Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tìm hiểu hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt huyện Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập và trau dồi kiến thức dưới sự giảng dạy tận tụy và nhiệt tình
của tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, em
đã được tiếp thu những kiến thức quý báu cho mình.Và khoảng thời gian 8 tuần đi
thực tập em đã được làm việc và trải nghiệm những vấn đề thực tế cũng như bổ sung
thêm kiến thức chuyên ngành quan trọng, quý báu cho mình.
Đầu tiên em xin được gửi niềm tri ân tới các thầy cô giáo trong khoa Môi trường
- Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ, chuyền
đạt cho em những kiến thức trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Khắc Thành là
thầy giáo chủ nhiệm và cô Trần Thị Hởi – Phòng Kế Hoạch Xí nghiệp Môi trường Đô
thị Đông Anh đã hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực tập để em hoàn
thành bản báo cáo này một cách hiệu quả và tốt đẹp nhất.
Sau cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người thân
yêu đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XNMTĐTĐA: Xí nghiệp Môi Trường và Đô Thị huyện Đông Anh
UBND: Ủy ban nhân dân
VSMT: Vệ sinh môi trường


CTR: Chất thải rắn
QLMT: Quản lý môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
BHLĐ: Bảo hiểm lao động
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KLVC: Khối lượng vận chuyển
CB – CNV: Cán bộ công nhân viên
BGĐ: Ban giám đốc
TTTM: Trung tâm thương mại
TN MT: Tài nguyên và môi trường
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PTXD: Phế thải xây dựng
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang
khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các
nước khác trên thế giới. Trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải
sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày.
Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải
Phòng…
Chỉ riêng tại thành phố Hà Nội, khối lượng sinh hoạt trung bình 15%/năm, tổng
lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Yêu cầu đặt ra là chúng ta
phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi

ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát
triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch
vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn
chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải
nông nghiệp, chất thải xây dựng…
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà
Nội. Là một vùng trọng điểm nằm trong vùng đô thị lõi mở rộng trong quy hoạch tổng
thể thủ đô Hà Nội đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, nằm trong vùng quy
hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch và là đầu mối giao thông quan
trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.
UBND huyện Đông Anh đã phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai dự án nghiên
cứu lập đề án xây dựng mô hình nông thôn mới, vì vậy vấn đề môi trường cần được
quan tâm đặc biệt . Rác thải sinh hoạt là nguồn phát sinh rác thải tăng nhanh hơn cả
kèm theo đó thành phần chất thải cũng phức tạp hơn. Chính vì như vậy em chọn đề tài
“Tìm hiểu hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt huyện Đông
Anh” làm đề tài báo cáo của mình.

4


2. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn huyện Đông Anh.
- Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Đông Anh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- Thực hiện chuyên đề từ ngày 30/9/2015 đến ngày 30/12/2015
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu:

-


+ Tài liệu liên quan,các tài liệu Xí nghiệp, phòng Tài Nguyên và Môi Trường
huyện Đông Anh cung cấp.
+ Các văn bản pháp luật liên quan.
Khảo sát thực địa:
+ Tình hình hoạt động của tổ thu gom rác.
+ Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện.
Kế thừa và xử lý số liệu.
5. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu:
+ Đánh giá hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH huyện Đông Anh
+ Đề xuất một số biện pháp cải thiện hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH
huyện Đông Anh.
- Nội dung nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Đông Anh.
+ Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Xí Nghiệp MTĐT huyện Đông Anh
+ Hiện trạng phát sinh, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH huyện
Đông Anh.

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐÔNG ANH

 Thông tin về địa điểm thực tập
- Tên cơ sở thực tập: Xí nghiệp Môi trường huyện Đông Anh
- Địa chỉ: Tiên Dương – Xã Tiên Dương – Huyện Đông Anh – T.P Hà Nội
1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.1.1.


Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TC-HC
PHÒNG KT - VT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH-NV
PHÒNG TÀI VỤ
Đội DV và GTSP
Đội DV Cây xanh
Đội QLMT
Đội VSMT số 1
Đội VSMT số 2

Đội xe
Đội Duy tu
Đội VSMT số 3

PHÓ GIÁM ĐỐC

6


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp MTĐT Đông Anh
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Giám đốc xí nghiệp

1.1.2.1.
-


Phụ trách chỉ đạo chung, phụ trách các bộ phận: Phòng Kỹ thuật vật tư, Tài vụ, công
tác nhân sự; chỉ đạo quá trình xây dựng hồ sơ năng lực, hồ sơ đặt hàng và các kế hoạch
tổ chức thực hiện khối lượng đặt hàng.

-

Chịu trách nhiệm trước UBND về các hoạt động sản xuất của Xí nghiệp.
Phó Giám đốc thứ nhất

1.1.2.2.
-

Phụ trách và trực tiếp quản lý Phòng Kế hoạch, Duy tu, Đội cây xanh, Đội Dịch vụ
VSMT và giới thiệu sản phẩm, Đội QLMT và thu phí.

-

Chịu trách nhiệm nghiệm thu khối lượng đặt hàng theo tháng, quý làm cơ sở quyết
toán khối lượng đặt hàng trong quý thực hiện.

-

Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khác khi được Giám đốc phân công hoặc
ủy quyền.
Phó Giám đốc thứ hai

1.1.2.3.
-


Phụ trách và trực tiếp quản lý Đội VSMT, Đội xe, Đội cây xanh, Đội Bảo vệ.

-

Chịu trách nhiệm nghiệm thu khối lượng đặt hàng theo tháng, quý làm cơ sở quyết
toán khối lượng đặt hàng trong quý thực hiện.

7


-

Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khác khi được Giám đốc phân công hoặc
ủy quyền.
Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ

1.1.2.4.
-

Xây dựng hồ sơ năng lực, hồ sơ đề xuất, kế hoạch và phương hướng thực hiện nhiệm
vụ đặt hàng; Kiểm tra, đôn đốc, xây dựng hồ sơ nghiệm thu khối lượng đặt hàng theo
tháng, quý, năm làm cơ sở thanh quyết toán khối lượng đặt hàng.

-

Lập báo cáo thực hiện khối lượng đặt hàng theo yêu cầu của cấp trên.

-

Lập nhật trình nhiên liệu, tổng hợp khối lượng sửa chữa xe chuyên dùng


-

Tổng hợp điểm lấy rác, kết hợp cùng đội xe phân tuyến xe chạy, đảm bảo không để rác
tồn.

-

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
Phòng Tài vụ

1.1.2.5.
-

Xây dựng hồ sơ quyết toán khối lượng đặt hàng theo khối lượng đặt hàng đó nghiệm
thu.

-

Lập báo cáo tài chính quý, năm.

-

Xây dựng kế hoạch thu - chi tài chính, đảm bảo hoàn thành khối lương đặt hàng của Xí
nghiệp và đời sống của CB-CNV lao động.

-

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
Phòng Tổ chức hành chính


1.1.2.6.
-

Soạn thảo các văn bản trực tiếp cho BGĐ khi được yêu cầu, các nội quy, quy định,
quy chế dân chủ, quy trình, quy phạm... Quản lý hồ sơ CB-CNVC, công văn, máy tính,
máy phô tô, mở sổ theo dõi công văn, các văn bản đến và đi.

-

Quản lý, giám sát các bộ phận, cá nhân sử dụng, khai thác an toàn, hiệu quả và tiết
kiệm trang thiết bị văn phòng, máy thông tin liên lạc. Kịp thời khắc phục sửa chữa sự
cố đáp ứng yêu cầu công tác chung có chất lượng và đạt yêu cầu hiệu quả kinh tế ;

-

Cung ứng tiếp liệu văn phòng phẩm, nước uống kinh tế chất lượng và quản lý tiêu
dùng tiết kiệm, từng bước tham mưu khoán chi tiếp liệu cho mỗi phòng, đội ;

-

Lập kế hoạch dự trù BHLĐ, thực hiện cung ứng và phân phối chính xác, thường
xuyên kiểm tra giám sát báo cáo Ban giám đốc tình hình sử dụng BHLĐ;

-

Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quân sự-quốc phòng và dân quân tự vệ
trong Xí nghiệp ;
8



-

Quản lý, theo dõi ngày công, nghỉ ốm, thai sản, nghỉ BHXH, nghỉ có lý do, không có
lý do, nghỉ phép, bảng chấm công của các phòng đội.

-

Hàng tuần kiểm tra giờ giấc làm việc của khối văn phòng và công nhân các đội sản
xuất trang phục bảo hộ lao động, thứ 2 hàng tuần báo cáo trước hội nghị giao ban đồng
thời thực hiện theo quy chế.

-

Trực tiếp quản lý và tiếp nhận hồ sơ của CB-CNV lao động, tham mưu cho Ban giám
đốc rà soát các hồ sơ: CB-CNV lao động nghỉ hưu, chuyển công tác.

-

Trên cơ sở định mức ngành và khối lượng đặt hàng các sản phẩm dịch vụ đô thị được
giao đề xuất phương án sử dụng và phân công lao động có hiệu quả tại từng bộ phận
phòng, đội.

-

Đề xuất việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ, chế độ nâng lương kịp thời với
giám đốc Xí nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động.

-


Ghi nghị quyết các buổi họp giao ban.

-

Phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh chung trong nội bộ cơ quan.
Phòng Kỹ thuật vật tư

1.1.2.7.

- Xây dựng định mức kỹ thuật VSMT, tiêu hao nhiên liệu trên cơ sở các định mức của

-

Nhà nước, giám sát việc thực hiện mức khoán theo quy định; đề xuất sửa đổi, bổ sung
mức khoán khi có biến đổi.
Quản lý hệ thống điện chiếu sáng công cộng đó được bàn giao, kiểm tra, báo cáo và đề

-

xuất phương án xử lý khi có sự cố mất mát, hư hỏng xảy ra, nghiệm thu khối lượng
hoàn thành làm cơ sở thanh quyết toán sau này.
Phối kết hợp cùng các Đội sản xuất kiểm tra, sữa chữa xe ô tô, xe gom rác khi có sự cố

-

hư hỏng.
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
Đội cây xanh

1.1.2.8.


-

Quản lý và tổ chức nhân lực, thực hiện khối lượng đặt hàng về cây xanh, thảm cỏ,

-

thảm hoa, cây lá màu, cây viền; thực hiện chỉnh trang cây xanh, thảm cỏ khi có yêu
cầu.
Sử dụng phương tiện, dụng cụ (xe thang, máy cắt cành cây) thực hiện cắt sửa cành,

-

tán cây xanh theo quy trình kỹ thuật, gỡ cây phụ sinh, đảm bảo cảnh quan, sinh trưởng,
phát triển tốt, an toàn cho các công trình lân cận; báo cáo lên cấp trên, xử lý sự cố cây
đổ, gãy (nếu có ) trong mùa mưa.
Sử dụng phương tiện, dụng cụ (cắt diềm, kéo, lẹm… ) hàng tháng thực hiện làm cỏ,
xới gốc, cắt sửa tạo tán cây cảnh, tưới nước, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh,
9


-

đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, đẹp mỹ quan đô thị.
Sử dụng phương tiện, dụng cụ (máy cắt diềm, kéo, lẹm… ) hàng tháng thực hiện làm

-

cỏ, xới gốc, bấm tỉa, bón phân, tưới nước đảm bảo thảm cây bằng phẳng, không có
khoảng trống đối với cây trồng mảng thân đứng, cây viền, phun thuốc phòng trừ sâu

bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, đẹp mỹ quan đô thị.
Sử dụng phương tiện, dụng cụ (máy cát cỏ, lẹm… ) hàng tháng cắt cỏ, đào và nhổ cỏ

-

dại, bón đạm hoặc phân vi sinh (mùa khô), tưới nước và vệ sinh thảm cỏ, đảm bảo
đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Phối kết hợp cùng phòng Kế hoạch Xí nghiệp nghiệm thu khối lượng đặt hàng theo

-

tháng.
Đảm bảo an toàn về người và phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.

10


Đội xe

1.1.2.9.

- Trên cơ sở các điểm lấy rác, khu vực thực hiện phun nước, rửa đường do phòng Kế

-

hoạch cung cấp, phân tuyến xe chạy, đảm bảo vận chuyển hết rác trong ngày, đảm bảo
vệ sinh tuyến phố.
Kết hợp cùng công nhân tại từng điểm tập kết rác, nạp rác từ xe đẩy tay vào máng


-

hứng, ép vào xe; thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên xe; điều khiển xe đến điểm thu gom
kế tiếp, tác nghiệp đến khi đầy rác; điều khiển xe về điểm đổ rác; cân xác định khối
lượng rác và trọng tải xe, đổ rác tại điểm đổ rác theo quy định của bãi, rửa xe trước khi
ra khỏi bãi; tiếp tục chu trình đến khi hết rác trên tuyến; hết ca vệ sinh phương tiện, để
xe vào nơi quy định.
Vận chuyển nước sạch thực hiện, vận hành thiết bị phun nước rửa đường tuyến Cao lỗ

-

(từ ngã tư biến thế Đông Anh đến ngã ba xay sát Đông Quan) với tốc độ 6km/giờ, bép
chếch 50, áp lực phun nước 5kg/cm2, đảm bảo đường sạch sẽ, không bụi; đối với các
khu vực: Khu di tích Cổ Loa, đường gom khu TTTM, Đền Sái tổ chức thực hiện khi
có yêu cầu, đảm bảo các khu vực được sạch sẽ.
Đôn đốc, kiểm tra lái xe thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi vận hành phương tiện

-

thiết bị, đảm bảo an toàn thiết bị trong khi vận hành. Trường hợp có hư hỏng xảy ra
báo phòng Kỹ thuật vật tư cùng kiểm tra, xem xét, trình Ban giám đốc phương án sửa
chữa, thay thế.
Phối hợp cùng phòng Kế hoạch nghiệm thu khối lượng hàng tháng; thực hiện khoán

-

nhiên liệu theo quy định.
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.

1.1.2.10.


Đội VSMT, Đội Duy tu

- Tổ chức, phân công lao động thực hiện duy trì VSMT tại các tuyến phố theo hồ sơ đặt
hàng, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực, cụ thể:
+ Công tác quét gom rác đường phố, hè phố
+ Công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày
+ Công tác duy trì vệ sinh giải phân cách
+ Công tác tua vỉa
+ Công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm:

- Phối kết hợp cùng phòng Kỹ thuật vật tư cùng kiểm tra, xem xét, trình Ban giám đốc
-

phương án sửa chữa, thay thế xe gom (nếu có hư hỏng).
Phối hợp cùng phòng Kế hoạch nghiệm thu khối lượng hàng tháng;

11


1.2. Kết quả thực hiện công tác vận chuyển rác thải năm 2014 và phương hướng
nhiệm vụ những năm tới
1.2.1. Kết quả thực hiện

Bảng 1.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản
S
TT

Hạng mục công
việc


1

Đ
ơn vị

Quét

rác

đường

phố

H
a
H

Quét rác hè phố

3

Tua vỉa đường phố

4

Duy trì vệ sinh
đường phố ban ngày
m


K

Duy trì giải phân

K

a

cách

K

KL VC rác 24 xã
và thị trấn
ấn

T

7

Tưới
đường

K

8

Cắt sửa cây xanh
14 tuyến
ây


rửa

1
0
1
1

Duy trì thảm cỏ Lá
Tre và cỏ Nhung.
Duy trì cây mảng
thân đứng và cây viền

2.311

2.175

2.032

,5

10.47

7.830

511,7

1.092

27.44


56.15
4,65

1.068

m
C

689

16.38

m
2

2

Tăng
580,24 km
Tăng
28.708,65 tấn
Giảm 379
km

289.0

212.3

Giảm

76.763 m2

17.69

Giảm
3.877,8 m2

20
21.57

5

7,2

Khôn
g thực hiện

1

Cắt cỏ dại đường

m

Khôn
g thực hiện 0
12

Giảm
2.639,7 km


Giảm
4.694 cây

C

2

Tăng 64,5

4.792

Duy trì cây bóng
mát mới trồng
ây
23B

ha

9.486

1
2

Giảm 143

Giảm
7.428 cây

83
m


ha

8.956

4
C

Tăng 409

km

,3

6

So sánh
tăng trưởng

1.521

6

6

nước,

1.902

0


m

Năm
2014

1.457

m

Duy trì cây cảnh
9 trồng đơn lẻ, trồng
ây
khóm

3

2013

2

5

Năm

2.632
54.00

Tăng
2.632 cây

Tăng
54.000 m2


Nguồn: Báo cáo tổng kết vận chuyển rác – XNMTĐTĐA, 2014
+ Quản lý, vận hành 24 tuyến đường điện thuộc Huyện quản lý và 22 tuyến
đường điện thuộc Thành phố quản lý.
+ Sửa chữa, thay thế điện một số khu vực: Vân Nội-Phương Trạch, Vĩnh Ngọc
…..
+ Thiết kế lắp đặt đảo hoa-nút giao thông ngã tư biến thế các dịp Lễ, Tết trong
năm. Duy trì chăm sóc cây xanh, thảm cỏ khu vực trung tâm ngã tư biến thế Đông
Anh. … góp phần tạo nên bộ mặt cảnh quan môi trường của Huyện ngày càng khởi
sắc hơn.
+ Cắt cây, tỉa cành, giải tỏa cây gãy đổ trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn giao
thông.
+ Tập trung chỉ đạo cải tạo và mở rộng vườn ươm hoa, cây lá mầu, cây bóng
mát, cây công trình… Làm mô hình thí điểm dàn hoa trong khu vườn ươm của xí
nghiệp.
+ Thực hiện duy tu giao thông đô thị nạo vét đất cát, khơi thông cống rãnh, miệng
cống hàm ếch trên một số tuyến đường Cao Lỗ, Lê Hữu Tựu,… đảm bảo sạch sẽ. Thường
xuyên kiểm tra phát hiện mất, hư hỏng nắp hố ga và kịp thời sửa chữa thay thế giảm úng
ngập cục bộ và tránh tai nạn giao thông.
+ Công tác quét, thu gom rác thải, duy trì vệ sinh môi trường từng bước được cải
thiện, ý thức trách nhiệm của từng công nhân được tăng lên rõ rệt.
+ Công tác vận chuyển rác của 156 thôn làng trên địa bàn 23 xã được thực hiện
tốt, đảm bảo không để rác tồn đọng sang ngày hôm sau. Nếu có sự cố xe hỏng thì báo
lại cho thôn hoặc khắc phục vận chuyển trong vòng 24 h.
+ Ban giám đốc xí nghiệp luôn phối hợp tốt với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo
đến các phòng, đội xây dựng kế hoạch kiểm tra đôn đốc các thôn làng thực hiện tốt
công tác thu gom vận chuyển rác đạt tỷ lệ 96%, không để rác tồn đọng tại các điểm

chân rác đảm bảo thực hiện tốt việc duy trì VSMT.

- Những điểm còn tồn tại:
+ Năm 2014 là năm thực hiện tiết giảm kinh phí theo chủ trương chung của
Thành phố và của Huyện. Vì vậy công tác duy trì VSMT trên địa bàn Huyện cũng gặp
không ít khó khăn, chi ngân sách của huyện giao cho xí nghiệp cũng bị cắt giảm. Do
vậy, Xí nghiệp phải cân đối các nguồn thu, tiết kiệm giảm chi phí.

13


+ Một số xã do thiếu kinh phí để đầu tư mua sắm phương tiện xe thu gom rác nên
đôi khi rác nhiều phải đổ xuống đường không đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi
trường, lực lượng lao động thu gom rác của thôn còn thiếu và không ổn định nên việc
bố trí lao động phối kết hợp cùng công nhân đội xe của xí nghiệp đưa rác lên xe ô tô
chưa đảm bảo, lao động của thôn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của người công nhân
phải phối hợp đưa rác lên xe chuyên dùng. Sự phối kết hợp của một số xã với Xí
nghiệp chưa hiệu quả, trách nhiệm chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của
Huyện.
+ Vẫn còn tình trạng người dân vứt rác, đổ rác bừa bãi dọc đường, người lao
động của các thôn khi thu gom rác xong chưa nhặt rác dọn dẹp quanh điểm tập kết gây
mất cảnh quản đô thị và ô nhiễm môi trường.
+ Kinh phí cắt tỉa cây phòng chống mùa mưa bão, duy tu đường chống úng ngập
cục bộ chưa được bố trí thường xuyên và tần suất còn ít nên trong quá trình triển khai
còn thiếu chủ động.
+ UBND các xã cơ bản đã phối kết hợp tốt trong công tác thu gom vận chuyển
rác, tuy nhiên bên cạnh đó chưa tích cực chủ động phối hợp cùng Xí nghiệp giải quyết
triệt để tình trạng trâu bò chăn thả bừa bãi làm hư hỏng cây xanh thảm cỏ đặc biệt là
trên tuyến đường Lê Hữu Tựu.
1.2.2. Phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo


Năm 2015 là năm tiếp tục thực hiện chỉ thị 01 của UBND Thành phố về trật tự
và văn minh đô thị, là năm tiết giảm kinh phí theo chủ trương chung của Thành phố, là
năm then chốt của đề án đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn
2009-2015, đồng thời là năm Xí nghiệp chuyển đổi mô hình quản lý cổ phần hóa
doanh nghiệp theo chủ trương chung của Chính phủ và Thành phố.
Để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được Thành phố và UBND Huyện giao,
năm 2015 xí nghiệp cần thực hiện các nội dung :

-

Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được
giao . Củng cố lại bộ máy tổ chức, sắp xếp cân đối lại nhân lực lao động đúng chuyên
môn nhằm nâng cao vai trò năng lực quản lý của cán bộ, công nhân viên. Giao đúng
người đúng việc. Xây dựng thời gian làm việc, đảm bảo ngày làm việc 8h hiệu quả.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của một số Phòng, Đội đồng thời nâng cao hơn nữa
phong cách phục vụ của công nhân lao động. Xí nghiệp phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa
với các xã để kịp thời nắm bắt ý kiến phản hồi của các thôn từ đó có biện pháp giải
quyết kịp thời hiệu quả hơn.
14


-

Đại tu sửa chữa lớn một số xe ô tô vận chuyển rác đã cũ, thường xuyên bảo dưỡng
định kỳ phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng vặt nhằm nâng cao năng lực hoạt
động sản xuất. Đồng thời tiếp tục đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận chuyển nhằm
đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác.


- Kế hoạch trong năm nay và một vài năm tiếp theo, xí nghiệp xây dựng lại cổng và
tường rào, tu sửa lại nhà để xe ô tô, đầu tư xây dựng ga ra xe, nhà ăn cho công nhân.
Cải tạo, mở rộng mặt bằng phần đất trống còn lại trong khuôn viên trồng cây bóng
mát, cây công trình, vườn ươm hoa, lá màu… nhằm nâng cao thu nhập cho người lao
động.

- Vận chuyển toàn bộ khối lượng rác của 24 xã, thị trấn Đông Anh và gần 300 cơ quan,
đơn vị, trường học …đến bãi xử lý rác ở Nam Sơn của Thành phố bảo đảm an toàn
sạch sẽ .

- Đảm bảo duy trì công tác VSMT trên tuyến Quốc lộ 3 và đường 23 B và một số tuyến
đường trục chính của các khu đô thị mới , khu tái định cư…bằng xe cơ giới đã được
UBND Thành phố phê duyệt.

-

Thí điểm mô hình công tác xã hội hóa VSMT với một số xã có trục quốc lộ chính,
trước mắt dự kiến xã Kim Chung, cụm dân cư cầu Thăng Long thuộc xã Hải Bối…

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu về chất thải rắn
2.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
15



Chất thải rắn (CTR): là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Theo Luật Bảo vệ Môi trường
2014).

2.1.1.2. Phân loại chất thải rắn
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản
xuất, mỗi giai đoạn của quá trình đều tạo ra CTR.
Bảng 2.1. Phân loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn phát
sinh

Tính chất
Thông thường

CTR đô thị

Nguy hại

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác
vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây…

Đồ điện, điện tử hư hỏng,
vật liệu thải từ công trường…

Vật liệu xây dựng thải từ sửa nhà,
đường giao thông, vật liệu thải từ công
trường…
CTR

nông


Rác thực phẩm, giấy, vải, rác vườn,
gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, cành lá cây,
rơm rạ, chất thải chăn nuôi

Đồ điện, điện tử hư hỏng,
nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe,
sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì
thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì
thuốc bảo vệ thực vật…

CTR

công

Rác thải sinh hoạt của công nhân
trong quá trình sản xuất và sinh hoạt…

Kim loại nặng, giẻ lau máy,
cao su, bao bì đựng hóa chất độc
hại…

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt
động hành chính, bao gói thông thường…

Phế thải phẫu thuật, bông,
gạc, chất thải bệnh nhân, chất
phóng xạ, hóa chất độc hại, thuốc
quá hạn…


thôn

nghiệp
CTR y tế

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011

- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô
cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su…

- Theo vị trí hình thành: rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoai nhà, trên đường phố,
chợ…

- Theo mức độ nguy hại – chất thải rắn được phân thành các loại:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, các
chất ễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có
nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và thực vật.
Nguồn phát sinh : chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
16


+ Chất thải y tế nguy hại:là các chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Nguồn phát sinh: các loại bông gạc, nẹp dung, lọ chai đựng hóa chất trị liệu…
trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật…; các loại kim tiêm, ống tiêm…
+ Chất thải không nguy hại:là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tinh nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

2.1.1.3. Tốc độ phát sinh CTR

Việc tính toán phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng trong việc
quản lý rác thải vì từ đó có thể xác định được lượng rác trong tương lai ở một khu vực
cụ thể có kế hoạch quản lý.
Người ta sử dụng một số loại phân tích sau để xác định lượng rác thải ở khu vực:
+ Đo khối lượng
+ Phân tích thống kê
+ Dựa trên các đơn vị thu gom rác
+ Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải
+ Tính cân bằng vật chất
Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR
+ Sự phát triển kinh tế và nếp sống
+ Mật độ dân số
+ Sự thay đổi theo mùa

2.1.1.4. Thành phần của CTR
Thành phần CTR đô thị: thay đổi vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều
yếu tố khác. Thành phần rác thải đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý rác
thải.
Bảng 2.2: Các thành phần CTR đô thị tại Việt Nam
Thành phần
Giấy

Đặc tính rác

Tỷ lệ thành phần (%)

Sách, báo, tạp chí và các
thùng bao bì bằng giấy bìa

1,35


Chai lọ, mảnh vỡ thủy

1,20

Lon vỉ sắt, hợp kim,

0,51

Thủy tinh
tinh
Kim loại

17


chuôi bóng đèn
Chất dẻo

Chai nhựa, bao nylon

14,73

Xà bần

Sành sứ, bê tông, đất đá,

4,80

vỏ sò

Chất hữu cơ có thể phân

Thực phẩm thừa, rau quả,
sản phẩm phụ nông nghiệp,
phân gia súc

75,67

Chất hữu cơ khó phân

Cao su, vải vụn, gỗ, lông
gia súc, tóc…

1,74

hủy

hủy
Độ ẩm

70

Tổng cộng

100

Nguồn: Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP.HCM, 2009

2.


Thành phần CTR nông nghiệp: chất thải ở nông thôn đang là vấn đề nóng bỏng được
quan tâm.
Bảng 2.3: Thành phần CTR nông nghiệp tại Việt Nam
Thành phần

Tỉ lệ thành phần (%)

Chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoạt động
sản xuất cây lương thực

70

Chất thải từ bao bì thuốc BVTV

10

Chất thải làng nghề

10

Chất thải nuôi trồng thủy sản

10

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2010

2.1.1.5. Tính chất của CTR
- Tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự
cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR;
+ Khối lượng riêng: là trọng lượng của một đơn vị vật chất tinh trên 1 đơn vị tính

thể tích chất thải (kg/m3). Khối lượng tiêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi
lựa chọn giá trị thiết kế.
+ Độ ẩm: là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải. Độ ẩm
của rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm
50 – 80 %, rác thải là thủy tinh, kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo
điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kị khí phân hủy gây thối rữa.
+ Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong chất thải rắn đóng vai trò
rất quan trọng trong việc tinh toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi vật
18


liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia loại bằng
phương pháp từ tính. Tùy thuộc vào hình dáng kích thức của chất thải mà chung ta
chọn phương pháp đo lường phù hợp.
+ Khả năng giữ ẩm thực tế: là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu
chất thải dưới tác dụng của trọng lực và là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán
xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào
áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải.
+ Độ thấm của chất thải đã được nén: là một tính chất vật lý quan trọng, nó sẽ chi
phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng và các khí bên trong bãi rác.

2.1.1.6. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời
chất thải rắn tại điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.

- Công tác thu gom được xét ở 4 khía cạnh:
+


Các loại dịch vụ thu gom

+

Các hệ thống thu gom, loại thiết bị sử dụng và yêu cầu về nhân công của các hệ thống
đó.

+

Phân tích hệ thống thu gom, bao gồm các quan hệ toán học có thể sử dụng để tính toán
nhân công, số xe thu gom.

+

Phương pháp tổng quát để thiết lập tuyến thu gom.

- Hệ thống thu gom chất thải chưa, không phân loại tại nguồn
+ Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập, thấp tầng: thu gom ở lề
đường, thu gom ở lối đi ngõ hẻm, mang đi – trả về, mang đi.
+ Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư tầng thấp và trung bình: thu gom lề
đường.
+ Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng: sử dụng các thùng rác
kích thước lớn để thu gom.
+
+

Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp.

Phương pháp thủ công và cơ khí


2.1.1.7. Hệ thống thu gom chất thải rắn đã phân loại tại nguồn

19


- Hệ thống thùng di động: phù hợp với cho các nguồn phát sinh chất thải lớn. Giúp giảm
thời gian vận chuyển, hạn chế việc chứa chất thải thời gian đi và hạn chế các điều kiện
vệ sinh khi sử dụng xe thùng kích thước nhỏ.

- Hệ thống xe thùng cố định: thùng cố định được sử dụng để chứa chất thải rắn vẫn giữ
ở vị trí thu gom khi lấy tải, chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát
sinh đến vị trí thu gom đẻ dỡ tải. Phụ thuộc vào khối lượng chất thải và số điểm lấy tải.

2.1.1.8. Hoạt động vận chuyển chất thải rắn
Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung
chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
Có 2 hình thức vận chuyển chất thải rắn:
+

Vận chuyển trực tiếp: các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu
vực và vận chuyển thẳng đến địa điểm đổ thải cuối cùng.

+

Vận chuyển trung chuyển: phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu
vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được
chuyển vào các thùng chứa cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép và được vận chuyển đến địa
điểm đổ thải cuối cùng bằng xe chuyên dụng.
Với phương án xử lý chất thải rắn phân tán, từng đô thị và các khu tập trung dân
cư tập trung nông thôn sẽ có quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển riêng.


2.2.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Anh

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là huyện nằm ở phía Đông – Bắc thủ đô Hà Nội. Hệ thống sông
Hồng và sông Đuống là danh giới hành chính của huyện với nội thành. Diện tích đất tự
nhiên là 18.230 ha. Về địa giới hành chính huyện:
+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội;
+ Phía Đông, Đông – Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh;
+ Phía Nam giáp sông Hồng;
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội;
Diện tích: 184.16 km2. Dân số: 320.950 người. Đơn vị hành chính sự nghiệp
của huyện gồm có 23 xã và 1 thị trấn.

2.2.1.2.

Đặc điểm địa hình
20


Địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ T – B
xuống Đ – N. Tỷ lệ đất cao chiếm 13.4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56.2%,
còn đất trũng chiếm 30%. Địa hình cao nhất là 14m, chỗ thấp nhất là 3.5m, trung bình
là cao 8m so với mực nước biển. Vùng đất cao tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất
vàn trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thủy sản.
Nhìn chung địa hình Đông Anh tương đối ổn định.


2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Đông Anh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Từ tháng 5 – 10 là mùa hạ khí hậu
ẩm ướt mưa nhiều. Từ tháng 11 – 4 năm sau là mùa Đông thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng
cuối mùa lại mưa phùn ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình là 25oC. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Hai
tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2.
Độ ẩm trung bình là 84%, ít thay đổi theo các tháng trong năm, thường dao động
trong khoảng 80 – 87%.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600 – 1800 mm. Mưa lớn nhất vào tháng 8,
với lượng mưa trung bình là 300 – 350mm.

2.2.1.4. Đặc điểm sông ngòi
Đông Anh có mạng lưới sông, hồ, đầm. Hệ thống các con sông Hồng, sông
Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp của huyện.
Ngoài hệ thống các sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì có diện tích 130ha, có
vai trò quan trọng trong việc điều hòa dòng chảy.

2.2.1.5. Tài nguyên đất
- Các nhóm đất chính của huyện
+ Đất phù sa được bù đắp hàng năm, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu, đất
nâu vàng, nhóm đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.
Bảng 2.4 : Các nhóm đất chính của Huyện Đông Anh
Tên nhóm đất
Nhóm đất phù sa được bồi đắp
hàng năm

Tính chất
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, lượng mùn và chất
dinh dưỡng cao.


Nhóm đất phù sa úng nước

Đất bị thay đổi theo thời gian, đất chua

21


Nhóm đất xám bạc màu

Đất có thành phần cơ giới trung bình và dinh dưỡng
thấp

Nhóm đất nâu vàng

Đất có thành phần cơ giới trung bình và chất dinh
dưỡng thấp

Nhóm đất phù sa không được
bồi đắp hàng năm

Đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, có hàm
lượng chất dinh dưỡng trung bình

Nguồn: Phòng TN và MT huyện Đông Anh,2014

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1.

Điều kiện kinh tế

Đông Anh là một trong những huyện của Hà Nội có nhiều bước phát triển
vượt bậc. Kinh tế của huyện nhiều năm đạt mức độ tăng trưởng 17.4% trong đó có:
Hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Đông Anh và Bắc Thăng Long.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 số làng nghề truyền thống đã và đang được đầu
tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú… Đóng trên địa bàn huyện
có trên 700 công ty TNHH, 335 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30
công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh
doanh cá thể.
Nông nghiệp cổ truyền của huyện có nhiều thành tựu nổi bật như trồng rau,
lúa, ngô cũng như chăn nuôi gia súc. Sản lượng đạt được qua các năm đều cao.

Bảng 2.5: Thống kê một số cây trồng chính năm 2014
STT

Cây
trồng

Diện tích
(ha)

Sản
lượng ( tấn)

Năng
suất (tấn/ha)

1

Lúa


8.477

51.041

6,02

2

Ngô

1.346

7.352

5,46

145

256

1,76

3

Đậu
tương

4

Lạc


612

1.230

2,01

5

Đậu

490

639

1,30

6

Rau

1.639

23.131

14,11

Nguồn: Báo cáo sản lượng cây trồng huyện Đông Anh, năm 2014

22



Huyện tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao với
mũi nhọn là phát triển các mô hình trang trại tập trung, đưa chăn nuôi tách khỏi khu
dân cư, phù hợp với quy hoạch, hình thành vùng rau an toàn.
Giao thông: trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội –
Thái Nguyên và tuyến Hà Nội – Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối
với nội thành Hà Nội bằng tuyến đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long – Nội
Bài.

2.2.2.2. Điều kiện xã hội
Về xã hội, vấn đề nhân lực là vấn đề khá cấp bách ở huyện, tình trạng thừa lao
động, thiếu việc do bình quân ruộng đất thấp khá phổ biến. Việc giải quyết vấn đề lao
động tại chỗ cũng được chú ý với chính sách giải quyết việc làm, giảm số hộ nghèo
xuống còn 10%. Các tệ nạn xã hội nhìn chung không nhiều.
Về văn hóa, có trung tâm văn hóa ở thị trấn Đông Anh và các xã có các khu văn hóa
– thể thao. Huyện có đài thanh huyện và các xã. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa phát triển. Và có nhiều di tích lịch sử, lễ hội như: Hội Cổ Loa, Đền
Sái…
Về y tế, huyện có 2 bệnh viện đa khoa. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
thực hiện tốt với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,4%.
Về giáo dục, trên huyện có nhiều trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, trung học
phổ thông, trung tâm giáo dục, trung cấp cao đẳng nghề…Công tác giáo dục ngày một
được đẩy mạnh hơn.
Về an ninh quốc phòng, huyện giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.3.

Thực trạng phát thải chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đông Anh


2.3.1. Nguồn phát sinh
- Hộ dân: từ các hộ gia đình gồm: thực phẩm thừa, giấy, gỗ, thủy tinh, các loại khác, đồ
điện tử gia dụng, rác vườn, nhựa…

- Đường phố: từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí, làm đẹp cảnh quan,
… do người đi đường và các hộ dân sống hai bên ven đường xả bừa bãi bao gồm: cành
lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết…

- Cơ quan công sở: từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học bao gồm: giấy, bìa caton, gỗ,
thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng…
23


- Khu thương mại: từ hoạt động mua bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách
sạn, siêu thị,… bao gồm: giấy, bìa caton, vỏ chai lọ, bao nilong…

- Khu chợ: từ các hoạt động mua bán: bao gồm các rác hữu cơ như: Rau, củ, quả thừa và
hư hỏng…

- Công trình xây dựng: từ các hoạt động xây dựng, tháo dỡ các công trình xây dựng,
đường giao thông: bao gồm bê tông, gỗ, thép, gạch, thạch cao…

- Bệnh viện: rác sinh hoạt và phát sinh từ các hoạt động của phòng khám, điều trị bệnh.
Thành phần phức tạp gồm các bệnh phẩm kim tiêm, chai lọ đựng thuốc…

- Nông nghiệp: từ quá trình chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản, thuốc trừ sâu…
bao gồm: bao bì thuốc, phân gia súc gia cầm…

- Năm 2012 lượng phát sinh CTR trên toàn huyện là 156 tấn/ ngày. Năm 2014 là 253
tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 96,5%.

Bảng 2.6: Phát sinh CTR sinh hoạt hàng ngày ở một số xã trên địa bàn Huyện
Đông Anh (2012 – 2014)
STT

Tên xã

Dân
(nghìn người)

số

Khối lượng CTR sinh hoạt
(tấn/ngày)
2012

2014

1

Thụy Lâm

10.782

15

17

2

Cổ Loa


15.196

25

26

3

Xuân Nộn

11.389

19

21

4

Bắc Hồng

12.478

21

24

5

Đại Mạch


11.019

18

19

6

Vĩnh Ngọc

13.585

22

25

Nguồn: Phòng TN và MT huyện Đông Anh, năm
2014

2.3.2. Thành phần rác thải
- Thành phần vật lý:
+ Thành phần riêng biệt: thay đổi theo vị trí địa lý, vùng dân cư, mức sống, từng
mùa. Gồm hơn 14 chủng loại mà trong đó thực phẩm là nhiều nhất sau đó đến bao bì
nilon, giấy, rác vườn…
+ Tỷ trọng: có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng khối lượng và thể tích
rác cần quản lý. Đối với rác thải sinh hoạt tỷ trọng thay đổi từ 120 – 590 kg/m3, đối
với xe vận chuyển rác có thiết bị ép tỷ trọng là 830 kg/m3.
24



+ Độ ẩm: thay đổi theo từng loại thành phần và thay đổi theo mùa.

- Thành phần hóa học: có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ thu hồi, tái
chế và xử lý. Thành phần hóa học của rác bao gồm chất dễ bay hơi khi đốt ở 95 oC, tro
là thành phần còn lại sau khi đốt và dễ nóng chảy, tại điểm nóng chảy thể tích của rác
giảm 95%. Cacbon cố định là thành phần còn lại
Bảng2.7: Thành phần hóa học của chất thải sinh hoạt của huyện Đông Anh
Thành phần (%)
Loại
rác thải

Cacb
on

Hyd

Oxy

Nito

Lưu
huỳnh (S)

Tro

ro

Thực


48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43,5

6,0

44,0

0,3

0,2

6,0

Carto

44,0


5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Plasti

60,0

7,2

22,8

-

-

10,0

Vải

55,0

6,6


31,2

4,6

0,15

-

Cao

78,0

10,0

-

2,0

-

10,0

Da

60,0

8,0

11,6


10,0

0,4

10,0

Rác

47,8

6,0

38,8

3,4

0,3

4,5

phẩm

n
c

su

vườn

Nguồn: Phòng TN và MT huyện Đông Anh, 2013

+ Qua bảng số liệu cho thấy: các thành phần trong rác thải sinh hoạt được tạo
thành chủ yếu từ Cacbon và Oxy. Tỉ lệ Cacbon rất lớn từ 41,0% - 78%, còn Oxy là
11,6 – 42,7%, còn lại là các chất khác.
+ Vậy chúng ta thấy rằng rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không đồng nhất và
mỗi thành phần trong đó có thành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác nhau. Do việc
xử lý chúng cũng sẽ rất khác nhau cho nên phân loại rác tại nguồn được ưu tiên hàng
đầu để giảm chi phí xử lý rác. Nếu rác thải sinh hoạt không được quản lý, xử lý tốt thì
nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.
Khối lượng CTR sinh hoạt huyện Đông Anh theo xu hướng tăng nhanh: năm
2013 là 27.446 tấn và đến năm 2014 tăng lên gấp đôi là 56.154,65 tấn/năm.

2.4.

Hiện trạng hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải của huyện Đông Anh

2.4.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải
25


×