Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kẻ mạnh không phải kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.23 KB, 4 trang )

Đề bài: Trong truyện ngắn đời thừa, nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Hộ bộc lộ suy
nghĩ “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.
Bài làm
Cuộc sống là sự hiện diện của rất nhiều yếu tố đối lập cùng song hành. Đó có thể là cái tốt và
cái xấu, cái thiện và cái ác, cái mạnh và cái yếu… Nhưng không phải ai cũng có nhận thức
đúng đắn về những yếu tố trên. Không phải ai cũng biết thế nào là cái tốt, cái xấu, thế nào là
kẻ yếu, kẻ mạnh. Trong tác phẩm đời thừa, nhà văn nam cao đã để cho nhân vật hộ bộc lộ
suy nghĩ “kẻ mạnh không phải kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” suy nghĩ đó của nhân vật hộ cũng đã
trở thành một quan điểm đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm.
Không phải là chuyện khó khăn để cắt nghĩa từ kẻ mạnh. Theo ta hiểu, kẻ mạnh là kẻ có đầy
đủ những điều kiện về vật chất và tinh thần, là kẻ có ưu thế hơn những người khác. Kẻ giẫm
lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ là kẻ lợi dụng sức mạnh của mình để chà đạp, lấn
át người khác nhằm đạt được lợi ích cho riêng mình. Ngược lại, kẻ giúp đỡ người khác trên
đôi vai của mình chính là dùng sức mạnh và ưu thế của mình để nâng đỡ, tương trợ cho
những người yếu thế hơn bằng trái tim chân thành, tình yêu thương và trách nhiệm. Cấu trúc
câu “không phải … chính là” với hai vế câu đối lập đã khẳng định chắc chắn kẻ mạnh thực sự
là kẻ biết giúp đỡ người khác.
Tại sao nói kẻ mạnh không phải kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ? Hình
ảnh đầy tính biểu tượng giẫm lên vai người khác là cách nói chỉ hành động dùng sức mạnh để
đàn áp, chèn ép người khác không cần biết đúng sai, thậm chí bắt nạt, tìm cách hãm hại họ để
bản thân trục lợi, để thỏa mãn sự ngang ngược hay ghen ghét, đố kị của mình. Trên báo chí
hay các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường hay nói đến những vụ bạo lực xảy ra nơi
học đường. Nhiều cô cậu học sinh tự xưng mình là kẻ mạnh mà có quyền bắt nạt các em, các
bạn cùng trang lứa, nếu đối phương không chấp nhận được và phản kháng lại thì sẽ phải chịu
những trận đánh đau, những câu chửi rủa thậm tệ, hoặc nếu cứ im lặng thì sẽ mãi mãi là nạn
nhân cho những trò đùa của những “kẻ mạnh” này. Hay thực trạng ma cũ bắt nạt ma mới xuất
hiện ở nhiều nơi, trong nhiều hoàn cảnh cũng chính là một biểu hiện cho sự hiểu sai, lệch lạc
về hai từ kẻ mạnh. Đây thực sự là những hành động đáng lên án trong một xã hội bình đẳng
mà dân quyền, nhân quyền của con người là những thứ được đề cao hơn cả.




Hành động giẫm đạp lên vai người khác xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất là thói
ích kỉ, hẹp hòi, sợ người khác hơn mình nên tìm cách đẩy họ xuống hay chứng tỏ bản thân
mình là số một. Với những hành động như thế dù là việc làm lớn hay nhỏ, mang tính chất cá
nhân hay tập thể đều đáng bị xã hội lên án. Kẻ tự cho mình là mạnh chắc chắn sẽ không thể
đạt được mục đích của mình, trên thực tế không thể tốt hơn hay mạnh hơn người khác mà
thậm chí thất bại thảm hại trong chính sức mạnh và lợi thế của mình. Lịch sử dân tộc ta trải
qua nhiều cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Chúng ta là một nước nhỏ, nghèo nàn và yếu
thế còn kẻ thù lại là những cường quốc với quân đội thiện chiến, vũ khí tối tân, giàu có cả về
sức người và sức của. Nhưng chúng ta vẫn có thể chiến thắng bởi cuộc chiến của chúng ta là
cuộc chiến của chính nghĩa còn kẻ thù đi xâm lược hòng thỏa mãn tham vọng là phi nghĩa.
Chính nghĩa luôn chiến thắng là một điều tất yếu dễ hiểu, bởi sức mạnh không phải là thứ
dùng để giẫm đạp lên vai người yếu thế hơn mình.
Sở dĩ Nam Cao có thể khẳng định kẻ mạnh thực sự là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của
mình là bởi vì giúp đỡ người khác là hành động đẹp, xuất phát từ lòng nhân ái, cao thượng,
với ước muốn chân thành, không toan tính, không lo sợ người khác tài giỏi hay mạnh hơn
mình. Đây có thể coi là một hành động cao cả mang đầy tính nhân văn và đáng được ngợi ca.
người thực hiện những hành động đẹp này hẳn sẽ nhận được sự biết ơn, tôn trọng của người
mà họ giúp đỡ cũng như sự ngưỡng mộ, yêu thương của mọi người xung quanh. Nếu như giá
trị của những thứ vật chất tạo nên sức mạnh bên ngoài cho con người thì lòng tốt, sự sẻ chia
lại mang đến sức mạnh chân chính bên trong, sức mạnh nội tại có giá trị hơn bất kì thứ gì.
Xung quanh cuộc sống này, dù ở đâu hay làm gì ta cũng có thể nhìn thấy những hình ảnh đẹp
đẽ về sự sẻ chia, giúp đỡ để con người có thêm sức mạnh. Đó là hình ảnh những bạn học sinh
thay nhau cõng người bạn tật nguyền đến trường hay những chương trình truyền hình thực tế
như lục lạc vàng, trái tim cho em xuất hiện để mang đến những sức mạnh cho đồng bào
nghèo, tiếp thêm niềm tin và nghị lực sống cho những mảnh đời bất hạnh. Sự ra đời của
những quỹ thiện tâm, những câu lạc bộ từ thiện đến vùng cao mang lại sự ấm áp để xua đi
mùa đông lạnh giá, hay trao cơ hội cho trẻ em vùng cao được cắp sách đến trường… mỗi
chúng ta khi sinh ra có một cơ thể khỏe mạnh, có một cuộc sống đủ đầy trong tình yêu

thương của mẹ cha là một niềm hạnh phúc to lớn mà nhiều người khao khát. Sự yêu thương,
sẻ chia đến từ trái tim ta không chỉ mang đến sức mạnh cho người nhận được chúng mà còn
chính là liều thuốc bổ vô giá khiến cho ta càng cảm thấy mình giàu có hơn, mạnh mẽ hơn.
Giàu có nơi chính tâm hồn sâu thẳm của mình.


Ai đó đã từng nói rằng mỗi con vật sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người
ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. không ai sinh ra đã là kẻ mạnh, không ai sinh ra đã
hơn người. Sức mạnh của mỗi người có được là do chính mỗi người tạo nên trong quá trình
trưởng thành và từ cuộc sống hàng ngày. Sức mạnh chân chính bên trong như lòng tốt, sự bao
dung, cao thượng, vị tha, cũng là những thứ sẵn có bên trong mỗi con người. Nhưng để trở
thành kẻ mạnh, chỉ có những thứ ấy thôi thì chưa đủ, mỗi người cần phải biết nỗ lực hơn, cố
gắng hơn để có được sức mạnh cả về thể chất, vật chất và tinh thần. Có như vậy mới có thể
giúp đỡ người khác một cách thỏa đáng nhất chứ không phải lực bất tòng tâm như chị em
Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Chứng kiến những đứa trẻ đi
nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay mẩu rác còn sót lại của phiên chợ chiều. Liên
thương chúng lắm nhưng cũng không biết làm cách nào để giúp chúng cả vì chính liên cũng
đang trong hoàn cảnh buồn tẻ, éo le. Như vậy, sức mạnh của kẻ mạnh là sự kết hợp của nhiều
yếu tố vật chất, thể chất, tinh thần. Nếu thiếu một trong số chúng thì kẻ mạnh sẽ không thể là
một kẻ mạnh thật sự.
Suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao cũng đưa đến cho ta cái nhìn thấu đáo về
con người trong xã hội. Để ta biết phân biệt đâu là kẻ mạnh thật sự, đâu là kẻ giả tạo. Từ đó
có đủ khả năng và tỉnh táo phê phán, lên án lối sống ích kỉ, hẹp hòi của một bộ phận không
nhỏ con người trong xã hội hiện đại. Sống chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không
quan tâm đến lợi ích của người khác hay những kẻ lợi dụng sức mạnh của mình để chèn ép,
đàn áp người khác nhằm thỏa mãn tham vọng vật chất của bản thân mình.
Đối với cá nhân tôi, tôi rất tâm đắc với quan niệm và suy nghĩ này. Thiết nghĩ bản thân mình
nếu muốn trở thành kẻ mạnh thì cần phải nhận thức đúng đắn về quan niệm sống, rèn luyện
bản thân trên mọi lĩnh vực, từ học tập, tu dưỡng đạo đức đến rèn luyện sức khỏe bản thân đều
vô cùng quan trọng. Tôi ngưỡng mộ và yêu mến những con người có tấm lòng vị tha cao cả,

tôi ước muốn đến một ngày mình cũng có thể trở thành hình mẫu lí tưởng cho người khác học
tập theo. Vì thế tôi không thể chần chừ thêm một giây phút nào nữa. Cuộc sống quá ngắn
ngủi để phân vân lựa chọn mình sẽ sống thế nào, nếu không phải bây giờ thì sẽ không bao giờ
tôi có thể trở thành một kẻ mạnh đúng nghĩa, một kẻ mạnh mang đến năng lượng cho mọi
người để cuộc đời có thêm nhiều sức mạnh hơn.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về hai từ kẻ mạnh? Quan điểm trên có khiến bạn thay đổi suy nghĩ và
hành động của mình. Dù bạn là ai hay người như thế nào,tôi tin rằng bạn cũng có mong muốn
trở thành người có sức mạnh và là người có ích cho tất cả mọi người.


()



×