Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

THIẾT kế xây DỰNG mô HÌNH KHOAN tự ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ CÔNG NGHIỆP
====o0o====

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHOAN TỰ ĐỘNG

Trưởng bộ môn

: TS. Trần Trọng Minh

Giáo viên hướng dẫn

: TS.Đỗ Trọng Hiếu

Sinh viên thực hiện

: Bùi Văn Hải

Lớp

: CN ĐK & TĐH 1- K57

MSSV

: 20146916

Hà Nội, 6-2016



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống điều khiển khoan 4 lỗ
do em tự thiết kế dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Đỗ Trọng Hiếu. Các số liệu và kết quả
hoàn toàn đúng với thực tế.
Để hoàn thành đồ án này em chỉ sử dụng những tài liệu ghi trong danh mục tài liệu
tham khảo và không sao chép hay sử dụng bất kỳ tài liệu nào khác.Nếu phát hiện có sự
sao chép em xin chịu hoàn toàn trách nhiêm.
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Bùi Văn Hải


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội ngày này thì các thiết bị khí nén ngày càng có nhiều ứng dụng trong các
ngành như giao thông, xây dựng, khai mỏ… với những ưu điểm như lực nâng lớn, lắp đặt
đơn giản nên các thiết bị khí nén luôn la ưu tiên hàng đầu trong các máy móc đòi hỏi lực
không quá lớn. Ngoài ra để điều khiển nó rất dễ dàng nhờ sự phối hợp các thiết bị điện –
khí nén thống qua các van khiến cho việc điều khiển trở nên rất linh hoạt và tiết kiệm.
đặc biệt là khi phối hợp điều khiển giữa điện – khí nén – PLC thì hệ thống vô cùng đơn
giản và linh hoạt.
Xuất phát từ thực tế, và được sự đồng ý của thầy TS. Đỗ Trọng Hiếu thì trong môn
học “ Đồ Án Tốt Nghiệp” này chúng em đã lựa chọn đề tài “ Thiết kế hệ thống điều
khiển công nghệ khoan 4 lỗ” với nội dung bao gồm 5 phần:
Chương 1: Tìm hiểu công nghệ
Chương 2: Lựa chọn thiết bị
Chương 3: Thiết kế và lập trình điều khiển
Chương 4: Sơ đồ đi dây và lắp ráp thiết bị
Với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy TS. Đỗ Trọng

Hiếu thì em đã hoàn thành bản đồ án này. Tuy nhiên trong quyển đồ án này không thể
tránh khỏi các thiếu sót nên em mong được sự đánh giá và nhận xét của các thầy để bản
đồ án của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy TS. Đỗ Trọng Hiếu đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thiện quyển đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ...............................................................1
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ...................................................................7
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN VỚI PLC.............17
CHƯƠNG 4. SƠ ĐỒ ĐI DÂY VÀ LẮP RÁP THIẾT BỊ..................................32
KẾT LUẬN ...........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

...............................................................................38


CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Đặc điểm công nghệ và một số ứng dụng
Máy khoan được sử dụng rộng dãi trong các ngành công nghiệp, khoan bo mạch
điện tử, các phân xưởng gia công kim loại hay các nhà máy chế biến gỗ. Cũng như các
máy móc cơ khí khác như: tiện, phay, bào dần dần được tự động hóa với máy khoan cũng
vậy. Ngày nay với công nghệ khoa học ngày một phát triển, con người chế tạo ra các loại
máy làm việc gần như tự động hoàn toàn với độ chính xác cao như máy CNC cũng có thể
khoan các chi tiết như máy khoan thông thường. Các máy khoan cũng được tự động hóa

theo dây chuyền nhằm tăng năng suất và giảm lao động cho con người. Máy khoan làm
việc trong môi trường khắc nhiệt như: độ ẩm nhiệt độ cao, bụi bẩn, rung lắc, tiếng ồn lớn.
Bởi vậy các vấn đề trang bị điện cũng như các chi tiết cơ học phải đảm bảo độ bền cơ học
cao, động cơ truyền động phải chịu được quá tải. Do máy khoan được tự động hóa nên
tần số làm việc lớn yêu cầu phải đảm bảo độ tin cậy cao.
Bên cạnh những máy khoan được sử dựng trong các nhà mấy phân xưởng thì còn
rất nhiều những máy khoan được dùng trong ngành địa chất, khoan thăm dò dầu khí, hầm
mỏ, trong xây dựng khoan nhồi cọc bê tông...

1.1.2. Một số phương pháp khoan
a. Khoan bằng phương pháp thủ công
Bằng cách sử dụng các thiết bị khoan bằng tay người ta có thể tạo nên các lỗ tròn
trên chi tiết cần gia công. Ưu điểm của phương pháp này là thiết bị đơn giản dễ chế tạo,
giá thành thấp,việc sử dụng đơn giản không cần đào tạo. Nhược điểm là năng suất thấp,
tốn nhiều nhân công và khả năng công nghiệp không có, chỉ sử dụng trong mục đích dân
dụng quy mô nhỏ.

Hình 1.1. Khoan thủ công


b. Khoan cỡ nhỏ
Bằng sự phát triển của công nghệ và máy móc con người đã chế tạo được những thiết bị
khoan nhỏ gọn năng suất cao hơn các thiết bị khoan thủ công. Tính linh động của loại
khoan này cũng rất cao có thể thi công trong những vị trí hẹp và có thể di chuyển dễ
dàng. Nhược điểm của loại khoan này là không thế gia công được những lỗ khoan lớn,
năng suất không cao, chưa thể phục vụ trong công nghiệp hóa.

Hình 1.2. khoan tay sử dụng điện

c. Khoan cỡ trung

Máy được sử dụng rộng dãi trong các xưởng sản xuất vừa và nhỏ. Kích thước vừa
phải dễ dàng bố trí ở vị trí thích hợp, sử dụng dễ dàng, năng suất thấp nhưng độ chính
xác cao, kích thước mũi khoan đa dạng, có thể phục vụ trong công nghiệp

Hình 1.3. Máy khoan bàn


d. Máy khoan CNC
Bằng sự phát triển của công nghệ ứng dụng.con người đã đưa máy tính vào để thay
con người tính toán và thực hiện các công việc đã được lập trình sẵn một các nhanh
chóng và chính xác. Do sự phát triển và tính công nghiệp ngày càng cao nên việc đưa
máy tính vào kết hợp với các máy khoan là sự cần thiết bởi vậy mà máy khoan CNC đã
ra đời. Khoan CNC ưu điểm là tính công nghiệp cao, là một khâu quan trọng trong các
xưởng gia công các nhà máy gia công chế tạo,máy khoan CNC tính tự động hóa cao nên
sử dụng ít nhân công giảm thiểu sức lao động cho công nhân, năng suất lớn tính chính
xác cao. Nhược điểm chế tạo khó khăn, giá thành cao, người công nhân vận hành máy
cần phải đào tạo.

Hình 1.4. Máy khoan CNC


e. khoan cơ khí
Máy để khoan trên phôi kim loại và các vật liệu khác, máy khoan còn khoan rộng các lỗ
trên vật đúc, vật rèn, vật dập, doa, xoay, tiện rộng, tiện rộng lỗ, cắt ren…. Bằng các loại
công cụ tiêu chuẩn như mũi khoan, mũi doa, mũi khoét,vv.
Khi khoan, phôi đúng yên, mũi hoan vùa quay tròn thực hiện chuyển động chính, vừa
tịnh tiến đi xuống thực hiện chuyển động chạy dao. Cơ cấu chạy dao có thể bằng tay hay
tự động. Độ chính xác gia công từ cấp 3 trở xuống. Có thể phân loại máy khoan thành:
Máy khoan vạn năng, máy chuyên môn hóa và máy chuyên dùng. Máy khoan vạn năng
có: Khoan đứng, khoan cần. Máy khoan chuyên môn hóa có: Máy khoan tổ hợp, Máy

khoan tự động. Máy khoan chuyên dùng có: Máy khoan lỗ sâu và máy khoan nhiều trục
chính. Máy khoan còn được chia theo cách bố trí trục chính và số lượng trục như máy
khoan đứng, máy khoan ngang.

Hình 1.5. Máy khoan cơ khí

1.2. Tìm hiểu công nghệ


1.2.1. Nguyên lý hoạt động của công nghệ khoan 4 lỗ

Hình 1.6. Nguyên lý hoạt động
Pít tông A thực hiện đưa mũi khoan đi lên xuống, pít tông B thực hiện mũi khoan sang
trái phải. Pít tông C thực hiện đưa mũi khoan vào trong ra ngoài. Khi ấn nút strart, hệ
thống thực hiện khoan 4 lỗ vào trong-ra ngoài. Khi ấn nút Start, hệ thống thực hiện khoan
4 lỗ theo thứ tự I, II, II, IV và lặp lại. Khi ấn nút Stop hệ thống dừng.

1.2.2. Yêu cầu điều khiển
Với công nghệ đã nêu như ở trên thì để điều khiển bài toán thì em dùng khí nén để
điều khiển hệ thống.








Ưu điểm
Bảo dưỡng, sửa chữa, tổ chức kỹ thuật đơn giản, thuận tiện.

Không yêu cầu cao đặc tính kỹ thuật của nguồn năng lượng 3 ÷ 8 bar.
Khả năng quá tải lớn của động cơ khí.
Độ tin cậy khá cao, ít gặp trục trặc kỹ thuật.
Tuổi thọ lớn.
Tính đồng nhất năng lượng giữa các cơ cấu chấp hành và các phần tử chức
năng báo hiệu, kiểm tra, điều khiển nên làm việc trong môi trường dễ nổ,
và môi trường đảm bảo vệ sinh cao.
• Có khả năng truyền tải năng lượng xa bởi vì độ nhớt động học khí nén nhỏ
và tổn thất áp suất trên đường đi nhỏ.

• Do trọng lượng của các phần tử điều khiển bằng khí nén trong hệ thống nhỏ
hơn nữa khả năng giãn nở áp suất của khí nén lớn nên truyền động có thể
đạt vận tốc rất cao.


• Nhược điểm của khí nén
• Thời gian đáp ứng chậm hơn so với điển tử.
• Khả năng lập trình kém và cồng kềnh hơn so với điện tử. chỉ điều khiển
được theo chương trình có sẵn . khả năng điều khiển phức tạp.
• Khả năng tích hợp hệ điều khiển phức tạp và cồng kềnh.
• Lực truyền tải trọng thấp.
• Dòng khí nén thoát ra ở đường dẫn gây tiếng ồn lớn.
• Khó điều khiển được quá trình trung gian giữa hai ngưỡng..


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ
2.1. Chọn thiết bị mạch lực
2.1.1. Lựa chọn xylanh

Với yêu cầu công nghệ, cần lựa chọn 3 xylanh đảo chiều:

Hình 2.1. Xylanh đảo chiều
• Thông số Kỹ thuật xylanh:
• Hãng sản xuất: FESTO
• Model: DNC – 8 – 38 – PPV – A
• Đường kính: 8mm
• Lực Tác dụng: 3016N
• Chiều dài hành trình: 38mm
• Chất liệu: Nhôm
• Trọng lượng: 180g


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

2.1.2. Công tắc hành trình
Với yêu cầu công nghệ, cần có 6 công tắc hành trình để giới hạn hành trình của xylanh.
Khi cần có động tác chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình dài, người ta dùng
công tắc hành trình kiểu đòn. Công tắc này có thể đống ngắt dòng điện một chiều 6A,
điện áp 220V.
Then khóa có tác dụng định vị giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi công tắc tác động lên
con lăn, tay đòn sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn nhờ lò xo sẽ làm cho đĩa quay
đi, tiếp điểm thường đóng mỡ ra, tiếp điểm thường mở đóng lại. Lò xo sẽ kéo tay đòn về
vị trí ban đầu khi không có lực tác dụng nữa.

Hình 2.2. Công tắc hành trình
Các thống số kỹ thuật công tắc hành trình 10T85µ do hãng CQC sản xuất:
- Công tắc hành trình : 10T85µ
- Cơ cấu vận hành: loại tác động nhanh
- Cơ cấu tác động : Cần gạt có con lăn và bản lề dài

- Loại tiếp điểm : SPDT
- Dòng điện định mức : 5A
- Điện áp định mức : 250VAC
- Nhiệt độ hoạt động : -25oC đến 80 oC


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

- Tần số hoạt động: cơ: 240 lần/ phút ; Điện: 20 lần/ phút
- Tuổi thọ: Cơ học: 1,000,000 lần ; Điện: 500,000 lần.
- Trọng lượng: 40g

2.1.3. Van phân phối điện khí nén 5/2
Với yêu cầu công nghê, cần lựa chọn 3 van điện khí nén để điều khiển xylanh

Hình 2.3. Van điện khí nén 5/2
Các thống số kỹ thuật:
Bảng 2.2. thống số kỹ thuật van phân phối
Kiểu van

4V220 - 08

Loại van

5 cửa, 2 trạng thái có nhớ

Vùng tác động hiệu quả

16mm2


Áp suất làm việc ( Mpa)

0.15 ÷ 0.8 Mpa

Áp suất chịu được tối đa (Mpa )

1.2 Mpa

Nhiệt độ làm việc

5 ÷50 oC

Điện áp cuộn dây

24VDC

Thời gian tác động

0.05s

.


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

2.1.4. Van tiết lưu
Khi chọn khối điều chỉnh tốc độ thì cần phải đảm bảo rằng lưu lượng khí lớn nhất
qua nó không được nhỏ hơn lưu lượng lớn nhất qua van phân phối. Ta phải chọn bộ điều
chỉnh tốc độ sao cho nó cho phép một lưu lượng khí cần thiết đủ để điều chỉnh xung
quanh mức lưu lượng khí yêu cầu.

Mô hình ta dùng 6 van tiết lưu lắp trực tiếp vào đầu van khí của xilanh

Hình 2.4. Van tiết lưu


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

2.1.5. Máy nén khí

Hình 2.5. Máy nén khí
 Thống số kỹ thuật máy nén khí Puma Trung Quốc 2Hp:
• Model:PX-20100
• Công suất (HP-KW):2 – 1.5
• Lưu lượng (l/phút):300
• Điện áp sử dụng (V):220
• Tốc độ quay puly đầu nén (v/phút): 983
• Số xi lanh đầu nén: 2
• Áp lực làm việc (kg/cm2):8
• Áp lực tối đa (kg/cm2):10
• Dung tích bình chứa (L):95
• Kích thức DxRxC (mm):1170x190x850
• Trọng lượng (kg):97


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

2.1.6. Động cơ
Ta sử dụng động cơ 1 chiều kích tù độc lập bằng nam châm vĩnh cửu, điện áp 12V.

Hình 2.6. Động cơ khoan

• Thông số kỹ thuật của khoan
• Chiều dài: 110 (mm)
• Đường kính thân : 30,5 (mm)
• Trọng lượng: 300g
• Kẹp tối thiểu Đường kính: 0,6mm


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

• Đường kính kẹp tối đa: 6,5mm
• Điện áp: 12V
• Dòng điện: 2A

2.1.7. Bộ nguồn
Trong mô hình, các thiết bị trong hệ thống cần cung cấp nguồn 24V ổn định. Do
đó, khối nguồn trong hệ thống sẽ có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều 220V/50HZ
thành dòng điện một chiều 24V.
Một số yêu cầu khi chọn bộ nguồn như sau:
- Điện áp đầu vào=220VAC
- Điện áp đầu ra=24VDC, 12VDC
- Công suất > Công suất mạch lực=9,5W
- Dòng làm việc > Dòng làm việc max của mạch lực =0,5A
Do đó ta chọn bộ nguồn do Trung Quốc sản xuất có thông số như sau:
Bảng 4.6. Thông số kĩ thuật bộ nguồn
Sản phẩm

Lighting Transformers

Thương hiệu


IMC

Điện áp đầu vào

110V-220V

Điện áp đầu ra

24V

Dòng định mức

3A


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

Hình 2.7. Nguồn 24V

2.2. Chọn thiết bị điều khiển
2.2.1. Nút ấn
Với yêu cầu công nghệ. Cần có 3 nút ấn start, stop, reset để điều khiển công nghệ.

Hình 2.8. Nút ấn
• Các thống số kỹ thuật của nút ấn:
• Dòng điện định mức: 5A
• Điện áp định mức: 220V
• Tuổi thọ cao

2.2.2. Role trung gian

Với yêu cầu công nghệ, cần có 6 role trung gian để điều khiển van điện khí nén 5/2
 Thông số kỹ thuật của role trung gian MY4N:
• Số cặp tiếp điểm: 4NO, 4NC


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

• Dòng định mức: 5A
• Điện áp cuộn dây: 12VDC, 24VDC,

Hình 2.9. Role trung gian

2.2.3. PLC
Vì yêu cầu công nghệ có 9 đầu vào và 8 đầu ra nên chọn PLC FX3U của hãng Mitsubishi
có 32 cổng vào ra.
PLC FX là một loại PLC micro của hãng MISUBISHI nhưng có nhiều tính năng mạnh
mẽ. Loại PLC này được tích hợp sẵn các I/O trên CPU.
 Thông số kỹ thuật:










Bộ CPU với 32 I/O: 16 đầu vào và 16 đẩu ra (relay0
Nguồn cung cấp 100- 240 VAC

Công suất tiêu thụ : 35W
Bộ nhớ chương trình: 64.000 steps
Đồng hồ thời gian thực
Bộ đếm: 235
Timer: 512
Có thể mở rộng 384 ngõ vào/ ra
Truyền thống RS232C, RS485


Chương 2. Lựa chọn thiết bị

Hình 2.10. PLC mitsubishi FX3U


Chương 3. Thiết kế và lập trình điều khiển với PLC

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
VỚI PLC
3.1. Tổng quan về PLC Mitsubishi
PLC là bộ điều khiển lập trình “ Programmable Logic Controller”
Bộ điều khiển lập trình là một thiết bị mà người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một
loạt hay trình tự các sự kiện. các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích “ ngõ
vào” tác động vào PC hoặc qua các hoạt động trễ như thời gian định kì hay các sự kiện
hay các sự kiện được đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt, nó ở trạng thái ON hoặc OF.
Một bộ lập trình sẽ liên tục “ lặp” trong chương trình do “ người sử dụng lập trình ra”
chờ tín hiệu và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại thời điểm đã lập trình.
Cấu trúc của bộ điều khiển lập trình có thể được phân thành các thành phần. Bộ phận
mà chương trình được nạp vào lưu trữ và xử lý thường được gọi là Main Processing hay
còn gọi là CPU.
Vậy, lập trình cho một PLC là đi tìm điều kiện tín hiệu ngõ vào tác động lên

đối tượng điều khiển cho ngõ ra tương ứng

Hình 3.1. cấu trúc chung 1 bộ điều khiển PLC


Chương 3. Thiết kế và lập trình điều khiển với PLC

3.1.1. Ưu điểm của hệ thống sử dụng PLC
Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển cũng như các
khái niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có những ưu điểm sau:
• Giảm đến 80% số lượng dây nối.
• Công suất tiêu thụ của PLC thấp.
• Khả năng tự chuẩn đoán do đó giúp việc sửa chữa được nhanh chóng và dễ dàng.
• Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình, khi không có các
yêu cầu thay đổi các đầu vào ra thì không cần nâng cấp phần cứng.
• Giảm thiểu số lượng role và timer so với hệ điều khiển cổ điển.
• Không hạn chế số lượng tiếp điểm sử dụng trong chương trình.
• Thời gian để một chu trình điều khiển hoàn thành chỉ mất vài ms, điều này làm
tăng tốc độ và năng suất PLC.
• Chương trình điều khiển có thể in ra giấy chỉ trong thời gian ngắn giúp thuận tiện
cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống.
• Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ học.
• Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản và sửa chữa.
• Dung lượng chương trình lớn để có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp.
• Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
• Dễ dàng kết nói được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, kết nối
mạng Internet, các Modul mở rộng.
• Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ.
• Giá bán cạnh tranh.
Đặc trưng của tất cả các dòng PLC bất kì lả khả năng có thể lập trình được, chỉ số IP

ở dải quy định cho phép PLC hoạt động trong môi trường khắc nghiệt công nghiệp, yêu
tố bền vững thích nghi, độ tin cây cao, tỉ lệ hư hong rât thấp, thay thế và hiệu chỉnh
chương trình dễ dàng, kha năng nâng cấp các thiết bị ngoại vi hay mở rộng số lượng đầu
vào nhập và đầu ra xuất được đáp ứng trong khả năng trên có thể xem là các tiêu chí đầu
tiên cho chúng ta khi nghĩ đến thiết kế phần điều khiển trung tâm cho một hệ thống hoạt
động tự động


Chương 3. Thiết kế và lập trình điều khiển với PLC

3.1.2. Một số ứng dụng của PLC
a. Dây chuyền đóng nút chai tự động được điều khiển bằng PLC

Hình 3.2. Dây chuyền đóng nút chai tự động
b. Bãi đỗ xe thông minh được điều khiển bằng PLC

Hình 3.3. Bãi đỗ xe thông minh


Chương 3. Thiết kế và lập trình điều khiển với PLC

c. Dây chuyền sản xuất xi măng được điều khiển bằng PLC

Hình 3.4. Dây chuyền sản xuất xi măng
d. Dây chuyền sản xuất sữa điều khiển bằng PLC

Hình 3.5. Dây chuyền sản xuất sữa


Chương 3. Thiết kế và lập trình điều khiển với PLC


3.1.1. Giới thiệu về PLC Mitsubishi FX3U (C)
PLC FX là một loại PLC micro của hãng MISUBISHI nhưng có nhiều tính năng
mạnh mẽ. Loại PLC này được tích hợp sẵn các I/O trên CPU.










Bộ CPU với 32 I/O: 16 đầu vào và 16 đẩu ra (relay0
Nguồn cung cấp 100- 240 VAC
Công suất tiêu thụ : 35W
Bộ nhớ chương trình: 64.000 steps
Đồng hồ thời gian thực
Bộ đếm: 235
Timer: 512
Có thể mở rộng 384 ngõ vào/ ra
Truyền thống RS232C, RS485

Hình 3.6. PLC mitsubishi FX3U
PLC FX ra đời từ năm 1981 cho đến nay đã có rất nhiều chủng loại tùy theo
Model như: F , F1, FX1, FX0(S), FX0N, FX1S, FX1N, FX2N…và FX3U. Tùy theo
Model mà các loại này có dung lượng bộ nhớ khác nhau.Dung lượng bộ nhớ chương
trình có thể từ 2kStep đến 8kStep (hoặc 64kStep khi gắn thêm bộ nhớ ngoài).Tổng số I/O
đối với các loại này có thể lên đến 256 I/O, riêng đối với FX3U(C) có thể lên đến 384

I/O. Số Module mở rộng có thể lên đến 8 Module.
Loại PLC FX tích hợp nhiều chức năng trên CPU (Main Unit) như ngõ ra xung hai
tọa độ, bộ đếm tốc độ cao (HSC), PID, đồng hồ thời gian thực…
Module mở rộng nhiều chủng loại như Analog, xử lý nhiệt độ, điều khiển vị trí, các
Module mạng như Cclink, Profibus….
Ngoài ra còn có các board mở rộng (Extension Board) như Analog, các board dùng
cho truyền thông các chuẩn RS232, RS422, RS485, và cả USB.
Các phương pháp lập trình như: Ladder, Instruction, SFC .


×