Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TH1 THAM LUẬN TIẾNG VIỆT lớp 2 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.08 KB, 5 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA I

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO- TPBL
TRƯỜNG TH THUẬN HÒA I

THAM LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 2
********
Người thực hiện : Phạm Thị Vân
Đơn vị: Trường Tiểu Học Thuận Hòa I
I. THUẬN LỢI :
* Về phía nhà trường:
- Được BGH trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên về chuyên
môn nghiệp vụ.
- Cơ sở vật chất của trường đáp ứng nhu cầu dạy và học.
- Thư viện nhà trường cung cấp kịp thời SGK, SGV, đồ dùng cho giáo viên
và học sinh.
- Công tác xã hội hoá giáo dục ngày được quan tâm; nhận thức của phụ
huynh HS đã dần được nâng lên .
- Các Ban ngành, đoàn thể ở địa phương tích cực tham gia, phối hợp đồng bộ
trong việc tuyên truyền, vận động HS trở lại học.
* Về phía giáo viên:
- Tham gia tốt các lớp tập huấn về chuyên môn, tự sáng tạo trong soạn giảng,
tham gia dự giờ đồng nghiệp nên việc dạy môn Tiếng Việt lớp 2 nói riêng các môn học
khác nói chung có nhiều điểm mới trong phương pháp cũng như hình thức tổ chức làm
cho tiết học sinh động, hấp dẫn HS hơn.
- Đội ngũ giáo viên trong khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối
tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu.
- Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội
dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng
bài học. Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn.
* Về phía học sinh:


- Ý thức, động cơ học tập của các em tương đối cao.
- Học sinh được tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía như : sự quan
tâm của GV chủ nhiệm, anh ( chị ) tổng phụ trách Đội, sự dìu dắt của cha mẹ, của bạn
bè trong lớp,… đã giúp các em học sinh yếu giảm bớt phần nào khó khăn trong học
tập.
- HS có đủ SGK môn Tiếng Việt, ngoài ra HS còn được sử dụng bộ chữ Tập viết,
được GV chuẩn bị thêm tranh ( ảnh ), được bộ GD cung cấp thêm cho một số loại sách
tham khảo,… đây là vấn đề thuận lợi cho HS phát triển một số kĩ năng khi học môn
Tiếng Việt như : kĩ năng phân tích- tổng hợp tác phẩm, kĩ năng cảm thụ văn học,…
- Việc giảm tải nội dung làm cho HS nhẹ nhàng hơn trong học tập.
- HS nghèo được nhà trường và các ban ngành hỗ trợ về tập vở, đồ dùng học tập,
quần áo, tạo mọi điều kiện để các em an tâm học tập, …
THAM LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

1


TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA I

II. KHÓ KHĂN:
* Về cơ sở vật chất:
- Bàn ghế chưa đúng mẫu, nên ảnh hưởng đến việc GV vận dụng phương pháp
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đồ dùng dạy học : còn một số đồ dùng chưa phù hợp với tiết dạy hoặc không sử
dụng được, tranh ( ảnh) còn ít.
* Về phía giáo viên:
- Nhịp độ giảng dạy của GV đôi lúc còn quá nhanh làm cho HS yếu khó nắm
bắt kịp nội dung bài học .
- Việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên đôi lúc chưa phù hợp với đối
tượng học sinh của lớp.

- Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với việc học tập của học sinh đôi lúc
chưa đầy đủ.
* Đối với học sinh:
- Một số gia đình HS chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của HS, còn cho
các em nghỉ học để phụ giúp gia đình, chưa mua đủ dụng cụ học tập cho học sinh.
- Học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly
hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người đồng bào dân tộc khơmer, ít quan
tâm đến việc học tiếng Việt.
* Về chất lượng đầu vào:
- Trường chúng tôi luôn đứng trước khó khăn về chất lượng đầu vào. Trước
những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì, bền bỉ cùng nhà
trường khắc phục khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Những biện pháp chung:
* Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác
an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
của bản thân mình.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không
đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc
làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng
các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như : “ Biết
giúp đỡ người khác ”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực ”…
* Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng

THAM LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

2


TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA I

của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là : Sức khoẻ kém, khả năng
tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…
- Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong
cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của
các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng
này.
- Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví dụ
khi học phân môn Tập đọc GV cần dành phần đọc từ và câu cho HS được đọc nhiều
lần hơn.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em
được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của
mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn
thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện
pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2
buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui
chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
* Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy
giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và

tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê
khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
* Ví dụ: Phần tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc để giúp HS tìm tòi thông tin
cho câu trả lời GV có thể cho HS tìm hiểu dưới nhiều hình thức như : có câu hỏi đòi
hỏi GV cần sử dụng sơ đồ để giúp HS thể hiện chuỗi kiến thức VD bài : Ngôi trường
mới ( Tuần 6)
Câu hỏi 2: Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường ?
GV vẽ sơ đồ trên phiếu cho HS tìm hiểu nội dung và điền vào phiếu.
( ngói đỏ) như những cánh hoa lấp ló trong cây.
( bàn ghế gỗ xoan đào) nổi vân như lụa
( tất cả) sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu
Hay câu 3: Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới ?
- GV nên tổ chức cho HS thảo luận nhóm để HS trao đổi cùng bạn giúp HS phát
triển kĩ năng nói.
- Đối với địa bàn của Trường Tiểu Học Thuận Hòa I. HS người dân tộc Khơmer
chiếm một tỷ lệ lớn vì vậy khi dạy môn Tiếng việt GV còn gặp nhiều khó khăn ( có
nhiều em lớp 1; 2 biết rất ít tiếng Việt ) do đó để phát triển vốn từ cho HS trong từng
THAM LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

3


TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA I

tiết dạy Tiếng Việt GV cần chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng dạy học để mở rộng vốn từ
cho HS.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia
đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi
có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học
tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp

với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh
luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không
cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng
mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí
phấn đấu vươn lên.
* Phụ đạo học sinh yếu:
- Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh
yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo.
- Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu) và chú ý quan tâm đặc biệt đến những
học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câu hỏi,
khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…
2. Những biện pháp khắc phục khó khăn:
* GV cần tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong môn Tiếng Việt và có
biện pháp khắc phục:
Học sinh đọc chậm :
- Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như : thường
xuyên gọi các em đọc bài, luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các em và cho các
em luyện đọc lại từ sai nhiều lần. Nếu thời gian của tiết học không đủ thì giáo viên có
thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào giờ giải lao 5 hoặc 10 phút.
- Dặn các em về nhà đọc lại bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản, một
bài tập đọc khác có nội dung phù hợp và quan trọng là giáo viên phải kiểm tra và nhận
xét đánh giá việc đọc ở nhà của các em để động viên khuyến khích kịp thời. Bên cạnh
đó, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần giáo viên có thể đến nhà gặp phụ huynh học sinh để
xem cách học ở nhà của các em như thế nào, nếu thấy cần thiết thì giáo viên đưa ra
biện pháp giúp đỡ.
- Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, truyện cổ
tích đọc vào giờ nghỉ giải lao. Giáo viên nên dành thời gian để các em thể hiện giọng
đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, cho các bạn nhận xét, đánh
giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần. Làm được điều này, ta sẽ tạo được niềm tin
nơi các em rất nhiều, là động lực thúc đẩy các em say mê rèn đọc.

- Khi các em đã đọc đúng thì giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc trôi chảy
thông qua các hình thức đọc trước lớp, đọc trong nhóm. Giúp học sinh mở rộng vốn từ
và hiểu nghĩa từ qua việc đọc chú giải và nghe bạn trình bày nghĩa một số từ trong bài
đọc, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài đọc.
- Học sinh viết yếu chính tả:
THAM LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

4


TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA I

Đối với những học sinh viết yếu thì giáo viên cần:
- Tổ chức cho các em ôn lại âm, vần đã học. Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi
ngày viết khoảng một trang vở gồm cả âm, vần, tiếng, từ. Sau đó, giáo viên đọc cho
học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa viết. Chúng ta có thể
cho các em viết vào giờ ra chơi hoặc về nhà viết. Các em sẽ có một vở riêng để luyện
viết và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá kịp thời.
- Khi các em đã nắm được các âm, vần thì đối với bài chính tả trong sách giáo
khoa, giáo viên cần cho học sinh nêu từ khó và luyện viết từ khó nhiều lần, nhiều từ.
Có thể cho các em có chọn từ để luyện viết thêm.
Đối với phân môn Luyện từ và câu:
- Sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày.
- Hướng dẫn các em tra từ điển, tạo cơ hội cho các em được tra nhiều từ nhằm
giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, tạo sự ham thích tìm hiểu.
Đối với phân môn Tập làm văn:
- Nhận dạng thể loại, sửa phần tìm ý, viết đoạn.
- Giáo viên chỉ ra lỗi cụ thể trên bài làm của học sinh.
- Cần tạo điều kiện để các em nhận xét bài của bạn, ghi chép lại ý hay nếu thích.
Khuyến khích các em trình bày bài viết trước lớp.

- Gợi mở, tạo hứng thú cho các em bằng cách thay đổi những đề bài tập làm văn
thành những tình huống, nhằm tạo ra cho các em một hoàn cảnh giao tiếp. Nhờ có
hoàn cảnh giao tiếp, các em dễ bày tỏ suy nghĩ của mình hơn.
Ví dụ: Đề bài SGK: Hãy kể về gia đình em.
GV thay đổi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4-5 câu) kể về gia đình
em cho một người bạn mới quen.
* Tóm lại : Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng: Đây sẽ
là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những
tình huống sư phạm thích hợp.
Vĩnh Trạch, ngày 20 tháng 03 năm 2012
Người trình bày

Phạm Thị Vân

THAM LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

5



×