Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Báo cáo thường niên năm 2009 - Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 43 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA



BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
NĂM 2009

THÁNG 04 NĂM 2010


MỤC LỤC
I. Lịch sử hoạt động ................................................................................................ 2
1. Những sự kiện quan trọng ................................................................................. 2
2. Quá trình phát triển ........................................................................................... 3
3. Định hướng phát triển ....................................................................................... 5
II. Báo cáo của Hội đồng Quản trị ........................................................................ 6
1. Nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2009 .......................................... 6
2. Tình hình thực hiện so với kế hoạch ................................................................. 6
3. Kế hoạch năm 2010 ........................................................................................... 6
III. Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc .................................................................... 7
1. Báo cáo tình hình tài chính ................................................................................ 7
2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................... 7
3. Những tiến bộ đã đạt được ................................................................................ 7
4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 ......................................................... 7
IV. Báo cáo tài chính ............................................................................................. 10
1. Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2009 ...................................................... 10
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 ......................................... 11
3. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ năm 2009 ............................................................ 12
4. Thuyết minh Báo cáo Tài chính ...................................................................... 13
V. Bản giải trình Báo cáo Tài chính và Báo cáo Kiểm toán .............................. 32
VI. Các Công ty có liên quan ............................................................................... 33


VII. Tổ chức và nhân sự ....................................................................................... 34
1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ............................................................................ 34
2. Thay đổi Tổng Giám đốc điều hành ................................................................ 34
3. Tóm tắt lý lịch cá nhân các thành viên trong Ban Tổng Giám đốc hiện nay .. 34
4. Quyền lợi của Ban Tổng Giám đốc ................................................................. 37
5. Số lượng CBCNV ........................................................................................... 37
6. Thay đổi thành viên Hội đồng Quản trị .......................................................... 37
VIII. Thông tin Cổ đông và Quản trị Công ty ................................................... 37
1. Hội đồng Quản trị ............................................................................................ 37
2. Ban Kiểm soát ................................................................................................. 40
3. Các dữ liệu thống kê về Cổ đông .................................................................... 41

1/42


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[\

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA (BHS)
NĂM 2009
I. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1. Những sự kiện quan trọng:
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là Nhà máy đường
400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay.

Đến năm 1971-1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện.
Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty Đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng công suất
sản xuất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi công xây dựng nhà
máy Đường Tây Ninh (hiện nay là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh). Sau hơn hai năm
thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy Đường Tây Ninh đã chính thức đi vào hoạt động ngày
26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công
suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày. Năm 1997, thành lập Nông trại mía Thành Long với diện
tích 960 ha. Tháng 11/2007 Công ty mua lại Công ty Mía Đường Trị An thành lập Nhà máy
Đường Biên Hòa - Trị An.
Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Biên Hòa thành Công ty cổ phần, quá trình cổ
phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời.
Trụ sở chính và các Chi nhánh của Công ty như sau:
ƒ

Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Thành phố Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai.

ƒ

Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 450300000501 ngày 13 tháng 6 năm 2001.

ƒ

Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 4713000435 ngày 07 tháng 12 năm 2007.


2/42


ƒ

Chi nhánh Hà Nội: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
CN0103000076 ngày 9 tháng 7 năm 2001.

ƒ

Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4113013142 ngày 15 tháng 9 năm 2003.

ƒ

Chi nhánh Đà Nẵng: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3213000033
ngày 11 tháng 6 năm 2001.

ƒ

Chi nhánh Cần Thơ: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5713000208
ngày 8 tháng 6 năm 2001.

ƒ

Công ty con - Công ty TNHH một thành viên Biên Hòa - Thành Long: thành lập theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3900854955 ngày 8 tháng 12 năm 2009.

Ngày 30/08/2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành
số 51/UBCK-ĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn, vốn điều lệ của

Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000 đồng.
Ngày 21/11/2006, Chủ tịch UBCK Nhà nước đã có Quyết định số 79/UBCK-GPNY v/v cấp
Giấy phép niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Cổ phiếu của Công ty Cổ
phần Đường Biên Hòa đã chính thức được niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. HCM
vào ngày 20/12/2006 với mã chứng khoán BHS, đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước
phát triển mới của Công ty.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2007 v/v chi trả cổ tức đợt
cuối năm 2006 mức 4% vốn điều lệ bằng cổ phiếu, Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông
thường niên năm 2008 v/v chi trả cổ tức đợt cuối năm 2007 mức 10% vốn điều lệ bằng cổ phiếu,
qua 02 đợt tăng vốn điều lệ theo hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của Công ty
hiện nay là 185.316.200.000 đồng.
2. Quá trình phát triển:
2.1. Ngành nghề kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm:
ƒ

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng
đường và sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường.

ƒ

Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường.

ƒ

Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.

ƒ

Cho thuê kho bãi.


3/42


ƒ

Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.

ƒ

Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành
mía đường.

ƒ

Dịch vụ vận tải.

ƒ

Dịch vụ ăn uống.

ƒ

Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại.

ƒ

Kinh doanh bất động sản.

ƒ


Sản xuất, mua bán cồn.

2.2. Tình hình hoạt động:
Tổng quan :
Trong thời gian từ thời điểm thành lập Công ty cổ phần đến nay, tình hình hoạt động SXKD ít ổn
định vì nguồn nguyên liệu mía cây, đường nguyên liệu không ổn định, thị trường đường diễn
biến phức tạp vì ảnh hưởng bởi Thị trường đường nước ngoài và tình trạng đường nhập lậu cũng
như giá cả biến động của hàng hóa Nông sản (mì lát, cao su, lúa). Từ năm 2004 đến nay các chỉ
số về Doanh thu, Lợi nhuận trước thuế, Vốn chủ sỡ hữu, Vốn điều lệ thực hiện như sau:
Đvt : Tỷ đồng
Năm

Doanh thu

Lợi nhuận trước thuế

Vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu

2004

485,790

18,757

81,000

64,684


2005

543,335

37,286

81,000

108,628

2006

767,947

51,528

162,000

353,311

2007

643,351

53,633

168,477

376,513


2008

792,245

(43,121)

185,316

331,060

2009

1.191,283

128,123

185,316

425,466

Tuy vậy, nhìn chung tình hình SXKD của Công ty đảm bảo có lãi ở mức tối thiểu tỷ suất lợi
nhuận trên vốn khoảng trên 14%năm trở lên.
Các thành tích đạt được:
Trải qua một quá trình phấn đấu đầy khó khăn và thử thách, Công ty đã tự khẳng định, đứng
vững và phát triển. Ý chí quyết tâm cao của toàn thể Cán bộ CNV và Ban lãnh đạo Công ty đã
được đáp lại bằng những thành quả sau:
ƒ

Công ty được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào ngày 03/02/2000.
4/42


ƒ

Công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi
mới” vào ngày 07/11/2000.

ƒ

Công ty là đơn vị duy nhất trong toàn ngành đường có sản phẩm được bình chọn liên tục
trong 13 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1997-2009). Năm 2006 nằm trong
TOP 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn do báo Sài
Gòn Tiếp Thị tổ chức, năm 2007 nằm trong 100 thương hiệu dẫn đầu được người tiêu
dùng bình chọn do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.

ƒ

Năm 2004 - 2007, Công ty được bình chọn và được trao cúp vàng “Top Ten Thương
Hiệu Việt” do Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam - Mạng thương hiệu Việt bình chọn.

ƒ

Năm 2005 - 2007, nhận danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng” do Cục Sở hữu trí tuệ phối
hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin bình chọn.

ƒ

Năm 2006 - 2007, nhận danh hiệu “Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng”, doanh nghiệp Việt

Nam uy tín - chất lượng năm 2007.

ƒ

Năm 2006 đạt Cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”.

ƒ

Năm 2004 - 2008, nhận danh hiệu Bạn Nhà Nông.

ƒ

Sao vàng đất Việt năm 2008.

ƒ

Thương hiệu chứng khoán uy tín và Công ty Cổ phần hàng đầu năm 2008.

ƒ

Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

3. Định hướng phát triển:
3.1. Mục tiêu chủ yếu:
ƒ

Xây dựng Công ty Cổ phần đường Biên Hòa theo hướng phát triển bền vững trong lĩnh
vực SXKD Mía - Đường, có khả năng cạnh tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới.


ƒ

Tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao cho các Cổ đông, người lao động và các đối tác.

ƒ

Duy trì nhịp độ tăng trưởng hàng năm 5-10%.

3.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Với các mục tiêu chủ yếu trên,Công ty nhận thấy cần có những chiến lược phát triển sau đây:
ƒ

Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía: Mía - Đường vẫn là ngành cốt lõi trong hoạt
động của Công ty trong những năm tới đây. Vì vậy, phát triển ổn định vùng nguyên liệu
mía là chiến lược phát triển chủ yếu của Công ty, bảo đảm sự phát triển bền vững .
5/42


ƒ

Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh luyện.

ƒ

Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh
nghiệp hiện đại.

ƒ

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.


II. BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:
1. Nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2009:
ƒ

Vùng nguyên liệu mía được khôi phục và mở rộng.

ƒ

Lợi nhuận thực hiện cao nhất từ trước đến nay, khắc phụ được lỗ năm 2008.

ƒ

Thay đổi Tổng Gíam đốc điều hành.

ƒ

Thành lập Công ty con: Công ty TNHH Một Thành viên Biên Hòa - Thành long.

2. Tình hình Thực hiện so với Kế hoạch:
Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Cổ đông năm 2008 được Thực hiện đạt và
vượt Kế hoạch:
Chỉ tiêu

Đvt

NQ ĐHCĐ

Thực hiện


Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(4/3)

1. Doanh thu thuần

Triệu đồng

807.433

1.189.477

147

2. Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

45.599

128.122


281

Trong đó:
- Lợi nhuận từ SXKD

35.599

112.855

317

- Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán

10.000

15.267

152

3. Kế hoạch năm 2010:
Hoạt động SXKD chủ yếu trong lĩnh vực Mía - Đường.
ƒ

Sản xuất: 37.500 tấn đường thô và 90.000 tấn đường tinh luyện.

ƒ

Kinh doanh: 22.000 tấn đường các loại.

ƒ


Chỉ tiêu Tài chính:
o Doanh thu:
o Lợi nhuận trước thuế:
o Cổ tức:

1.539,00 tỷ đồng.
77,18 tỷ đồng.
2.000 đồng/CP.

6/42


III. BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC:
1. Báo cáo tình hình tài chính:
Stt
1

2

3

4

5

Chỉ tiêu

Đvt


Năm 2008

Năm 2009

- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản

53,59

39,80

- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản

46,41

60,20

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

44,66

51,56

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

55,34

48,44

- Khả năng thanh toán nhanh


1,01

1,00

- Khả năng thanh toán hiện hành

2,24

1,94

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

(7,23)

13,57

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

(5,35)

9,98

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn CSH

(13,07)

28,02

- Tổng tài sản


(10,59)

47,82

- Vốn điều lệ

9,99

-

- Doanh thu

21,67

48,89

Cơ cấu tài sản

Cơ cấu nguồn vốn

Khả năng thanh toán

Tỷ suất lợi nhuận

Khả năng tăng trưởng

%

%


Lần

%

%

2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Tổng quan:
Năm 2009, kinh tế Thế giới tiếp tục khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế diễn biến rất
phức tạp. Trước tình hình đó, Chính phủ nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp khích thích kinh tế
hữu hiệu và nhờ đó đã thực hiện được “mục tiêu tổng quát là ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội” như Nghị Quyết Chính phủ
thường kỳ tháng 12/2009 đã nhận định. Trong đó nổi bật nhất là gói kích cầu hỗ trợ lãi suất
4%/năm đã góp phần không nhỏ vào kết quả SXKD năm 2009 của Công ty.
Đối với ngành Mía - Đường Thế giới: Diễn biến hết sức phức tạp, quan hệ Cung - Cầu đường từ
chổ luôn dư thừa các năm trước dần chuyển sang thiếu hụt ngày càng tăng cao đã hỗ trợ giá
đường tăng liên tục và mạnh mẽ cho đến hiện nay.
Đối với ngành Mía - Đường Việt Nam: Do diện tích trồng mía ngày càng giảm, cộng với thời tiết
khắc nghiệt (hạn hán, mưa bão) và tình hình mía bị sâu bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng

7/42


mía thu hoạch vụ 2008 -2009 và tiếp tục sản lượng mía sụt giảm mạnh vụ 2009 - 2010. Do đó,
sản lượng đường các loại cung ứng thị trường trong nước ngày càng eo hẹp. Trong năm 2009,
Chính phủ đã cho phép nhập khẩu khoảng 90.000 tấn đường nhằm cung ứng kịp thời đường cho
Thị trường.
Kết quả thực hiện:
Chỉ tiêu


Đvt

NQ ĐHCĐ

Thực hiện

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(4/3)

1. Sản lượng SX Đường tinh luyện

Tấn

80.000

81.732

102

2. Sản lượng SX Đường thô


Tấn

38.400

33.511

87

3. Sản lượng TT đường tinh luyện

Tấn

80.000

84.866

106

4. Sản lượng TT đường kinh doanh

Tấn

15.000

17.665

118

5. Doanh thu thuần


Triệu đồng

807.433

1.189.477

147

6. Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

45.599

128.122

281

Trong đó:
- Lợi nhuận từ SXKD

35.599

112.855

217

- Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán

10.000


15.267

52

7. Trích KHCB

Triệu đồng

33.461

31.747

95

8. Qũy tiền lương

Triệu đồng

40.605

52.845

130

- Tiền lương b/quân(tháng)
9. Đầu tư XDCB

Đồng/người
Triệu đồng


54.215

13.517

25

10. Nộp Ngân sách

Triệu đồng

23.393

45.665

84

4.640.000

3. Những tiến bộ đã đạt được:
ƒ

Thành lập Công ty TNHH Một Thành viên Biên Hòa - Thành Long nhằm quản lý Dự Án
Cụm Chế biến Công nghiệp phía Tây Sông Vàm cỏ - Tây Ninh.

ƒ

Thành lập Xí nghiệp Nông nghiệp Thành Long nhằm quản lý sản xuất các Nông Trại Mía
tại Tây Ninh.


ƒ

Biện pháp kỹ thuật kiểm soát hoạt động Lò hơi: giảm tiêu hao than đá khoảng 15%.

4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010:
Tổng Quan :
Dự báo kinh tế Thế giới năm 2010, một loạt tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế đã nhận
định về triển vọng kinh tế toàn cầu năm tới và cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khả quan

8/42


trong năm 2010. Tuy nhiên, các nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thâm hụt
ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp cao,...
Dự báo kinh tế Việt Nam có cơ hội hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế thế giới trên và tốc độ
tăng trưởng GDP khoảng 6,5%. Tuy nhiên Chính phủ sẽ có chính sách thắt chặt tiền tệ và tín
dụng nhằm kiểm soát lạm phát.
Ngành mía đường Thế giới: Dự báo vụ 2009 - 2010, tiếp tục Cung - Cầu mất cân đối, lượng
đường thiếu hụt vào khoảng 7 triệu tấn (theo Tổ chức đường Thế giới - ISO).
Ngành mía đường Việt nam: Dự báo lượng đường thiếu hụt khoảng 300.000 tấn, nguyên nhân
chủ yếu là diện tích trồng mía bị thu hẹp, năng suất và chất lượng mía bị giảm sút, Chính phủ có
chủ trương nhập khẩu ngay từ giữa vụ sản xuất Mía - Đường nhằm cung ứng đủ lượng thiếu hụt
và bình ổn giá đường. Vì vậy dự báo thị trường đường trong nước năm 2010 sẽ diễn biến rất
phức tạp khó dự đoán được.
Mục tiêu cơ bản:
ƒ

Phát triển vùng nguyên liệu mía.

ƒ


Đầu tư các DA nhằm giảm chi phí sản xuất.

ƒ

Sử dụng vốn hiệu quả cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tối thiểu từ 15 - 20%/năm.
Các Chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
Chỉ tiêu

Đvt

Kế họach năm 2010

(1)

(2)

(4)

1. Sản lượng SX Đường tinh luyện

Tấn

90.000

2 .Sản lượng SX Đường thô

Tấn

37.500


3. Sản lượng tiêu thụ đường tinh luyện

Tấn

90.000

4. Sản lượng tiêu thụ đường kinh doanh

Tấn

22.000

5. Doanh thu thuần

Triệu đồng

1.539.338

6. Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

77.187

Trong đó:
- Lợi nhuận từ SXKD

77.187


- Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán
7. Cổ tức

0
%

8. Đầu tư XDCB

Triệu đồng

20
171.759

Các giải pháp thực hiện:
ƒ

Về Phát tiển vùng mía nguyên liệu:
9/42


o Tập trung 3 nhóm giải pháp (mở rộng quỹ đất, cơ giới hóa trồng - chăm sóc - thu
hoạch và chế độ giống - kỹ thuật canh tác).
o Đồng thời sớm xây dựng và công bố chính sách đầu tư trồng mía và chính sách thu
mua mía cho Nông dân trong vùng mía qui hoạch.
ƒ

Về đầu tư các Dự án nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất:

ƒ


Đối với sản xuất đường tinh luyện: đầu tư thiết bị nhằm tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu than
đá & điện.
o Đối với 2 Nhà máy đường tại Tây Ninh và Trị An: Đầu tư thiết bị nhằm tăng hiệu
suất thu hồi, giảm tỷ lệ mía/đường và nâng công suất ép.

ƒ

Về sử dụng vốn có hiệu quả cao:
o Theo dõi sát diễn biến của Thị trường đường thế giới và trong nước, chính sách điều
hành vĩ mô của Chính phủ.
o Phân tích thông tin và dự báo kịp thời tình hình thị trường đường.
o Phát triển thương hiệu “Đường tinh luyện Biên Hòa”, xây dựng Hệ thống phân phối
sản phẩm tiên tiến phù hợp.
o Tăng cường công tác Quản trị nhân sự và Tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro thất
thoát tài sản, rủi ro trong kinh doanh (đầu tư vốn cho Nông dân trồng mía, bán hàng
chậm trả,…), rủi ro về điều chỉnh chính sách tiền tệ của Chính phủ.
o Thu hẹp đầu tư Cổ phiếu, tập trung vốn phục vụ nhiệm vụ chính của Công ty là sản
xuất kinh doanh Mía - Đường.

IV. BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1. Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2009:
ĐVT: VNĐ
Stt

Nội dung

I

Tài sản ngắn hạn


1

Số đầu năm

Số cuối năm

277.753.890.802

532.632.377.622

Tiền và các khoản tương đương tiền

19.559.334.401

86.126.277.361

2

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

1.372.000.000

-

3

Các khoản phải thu ngắn hạn

90.907.280.995


241.481.270.130

4

Hàng tồn kho

165.314.482.806

201.271.427.516

5

Tài sản ngắn hạn khác

600.792.600

3.753.402.615

10/42


Stt

Nội dung

II

Tài sản dài hạn

1


Các khoản phải thu dài hạn

2

Số đầu năm

Số cuối năm

320.771.433.473

352.107.784.344

14.724.072.801

52.749.681.540

Tài sản cố định

281.992.953.232

263.749.797.795

- Tài sản cố định hữu hình

177.307.986.077

236.628.760.887

8.070.359.159


9.328.149.896

-

-

96.614.607.996

17.792.887.012

-

-

22.020.400.000

34.354.000.000

2.034.007.440

1.254.305.010

- Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định thuê tài chính
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3

Bất động sản đầu tư


4

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

5

Tài sản dài hạn khác

III

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

598.525.324.275

884.740.161.966

IV

Nợ phải trả

267.295.255.045

456.207.292.609

1

Nợ ngắn hạn

110.900.388.577


331.847.176.598

2

Nợ dài hạn

156.394.866.468

124.360.116.011

V

Vốn chủ sở hữu

331.230.069.230

428.532.869.357

1

Vốn chủ sở hữu

331.059.755.021

425.466.388.416

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

185.316.200.000


185.316.200.000

- Thặng dư vốn cổ phần

154.476.840.000

154.476.840.000

-

(1.852.417.625)

34.542.867.532

34.542.867.532

(43.276.152.511)

52.982.898.509

-

-

Nguồn kinh phí và quỹ khác

170.314.209

3.066.480.941


- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

170.314.209

3.066.480.941

- Nguồn kinh phí

-

-

- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

-

-

598.525.324.275

884.740.161.966

- Chênh lệnh tỷ giá hối đoái
- Các quỹ
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2

VI


TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009:
ĐVT: VNĐ
Stt

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

792.244.683.092 1.191.282.895.429

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV

790.087.548.664 1.189.447.960.432

4


Giá vốn hàng bán

739.766.891.206 1.027.577.201.116

2.157.134.428

1.834.934.997

11/42


Stt

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV

50.320.657.458

161.870.759.316

6

Doanh thu hoạt động tài chính


17.506.780.172

13.581.013.334

7

Chi phí tài chính

72.446.085.317

3.273.653.661

8

Chi phí bán hàng

19.234.870.317

18.791.298.089

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

19.649.039.230

25.507.241.856

10


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(43.502.557.234)

127.879.579.044

11

Thu nhập khác

565.752.495

274.129.037

12

Chi phí khác

184.747.140

31.045.455

13

Lợi nhuận khác

381.005.355

243.083.582


14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(43.121.551.879)

128.122.662.626

15

Chi phí thuế TNDN hiện hành

1.408.905.642

8.035.976.607

16

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

18

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

19


Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

(1.254.305.010)
(43.276.152.511)

120.086.686.019

(2.446)

6.480
25%

3. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ năm 2009:
ĐVT: VNĐ
Stt
I.
1.

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
SXKD
Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh
thu khác


815.255.681.331

1.219.467.845.079

(746.863.386.735)

(991.408.567.126)

2.

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ

3.

Tiền chi trả cho người lao động

(29.822.209.268)

(41.418.642.713)

4.

Tiền chi trả lãi vay

(27.695.955.503)

(16.281.007.594)

5.


Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

(1.408.905.642)

(7.084.444.383)

6.

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

1.828.021.898.286

2.126.227.834.099

7.

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

(1.824.329.636.581)

(2.304.835.748.844)

13.157.485.888

(15.332.731.482)

(11.653.593.600)

(5.186.198.734)


Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD
II.

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ

1.

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các loại
tài sản dài hạn khác

12/42


Stt
2.
3.
4.

Chỉ tiêu
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các
loại tài sản dài hạn khác

Năm 2008

Năm 2009

309.131.906

36.570.001


Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị
khác

(41.414.029.135)

(96.087.544.600)

Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của
đơn vị khác

53.961.073.387

70.711.876.202

5.

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

6.

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7.

Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được
chia

10.497.659.688


3.130.985.230

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Đầu tư

11.700.242.246

(25.527.711.901)

452.936.409.150

624.566.472.375

(470.847.386.551)

(498.661.320.137)

(218.648.100)

(18.453.969.000)

(18.129.625.501)

107.451.183.238

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

6.728.102.633

66.590.739.855


Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

12.831.231.768

19.559.334.401

III.

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH

1.

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của
chủ sở hữu

2.

Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại
cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

3.

Tiền vay ngắn hạn và dài hạn đã nhận được

4.

Tiền chi trả nợ gốc vay

5.


Tiền chi trả nợ thuê tài chính

6.

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Tài chính

(1.200.000.000)
3.066.600.000

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

(23.796.895)
19.559.334.401

86.126.277.361

4. Thuyết minh Báo cáo Tài chính:
1.

Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1.1.

Năm tài chính

Năm tài chính của Công ty từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.

1.2.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam.

2.

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
13/42


2.1.

Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

2.2.

Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán là nhật ký chung.

2.3.

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam
Công ty tuân thủ Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam để soạn thảo và trình bày các
báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009.

3.

Các chính sách kế toán áp dụng


3.1.

Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền
ƒ

Nguyên tắc xác định các khoản tiền và tương đương tiền
Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản ký gởi không kỳ hạn. Tương
đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ
dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

ƒ

Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày
phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi
sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toán được ghi nhận trong
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư vào ngày khóa sổ năm tài
chính được ghi nhận theo hướng dẫn tại Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15
tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính.

3.2.

Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
ƒ

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho được hạch toán theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện

được thấp hơn giá gốc thì hạch toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại,
chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác
14/42


có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi
phí mua.
ƒ

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối năm tài chính
Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

ƒ

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

3.3.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
ƒ

Nguyên tắc ghi nhận
Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác thể hiện giá trị có thể thực hiện được
theo dự kiến.


ƒ

Nguyên tắc dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán
hoặc các khoản nợ có bằng chứng chắc chắn là không thu được.

3.4.

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
ƒ

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá
là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính
đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng.

ƒ

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là
toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính
đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng theo dự tính.

ƒ

Phương pháp khấu hao
Trong năm tài chính 2009, Công ty đã chuyển đối từ phương pháp khấu hao đường
thẳng sang phương pháp khấu hao theo số lượng đối với các tài sản cố định hữu hình
trực tiếp tham gia sản xuất tại Nhà máy Tây Ninh và Nhà máy Trị An theo Quyết
định số 010/2009/QĐ-BHS-HĐQT, ngày 02 tháng 3 năm 2008 của Hội Đồng Quản

Trị. Theo đó, mức khấu hao định mức là 548 đồng/kg đường thô sản xuất tại Nhà
máy Tây Ninh và 765 đồng/kg đường thô sản xuất tại Nhà máy Trị An. Việc thay đổi

15/42


phương pháp khấu hao đã làm chi phí khấu hao năm 2009 giảm so với cùng kỳ năm
trước là 7,2 tỷ đồng.
Đối với các tài sản cố định còn lại: nguyên giá tài sản cố định được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản.
Thời gian khấu hao ước tính cho một số nhóm tài sản như sau:
Năm 2009
+ Nhà cửa, vật kiến trúc

5 – 10 năm

+ Máy móc thiết bị

5 – 10 năm

+ Phương tiện vận tải

6 – 10 năm

+ Thiết bị văn phòng

5 – 6 năm

+ Chi phí đền bù, giải tỏa
3.5.


5 – 15 năm

Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác
ƒ

Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở
dang được tính vào giá trị của tài sản đó khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được
một cách đáng tin cậy. Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền
trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt.

ƒ

Phương pháp phân bổ chi phí trả trước
Chi phí hỗ trợ trồng mới cho nông dân được ghi nhận theo phương pháp thực thu,
thực chi.

3.6.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
ƒ

Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn được ghi nhận theo giá gốc.

ƒ

Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác được ghi nhận theo giá gốc.


ƒ

Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
Cuối năm tài chính, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của chứng khoán đầu tư
nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Số dự phòng
giảm giá đầu tư chứng khoán được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của chứng khoán
đầu tư lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

16/42


3.7.

Ghi nhận chi phí phải trả và dự phòng phải trả
ƒ

Chi phí phải trả được ghi nhận căn cứ vào các thông tin có được vào thời điểm cuối
năm và các ước tính dựa vào thống kê kinh nghiệm.

ƒ

Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, Công ty và các nhân viên phải đóng góp vào quỹ Bảo
hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý. Mức đóng bởi mỗi bên được
tính bằng 1% của mức thấp hơn giữa lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lần mức
lương tối thiểu chung được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

ƒ

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ theo tỷ lệ là 2% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh

nghiệp.

3.8.

Nguồn vốn chủ sở hữu
ƒ

Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

ƒ

Ghi nhận cổ tức
Cổ tức được ghi nhận là một khoản phải trả vào ngày công bố cổ tức.

ƒ

Nguyên tắc trích lập các quỹ dự trữ từ lợi nhuận sau thuế
Các quỹ dự trữ được trích lập theo quy định tại Điều lệ Công ty.

3.9.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
ƒ

Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ
thu được. Trong hầu hết các trường hợp, doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao
cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá.

ƒ


Doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác
định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến
nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn
thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

ƒ

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được ghi nhận khi bán. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
cũng bao gồm cổ tức từ các khoản đầu tư và được ghi nhận khi quyền của cổ đông
đối với việc nhận khoản lợi tức này được thiết lập.

ƒ

Lãi đầu tư trồng mía: lãi phải thu từ khoản ứng vốn cho nông dân trồng mía được ghi
nhận trên cơ sở thực thu.

17/42


3.10. Thuế
ƒ

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
hiện hành, chi phí thuế TNDN hoãn lại: Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định
trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành; chi phí
thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ,
số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN dự tính sẽ áp dụng cho năm
tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và
các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc năm tài chính.


ƒ

Ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với hoạt động sản xuất:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi trong 12 năm, kể từ năm 2001 là
15%.
- Miễn 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (năm 2001) và giảm 50% số thuế phải
nộp trong 7 năm tiếp theo.
Đối với hoạt động thương mại:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi trong 10 năm, kể từ năm 2001 là
20%.
- Miễn 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (năm 2001) và giảm 50% số thuế phải
nộp trong 6 năm tiếp theo.
Giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm: 2010 và 2011 đối
với hoạt động sản xuất; 2009 và 2010 đối với hoạt động thương mại do có chứng
khoán niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo
Công văn số 153/TCT-PC ngày 14/1/2010 của Tổng Cục Thuế.

ƒ

Các báo cáo thuế của Công ty chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng
luật và các quy định thuế đối với các nghiệp vụ khác có thể được hiểu theo nhiều
cách khác nhau, do vậy, các số liệu thuế thể hiện trên báo cáo tài chính có thể bị thay
đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

3.11. Các bên liên quan
Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng
đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động.

18/42



3.12. Số liệu so sánh
Một vài số liệu so sánh đã được sắp xếp lại cho phù hợp với việc trình bày báo cáo tài chính của
năm tài chính này.

4.

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên bảng cân đối kế toán

4.1.

Tiền và các khoản tương đương tiền
Cuối năm

Đầu năm

4.062.911.974

1.381.995.161

Tiền gửi ngân hàng

18.063.365.387

18.177.339.240

Các khoản tương đương tiền

64.000.000.000


-

86.126.277.361

19.559.334.401

Tiền mặt

Tổng cộng

Các khoản tương đương tiền là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi suất từ
8,8%/năm đến 10,49%/năm.
4.2.

Các khoản phải thu khác
Cuối năm

Đầu năm

6.500.000.000

-

Dự án Nhà ở cán bộ công nhân viên

699.816.435

701.536.435


Thuế thu nhập cá nhân

205.598.740

232.394.141

Lãi phải thu tiền gởi ngân hàng

681.205.479

-

2.283.622.188

700.572.779

10.370.242.842

1.634.503.355

Trả trước tiền mua lại phần vốn góp Công ty
TNHH Hải Vy

Khác
Tổng cộng
4.3.

Khoản ứng vốn trồng mía
Trong khoản mục Trả trước cho người bán là 149.441.721.542 đồng có khoản ứng vốn
ngắn hạn cho nông dân đến ngày 31/12/2009 là 23.085.914.610 đồng, với các thông tin

về việc ứng vốn cho nông dân trồng mía tại Nhà máy Tây Ninh và Nhà máy Trị An sẽ
được thu hồi bằng việc thu mua mía trong vụ thu hoạch năm 2009-2010, chi tiết như sau:

Phải thu ứng vốn - ngắn hạn

Cuối năm

Đầu năm

23.085.914.610

19.708.010.352

19/42


Phải thu ứng vốn – dài hạn
Tổng cộng
Dự phòng phải thu khó đòi
Giá trị thuần khoản phải thu

4.4.

62.687.990.974

21.629.425.602

85.773.905.584

41.337.435.954


(9.938.309.434)

(6.905.352.801)

75.835.596.150

34.432.083.153

Hàng tồn kho
Cuối năm

Đầu năm

Hàng đang đi đường

14.663.296.592

7.500.874

Nguyên liệu, vật liệu

98.967.672.439

41.436.689.755

Công cụ, dụng cụ

10.892.153.675


10.311.351.332

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

20.167.784.951

37.674.475.369

Thành phẩm

51.510.737.614

71.618.311.263

5.069.782.245

4.266.154.213

Cộng giá gốc hàng tồn kho

201.271.427.516

165.314.482.806

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

-

-


201.271.427.516

165.314.482.806

Hàng hóa

Giá trị thuần có thể thực hiện

Toàn bộ giá trị hàng tồn kho đã được thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn, hàng tồn kho
được phép luân chuyển với điều kiện giá trị hàng tồn kho ít nhất phải bằng 100 tỷ đồng.
4.5.

Tài sản ngắn hạn khác

Tạm ứng
Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Tổng cộng

Cuối năm

Đầu năm

331.168.208

142.299.000

1.950.000.000

-


2.281.168.208

142.299.000

20/42


4.6.

Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình
Đvt : 1.000 đ
N/cửa, Vật
kiến trúc

Máy móc
thiết bị

Phương tiện
vận tải

Thiết
bị,dụng cụ
quản lý

Tổng cộng

Nguyên giá
Số dư đầu năm

83.394.762


294.824.189

6.682.094

3.203.583

388.104.628

31.564.087

53.164.849

3.534.781

1.771.012

90.034.730

(41.573)

(291.263)

(332.837)

Mua trong năm
Đầu tư XDCB hoàn thành
Chuyển sang BĐS đầu tư
Thanh lý, nhượng bán
Số dư cuối năm


114.958.849

347.989.038

10.175.302

4.683.331

477.806.521

3.666.536

2.355.060

210.796.642

658.769

300.799

30.713.955

(41.573)

(291.263)

(332.837)

58.145.834 176.283.598


4.383.732

2.364.595

241.177.760

30.389.733 143.054.172

3.015.557

848.522

177.307.986

56.813.015 171.705.439

5.791.570

2.318.736

236.628.760

Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm
Khấu hao trong năm

53.005.028 151.770.016
5.140.805


24.513.582

Chuyển sang BĐS đầu tư
Thanh lý, nhượng bán
Số dư cuối năm
Giá trị còn lại
Tại ngày đầu năm
Tại ngày cuối năm
ƒ

Giá trị còn lại cuối năm của tài sản đã dùng thế chấp các khoản vay dài hạn là

157.943.110.987 đồng (xem mục 4.17).
ƒ

Nguyên giá của tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là

50.300.422.006 đồng.
4.7.

Tăng, giảm tài sản cố định vô hình
Quyền sử dụng
đất

Chi phí đền bù,
san lấp

Tổng cộng

Số dư đầu năm


7.876.671.758

2.826.617.042

10.703.288.800

Mua trong năm

2.291.400.000

-

2.291.400.000

Nguyên giá

21/42


Thanh lý, nhượng bán
Số dư cuối năm

-

-

-

10.168.071.758


2.826.617.042

12.994.688.800

1.298.612.011

1.334.317.630

2.632.929.641

782.750.509

250.858.754

1.033.609.263

-

-

-

2.081.362.520

1.585.176.384

3.666.538.904

6.578.059.747


1.492.299.412

8.070.359.159

8.086.709.238

1.241.440.658

9.328.149.896

Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm
Khấu hao trong năm
Thanh lý, nhượng bán
Số dư cuối năm
Giá trị còn lại
Tại ngày đầu năm
Tại ngày cuối năm
ƒ

Giá trị còn lại cuối năm của quyền sử dụng đất đã dùng thế chấp là 6.155.515.957

đồng (xem mục 4.11 của thuyết minh này).
ƒ

Nguyên giá của tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là 32.501.174

đồng.
4.8.


Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Cuối năm

Đầu năm

-

82.358.324.504

Dự án Cụm Chế biến Công nghiệp Tây Sông
Vàm Cỏ

15.083.667.296

12.809.106.668

Khác

2.709.219.716

1.447.176.824

17.792.887.012

96.614.607.996

Cuối năm

Đầu năm


Nhà máy Đường Trị An

Tổng cộng
4.9.

Đầu tư dài hạn khác

Cổ phiếu
Trái phiếu công trình
Cộng giá gốc các khoản
đầu tư dài hạn khác
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác
Giá trị thuần của
đầu tư tài chính dài hạn khác

60.675.515.864 (*)

64.780.340.000

170.000.000

170.000.000

60.845.515.864

64.950.340.000

(26.491.515.864) (**)
34.354.000.000


(42.929.940.000)

22.020.400.000

22/42


Tại thời điểm báo cáo tài chính này được phê chuẩn, Công ty không có dự định bán các
khoản đầu tư này trong tương lai gần.
(*) Đầu tư cổ phiếu tại các đơn vị sau:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín

Số lượng

Giá trị đầu tư tại
ngày 31/12/2009

1.040.000

43.075.515.864

480.000

17.600.000.000

Tổng cộng


60.675.515.864

Khoản đầu tư 480.000 cổ phiếu Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín
(Sacomreal), mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó 320.000 cổ phiếu Sacomreal phải
được Công ty nắm giữ tối thiểu 3 năm kể từ ngày chính thức đứng tên trên cổ phiếu theo
Biên bản thỏa thuận hợp tác ngày 3/4/2007 giữa hai bên.
(**) Dự phòng giảm giá cổ phiếu:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín

Số lượng

Giá trị dự phòng tại
ngày 31/12/2009

1.040.000

(18.011.515.864)

480.000

(8.480.000.000)

Tổng cộng

(26.491.515.864)

4.10. Tài sản thuế hoãn lại
Cuối năm


Đầu năm

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến 1.254.305.010
khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

1.254.305.010

Tổng cộng

1.254.305.010

1.254.305.010

Cuối năm

Đầu năm

231.522.223.500

46.993.009.211

24.737.478.121

25.270.278.121

256.259.701.621

72.263.287.332


4.11. Vay ngắn hạn

Vay ngân hàng
Vay dài hạn đến hạn trả (xem mục 5.17)
Tổng cộng

23/42


Các khoản vay ngắn hạn là khoản vay tại các ngân hàng với lãi suất từ 5%/năm đến
12%/năm đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam và từ 6%/năm đến 6,6%/năm đối với
khoản vay bằng USD. Các khoản vay này được thế chấp bằng:
-

Quyền sử dụng đất có giá trị còn lại là 6.155.515.957 đồng (xem mục 5.7)

-

Toàn bộ giá trị hàng tồn kho với điều kiện giá trị hàng tồn kho ít nhất phải bằng 100
tỷ đồng (xem mục 5.4)

-

Các khoản phải thu khách hàng với điều kiện giá trị các khoản phải thu tại mọi thời
điểm nhiều hơn 5 triệu USD.

4.12. Phải trả người bán và người mua trả tiền trước

Phải trả người bán
Người mua trả tiền trước

Tổng cộng

Cuối năm

Đầu năm

24.893.790.942

20.590.902.772

7.447.052.420

3.250.343.520

32.340.843.362

23.841.246.292

Phải trả người bán là các khoản phải trả thương mại phát sinh trong điều kiện kinh doanh
bình thường của Công ty.
4.13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước
Cuối năm

Đầu năm

3.942.487.841

238.187.502

Thuế tiêu thụ đặc biệt


344.712.060

345.915.543

Thuế thu nhập doanh nghiệp

951.532.224

-

43.926.384

68.086.379

5.282.658.509

652.189.424

Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân
Tổng cộng
4.14. Phải trả người lao động

Là khoản lương tháng 12 và thưởng năm 2009 phải trả.
4.15. Chi phí phải trả
Cuối năm

Đầu năm


Chi phí trích trước tiền hỗ trợ trồng mía

4.487.934.880

-

Trích trước chi phí nước

1.500.000.000

626.600.687

24/42


×