tôi coi đây là những gợi ý bổ ích để tiến hành nghiên cứu đề
tài của luận văn này.
Công lao to lớn nhất là của dịch giả PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ. Ông đã
dày công sưu tập và dịch thuật những tác phẩm như : Thăng Long- Hà Nội
Tuyển tập tư liệu văn hiến: Tư liệu phương Tây, Thăng Long- Hà Nội thế kỷ
XVII, XVIII, XIX, Những người Châu Âu ở nước An Nam – Charles B
Maybon, Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793) – John Barroww,
Nhũng thương nhân Hà Lan đầu tiên đến đàng ngoài và Kẻ Chợ năm 1637 ,
Tập du kí mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài Jean- Baptista Ta vernier,
…Trong những giới thiệu về những bài du kí tác giả đã khái quát lại và trình

bày những giá trị của bài kí với lịch sử Việt Nam. Ngoài ra còn kể tới công
lao của những dịch giả khác như Hoàng Anh Tuấn với công trình tổng hợp “
Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kể Chợ- Đàng Ngoài thế kỉ
XVII” đây là cuốn sách tổng hợp khá rõ ràng về hoạt động của công ty Hà
Lan và Anh tại Kẻ Chợ vào thế kỉ XIX. Tác giả còn đưa ra những dẫn chứng
về những đoạn ghi chép nhật kí hành trình khá rõ nét và đầy đủ .Đây là tài
liệu quý giá để chúng tôi nghiên cứu chi tiết về ghi chép của những người
phương Tây về Việt Nam.
3. Mục đích , đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: do đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về du kí
của người phương Tây viết về Việt Nam trước năm 1900, tư liệu chưa có
nhiều, luận văn đặt mục đích bước đầu nghiên cứu thể loại du kí của người
phương Tây viết về Việt Nam. Chúng tôi đã khảo sát những tư liệu đã được
dịch thuật , tập hợp, thống kê, phân loại , đi đến mô tả sơ bộ những vấn đề nội
dung của du kí.

7


Đối tượng nghiên cứu : trong luận văn này đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi là những đặc điểm thể loại của thể du kí của những tác phẩm du kí
của người phương Tây viết về Việt Nam trước năm 1900 qua những tác phẩm
đã được dịch ra tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu : Như đã nói ở trên du kí của người phương Tây
viết về Việt Nam có khá nhiều nhưng chúng tôi chỉ khảo sát trên những tác
phẩm đã được dịch ra tiếng Việt. Do lượng du kí viết về Việt Nam có nhiều
nên chúng tôi cố gắng khu biệt để đi sâu nghiên cứu. Trước hết đây là du ký
của người phương Tây ( Châu Âu), do tính chất giao thương và mục đích
khác nhau ở đây chủ yếu là người Bồ Đào Nha, Hà Lan , Anh, Pháp , Ý.
Chúng tôi lấy mốc trước năm 1900, tập trung chủ yếu vào những thế kỉ XVII,

XVIII, XIX đây là giai đoạn những người Châu Âu đầu tiên tới đặt mối quan
hệ và phát triển buôn bán với Việt Nam. Từ năm 1858 Pháp đánh chiếm Việt
Nam cho đến cuối thế kỉ XIX sau Hiệp ước Giáp Thân 1884 Pháp chiếm toàn
bộ Việt Nam , lịch sử Việt Nam bước sang một trang khác. Bước ngoặt này
làm thay đổi phạm vi, diện tiếp xúc và cách thức tiếp xúc của người phương
Tây đối với người Việt Nam, từ đó đẫn đến những thay đổi trong văn học. Vì
vậy giai đoạn từ 1900 trở đi chúng tôi không chọn để sưu tầm tư liệu nghiên
cứu.
Trong hai thế kỉ XVII , XVIII rất nhiều đoàn thuyền buôn, đoàn truyền
giáo đã sang nước ta. Những đoàn thuyền đầu tiên đặt quan hệ giao thương
với chúng ta là Bồ Đào Nha vào những thập kỉ giữa thế kỉ XVI. Chưa có một
tư liệu chính xác ghi chép dấu mốc người phương Tây đặt mối quan hệ với
Việt Nam thời kì này. Nhưng giao thươngnổi bật giai đoạn này là Hà Lan
(1637- 1700), Anh (1672-1697) họ đã có những thương điếm tại Kẻ Chợ ( Hà
Nội ngày nay) tồn tại trong nhiều thập kỉ. Điều này tạo điều kiện cho họ có
những cuộc du hành thăm thú đất nước ta. Ngoài ra còn có những cuộc du

8


hành của những thương nhân người Ý , Pháp, tới với những mục đích khác
nhau. Những người phương Tây tới Đàng Ngoài có rất nhiều ghi chép nhưng
chúng tôi chỉ tập trung những tác phẩm mang dáng dấp của thể du kí để tìm
hiểu rõ hơn về đặc điểm thể loại này.
4. Cấu trúc và đóng góp của luận văn
Trong luận văn này ngoài phần mở đầu , phần kết luận , thư mục tham
khảo phần nội dung của khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1 : Thể du kí và du kí của người phương Tây viết về Việt Nam
trước năm 1900
Chương 2 : Một số đặc điểm của các tác phẩm du kí của người phương

Tây viết về Việt Nam trước năm 1900
Chương 3 : Huyền thoại An Nam trong du kí phương Tây viết về Việt
Nam trước năm 1900
Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề sau:
Đưa ra những tổng quan về thể loại du kí nói chung và du kí của người
nước ngoài viết về Việt Nam nói riêng trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của thể du kí của người phương
Tây viết về Việt Nam trước năm 1900 trên một số khía cạnh như : chủ thể du
kí, tâm thế tiếp cận, đề tài, ..
Chỉ ra huyền thoại An Nam đã được các tác giả phương Tây viết về
Việt Nam trước năm 1900.
Từ những nghiên cứu của chúng tôi, đây là những bước đầu coi thể loại
du kí phương Tây là đối tượng nghiên cứu, để các đề tài sau có thể triển khai
nhiều hơn những hướng nghiên cứu sâu rộng hơn .
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn chúng tôi sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:

9


Phương pháp hệ thống : do các nguồn tư liệu phong phú và đa dạng nên
việc hệ thống lại sẽ giúp có cái nhìn chung nhất , đưa ra đượchệ thống những
tác phẩm mang dáng dấp du kí trong một giai đoạn . Hệ thống lại những luận
điểm về thể du kí và những công trình nghiên cứu về thể loại này.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: do tính chất liên đới với nhau nên
chúng tôi sử dụng nghiên cứu liên ngành giữa văn học với lịch sử , văn học
với văn hóa.
Một số thao tác phân tích , tổng hợp , so sánh, chứng minh : đây là
nhưng thao tác cơ bản để có nhưng cái nhìn vừa cụ thể vừa bao quát được

những đặc điểm của thể du kí phương Tây viết về Việt Nam. Đồng thời đặt nó
trong tương quan với các du kí khác để chỉ ra điểm nổi bật về nội dung đề cấp
trong đề tài, đồng thời chứng minh nhấn mạnh những đặc điểm đó.

10


NỘI DUNG
Chương 1 : THỂ DU KÍ VÀ DU KÍ CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY
VIẾT VỀ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1900
I.1

Thể du kí

Thể du kí đã xuất hiện từ lâu trong văn học thế giới. Từ những cuộc di
dân đầu tiên của loài người ,con người đã bắt đầu có sự di chuyểnđến những
vùng đất xa xôi. Nở rộ là từ những cuộc thám hiểm đầu tiên của những người
phương Tây tìm ra châu Mĩ , phát hiện ra châu Á. Sự di chuyển đó mang tính
khám phá , tìm hiểu , khai thác , tìm lợi nhuận …. Việc nghiên cứu loại hình
này cũng đã được đặt ra từ lâu và nhận được nhiều sự quan tâm. Trong quá
trình nghiên cứu về thể loại này chúng tôi không thể tránh khỏi những tìm
hiểu chưa đầy đủ donguồn tư liệu còn hạn chế. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng
để đưa ra hệ thống một cách khái quát cơ bản nhất về thể loại này trên thế
giới.
Về khái niệm thể loại này có liên quan đến khái niệm văn học du lịch (
travel literature) có thể hiểu là những chủ đề về du lịch có giá trị văn
chương , ghi chép của tác giả về những gì đã từng trải qua , những kinh
nghiệm đã có về một vùng đất mới . Điều này khiến cho người viết và người
đọc được thỏa mãn về những khoái cảm được khám phá được mở rộng hiểu
biết. Văn học du lịch còn được hiểu là những tìm hiểu về một nền văn hóa các

quốc gia khác nhau , hay trong cùng một dân tộc , có khi cả khám phá cả vũ
trụ bao la. ( tham khảo nguồn Wikipedia , trave literature). Trong tiếng Anh
tên gọi “travel literature” là để chỉ những cái viết lấy cảm hứng từ sự thích đi,
từ những cuộc hành hương, những chuyến công cán sự vụ, từ những cuộc
thám hiểm địa lý hay tìm kiếm lợi nhuận ở các vùng đất khác, đất mới. Và
như thế thì hầu như ở mọi thời và mọi nền văn hóa đều có du kí, vì ngay từ
thời xưa phương tiện giao thông khó khăn nhưng con người cũng đã phải di
11


chuyển đi đây đi đó vì nhiều lý do. Du kí là thể tài trung gian giữa thực và hư,
tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn lâm, nhiều phạm trù
văn học và nhiều mã xã hội. Nó cũng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến
quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa cũng như sự tưởng tượng.
Tóm lại, Đi và Thấy cảnh và người, sự và việc, rồi Viết ra cảnh ấy người ấy,
sự ấy việc ấy, kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi còn là phân tích,
khảo cứu, ấy là du kí.
Những tác phẩm du kí đầu tiên viết ở phương Tây là những ghi chép
nhà du hành Columbus khám phá ra châu Mĩ. Đó những câu chuyện kể anh
hùng , những cuộc chinh phục và các cuộc hành hương. Những câu chuyện
này thường bị hoài nghi về tính hiện thực và nảy sinh ra một loại viết khác đề
cao tính “ ghi chép thực tế” , “ chuyện kể xác thực” được các nhà lịch sử ,
triết học thực hiện. Du kí nhanh chóng trở thành nguồn tri thức quan trọng
của khoa học tự nhiên.
Trong lời dẫn của tác phẩm “ Du ký Việt Nam trên Nam Phong tạp chí”
Nguyễn Hữu Sơn đã phân chia thể kí “Trên thế giới, người ta cũng phân du
ký ra làm mấy kiểu, chủ yếu căn cứ vào chủ thể viết. Kiểu những người lãng
du và kiếm sống bằng những bài viết về các chuyến đi. Kiểu đi chỉ là cái cớ
để viết những bài bàn về quốc gia, dân tộc như trường hợp nhà văn được giải
Nobel V. S. Naipaul. Kiểu của các nhà tự nhiên học như Charles Darwin, du

ký nhưng là sự phân tích tự nhiên dưới góc độ khoa học. Kiểu các nhà văn đi
rồi viết như John Steinbeck. Nhưng lưu ý là các tác phẩm hoàn toàn hư cấu
như Odyssey của Homer, Thần khúc của Dante, Những chuyến du hành của
Gulliver của Jonathan Swift ở châu Âu cũng được coi là du ký [44;11]”
Dòng văn học du kí của phương Tây viết bắt đầu từ những mong muốn
ghi chép vùng đất mới khợi gợi sự tò mò của độc giả và mang giá trị khảo cứu
. Sự bùng nổ của du kí diễn ra vào thế kỉ XVII, XVIII khi xuất hiên chủ nghĩa

12


tư sản. Với phương thức sản xuất mới gia cấp tư sản vươn lên thống trị về mặt
chính trị , kinh tế , văn hóa… và tiến hành những cuộc viễn du với mục đích
xâm chiếm thuộc địa. Trong một thời gian dài du kí thường gắn liền với nghiên
cứu lịch sử, kinh tế, xã hội mang tính khảo sát. Du kí vẫn tiếp tục phát triển
ngay khi chủ nghĩa thuộc địa kết thúc. Ngày nay du kí văn học vẫn tiếp tục phát
triển mang tính giao lưu, khám phá , va chạm trên nhiều khía cạnh của người
viết tới những vùng đất mới.
Về khái niệm của thể loại này còn nhiều điểm chưa được thống nhất. Du
kí vẫn đang phát triển mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa, do vậy
vẫn chưa định hình rõ nét những đặc trưng của thể loại. Nhưng để hiểu về đặc
trưng của thể loại du kí ta có thể tìm hiểu trên một số các khía cạnh như chủ
thể, đề tài, hình thức ghi chép....Như đã phân tích ở những khái niệm về du kí ở
bên trên cho thấy du kí là thể loại ghi chép sự thật trong hành trình khám phá
của tác giả. Nội dung của du kí là những ghi chép mang tính chủ quan của tác
giả nhìn nhận thế giới khách quan, trong đó thế giới được hiện hình qua con
mắt nhìn của tác giả. Những nội dung của du kí hướng đến thường là những va
chạm , đụng độ và những quan điểm ý thức hệ của người viết và hiện thực
được trình bày. Trong những tác phẩm du kí người viết thường là những người
có chức vụ , vai vế trong xã hội. Họ tới các nước khác thường mang sẵn mục

đích nghiên cứu , tìm hiểu, xem xét để đưa ra những những báo cáo, tường
trình. Thời trung đại du kí xuất hiện trong thể loại kí kể lại những điều mắt thấy
tai nghe trên hành trình. Trong thời cận đại sau khi những phát kiến địa lý vĩ
đại của loài người từ phương Tây thì nhu cầu di chuyển khám phá được đẩy
lên cao trao. Bắt đầu từ thế kỉ XVI có sự bùng nổ của những đoàn thám hiểm ,
những chuyến du hành vòng quanh thế giới. Ở phương Tây lúc này những chủ
thể du kí nổi bật là những thương nhân , những nhà truyền đạo , những nhà
chính trị. Điều này được quy bởi hoàn cảnh lịch sử lúc đó chưa xuất hiện khái

13


niệm nhà văn viết các tác phẩm văn học là du kí. Nên trong những tác phẩm du
kí sẽ xuất hiện nhiều tầng lớp , kiểu tác giả.
Để phân biệt những tác phẩm có yếu tố du kí với những tác phẩm chỉ
đơn thuần là khảo cứu chúng tôi dựa trên một đặc trưng của thể du kí, trong
đó nổi bật là cách các tác giả trình bày thể hiện trực tiếp chủ quan của mình
khi quan sát . Tác phẩm có yếu tố du kí thì tác giả bộc lộ rất rõ nét những suy
nghĩ đánh giá chủ quan của người viết, họ cũng thường là những người đương
thời trực tiếp chứng kiến và ghi chép lại. Trong khi đó thì những tác phẩm chỉ
đơn thuần là những nghiên cứu, khảo sát lại mang tính khách quan nhiều
hơn , không thể hiện những cảm xúc, quan niệm , tư tưởng của tác giả. Các
thể loại khác trong văn học thường không thể hiện trực tiếp cái nhìn của tác
giả mà thường thông qua hình ảnh , hình tượng, nhân vật , cốt truyện…để thể
hiện nội dung của tác phẩm. Du kí là thể loại có khả năng ghi chép sự thật và
thể hiện trực tiếp suy nghĩ , cảm nhận , ý thức hệ của người viết, do vậy mà
thể loại này vừa mang yếu tố lịch sử vừa mang yếu tố văn học.
Về đề tài trong các tác phẩm du kí thường thể hiện “phong cảnh, phong
tục dân tình xứ sở của ít người biết đến [23;108]. Nếu như trong các tác phẩm
văn xuôi thì cuộc sống của con người là sự quan sát, tưởng tượng, sắp đặt

theo mạch cốt truyện được chú ý, thì du kí lấy hiện thực là những gì cảm nhận
của tác giả về thế giới thực trực tiếp chứng kiến. Những đề tài được tác giả đề
cập thường là những cảnh quan , địa chính trị , tự nhiên , con người, văn
hóa… theo cách nó đang hiện hữu. Các tác giả thường chỉ tập trung vào
những phần mới lạ , hấp dẫn , phù hợp với những mục đích , nhu cầu của
mình. Do vậy mà trong nhiều tác phẩm nghiên cứu , khảo cứu về Việt Nam
trong giai đoạn này cũng xuất hiện những dấu hiệu của du kí được thể hiện
qua đề tài, chủ thể người viết bộc lộ trực tiếp cảm nhận của mình về hiện
thực.

14


Về những hình thức ghi chép, du kí sử dụng nhiều hình thức khác nhau
“ Hình thức của du kí rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín ,
hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin , tri thức và cảm xúc mới lạ
[23,108]”. Dù thể hiện qua những hình thức khác nhau nhưng đều có điểm
chung là thông qua hình thức mang tới những thông tin mới lạ, hấp dẫn.
Những tư liệu khảo sát ghi chép của những tác giả phương Tây về Việt Nam
trước năm 1900 có rất nhiều chúng cũng được thể hiện dưới nhiều dạng hình
thức khác nhau.
Khi nghiên cứu du kí các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có ý thức nghiên
cứu về lý thuyết thể loại và các hướng nghiên cứu mới về nội dung và nghệ
thuật du kí. Còn các nhà nghiên cứu phương Tây đã có những bước nghiên
cứu vượt bậc. Các tác phẩm nghiên cứu của các học giả phương Tây về du kí
có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về thể loại này. Không chỉ ở nội dung và
nghệ thuật được miêu tả trong cuộc hành trình mà du kí còn đề cập tới vấn đề
mối quan hệ với chính trị , văn hóa , xã hội v..v.. Một số các khía cạnh của thể
loại này được nghiên cứu khá sâu rộng như: vấn đề không gian trong du kí ,
vấn đề tiếp cận thuộc địa, nữ quyền trong du hành và sáng tác, du kí gắn với

quyền lực, vấn đề đối thoại đa văn hóa… Đây là những hướng đi mới mới
hợp lí bắt kịp với xu hướng nghiên cứu văn học trên thế giới. Như vậy văn
học không chỉ được nghiên cứu hiểu sâu trong chính bản chất của nó mà còn
mở rộng ra những nghiên cứ liên quan hiện tượng văn hóa xã hội.
Trong tác phẩm Diễn ngôn của tác giả Sara Mills tác giả đã tiếp cận
tác phẩm du kí như một sự xung dột của quyền lực giữa kẻ đi chinh phục và
xứ sở thuộc đại. Tác giả đã phân tích dưới bề ngoài khách quan về ghi chép
các địa danh , phong tục ,con người, … mà ẩn sâu trong đó là những tham
vọng quyền lực “ một số cấu trúc sự kiện xuất hiện trong những văn bản du kí
là được xác định bởi bối cảnh hậu thuộc địa … Trường từ ngữ khi điều tra về
15


vùng đất cũng là trường từ ngữ để nói về tiềm năng của vùng đất mà thực
dân có thể khai phá… Vì thế , miêu tả trong văn bản không bao giờ là hành
động vô tư thuần túy làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà nó luôn bị nhào
nặn bởi những quan hệ quyền lực trong bối cảnh thuộc địa [35]. Ta có thể
hiểu một tác phẩm du kí luôn mang trong mình một quyền lực của người đi
khám phá chinh phục , quyền lực của diễn ngôn. Những điều được viết ra
luôn được quy chiếu trong một hệ quyền lực về vị trí trung tâm ngoại biên,
đúng sai, hơn kém…
Bắt đầu từ thế kỉ XV , tiếp đó trong thế kỉ XVI , XVII phương Tây đã
có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế , họ có những điều kiện nhất định để triển
khai những cuộc du hành thám hiểm và chinh phục thế giới nhất là châu Mĩ
và châu Á. Trong những hành trình đó đã có rất nhiều những cuốn du kí đã ra
đời một phần là ghi chép hành trình gửi về cho mẫu quốc, một phần để lại
những kinh nghiệm cho những cuộc du hành lần sau. Sự phát triển mạnh mẽ
của châu Âu những thế kỉ sau đã hình thành cuộc cách mạng khoa học công
nghệ lần thứ I những năm cuối thế kỉ XVIII. Sự phát triển mạnh mẽ của du kí
thời kì sau này càng nở rộ hơn vì nhu cầu khám phá thế giới , sự phát triển

của giao thông , mạng internet ,…. Trong nghiên của của của tác giả Mary
Louise Pratt cuốn Imperial eyes : Travel writing and Transculturation ( tạm
dịch : con mắt đế quốc : Văn học du lịch/ du kí và biến đổi văn hóa) đã đưa
tới khái niệm “ vùng tiếp xúc” để miêu tả “những không gian xã hội – nơi
những nền văn hóa rất khác biệt nhau gặp gỡ, va chạm , và móc níu với
nhau , thông thường trong những mối quan hệ thông trị và lệ thuộc rất không
cân xứng[60]” . Bà mang tới một cái nhìn khái quát về về những cuộc hành
trình và khám phá mang tính ý thức hệ. Người châu Âu lấy mình là trung tâm
( dĩ Âu vi trung) nhìn các xứ khác mang tính con mắt đế quốc coi đó là vùng
lạc hậu, mông muội thấp kém hơn. Điều này đã làm cho văn học du lịch mang
16


tính bành trướng của đế quốc vừa đóng góp cho văn học du lịch những mối
quan hệ mang tính đế quốc trong ý thức của nhân loại. Công trình của bà cho
thấy mối liên hệ chặt chẽ của du kí trong những thế kỉ trước với chủ nghĩa
thực dân và hậu thực dân trong nghiên cứu của các học giả sau này.
Ngoài những nghiên cứu khái quát sơ bộ thì nghiên cứu du kí vẫn đang
ngày càng phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Đây là những tài liệu quan
trọng giúp chúng tôi có những tiền đề nghiên cứu .
1.2. Tổng quan về hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII,
XIX
Việt Nam vào giai đoạn thế kỉ XVII, XVIII, XIX thuộc giai đoạn cuối
của chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt cực thịnh vào thế kỷ
XV. Sang thế kỷ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy
yếu. Mầm mống của cuộc khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện. Ðây là hai thế kỷ
nội chiến phong kiến. Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì sự
suy yếu này không còn là dấu hiệu nữa. Có thể nói chế độ phong kiến Việt
Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự
sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự

khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là
tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến .
Về mặt chính trị , giai đoạn này nổi bật là cuộc nội chiến phân chia đất
nước thành hai miền Đàng Trong – Đàng Ngoài giữa ba thế lực Mạc- Trịnh –
Nguyễn. Chiến tranh kéo dài đã dẫn tới sự khủng hoảng trầm trọng của bộ
máy chính quyền, các cuộc chiến tranh của nông dân cũng nổi dậy khắp nơi.
Về cuộc chiến tranh của nhà Trịnh – Nguyễn bắt đầu từ năm 1545, sau khi
Nguyễn Kim bị sát hại , vua Lê trao quyền bính cho Trinh Kiểm , hai họ
Trịnh- Nguyễn đã từng gắn kết bởi mục đích giúp vua Lê và quan hệ hôn
nhân. Nhưng sau đó cuộc chiến bùng phát nhanh chóng và kéo dài cho đến
17


năm 1672 sông Giang trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Theo nhận
xét của các tác giả trong cuốn “ Tiến trình lịch sử Việt Nam” thì “ Nhìn bên
ngoài thì đây là cuộc chiến tranh không phân thắng bại , nhưng nếu xét theo
mục đích thì bên thất bại là chính quyền Lê- Trịnh. Họ Nguyễn đã bước đầu
thực hiện được ý đồ của mình trong việc tách Đàng Trong ra thành một giang
sơn rieeng”[ 36; 141]. Như vậy vào thế kỉ XVII đất nước ta vẫn tạm thời chia
cắt làm hai miền Đàng Trong – Đàng Ngoài. Dưới sự cai trị của bộ máy chính
quyền ở cả hai miền thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh nội bộ và
các cuộc khởi nghĩa nông dân, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Phong trào
này bùng nổ vào năm 1771 lập nên nhiều chiến thắng như lật đổ ách thống trị
của họ Nguyễn , đánh tan quân Xiêm, lật đổ chính quyền Lê – Trịnh, kháng
chiến chống Mãn Thanh , thành lập triều đại Tây Sơn. Đến năm 1802 thành
Thăng Long rơi vào tay quân Nguyễn Ánh , Quang Toản cùng nhiều quan
lại , tướng ta bị bắt , triều đại Tây Sơn chấm dút. Tình hình của lịch sử giai
đoạn này nổi bật là các cuộc chiến tranh liên miên, những thế lực phong kiến
thay nhau lên nắm chính quyền những chưa có sự ổn định và dẫn đến suy
vong.

Về kinh tế trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể. Về Đàng Ngoài
là chế độ sở hữu ruộng đất đã nảy sinh quá trình tư hữu hóa ruộng đất, xảy ra
tình trạng “ẩu lậu” và tệ cường hào. Việc hình thành nên đất tư hữu nảy sinh
mâu thuẫn không thể kiểm soát được do vậy đã dẫn tới những khủng hoảng “
Mạc dù chính quyền Lê – Trịnh đã có những cố gắng nhằm khắc phục tình
hình bằng cách tha thuế, phá chuẩn.. những những biện pháp đó đều là nhất
thời, không giả quyết được những mẫu thuẫn ngày cành trở nên gay gắt trong
nông nghiệp và nông thôn. Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng trầm trọng
đã lộ rõ ngay từ những năm đầu thế kỷ XVIII”[36;144]. Tại Đàng Trong công
cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp bước đầu có dấu hiệu phát triển nông
18


nghiệp. Cuộc khai hoang phát triển đã mở rộng lãnh thổ cho Việt Nam , các
chúa Nguyễn cũng ý thức chủ quyền biển đảo khẳng định chủ quyền ở Hoàng
Sa và Trường Sa. Về sản xuất thủ công nghiệp cả hai miền đều chú trọng lập
các quan xưởng. Các nghề thủ công được phát triển như nghề gốm, tơ lụa
cũng là những mặt hàng quan trọng để xuất khẩu tới các nước phương Tây
sau này, nghề khai mỏ phát triển rầm rộ .
Về thương nghiệp, nội thương đã xuất hiện những luồng lưu thông
buôn bán rộng lớn giữa các vùng, nhưng chính quyền lại không có thiện cảm .
Chính quyền Lê Trịnh nhận định “ Bọn hào phú và những kẻ tiểu dân… đua
nhau làm nghề ngọn, ít kể chuyên chú làm nghề nông”nhưng cũng thừa nhận
“ hiện nay, sau cơn binh lửa, tài lực của dân thiếu thốn, chỉ còn trông vào các
nhà giàu buôn bán chuyển vận từ chỗ có đến chỗ không” [36]. Về ngoại
thương giai đoạn này đã xuất hiện người phương Tây tới buôn bán. Ngoài
thương nhân Trung Quốc là những bạn hàng truyền thống thì còn buôn bán
với Nhật Bản vào thế kỉ XVI. Trong nền kinh tế Việt Nam thời kì này đã xuất
hiện thương nghiệp buôn bán với người nước ngoài “Thời kỳ Đại Việt chia
thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là thời kỳ hoạt

động ngoại thương sôi động, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tham gia
vào hệ thống giao thương toàn cầu bởi các thương nhân Châu Âu, Nhật Bản,
Trung Hoa đến Đại Việt buôn bán. Người Hà Lan, Anh, Pháp lập các thương
điếm tại Kẻ Chợ (Hà Nội), người Bồ Đào Nha,, Anh, Nhật Bản đặt các
thương điếm tại Faifo (Hội An). Các mặt hàng chính được xuất khẩu từ Đại
Việt là tơ lụa, hồ tiêu, gốm sứ. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 18 thì hoạt động
thương mại giảm sút ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài”( Theo Wikipedia).
Tới buôn bán sớm nhất là tàu buôn của Bồ Đào Nha từ trung tâm truyền giáo
và căn cứ thương mại Ma Cao thành lập 1536. Họ không thành lập các
thương điếm mà thông qua trung gian người Hoa và Nhật để thu mua hàng
19


hóa, họ tới khi có gió mùa Đông Bắc gom hàng hóa và gió nam năm sau về.
Trong những bộ sách chính sử thời kì này đã có ghi chép sự xuất hiện của
người nước ngoài như trong “Đại Nam thực lục” có viết “Đinh mùi, năm thứ
8 [1787] (Lê Chiêu Thống năm thứ 1, Thanh, Càn Long năm thứ 52), mùa
xuân, tháng giêng, vua trú ở hành tại Vọng Các. Người nước Bút Tu
Kê( Nước Bồ Đào Nha (Portugal)) là Ăng Tôn Nui đưa quốc thư cùng vải tây,
súng tay đến hành tại để dâng, nói rằng hoàng cả Cảnh cầu nước ấy giúp
quân, hiện đã có 56 chiếc thuyền tại thành Cô A( Goa, thuộc địa của Bồ Đào
Nha ở ấn Độ) để giúp. Lại đem lễ vật biếu vua Xiêm, và xin đón vua sang
nước mình. Vua Xiêm thấy y giúp quân cho ta, rất không bằng lòng.Vua bảo
kín Ăng Tôn Nui hãy về.”[42;202]. Ngoài ra trong ghi chép chính sử cũng
nhắc tới việc thiết lập buôn bán với người Bồ Đào Nha “Người nước Bút Tu
Kê(Bồ Đào Nha (Portugal) tên là Chu Di Nô Nhi đến buôn bán, nhân đó vua
sai gửi thư cho quốc trưởng nước ấy để mua binh khí. (1 vạn cây súng chim,
2.000 cỗ súng gang, mỗi cỗ nặng 100 cân, 2.000 viên đạn nổ, đường kính 10
tấc)[42;244]. Tiếp đến là việc buôn bán với Hà Lan , nước này được chúa
Đàng Trong chào đón “ Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người đã chủ động tìm

cách thiết lập quan hệ với VOC. Năm 1618, ông viết thư mời công ty này đến
buôn bán ở Đàng Trong. Năm 1636, Hà Lan xin phép mở một thương điếm ở
Hội An. …. Họ được tiếp đón nồng hậu [36;155]”. Các tàu buôn của Anh
cũng đã tiến hành tới buôn bán với Việt Nam “Năm 1613, thuyền trường
Cavecden đến Hội An, đem theo quốc thư của vua Anh xin thiết lập buôn bán.
Ba năm sau ,một phái bộ lại được cử đến Đàng Ngoài[36,155]. Người Pháp
cũng đã tiến hành tìm hiểu điều tra để đặt quan hệ buôn bán với Việt Nam “
Năm 1669 , một tàu buôn chở theo một số giáo sĩ đến Đàng Ngoài xin thông
thương. Họ đã được phép ở lại để buôn bán. Năm 1681, Pháp lập thương

20


điếm ở Phố Hiến, nhưng chẳng bao lâu sau người Pháp dừng buôn bán với
Đàng Ngoài”[36;156].
Sự xuất hiện của người phương Tây tại Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ
XVII đến thế kỉ XIX là các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan , Anh , Pháp. Giáo sư
Đinh Xuân Lâm đã phân tích trong bài “ Quan hệ giữa Việt Nam với các
nước phương Tây thời kì trung – cận đại” đã phân tích rất rõ những đặc điểm
và mối quan hệ buôn bán của các nước phương Tây với Việt Nam từ thế kỉ
XVI tới thế kỉ XIX và đưa ra những kết luận. “ Qua việc nghiên cứu , tìm
hiểu quan hệ giữa Việt Nam với một số nước phương Tây thời kì trung – cận
đại, có thể rút ra một số nhận xét như sau: 1. Các triều đại phong kiến Việt
Nam đặt mối quan hệ với các nước phương Tây chủ yếu để mua vũ khí , trang
thiết bị quân sự, hàng tiêu dùng và một số mặt hàng công nghiệp khác. 2. Các
nước phương tây đặt mối quan hệ với Việt Nam nhằm tìm kiếm thị trường
buôn bán, truyền bá đạo Thiên Chúa và phục vụ cho nhu cầu chinh phục
thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. 3. Trong quan hệ giao lưu buôn bán giữa
các nước , các thương cảng ở Việt Nam nhưu Phố Hiến và Hội An , đặc biệt
là Hội An sớm có một vai trò đặc biệt quan trọng. Từ vị trí là một trung tâm

kinh tế của Đàng Trong , Hội An đã nhanh chóng trở thành một trung tâm
thương mại quan trọng ở Đông Nam Á, với sự góp mặt của thương nhân
người Nhật Bản , Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Indonesia, Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Anh…4. Đến cuối thế kỉ XVIII sang đầu thế kỉ XIX, trong bối cảnh
các nước châ Âu đã chạy đua bành trướng thế lực , xâm chiếm thuộc địa, Việt
Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Năm 1858 , Pháp nổ
súng xâm lược Việt Nam, lịch sử Việt Nam nói chung và quan hệ ngoại giao
của Việt Nam nói riêng bước sang một trang khác [29]”. Như phân tích
nghiên cứu có thể thấy người phương Tây đã tới Việt Nam từ thế kỉ XVI ,

21


thành phần chủ yếu là những thương nhân, những nhà truyền đạo. Sự phát
triển của thương nghiệp đã dẫn tới hình thành các đô thị buôn bán như Kẻ
Chợ, Phố Hiến còn có các tụ điểm buôn bán khác như Kỳ Lừa, Đồng Đăng,
Vân Đồn, Vạn Ninh, Vị Hoàng… Ngoài ra còn có Hội An đã thực sự trở
thành thương cảng quốc tế thế kỉ XVII.
Về mặt văn hóa , xã hội sự xuất hiện của người phương Tây đã làm ảnh
hưởng không nhỏ đời sống nhân dân. Tôn giáo, tư tưởng, tín ngưỡng trong
thời kì ngoài tư tưởng truyền thống của Nho giáo , Phật giáo, Đạo giáo còn
xuất hiện đạo Thiên Chúa. Trong cuốn sách “ Tiến trình lịch sử Việt Nam”
các tác giả đã phân tích sự xâm nhập của đạo này như sau “ Năm 1533 một
giáo sĩ Bồ Đào Nha tên là Inekhu đã lén giảng đạo ở làng Ninh Cường, Quần
Anh và Trà Lũ nhưng phải đến thế kỷ XVII việc truyền bá đạo Thiên Chúa
thực sự được đẩy mạnh cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Lúc đầu vì muốn
tranh thủ người phương Tây , cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều tỏ ra thân
thiện với các nhà truyền đạo, nhung thấy việc truyền đọa có thể gây ra những
hậu quả nguy hiểm, chính quyền Lê- Trịnh và Nguyền đều thi hành chính
sách cấm đạo [36,159]. Tuy ngăn cấm nhưng nhưng hoạt động lén lút vẫn

diễn ra cho đến năm 1665 , ở Đàng Ngoài đã có 75 nhà thờ, 200 nơi giảng
kinh, 35.000 giáo dân, Đàng Trong năm 1679 giáo dân là 80.000 (lịch sử giáo
hội công giáo – bùi đức sinh , 1972 tr 330. Về đời sống tinh thần sự xuất hiện
đạo Thiên Chúa đã làm thay đổi một bộ phận không nhỏ ngả sang tiếp nhận
văn hóa phương Tây. Để phục vụ cho việc truyền đạo giáo sĩ Alexandre de
Rhodes đã cho xuất bản cuốn sách Từ điển Việt- Bồ- Latinh. Ngoài các hoạt
động thuyết kinh giảng đạo, các giáo sĩ cũng đã mở các lớp kiến thức khoa
học tự nhiên, văn minh phương Tây cho các giáo dân.

22


×