Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

nhận diện những khó khăn trong công tác chăm sóc trẻ khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật hà nội bài tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.58 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động thương binh và Xã hội tháng 6
năm 2012 ở Việt Nam có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật chiếm khoảng 6%
dân số, trong đó có khoảng 1,2 – 1,3 triệu trẻ em khuyết tật.(Nguồn:
; Thực trạng người khuyết tật và kết quả thực hiện
chăm sóc người khuyết tật).
Có thể thấy rằng, trẻ em khuyết tật là nhóm đối tượng chịu hậu quả nặng
nề nhất do khuyết tật mang lại. Dự báo trong những năm tới số lượng người
khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật ở nước ta chưa giảm do tác động của ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hậu quả thiên
tai…Đời sống vật chất của người khuyết tật ngày càng khó khăn, người
khuyết tật thường tự tin trong cuộc sống, họ chưa thấy được quyền và trách
nhiệm của mình, họ rất khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam là lĩnh vực rộng lớn, đòi hỏi sự
phối hợp toàn diện của nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội, do vậy cần lựa chọn
những mục tiêu ưu tiên, trước mắt tập trung vào một số nhóm dân cư bị thiệt
thòi (yếu thế). Vào ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật (số 51/2010/QH12). Gồm
có 10 chương, 53 điều, Luật Người khuyết tật có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011. Có giá trị thay thế Pháp Lệnh về người tàn tật năm 1998, với
những nội dung mở rộng hơn về quyền của người khuyết tật, việc chăm sóc
sức khỏe, giáo dục, dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật; bảo trợ xã
hội đối với người khuyết tật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về công
tác người khuyết tật… Luật Người khuyết tật phát huy được vai trò, trách
nhiệm của cộng đồng, gia đình và xã hội đối với những đối tượng thiệt thòi là
người khuyết tật. Là một trong những trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật,
1



Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội được thành lập từ năm
1966 đã nuôi dưỡng, chăm sóc rất nhiều đối tượng trẻ em là người khuyết tật.
Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật ở nhiều dạng tật khác nhau: khuyết tật
vận động, khuyết tật ngôn ngữ, khiếm thính, đa tật….nên gặp khó khăn trong
việc chăm sóc. Bên cạnh đó còn phải tính đến định mức kinh phí nuôi dưỡng
trẻ thấp, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ còn hạn chế….Nên các
cán bộ ở trung tâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi
dưỡng.
Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “ Nhận diện những khó khăn trong công
tác chăm sóc trẻ khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn
tật Hà Nội” là báo cáo tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Khoa học quản lý,
hệ đào tạo vừa học vừa làm khóa QH 2008 – 2012.
2.Những văn bản chính sách liên quan đến đề tài thực tập.
Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực thi nhiều luật, chính sách, quy
định và sáng kiến liên quan đến người khuyết tật, kể cả quyền tiếp cận việc
làm bền vững và hiệu quả, trong đó phải kể đến những văn bản chủ yếu sau:
+ Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội
thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ người khuyết tật được
nêu tại Điều 59 và 67.
+ Pháp lệnh Người Khuyết tật (1998). Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân
biệt đối xử hoặc ngược đãi người khuyết tật.
+ Bộ Luật Lao động (năm1994). Phần III của Bộ Luật quy định về việc làm
cho người khuyết tật tại cơ quan và doanh nghiệp. Điều 123 nêu chỉ tiêu 2%
đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là người khuyết tật.
+ Luật Đào tạo Nghề (năm 2006)
+ Bộ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn về tiếp cận đối với người khuyết tật (2002),
đưa ra những tiêu chuẩn tiếp cận cấp quốc gia.
2



+ Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Người khuyết tật (2001).
+ Đề án Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủ giai đoạn 2006-2010.
Được phê duyệt tháng 10 năm 2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn
diện đối với vấn đề người khuyết tật với việc mở rộng đối tượng tham gia đề
án và có sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan.
+ Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015. Chính phủ đặt mục tiêu thực
hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015.
+ Luật Người Khuyết tật năm 2011.
Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật cũng như Pháp luật
Việt Nam về người khuyết tật, bên cạnh những điều khoản quy định chung
cho tất cả các đối tượng người khuyết tật, còn có những điều, khoản quy định
riêng đối với trẻ em khuyết tật.
Cụ thể trong Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật có những điều
quy định riêng đối với trẻ em khuyết tật như sau:
- Tại Điều 3, Khoản h: tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và
tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc của trẻ em.
- Điều 7. Trẻ em khuyết tật.
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những
biện pháp cần thiết để đảm bảo trẻ em khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ
quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác.
2. Trong tất cả các hoạt động có liên quan tới trẻ em khuyết tật, thì
những lợi ích tối ưu nhất của một trẻ khuyết tật phải được quan tâm hàng đầu.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo trẻ em
khuyết tật có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên
quan tới trẻ em, quan điểm của các em sẽ được xem xét 1 cách thích đáng phù
hợp với lứa tuổi và sự chín chắn của các em, giống như các trẻ em khác và sẽ
có những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật để có thể thực
hiện được quyền đó.
3



- Điều 8, Khoản 2, Mục b quy định: “Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền
của người khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ
em ở mọi lứa tuổi”.
- Điều 18, Khoản 2: “Trẻ em khuyết tật phải được đăng ký khai sinh ngay sau
khi sinh ra và có quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch,
và trong khả năng tối đa có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha
mẹ chăm sóc.”
- Điều 23: Quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm.
- Tại Khoản 1, Mục c quy định: “Người khuyết tật kể cả trẻ em có
quyền duy trì khả năng sinh sản của họ, trên cơ sở bình đẳng như người
khác”.
- Tại Khoản 2 quy định: “Trong mọi trường hợp thì lợi ích tối ưu nhất
của trẻ em sẽ được ưu tiên hàng đầu, các quốc gia thành viên của Công ước
này cam kết đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho người khuyết tật trong việc thực
hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái”.
- Tại Khoản 3 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước này
cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền bình đẳng đối với cuộc sống gia
đình, nhằm thừa nhận những quyền này và ngăn ngừa sự giấu giếm, cấm
đoán, ruồng bỏ và cách ly trẻ em khuyết tật, các quốc gia thành viên của Công
ước này cam kết cung cấp các thông tin và dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho
trẻ em khuyết tật và gia đình trẻ em khuyết tật”.
- Tại Khoản 4 quy định: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được
phép cách ly 1 đứa trẻ khỏi bố mẹ vì lý do khuyết tật của trẻ đó hoặc của một
trong hai hoặc của 2 bố mẹ”.
- Tại Khoản 5 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước này
cam kết lỗ lực để có giải pháp chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật trong một
gia đình lớn hơn … khi mà gia đình của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc và
nuôi dưỡng các em”.
4



- Tại Điều 24 Khoản 2 Mục … quy định: “Người khuyết tật không bị loại
khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật vì rằng trẻ em khuyết tật
không bị loại trừ khỏi chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc
hoặc chương trình giáo dục THCS vì lý do bị khuyết tật”
- Điều 30, Khoản 5, Mục d quy định “Đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được
tiếp cận bình đẳng như những đứa trẻ khác vào các hoạt động thể thao, vui
chơi, giải trí, kể cả các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong hệ thống
giáo dục”.
* Pháp luật Việt Nam cũng có 1 số điều quy định riêng đối với trẻ em khuyết
tật. Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại Điều 59 có quy
định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
* Luật người khuyết tật năm 2011:
- Tại Điều 5, Khoản 3 quy định: “Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ
xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em”
- Tại Điều 23, Khoản 2 quy định: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người
khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật”
- Tại Điều 23 khoản 3: “Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm
khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và
chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp”
- Tại Điều 44 Khoản 2 quy định: Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc
hàng tháng.
Mục c có quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật
nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.
Khoản 3 có quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật
nặng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức hỗ trợ cấp cao hơn đối tượng
khác cùng mức độ khuyết tật”
* Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em năm 2004:

5


Điều 52 quy định: “Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất
độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, tạo điều
kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được nhận vào
các lớp học hoà nhập, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật, tàn tật. Được
giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhận diện những khó khăn trong công tác chăm sóc trẻ em tàn tật tại
Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội ở Thụy An – Ba Vì. Và
đề ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn đó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Chỉ ra được những khó khăn trong công tác chăm sóc trẻ em tàn tật ở
Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội ở Thụy An – Ba Vì như
sau:
- Chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên đang công tác
tại Trung tâm còn hạn chế, đời sống của cán bộ còn gặp nhiều khó khăn.
- Định mức kinh phí nuôi dưỡng trẻ tàn tật còn thấp.
- Sức khỏe của đối tượng yếu, có nhiều bệnh tật phát sinh, phần lớn đối tượng
lại không có khả năng tự chăm sóc bản thân….
5. Câu hỏi nghiên cứu.
- Khó khăn trong việc chăm sóc trẻ tàn tật tại trung tâm như thế nào?
- Làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Việc chăm sóc trẻ em tàn tật ở trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật
Hà Nội có những thuận lợi và khó khăn.
- Thuận lợi:
+ Đảng và Nhà nước quan tâm, đã ban hành rất nhiều nhưng văn bản pháp
luật, chính sách đối với người khuyết tật, đặc biệt là người già và trẻ em bị

tàn tật.
6


+ Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm hỗ trợ của Sở Lao động thương binh
và xã hội, phòng Lao động thương binh xã hội các quận huyện trên địa bàn
thành phố.
+ Cộng đồng xã hội cũng đã có những sự quan tâm đặc biệt đối với đối tượng
này.
+ Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Trung tâm có trình độ chuyên môn
vững vàng, dày kinh nghiệm, đặc biệt là rất nhiệt tình và chuyên tâm đối với
công việc được giao.
- Khó khăn:
+ Chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên công tác tại
Trung tâm còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn.
+ Định mức kinh phí nuôi dưỡng đối tượng còn thấp.
+ Sức khỏe đối tượng yếu, nhiều bệnh tật phát sinh.
- Một số giải pháp khắc phục khó khăn:
Nhà nước có chính sách quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác chăm
sóc đối tượng là trẻ khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Để họ có thể
sống với mức thu nhập hàng tháng, yên tâm công tác và gắn bó với trung tâm.
Điều chỉnh chính sách đối với đối tượng là trẻ khuyết tật, khuyết tật nặng.
Tăng mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng
tháng đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật, huy động các tổ
chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp người khuyết tật.
7. Cơ quan thực tập.
Phòng phục hồi chức năng Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật
Hà Nội.
8. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.
-Phương pháp so sánh.
7


- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 01/2012 – tháng 11/2012.

8


PHN NI DUNG
CHNG 1
CHNH SCH CA NH NC V CA TRUNG TM TRONG
CễNG TC CHM SểC TR EM TN TT
1.1 Nhng khỏi nim liờn quan.
1.1.1 Khỏi nim ngi khuyt tt:
- Lut ngi khuyt tt Vit Nam 2011 quy nh nh sau: Ngi khuyt tt l
ngi b khim khuyt mt hoc nhiu b phn c th hoc b suy gim chc
nng c biu hin di dng tt khin cho lao ng, sinh hot, hc tp gp
khú khn.
- Theo phõn loi ca T chc Y t Th gii, cú ba mc suy gim l: khim
khuyt (impairment), khuyt tt (disability) v tn tt (handicap). Khim
khuyt ch n s mt mỏt hoc khụng bỡnh thng ca cu trỳc c th liờn
quan n tõm lý hoc/v sinh lý. Khuyt tt ch n s gim thiu chc nng
hot ng, l hu qu ca s khim khuyt. Cũn tn tt cp n tỡnh th bt
li hoc thit thũi ca ngi mang khim khuyt do tỏc ng ca mụi trng
xung quanh lờn tỡnh trng khuyt tt ca h (WHO, 1999).
- Theo quan im ca T chc Quc t ngi khuyt tt, ngi khuyt tt tr

thnh tn tt l do thiu c hi tham gia cỏc hot ng xó hi v cú mt
cuc sng ging nh thnh viờn khỏc (DPI, 1982). Do vy, khuyt tt l mt
hin tng phc tp, phn ỏnh s tng tỏc gia cỏc tớnh nng c th v cỏc
tớnh nng xó hi m trong ú ngi khuyt tt sng.
1.1.2 Khỏi nim ngi tn tt:
- Theo Điều 1, Pháp lệnh về ngời tàn tật của Việt Nam ban hành ngày 30
tháng 7 năm 1998, ngời tàn tật đợc định nghĩa nh sau: Ngời tàn tật là ngời
khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dới
những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng lao động, khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
9


1.1.3 Các định nghĩa về trẻ khuyết tật.
Định nghĩa về trẻ em khuyết tật được sử dụng trong phân tích này liên quan
đến định nghĩa về trẻ em khuyết tật được sử dụng trong Pháp lệnh về người
tàn tật. Những định nghĩa này cũng được sử dụng trong Khảo sát khuyết tật
trẻ em Việt Nam 1998 .
Trẻ em bị khuyết tật là những trẻ em từ 0-18 tuổi, không kể những nguyên
nhân của khuyết tật, thiếu một hoặc hơn các bộ phận hoặc chức năng cơ thể
khiến giảm khả năng hành động và gây khó khăn trong công việc, cuộc sống
và học tập.
Nhìn chung Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đã sử dụng những thuật ngữ như tàn tật,
khuyết tật, tật nguyền như Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa .
Tàn tật (ở mức độ cơ quan): Mất hoặc dị thường về cấu trúc cơ thể hoặc chức
năng về tâm lý và thể chất, giống như mất tay, chân hoặc mất thị giác. Điều
này có thể gây ra do bệnh tật, tai nạn, bẩm sinh hoặc chất độc từ môi trường.
Tàn tật đề cập đến sự tổn hại, yếu hoặc rối loạn khả năng chức năng tâm
lý/sinh lý.
Khuyết tật (mức độ cá nhân): Khả năng bị giảm hoặc mất khả năng thực hiện

do hậu quả của tàn tật. Khuyết tật đề cập đến việc giảm hoặc thiếu một số khả
năng ngăn cản các hoạt động trong những điều kiện bình thường.
Tật nguyền (ở cấp độ xã hội): Trải qua khó khăn bởi một người do hậu quả
của khuyết tật khiến cho người đó không thể tham gia vào cuộc sống cộng
đồng một cách bình đẳng và hoàn thành vai trò bình thường (phụ thuộc vào
tuổi, giới tính, những yếu tố xã hội và văn hoá).
* Các nguyên nhân của khuyết tật được phân chia thành những loại sau:
- Khuyết tật bẩm sinh.
- Do chất độc từ chiến tranh .
- Môi trường .
- Bệnh tật.
10


- Tai nạn giao thông .
- Tai nạn trong nhà.
- Những tai nạn khác .
- Bom mìn chưa được phát hiện .
- Những nguyên nhân khác.
1.2 Chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc trẻ khuyết tật
trong cơ sở bảo trợ xã hội.
- Theo Điều 45, Luật Người khuyết tật về chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật
trong cơ sở bảo trợ xã hội:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc
sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1
Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
+ Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
+ Mua thẻ bảo hiểm y tế;

+ Mua thuốc chữa bệnh thông thường
+ Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
+ Mai táng khi chết;
+ Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
- Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy
định tại khoản 2 Điều này
1.2 Các chính sách của Trung tâm trong công tác chăm sóc trẻ em tàn
tật.
1.2.1 Giới thiệu về trung tâm.
Nằm cách Trung tâm Hà Nội 60 km, Trung tâm Nuôi dưỡng người già và
trẻ tàn tật Hà Nội (Xã Thụy An, Ba Vì) được thành lập từ năm 1966.

11


*Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở
Lao động thương binh và xã hội Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chức năng:
Tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc, người già cô đơn; chăm sóc, phục hồi
chức năng, dạy chữ, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tàn
tật;
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, phục hồi chức năng chăm sóc
sức khỏe cho trẻ khuyết tật.
+ Phối hợp với Phòng Lao động -TBXH các quận, huyện, thị xã tiếp tục
theo dõi giúp đỡ trẻ tàn tật khi trở về địa phương; giới thiệu việc làm cho trẻ
có khả năng lao động.
+ Thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, đánh giá cán bộ hàng năm theo thẩm

quyền. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức.
+ Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật;
+ Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Sở Lao
động TBXH
* Tổ chức, bộ máy :
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của trung tâm là 75 người.
- Ban Giám đốc: 2 người
- Các phòng:
+ Phòng Hành chính: 17 người
+ Phòng Y tế: 16 người
12


+ Phòng Phục hồi chức năng: 40 người.
Đến tháng 9/2012 Trung tâm hiện đang chăm sóc 311 đối tượng, trong đó
có 177 người già (trong đó có 50 cụ già yếu khuyết tật, không tự phục vụ
được); 106 trẻ em từ 3-15 tuổi (trong đó có 60 trẻ em bị khuyết tật nặng, sống
đời sống thần kinh thực vật, các em còn lại đều bị dị tật nhẹ, chỉ một số ít là
hoàn toàn bình thường); 28 trẻ sơ sinh từ 0-2 tuổi (trong đó 28 trẻ sơ sinh bị
bỏ rơi, một số em bị dị tật, thể trạng yếu). Cả trung tâm có tất cả 7 khu nuôi
dưỡng bao gồm: Khu nhà trẻ, khu trẻ sơ sinh, khu trẻ khuyết tật, còn lại là các
khu dành cho những người già…
Trong 9 tháng đầu năm 2012 trung tâm đã thực hiện tốt các quy định về
công tác tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng. Làm tốt công tác nuôi dưỡng
và phục hồi chức năng cho các đối tượng người già cô đơn, người tàn tật, trẻ
em tàn tật.
1.2.2 Chính sách của trung tâm trong công tác chăm sóc trẻ tàn tật.

* Theo Điều 48 của Luật Người khuyết tật thì trách nhiệm của cơ sở chăm sóc
người khuyết tật bao gồm:
- Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực
hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp
người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.
- Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận
đối với người khuyết tật.
* Tình hình thực tế tại trung tâm:
- Trong thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 11/2012 Trung tâm nuôi dưỡng
người già và trẻ tàn tật Hà Nội đã liên tục gia tăng gia sản xuất, trồng rau
xanh các loại, chăn nuôi lợn, cá, làm đậu phụ nên đã cung cấp được từ 90 –
95% nhu cầu thực phẩm vào bếp ăn đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng
và cải thiện bữa ăn cho đối tượng.

13


- Đơn vị đã thực hiện đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn cho đối tượng từ ăn, ở,
mặc và các sinh hoạt khác. Thực hiện ăn ba bữa trong ngày (sáng ăn phụ) các
bữa ăn đều được chế biến cải tiến món ăn để đối tượng ăn ngon miệng, ăn hết
tiêu chuẩn.
- Được sự quan tâm của Thành phố - Sở Lao động thương binh và Xã hội Hà
Nội, đơn vị đã nâng cấp, cải tạo nhà trẻ 1, 2, 3 và 4; xây mới nhà nuôi dưỡng
trẻ, nhà đa năng đã đi vào sử dụng, nên công tác chăm sóc nuôi dưỡng đối
tượng đã được cải thiện.
- Trong công tác phục hồi chức năng: Đơn vị thường xuyên duy trì và phát
triển công tác phục hồi chức năng. Đối với người tàn tật hằng này có từ 20 –
35 người được tập phục hồi chức năng từ 1 – 2 giờ trong ngày, các cụ được
đọc sách báo, xem tivi, tập dưỡng sinh. Trung tâm còn khuyến khích động
viên đối tượng còn khả năng lao động tham gia công tác vệ sinh, hướng dẫn

họ lao động trồng rau xanh, cây ăn quả….
- Đối với trẻ tàn tật Trung tâm đã liên tục duy trì lớp học linh hoạt cho các
cháu, dạy hát nhạc, chữ, các trò chơi….Tiếp tục cho 11 cháu tàn tật theo hcọ
văn hóa phổ thông các lớp tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thụy An,
trong đó có 01 cháu đang theo học tại trường Trung học phổ thông Quảng Oai
- Ba Vì.
- Đoàn Thanh niên của đơn vị đã tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6
và tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu 1 tuần 2 buổi vào tối thứ 2 và thứ 5 hàng
tuần. Sau đó có đánh giá tổng kết, khen thưởng để khuyến khích các cháu thi
đua phấn đấu học tập và rèn luyện, tiến tới có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.
- Trung tâm cũng quan tâm đến công tác phục hồi chức năng cho trẻ khuyết
tật, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Hầu hết trẻ khuyết tật vào
trung tâm đều tăng cân và sinh hoạt có nền nếp. Trung tâm đã vận động được
nhiều nhóm sinh viên nước ngoài, các trường đại học, các tổ chức chính trị xã
hội, các doanh nghiệp, những người có tấm lòng yêu trẻ trong và ngoài nước
14


tiếp cận, giao lưu trong các chương trình văn nghệ, dạy học tiếng Anh; hoặc
tặng quà cho trẻ khuyết tật vào các dịp Ngày Toàn dân chăm sóc người tàn tật
18 - 4, Quốc tế Thiếu nhi 1- 6, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán... Những hoạt
động đó đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp các em cố gắng vượt
khó, vươn lên hoà nhập cộng đồng...

15


CHƯƠNG II
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC TRẺ TÀN
TẬT TẠI TRUNG TÂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

2.1 Nhận diện những khó khăn trong công tác chăm sóc trẻ tàn tật tại
trung tâm chăm sóc người già và trẻ tàn tật Hà Nội.
2.1.1 Về chế độ chính sách đối với cán bộ công tác tại trung tâm.
Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng yếu
thế trong xã hội như người bị bệnh tâm thần nặng, người khuyết tật, trẻ mồ
côi, người già yếu không tự phục vụ, chăm sóc cho bản thân được. Hiện nay,
số đối tượng được nuôi dưỡng tại các Trung tâm ngày càng nhiều, nhưng biên
chế của các trung tâm không tăng, bậc lương cán bộ, viên chức thấp. Ngoài
tiền lương theo hệ số lương, các cán bộ, viên chức không còn khoản thu nhập
nào khác, đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tâm lý phục vụ.
Theo thông tư của ban tổ chức cán bộ - chính phủ số 17/2002/TTBTCCBCP ngày 01 tháng 4 năm 2002 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ
phụ cấp phục vụ đối với nhân viên được giao nhiệm vụ thường xuyên, trực
tiếp chăm sóc người tàn tật nặng trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của
Nhà nước.
Cán bộ, công chức Nhà nước và nhân viên thuộc biên chế hợp đồng trong
chỉ tiêu biên chế (gọi chung là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ sở
nuôi dưỡng tập trung của Nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội của Bộ, ngành,
địa phương được giao nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn
tật nặng và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS với các công việc cụ thể như: Cho ăn,
uống, đi lại, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh buồng ở.
Mức phụ cấp phục vụ cho nhân viên được giao nhiệm vụ thường xuyên,
trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng
30% trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng và được trả cùng kỳ lương hàng
tháng.
16


Các cán bộ đã làm việc lâu năm ở Trung tâm đều chia sẻ: Quả thực, với
đồng lương trên 2 triệu/tháng – kể cả lương trực đêm, trực các ngày nghỉ, ngày
lễ tết 24/24 thì cuộc sống của đội ngũ cán bộ đang gặp rất nhiều khó khăn. Đối

với một số cán bộ trẻ khi mới về trung tâm do công việc vất vả, đồng lương lại
không đủ trang trải cuộc sống nên chỉ được một thời gian ngắn là xin nghỉ việc.
Những cán bộ đã gắn bó với Trung tâm đều cho rằng, nếu không có tình thương
với các cháu thì ít ai chịu ở lại và gắn bó với trung tâm…
2.1.2 Về nguồn kinh phí nuôi dưỡng cho đối tượng.
- Theo Điều 45, Luật Người khuyết tật về chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật
trong cơ sở bảo trợ xã hội:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc
sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1
Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
+ Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
+ Mua thẻ bảo hiểm y tế;
+ Mua thuốc chữa bệnh thông thường
+ Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
+ Mai táng khi chết;
+ Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
Mức trợ cấp mỗi tháng của người lớn là 300.000 đồng/tháng (nghĩa là cả
ăn, cả mặc, cả chữa bệnh vỏn vẹn 10.000 đồng/ngày). Tuy nhiên, số tiền này
là không đáng kể đối với mỗi lần trở bệnh và số lần trở bệnh trong một tháng
của một bệnh nhân. Bên cạnh đó, các chi phí xà phòng, bột giặt, các dụng cụ
phục vụ cho đối tượng cũng nhiều hơn so với các Trung tâm bảo trợ xã hội
khác, bởi tại đây một số bệnh nhân nặng thường xuyên không tự chủ được
sinh hoạt cá nhân. Khó khăn hơn cả là đối với các em nhỏ, mức trợ cấp là
17


375.000 đồng/tháng, trong điều kiện giá cả lương thực thực phẩm tăng cao
như bây giờ thì việc đảm bảo cho các em ăn no cũng là cả một vấn đề... Riêng

với các cháu nhỏ sơ sinh, chi phí cho việc mua sữa và tã lót gặp rất nhiều khó
khăn…Việc đảm bảo ăn no cho các bệnh nhân ở đây trong thời buổi giá cả
leo thang cũng là cả một vấn đề.
2.1.3 Về phía đối tượng.
- Đối tượng tại Trung tâm, ngoài một số người già neo đơn là hơn 100 đứa trẻ
tàn tật, mồ côi, chủ yếu là trẻ em lang thang hoặc bị bỏ rơi trên hè phố hoặc
các bệnh viện Hà Nội. Chỉ một số ít đi lại bình thường và nói được, nhưng
cũng chỉ là dăm bảy từ ngữ đơn giản, còn phần đông các bé đều bị liệt hoặc
bại não.
- Đối tượng đặc biệt này không có khả năng tự chăm sóc mình, tất cả những
sinh hoạt cá nhân đều phải dựa vào đội ngũ cán bộ, nhân viên, hộ lý làm việc tại
đây, mà mọi người âu yếm gọi là các mẹ.
- Cán bộ của trung tâm luôn tất bật tới lui làm không hết việc. Bốn mẹ ở phòng
sơ sinh “đánh vật” với 29 đứa con, đứa uống sữa, đứa thì ăn bột, ăn cháo…
- Hiện nay tại trung tâm có 106 trẻ em khuyết tật từ 3-15 tuổi (trong đó có 60
trẻ em bị khuyết tật nặng, sống đời sống thần kinh thực vật, các em còn lại
đều bị dị tật nhẹ, chỉ một số ít là hoàn toàn bình thường); 28 trẻ sơ sinh từ 0-2
tuổi (trong đó 28 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, một số em bị dị tật, thể trạng yếu).
*Các dạng tật của trẻ tại trung tâm và khó khăn trong chăm sóc, nuôi
dưỡng:
- Khuyết tật vận động các em mất chức năng cử động chân, tay, thân mình
dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Đối với những đối tượng khuyết
tật đặc biệt nặng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc
không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và
những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có
người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

18



- Khuyết tật nghe: trẻ mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm
thành tiếng và câu không rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi
thông tin bằng lời nói.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm
xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động
bất thường.
- Khuyết tật trí tuệ đa phần các em mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện
chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự
việc.
- Đa số đối tượng sức khỏe yếu, nhiều loại bệnh tật phát sinh.
2.2 Giải pháp khắc phục khó khăn.
- Nhà nước có chính sách quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác chăm
sóc đối tượng là trẻ khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Để họ có thể
sống với mức thu nhập hàng tháng, yên tâm công tác và gắn bó với trung tâm.
- Điều chỉnh chính sách đối với đối tượng là trẻ khuyết tật, khuyết tật nặng.
Tăng mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng
tháng đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp trẻ khuyết tật, huy động các tổ chức,
cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp trẻ khuyết tật.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm
của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và
can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm
và nguồn nhân lực để trợ giúp cho trẻ khuyết tật.
- Tập huấn cơ bản cho cán bộ chăm sóc trẻ khuyết tật, nội dung tập huấn cần
được mở rộng và đi vào chuyên sâu hơn nữa đối với từng dạng khuyết tật.

19



KẾT LUẬN
Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, chăm sóc trẻ khuyết tật còn khó
khăn hơn nhiều. Mỗi khi các em đau ốm không thể diễn tả được tình trạng của
mình hay những em bị bại liệt không thể tự chăm sóc được, mọi việc đều phải
nhờ đến các cán bộ của Trung tâm. Bên cạnh đó, tâm lý của các em thường hay
mặc cảm về những khiếm khuyết của mình. Do vậy, người chăm sóc phải có sự
đồng cảm, thương yêu thật sự đối với các em. Chính tình yêu thương đó sẽ giúp
các em có thêm động lực và niềm tin yêu vào cuộc sống.
Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng 1,2 - 1,3 triệu trẻ em khuyết tật, đây là
nhóm đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất bởi khuyết tật mang lại. Do đó, từ
nhiều năm qua các chính sách bảo trợ xã hội luôn hướng đến nhóm trẻ em
này, đồng thời huy động mọi nguồn lực trợ giúp từ cộng đồng, các tổ chức,
doanh nghiệp, các cá nhân, nhà hảo tâm nhằm đảm bảo trẻ em khuyết tật có
môi trường sống bình thường như các trẻ em khác trong xã hội.
Trong năm 2011 nhiều hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật đã được triển
khai trên phạm vi cả nước. Các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức đã chủ động
xây dựng kế hoạch, chương trình, hoạt động cụ thể về trợ giúp trẻ em khuyết
tật và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia
bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 với tổng kinh phí là 1.755,5 tỷ đồng.
Theo đó, một trong những mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2015, có
80% trẻ em khuyết tật cả nước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công
cộng. Đồng thời năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây
dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ
phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh nhằm góp phần giảm tỷ lệ
tử vong ở trẻ em, theo đó đề xuất 5 đối tượng trẻ em được hưởng chính
sách hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh.
Hiện nay công tác xã hội là một ngành đang phát triển của nước ta. Quan

tâm trợ giúp nguwoif khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đang là
một vấn đề được quan tâm trong chiến lược trợ giúp người khuyết tật của
Đảng nhà Nhà nước ta. Chúng ta biết rằng, Công tác xã hội là một nghề với
những hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc
và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và
cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề; giúp các đối tượng tự
20


vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Với đối tượng người
khuyết tật, công tác xã hội trợ giúp nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp họ giải quyết và phòng ngừa các vấn đề
xã hội có thể xảy đến.
Người khuyết tật là những người thuộc nhóm yếu thế, vì sự khiếm khuyết
cơ thể đối với người khuyết tật, vì hoàn cảnh vắng thiếu sự chăm sóc trợ giúp
của cha mẹ, nên ngưòi khuyết tật và trẻ mồi côi trở nên yếu thế, các chức
năng xã hội của họ có thể bị suy giảm, vì vậy các công tác xã hội viên (nhân
viên xã hội) giúp họ tiếp cận được nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực
bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia
vào các hoạt động lao động, học tập như những người bình thường.
Với người khuyết tật, nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu về khía
cạnh xã hội của đối tượng đồng thời đóng vai trò là người quản lý trường hợp,
hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận
một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên
công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình
của họ.
Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp, nhân viên công
tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết tật, phục
hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm.

Bên cạnh đó, công tác xã hội còn thúc đẩy môi trường xã hội bao gồm
chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp người khuyết tật hòa nhập
xã hội và làm tốt chức năng của họ. Người khuyết tật trong đó có trẻ em
khuyết tật có quyền được hòa nhập và phát triển và xã hội. Nhân viên xã hội
có trách nhiệm trợ giúp để họ thực hiện được quyền đó. Nhân viên xã hội cần
đóng vai trò là người xúc tác, biện hộ để cá nhân, gia đình người khuyết tật,
tiếp cận được nguồn lực trong cộng đồng, được hưởng những chính sách an
sinh xã hội dành cho họ. Trên cơ sở đó người khuyết tật, sẽ năng cao chức
năng xã hội của mình và đóng góp cho xã hội. Như vậy phát triển đội ngũ
nhân viên công tác xã hội làm việc với trẻ khuyết tật sẽ là một phương pháp
thiết thực để trợ giúp trẻ khuyết tật trong cuộc sống.
Tên cơ quan thực tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trung tâm nuôi dưỡng

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
21


Người già và trẻ tàn tật Hà Nội.
PHIẾU NHẬN XÉT HỌC VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét: Đỗ Đức Hồng.
Chức vụ người nhận xét: Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ
tàn tật Hà Nội.
Họ và tên học viên thực tập: Lê Thị Hà.
Tên cơ quan ( nơi học viên công tác): Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ
tàn tật Hà Nội.
Chức vụ của học viên ( tại nơi học viên công tác): Nhân viên.

Nhận xét về học viên: Lê Thị Hà trong quá trình thực tập tại cơ quan như sau:
1. Về tinh thần, thái độ và kỷ luật lao động.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Về năng lực chuyên môn thể hiện trong quá trình thực tập.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
NGƯỜI NHẬN XÉT

(Ký tên và đóng dấu xác nhận)

22


MỤC LỤC

23



×