Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở phường an cựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.54 KB, 10 trang )

Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1 Định nghĩa về rác thải sinh hoạt
1.2 Nguồn phát sinh rác thải
1.3. Phân loại rác thải
1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
1.3.2. Theo mức độ nguy hại
1.3.3. Phân loại theo thành phần
1.3.4. Phân loại theo trạng thái chất thải
1.4 Tác hại của rác thải
1.4.1 Môi trường đất
1.4.2 Môi trường nước
1.4.3 Môi trường không khí
1.4.4 Đối với sức khỏe con người
1.4.5 Đối với mỹ quan đô thị
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Chương 2: Thực tiễn việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở thành
phố Huế
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở
Phường An Cựu – Thành phố Huế
1.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
1.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở phường An Cựu
1.2.1 Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt
1.2.2 Công tác phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt
1.2.2.1 Phân loại rác thải sinh hoạt
1.2.2.2 Thu gom rác thải sinh hoạt
1.2.3 Công tác xử lý rác thải sinh hoạt


1.3 Nhận thức và thái độ của người dân trong công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt
1.4 Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân thu gom và
xử lý rác thải
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử
lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện
đại hóa, cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng đang phát
triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những
mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc nêu trên vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những
hạn chế mà bất kỳ một nước phát triển nào cũng phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường
ngày càng bị ô nhiễm cụ thể là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên bị
cạn kiệt cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết.
Trong đó, rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, càng ngày con người càng tạo
ra nhiều rác hơn với các thành phần cũng phức tạp và đa dạng hơn. Tác động tiêu cực của
rác thải nói chung là rất rõ ràng nếu như những chất thải này không được quản lý thu gom
và xử lý đúng kỹ thuật môi trường. Nếu như những nhà quản lý nhà khoa học tạo điều kiện
giúp đỡ và nâng cao nhận thức cộng đồng, cho các doanh nghiệp và đặc biệt là cho họ tiếp
cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện thì ngược lại, rác thải sẽ là
một trong những tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người.
Ở các thị xã, thành phố, việc thu gom, xử lý rác thải đã có Công ty Môi trường và
Công trình Đô thị đảm nhiệm. Hình thức thu gom rác thải phổ biến nhất hiện nay ở nước ta
là công nhân vệ sinh thu gom rác tại các hộ gia đình rồi tập trung tại các bãi trung chuyển,
xe cơ giới sẽ vận chuyển rác thải đến các nhà máy để tiến hành xử lý.

Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình do ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường nên đã
tự xử lý rác thải dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số gia đình ở gần sông, hồ hoặc có
mương nước đi qua thì họ vẫn xem như đó là một bãi rác khổng lồ và thản nhiên đổ các
chất thải mà không hề nghĩ đến hậu quả sau này. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình do điều
kiện diện tích đất vườn rộng rãi nên đã tự xử lý rác thải bằng cách đốt hoặc chôn lấp cả
lượng rác thải sinh hoạt trong gia đình. Những việc làm đó dẫn đến môi trường ngày càng
bị ô nhiễm trầm trọng và hơn thế nữa đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
của con người. Nếu chúng ta không quản lý và xử lý một cách triệt để, đến một lúc nào đó
con người sẽ bị các chất gây ô nhiễm tiêu diệt.
Chính vì thế, trong chiến lược bảo vệ môi trường, một trong những vấn đề cần được
quan tâm hàng đầu là các giải pháp phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt.
Phường An Cựu là một trong những ví dụ điển hình về vấn đề rác thải ở thành phố
Huế. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh cùng với sự gia tăng dân số làm cho số
lượng và chủng loại rác thải ngày càng đa dạng và phong phú. Việc thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải ở phường An Cựu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chính quyền địa
phương cũng như các cơ quan chức năng cần phải đề ra những phương hướng, nhiệm vụ,
để phần nào giải quyết được vấn đề trên.
2
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
Vì vậy, nhóm điều tra quyết định chọn đề tài: "Thực trạng thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt của hộ gia đình ở phường An Cựu - Thành phố Huế" nhằm đưa ra tương đối đầy
đủ thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở hộ gia đình để đề ra các giải
pháp cụ thể nhất nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải cũng như nhận thức của người
dân về việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
2. Đối tượng, khánh thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Khách thể nghiên cứu: Người dân đang sống ở phường An Cựu, Thành phố Huế
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trangj thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, qua đó có thể đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả phân loại, thu gom và xử lý rác của phường nói riêng và thành phố nói chung. Do

hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên nhóm chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều khía
cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ. Với mong muốn đề
tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và
các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí (Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, tạp chí
Xã Hội Học,Vietnam.net, và những công trình có liên quan)
- Phương pháp quan sát:
Quan sát địa bàn và các khu phố thuộc khu vực phường An Cựu nhằm tìm hiểu về việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: Phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp…
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu nhập từ số liệu điều tra phỏng vấn của 45 hộ gia đình
phường An Cựu, thành phố Huế.
3
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT
1.1 Định nghĩa về rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ, thương mại…
1.2 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự

phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông
thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
-Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh hoạt.
-Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…)
-Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
-Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học, công
nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
-Từ nông nghiệp.
-Từ các nhà máy xử lý rác.
Hình: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra rác thải sinh hoạt, góp phần cho
việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải sinh
hoạt đến môi trường sống của con người.
1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần vô
cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
4
Nhà dân, khu
dân cư.
Cơ quan trường
học
CHẤT
THẢI RẮN
Bệnh viện, cơ sở
y tế
Chợ, bến xe, nhà
ga
Giao thông, xây
dựng
Khu công

nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp
Chính quyền địa
phương
Nơi vui chơi,
giải trí
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
- Theo mức độ nguy hại
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng,các chất dễ cháy, nổ
hoặc các rác thải phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con
người, động vật và tới môi trường.
+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
1.4 Tác hại của rác thải sinh hoạt
1.4.1 Môi trường đất
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong
đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong
đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên khô cằn, các vi sinh
vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa…đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khả
năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
1.4.2 Môi trường nước
- Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước
chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm
nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô
nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh
hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng
nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp
của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.

- Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu
không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
1.4.3 Môi trường không khí
- Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí
thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi
thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
1.4.4 Đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành
phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông
qua chuỗi thức ăn.
5
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn
rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát
sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các
bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến
sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn
đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu
của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn
lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm
nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 % .
1.4.5 Đối với mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không
hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh
gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.

- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao.
Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra long lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến,
đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến
hành chặt chẽ.hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Theo nghị định 59/2007 NĐ-CP định nghĩa về quản lí rác thải sinh hoạt như sau:
Hoạt động quản lí rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lí, đầu tư cơ
sở quản lí rác thải sinh hoạt, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lí rác thải sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trường và sức khỏe con người. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải
nắm vững được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt sinh hoạt.
1.5.1 Phạm vi thu gom, khối lượng các loại rác thải sinh hoạt dự kiến
- Phạm vi thu gom: xây dựng tuyến thu gom; tính toán chi phí thu gom, vận chuyển;
- Khối lượng các loại rác thải sinh hoạt: để bố trí phương tiện, nhân công
1.5.2 Trang thiết bị, phương tiện phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho người lao động và đầy đủ thì sẽ
đảm bảo cho quá trình thu gom, vận chuyển rác thải.
1.5.3 Vị trí các trạm trung chuyển
Các trạm trung chuyển nằm ở các vị trí thuận lợi thì quá trình thu gom, vận chuyển
sẽ dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng hơn.
1.5.4 Phương án tổ chức, quản lý và điều hành quá trình thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt
6
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
Nếu có được phương án tốt từ tổ chức đến điều hành thì quá trình thu gom, vận
chuyển sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
1.5.5 Các biện pháp, phương án an toàn
Các biện pháp an toàn, ứng cứu sự cố môi trường xảy ra do hoạt động thu gom, vận
chuyển nhằm ứng phó khi có sự cố xảy ra

1.5.6 Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Chi phí thu gom, vận chuyển sẽ đảm bảo cho quá trình thu gom, vận chuyển được
thuận lợi, mặt khác tạo nên thu nhập cho nhân công.
7
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HUẾ
Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện chương trình trọng điểm về bảo vệ môi
trường với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ các doanh nghiệp 70 tỷ
đồng, còn lại là vốn từ ngân sách Nhà nước.
Thừa Thiên-Huế là địa phương xác định đúng yêu cầu kết hợp hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế và lợi ích đời sống cộng đồng. Tỉnh đã tăng cường công tác giáo dục và
triển khai có kết quả hoạt động bảo tồn thiên nhiên, nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh
thái đặc thù của địa phương; ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất mức độ gia tăng ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường trên địa bàn.
Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa việc thu gom và xử lý rác thải nên thành phố Huế
đang là 1 trong 10 đô thị sạch nhất của cả nước do Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình
chọn.Công ty MTĐT đã có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, tỉ lệ thu gom rác thải đạt 80%
khối lượng trở lên/ ngày, hè phố được lát gạch hoặc bê tông hóa đạt tỉ lệ từ 70% trở lên
Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đã phối hợp với các xã, phường tăng cường
tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng
giờ và đúng nơi quy định; đặt thêm 180 thùng rác trên các tuyến phố trung tâm. Công ty đã
tính toán xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý cho từng tổ đội, và cá nhân để thu gom và vận
chuyển hết lượng rác thải trên 377 km đường phố với tổng lượng rác thải khoảng 4.258
m3/ngày đêm; đồng thời quản lý và vận hành 247,3 km đường điện chiếu sáng, tạo điều
kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.
Nhưng bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển nhanh về nhà ở, các công trình
xây dựng mới , các làng nghề, gia tăng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua
xử lý … đã gây quá tải đối với hệ thống thoát nước, cây xanh bị chặt phá nhiều và môi

trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước và không khí.
Cụ thể như: Khu công nghiệp Phú Bài đi vào sản xuất khi chưa có hệ thống xử lý chất thải
hoàn thiện đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, nước thải khu công nghiệp còn khiến 100% giếng
nước của người dân trong khu vực bị nhiễm độc nên không thể sử dụng. Nhiều hộ dân
đang tính bỏ làng đi nơi khác vì cuộc sống hiện tại đang đi vào ngõ cụt; Các ngành đúc
đồng và sản xuất vôi hàu hoạt động trong tình trạng công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu,
không có hệ thống xử lý khói, bụi hợp quy chuẩn. Các cơ sở này sử dụng cao su, lốp xe
hỏng, dầu nhớt phế thải để đốt lò nên người dân quanh vùng còn phải đối mặt với khói đen
và mùi cao su cháy khét; Làng nghề bún Vân Cù thì hầu như rác và chất thải từ các cơ sở
sản xuất đều thải trực tiếp ra ngoài, kể cả sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm môi trườn; Bãi rác
ở Thuỷ Phương gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do sự rò rỉ nước thải từ hệ thống xử
lý rác thải tập trung tại nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương; Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế
hiện còn một số cơ sở sản xuất khác như: Nhà máy chế biến cao su tại Nam Đông và
8
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
Phong Điền, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Phong An, Nhà máy xi măng Long Thọ gây
ô nhiễm nặng nề mà chưa được xử lý … khó phân hủy nên làm cho môi trường trở nên ô
nhiễm. Việc phân loại rác thải sinh hoạt sinh hoạt ở các khu dân cư, hộ gia đình trong
thành phố cũng được tuyên truyền, phổ biến nhưng hiệu quả vẫn còn thấp.
Bình quân, mỗi người trong một ngày thải khoảng 0,8 kg rác. Như vậy, với tổng
dân số khu vực đô thị trung tâm thống kê năm 2010 là 519.500 người thì ước phát thải gần
400 tấn/ngày. Đến năm 2020, với mức tăng dân số đô thị kết hợp đời sống nâng cao thì
khối lượng rác thải sinh hoạt sinh hoạt phát sinh gần 750 tấn/ngày. Với mức tăng như vậy,
nếu chỉ trông chờ vào sự đầu tư, quản lý của nhà nước thì khó giải quyết xuể. Trước hết là
do ngân sách để chi trả cho việc thu gom, vận chuyển của địa phương còn hạn hẹp. Một số
gặp khó khăn trong việc quy hoạch bãi chôn lấp nên thậm chí dân kêu trời về ô nhiễm
nguồn rác thải suốt nhiều năm liền vẫn không thể giải quyết được. Ý thức của người dân
trong việc xả thải vẫn còn thấp. Ngay ở những nơi đã được trang bị thùng vứt rác rất tiện
dụng, nhưng rác vẫn xuất hiện la liệt cạnh đó hoặc chỉ cách vài mét đường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang còn nhiều bức xúc nhưng lãnh đạo và nhân dân

Thừ Thiên Huế đang dần khắc phục tình trạng này, cụ thể: Tỉnh đã xã hội hoá việc thu
gom rác thải, Công ty MTĐT Huế thành lập các xí nghiệp thu gom rác thải để vươn ra các
khu vực ngoại ô thành phố, đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho
các vùng ven và các thị trấn, thị tứ phụ cận. mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt đô thị
đang được mở rộng. Việc đầu tư thực hiện các bãi chôn lấp rác thải theo quy hoạch của
tỉnh đang được triển khai theo đúng tiến độ. Đặc biệt, thời gian tới, hai khu liên hợp xử lý
chất thải quy mô ở xã Phú Sơn (Hương Thủy) và Hương Bình (Hương Trà) trên tầm quy
hoạch của tỉnh được xây dựng sẽ là hướng đầu tư khả thi cho việc xử lý lượng rác thải
đang ngày càng gia tăng trên địa bàn. Ngoài ra, để phù hợp với từng điều kiện địa hình
của từng vùng, cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt được thiết kế theo mô hình bãi chôn lấp chìm
áp dụng cho vùng gò đồi và bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi cho vùng đồng bằng ven biển.
Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2015 nguồn thu phí vệ sinh môi trường do dân
đóng góp đảm bảo 15% nguồn chi phí chung cho công tác xử lý vệ sinh môi trường, tăng
5% so với hiện nay.
9
Thực trạng thu gom và xử rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở Phường An Cựu
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở PHƯỜNG AN CỰU – THÀNH PHỐ HUẾ
1.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
An Cựu là một phường nằm ở cửa ngõ Tây Nam thành phố Huế, được thành lập
năm 1983 do sát nhập một phần địa lý, dân nư của xã Thủy An và phường Vĩnh Lợi. Vị trí:
Bắc giáp phường Phú Nhuận, Phường An Đông
Đông giáp phường An Đông
Nam giáp phường An Tây
Tây giáp phường Phước Vĩnh
Khu vực dân cư, tổ dân phố: Gồm 6 khu vực và 21 tổ dân phố trong đó. Khu vực 1
gồm tổ 1, 2, 3; khu vực 2 gồm tổ 4, 5, 6; khu vực 3 gồm tổ 7, 8; khu vực 4 gồm tổ: 9, 10,
11, 12, 21; khu vực 5 gồm tổ 13, 14, 15, 16, 17; khu vực 6 gồm tổ: 18, 19, 20.

Là địa bàn đông dân cư và luôn biến động cơ học về mặt dân số. Ngày thành lập
phường chỉ có 1300 hộ đến nay đã có 3552 hộ. Khi mới thành lập phường nền kinh tế - xã
hội còn nhiều khó khăn, kém phát triển, với địa hình giáp ranh làm cho tình hình an ninh
chính trị - trật tự an toàn xã hội khá phức tạp, trang thiết bị cho công tác cải cách hành
chính chưa đầy đủ. Địa phương trong quá trình đô thị hóa nên ảnh hưởng đến nhiều mặt
đời sống xã hội của nhân dân. Đa số nhân dân làm ngành nghề lao động phổ thông, nhất là
nhân dân tổ 21 khu vực Trường Bia là số dân ở nhiều nơi khác đến định cư không hợp
pháp do đó nhiều trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện nhiều chính sách của địa
phương. Nhưng với cố gắng và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân phường An
Cựu và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, phường An Cựu đã có nhiều chuyển
biến khởi sắc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội – văn hóa – ANQP, đặc biệt quan tâm nhiều
hơn đến môi trường sống của chính họ!
1.2 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt sinh hoạt ở
phường An Cựu
1.2.1 Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt sinh hoạt
Bảng 1: Thành phần CTRSH trên địa bàn Phường An Cựu
Thành phần rác thải sinh hoạt qua phân tích 45 mẫu rác tại các hộ gia đình tại
Phường An Cựu_ Thành Phố Huế, trong quá trình khảo sát thực tế được trình bày trong
bảng sau:
10

×