Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát đồng đức bốn (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.78 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THÚY LIỄU

LỤC BÁT VÀ NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT
ĐỒNG ĐỨC BỐN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số
: 62.22.02.40

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2016


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Tình

Phản biện 1: GS. TS. Vũ Đức Nghiệu
Phản biện 2: PGS. TS. Hà Quang Năng
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện
Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi –
Thanh Xuân – Hà Nội.


Vào hồi

giờ

ngày tháng năm 2016.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
0.1. Lí do chọn đề tài
0.1.1. Lục bát là thể thơ rất gần gũi, quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Một nhà thơ
chọn thể thơ này nghĩa là chấp nhận một thử thách về tài năng và năng lực tìm tịi cái mới
trong tư duy thơ. Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền
thống một sức sống mới, góp phần khẳng định giá trị lâu bền của thể loại thơ này trong
dòng thơ dân tộc. Vậy nên, thơ lục bát Đồng Đức Bốn trở thành một đối tượng nghiên cứu
lí tưởng xét từ nhiều góc độ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau, trong đó có cách
tiếp cận của ngôn ngữ học.
0.1.2. Đồng Đức Bốn đã tạo nên một phong cách riêng, một giọng điệu riêng giàu sức ám
ảnh trong thơ mà đặc biệt là thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Thơ của Đồng Đức Bốn xứng
đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ, tồn diện để thấy được đóng
góp của thơ ơng với nền văn học nước nhà. Đây là một hướng đi cần thiết vừa mang tính
chuyên sâu vừa mang tính liên ngành.
0.1.3. Nghiên cứu về thể thơ lục bát theo cách tiếp cận ngơn ngữ học hiện nay vẫn cịn
những khoảng trống có nhu cầu địi hỏi được nghiên cứu.
Đó là những lí do đã thúc đẩy chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ lục
bát của tác giả Đồng Đức Bốn.
0.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

0.2.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, thơng qua việc ứng dụng lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động
hành chức để khám phá được vai trò đặc biệt của ngôn ngữ thơ lục bát trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn.
Thứ hai, đề tài góp phần xác nhận tính phổ quát, tính sáng tạo trong thơ lục bát Đồng
Đức Bốn nói riêng. Với mỗi tác phẩm văn chương, vai trị của ngơn ngữ lại được tác giả
thể hiện theo cách riêng của mình. Điều đó giúp người đọc nhận biết được phong cách cá
nhân của từng tác giả.
Thứ ba, đề tài góp phần khẳng định thể thơ lục bát tồn tại và có sức sống lâu bền nhất
trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó từng được mệnh danh là “quốc túy”. “quốc phong” và
đang có xu hướng trở thành di sản văn hóa của dân tộc.
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát và làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát truyền thống và thơ lục bát Đồng
Đức Bốn.
Khảo sát, miêu tả và phân tích cách tổ chức vần, nhịp, phối thanh trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn, chỉ ra sự kế thừa và cách tân về hình thức thơ theo khuynh hướng hiện đại
hóa thơng qua việc so sánh thơ lục bát hiện đại với thơ lục bát truyền thống; Xem xét thanh
điệu trong mối quan hệ với vần và nhịp để thấy được sự chi phối của các yếu tố trong việc
tổ chức nhạc tính trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
Khảo sát việc sử dụng ngôn từ, một số biện pháp tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
0.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp miêu tả, phương pháp
phân tích diễn ngơn, phương pháp phân tích định lượng, phương pháp thống kê, thủ pháp
so sánh đối chiếu.
Luận án sử dụng các thủ pháp thống kê tốn học, phân loại và hệ thống hóa, mơ hình
hóa để dựng lên bức tranh toàn cảnh đặc điểm vầ vần, nhịp, hài thanh trong thơ lục bát Đồng
Đức Bốn.
1



0.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
0.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ lục bát và thơ lục bát Đồng Đức Bốn (tổ
chức, mơ hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thời cũng đặt việc
nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ lục bát trong mối tương quan với thi pháp học ngơn ngữ
thơ, phân tích diễn ngơn ngôn ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ lục bát…
0.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của Đồng Đức
Bốn trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát, gồm: vần, nhịp, hài thanh và một số phương
tiện tạo nghĩa, ngôn từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
0.5. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu gồm 198 bài thơ lục bát Đồng Đức Bốn để khảo sát.Ở phương
diện so sánh thơ lục bát Đồng Đức Bốn và thơ lục bát truyền thống, đề tài sử dụng một số
tư liệu đã được xử lý của một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp vì những tư liệu này phù
hợp, đáp ứng với mục đích nghiên cứu của đề tài.
0.6. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về ngữ âm trong lục bát
Đồng Đức Bốn với những đặc điểm riêng mang tính đặc thù.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án có thể có những đóng góp mới vào việc
nghiên cứu ngôn ngữ thơ lục bát với lối tiếp cận ngôn ngữ học, hướng tới việc nghiên cứu
cấu trúc của ngôn ngữ thơ lục bát nhưng đồng thời cũng đặt việc nghiên cứu cấu trúc ngôn
ngữ thơ lục bát trong mối tương quan với thi pháp học ngôn ngữ thơ, phân tích diễn ngơn
ngơn ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ…
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phủ nhận quan niệm cho rằng: lục bát được
định hình trong ca dao và đến Truyện Kiều thì nó hồn thành sứ mệnh lịch sử và nhường
chỗ cho thể loại thơ khác.
0.7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận
án gồm 4 chương: Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ lục bát, lục bát Đồng
Đức Bốn và cơ sở lý thuyết của luận án; Chương II. Vần và nhịp trong thơ lục bát Đồng

Đức Bốn; Chương III. Luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn; Chương IV. Cấu
tứ và ngôn từ. Một số biện pháp tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ LỤC BÁT, THƠ LỤC BÁT
ĐỒNG ĐỨC BỐN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ lục bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thơ lục bát
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu về thơ và ngơn ngữ thơ Việt Nam rất phong
phú và đa dạng. Tác giả Dương Quảng Hàm đã đề cập đến những nét cơ bản của các thể
loại thi ca tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này cùng với những kết quả nghiên
cứu đã có của Phan Kế Bính, Bùi Kỉ, đến năm 1971, các tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà
Minh Đức đã nghiên cứu về cấu trúc hình thức phổ quát và giản yếu lịch sử phát triển của
các thể thơ nói chung. Gần hơn nữa, một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả như Trần
Đình Sử, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Lưu Oanh, Mã Giang Lân, Nguyễn Phạm Hùng,
Bùi Công Hùng…đều hướng tới nghiên cứu một hoặc một vài tác giả, tác phẩm thơ ở các
2


góc độ như: tiến trình văn học; phê bình lí luận văn học; sự cách tân thơ văn; nghiên cứu
thơ theo hướng thi pháp học văn học.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chú ý đến những tiếp cận mới về nghệ thuật thi ca và các
yếu tố ngôn ngữ trong thơ đã có mầm mống ở Nga từ đầu thế kỉ XX. Các nhà hình thức
Nga như R. Jacobson, V. Girmunski đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành
nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngơn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc độ
ngơn ngữ. Trước tiên phải kể đến Phan Ngọc (1985). Một số tác giả với cách nhìn mới từ
góc độ ngơn ngữ học, lấy phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học ứng dụng vào việc
phân tích để nhận ra các tầng bậc và các mối quan hệ về tổ chức ngôn ngữ bên trong của
thể thơ này. Đó là các tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình (2001), Nguyễn Phan Cảnh
(2006), Mai Ngọc Chừ (1986), Hữu Đạt (2000), Nguyễn Thái Hòa (1999), Lý Toàn Thắng

(2002), Phan Diễm Phương (1998), Hồ Văn Hải (2008)…
Từ góc độ lí luận văn học, các nhà nghiên cứu đã xem xét thi luật của lục bát gồm vần
và nhịp, tiết tấu và âm hưởng, kết cấu và giọng điệu,… Đó là các tác giả Bùi Văn Nguyên,
Hà Minh Đức (1971), Đỗ Lai Thuý, Trần Khánh Thành (1982), Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (1992), Lạc Nam (1993), Bùi Văn Nguyên, Phan Diễm Phương (1998),
Mã Giang Lân (2000)…Gần đây, một số khoá luận, luận văn ở các trường đại học cũng có
những nghiên cứu thơ lục bát từ góc độ ngơn ngữ học.
1.1.2. Những nghiên cứu thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam
Có nhiều lối nghiên cứu về thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại ở Việt Nam. Trong
đó, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến mọi vấn đề lý luận của thể thơ lục bát như vần, nhịp,
luật phối thanh, các biến thể…Đó là các tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình (2001), Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992).
1.1.3. Tình hình nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
1.1.3.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Từ trước đến nay có khơng ít các nhà nghiên cứu, phê bình cũng đã đi tìm hiểu về cách
thức thể hiện trong từng tập thơ, từng bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Điểm qua các
nghiên cứu về ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn chúng tôi thấy có các ý kiến, bài viết
của các tác giả : Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Thanh Toàn, Lê Quốc
Hán, Chu Nhạc, Chu Toàn, Chử Văn Long, Trần Huy Tản…
Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết của các tác giả thể hiện sự đánh giá, sự cảm nhận
của mình về một trong những bài thơ lục bát tiêu biểu của Đồng Đức Bốn như các tác giả
Nguyễn Đăng Điệp (2007), nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn (2006). Trên các website của Hội
nhà văn, của các cá nhân, một số nhà văn, nhà thơ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn
Huy Thiệp, Văn Chinh,… đã viết về lục bát của Đồng Đức Bốn.
1.1.3.2. Những ý kiến trái chiều khi nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình văn học Nguyễn Hồ, nhà thơ Trần Đăng
Khoa, nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh (2006), Nhà văn Đình Kính (2006) đều có những nhận
xét trái chiều khi tìm hiểu, nghiên cứu về thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
1.2. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Thể thơ lục bát

1.2.1.1. Quá trình hình thành thể lục bát
Hiện nay, chưa có một nhà nghiên cứu nào xác định được niên đại ra đời của thể thơ
lục bát trong văn học viết. Qua các cứ liệu để lại, có thể nói, thể thơ lục bát trong văn học
viết Việt Nam tồn tại và phát triển qua ba thời kì lớn: thế kỉ XIII- XVII, thế kỉ XVIII- XIX
3


và thế kỉ XX cho đến nay. Ba thời kì này đồng thời cũng là quá trình vận động và phát triển
của thể lục bát trên cả ba phương diện: chức năng, nội dung và thi pháp thể loại thơ lục bát
1.2.1.2. Quá trình vận động của thể thơ lục bát
Về thể lục bát truyền thống trong ca dao, đó là những tác phẩm thơ ca dân gian, ca
dao được sáng tác dưới nhiều hình thức thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn
chữ, hỗn hợp, tuy nhiên được vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát.
Về thể thơ lục bát trong văn học trung đại: trong văn học trung đại cuối thế kỉ XVIIIđầu thế kỉ XIX, các nhà thơ đã phát huy tối đa sức mạnh tự sự (kể chuyện) của thể thơ lục
bát. Lịch sử giai đoạn này đã chứng kiến sự nở rộ của thể loại truyện thơ Nôm với những
tác phẩm xuất sắc.
Về thể thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới: chức năng nổi trội của lục bát thời kì này
là bày tỏ tình cảm tâm trạng cá nhân của cái tơi trữ tình (chức năng trữ tình). Ưu thế của
vai trò kể chuyện thuật kể trong lục bát truyền thống giờ đây đã được nhường vị trí cho
chức năng trữ tình. Đây cũng là một trong những căn cứ khu biệt lục bát hiện đại với lục bát
truyền thống.
Về thể thơ lục bát trong thời hiện đại: Thể lục bát với những cách thức xử lý phong
phú, đa dạng đang duy trì được sức sống và hịa nhập vào đời sống chung của thơ ca hiện
đại. Thơ lục bát hiện đại tồn tại dưới hai dạng: Dạng thứ nhất, lục bát nguyên thể; Dạng thứ
hai, lục bát phối xen. Cả hai dạng đều có thể được xem xét trên các phương diện cấu trúc,
thi pháp dòng thơ và chức năng biểu đạt nội dung của chúng.
1.2.1.3. Biến thể và biến dạng của lục bát
Tác giả Bùi Kỷ (gọi hát xẩm là biến thể của lục bát. Tác giả Dương Quảng Hàm
(2002) khẳng định hát nói và lục bát gieo vần ở tiếng thứ tư là hai biến thể của lục bát. Tác
giả Bùi Văn Nguyên (1971), ngoài điểm lưu ý là “tiếng thứ hai có thể linh động bằng hay

trắc”, còn đưa ra “hệ thống đặc biệt” với hai trường hợp: lục bát gieo vần trắc và gieo vần
bằng ở tiếng thứ tư. Tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình (2001) cho rằng “có thể có hiện
tượng biến thể” ở ba bậc: bậc vị trí, bậc bước (tức nhịp) và bậc dịng. Tác giả Nguyễn Xn
Kính (1996) lưu ý “một kiểu gieo vần khác” (tức là gieo vần lưng ở tiếng thứ tư dòng bát)
và nêu lên ba biến thể của dòng lục bát trong ca dao.
Như vậy, dù gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng cũng là để chỉ những hiện tượng biến
đổi của thể lục bát. Quan sát những biến đổi đó, tác giả Phan Diễm Phương (1998) nhận
thấy chúng cần được phân biệt thành hai loại khác nhau: một loại tạo nên biến thể, và một
loại tạo nên biến dạng của thể lục bát.
1.2.2. Một số vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa
1.2.2.1. Ngữ âm học và âm vị học
Về ngữ âm, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Thơ là hình thức tổ chức ngơn ngữ đặc biệt
mang thuộc tính thẩm mĩ về ngữ âm. Nói đến thơ là nói đến các yếu tố nằm trong sự vận
dụng nghệ thuật hình thức âm thanh ngơn ngữ. Đó là sự hồ phối về âm thanh, là ngắt
dịng, ngắt nhịp, là sự hiệp vần.
1.2.2.2. Bình diện ngữ nghĩa
Trong thơ, ngôn ngữ cô đọng, từ ngữ và hình ảnh súc tích, đa nghĩa. Ngữ nghĩa và
ngữ âm là hai mặt cơ bản cấu thành tác phẩm thi ca. Dù âm thanh và ý nghĩa trong thơ
được nghiên cứu một cách cơ lập thì hai bình diện này bao giờ cũng được bao hàm một
cách tất yếu. Bởi vì, sự tương đồng giữa các âm thanh được chiếu lên chuỗi tiết tấu như là
ngun lí cấu thành nó thế nào cũng bao hàm tính tương đồng ngữ nghĩa.
1.2.2.3.Bình diện ngữ pháp
4


Sự lặp lại một hình tượng ngữ pháp (figure grammaticale) cùng với sự lặp lại một
hình tượng ngữ âm (figure phonique) là nguyên tắc cấu tạo của một tác phẩm thơ. Đơi khi,
những tương phản trên bình diện tổ chức ngữ pháp đã tạo áp lực đối với việc phân chia bài
thơ thành những khổ thơ hoặc những phần của khổ thơ như câu thơ (dòng thơ).
1.2.2.4. Cấu trúc âm luật của thể thơ lục bát

Theo tác giả Phan Diễm Phương (1998), hai nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn và Võ
Bình (2001)có ba yếu tố tạo nên cấu trúc âm luật của thể thơ lục bát, đó là: sự tổ hợp các
dòng, phối điệu, gieo vần, ngắt nhịp như sau:
Về sự tổ hợp các dòng ở thể lục bát: Dòng trong thể lục bát là một trong hai vế song
hành lập thành một khổ thơ, dòng lục (6 tiếng) trên, và dòng bát (8 tiếng) dưới.
Về cách gieo vần ở thể lục bát: Gieo vần trong thơ lục bát thực hiện theo hai nguyên
tắc: Về thanh điệu: Đó là vần bằng, tức là những những bộ vần trong đó các tiếng tham gia
hiệp vần mang thanh bằng (ngang, huyền); Về vị trí gieo vần: Lục bát vừa có vần chân
(cịn gọi là cước vận) được gieo vào cuối dòng thơ, vừa có vần lưng (cịn gọi là u vận),
được gieo ở giữa dòng thơ, thường là vào tiếng thứ sáu dịng bát. Sự chắp dính giữa các
vần có thể được hình dung theo mơ hình sau đây:
Sơ đồ 1.1. Mơ hình vần thơ trong thể thơ lục bát truyền thống
1

2

3

4

5

6

1

2

3


4

5

6

1

2

3

4

5

6

1

2

3

4

5

6


7

8

7

8

Về ngắt nhịp ở thể lục bát: Một vế tương đương nhỏ nhất trong ngôn từ thi ca được
gọi là một nhịp (bước thơ). Nhịp là đơn vị cơ bản tạo nên độ dài các dòng thơ.
Về phối điệu ở thể lục bát: Ba nguyên tắc phối điệu của lục bát là:
Nguyên tắc thứ nhất là các tiếng chẵn 2, 4, 6 và 8 phải theo quy định về thanh điệu
(B hoặc T); trong khi đó, các tiếng lẻ 1, 3, 5 và 7 được hoàn toàn tự do. Cụ thể là tiếng thứ
2 mang thanh bằng, tiếng 4 mang thanh trắc, tiếng 6 và tiếng 8 mang thanh bằng.
Nguyên tắc thứ hai, là hệ quả của nguyên tắc thứ nhất, là các tiếng chẵn 2, 4, 6 của
mỗi dòng, theo quan hệ chiều dọc phải niêm (dính kết) với nhau theo từng cặp: tiếng thứ 2
đều bằng, tiếng thứ 4 đều trắc và tiếng thứ sáu đều bằng.
Nguyên tắc thứ ba, là theo quan hệ chiều ngang, ngoài đối lập bằng - trắc, thể hiện ở
các tiếng chẵn 2, 4, 6 của mỗi dòng, việc phối điệu còn dựa trên sự đối lập trầm bổng giữa
hai tiếng 6 và 8 của dòng bát.
1.2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu thể lục bát
1.2.3.1. Hướng nghiên cứu thi pháp học và theo lý thuyết hệ thống và cấu trúc
Thứ nhất là: Quan niệm của Ferdinand de Saussure về hệ thống và cấu trúc trong
giáo trình “Ngơn ngữ học đại cương”; Thứ hai là: Quan niệm về ngôn ngữ học và thi học
của R. Jakobson; Thứ ba là: Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phan Cảnh về thơ theo
hướng ngôn ngữ học, phong cách học; Thứ tư là: Quan niệm của Ju.M. Lotman trong “Cấu
trúc văn bản nghệ thuật”:
1.2.3.2. Lý thuyết ngữ cảnh và phân tích diễn ngơn

5



Ngữ cảnh, theo quan niệm của David Nunan, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp:
Các quan niệm về ngữ cảnh trên đây được chúng tôi vận dụng tùy theo mức độ để phân
tích bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong các mối quan hệ, liên hệ xung quanh nó, trong thế
tương tác nhiều chiều với các yếu tố trong và ngoài nó.
George Yule trong “Dụng học- một số dẫn luận nghiên cứu ngơn ngữ” đã trình bày khái
qt: “phân tích diễn ngôn (discourse analysis) bao trùm một phạm vi hoạt động cực kỳ
rộng lớn”. Đó là những nội dung làm cơ sở quan trọng cho đề tài vận dụng để phân tích
một bài thơ, khổ thơ, câu thơ theo hướng phân tích diễn ngơn.
1.2.3.3. Lý thuyết về phong cách học
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi vận dụng lý thuyết về phong cách học của
Khrapchencô, về phong cách nghệ thuật của các tác giả Bùi Công Hùng, Lại Nguyên Ân,
Phan Ngọc, Đỗ Lai Thúy… để tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ lục bát Đồng Đức Bốn,
bao gồm các nhân tố trong cuộc đời ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ, tư tưởng triết học,
tâm lý học và ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện qua văn bản tác phẩm.
1.2.4. Đồng Đức Bốn và thơ lục bát Đồng Đức Bốn
1.2.4.1. Vài nét về nhà thơ Đồng Đức Bốn
Đồng Đức Bốn sinh ngày 30- 3- 1948, quê quán ở thôn Song Mai, xã An Hồng,
huyện An Hải, thành phố Hải Phòng trong một gia đình nghèo. Trải qua nhiều ngành, nghề,
cuối những năm 1980, Đồng Đức Bốn bắt đầu làm những bài thơ đầu tay. Trong những
năm 1987-1992, văn đàn thủ đơ ở đâu cũng nói đến đổi mới (Perestroika). Đồng Đức Bốn
lúc bấy giờ đang hoang mang dò dẫm từng bước một trên con đường thơ như vơ tình mới
tìm ra. Đây cũng là thời kì Đồng Đức Bốn làm quen với các nhà thơ có tên tuổi như Bằng
Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ, …chơi thân với các nhà văn, nhà
nghiên cứu như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Thu Phổ, Đinh Quang
Tốn,….Được các nhà thơ, nhà văn khích lệ, năm 1992, Đồng Đức Bốn in tập thơ đầu tiên
Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Phạm Tiến Duật viết lời giới thiệu. Tập thơ có nhiều
bài thơ lục bát khá độc đáo chen lẫn các bài thơ tự do. Đồng Đức Bốn đã trở thành nhà thơ
lục bát Đồng Đức Bốn khi trình làng tập thơ thứ hai Chăn trâu đốt lửa (1993). Đồng Đức

Bốn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 vì một căn
bệnh hiểm nghèo.
1.2.4.2. Hiện tượng thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Là một nhà thơ hiện đại, Đồng Đức Bốn đã tiếp bước lớp đàn anh đi trước góp vào thơ
lục bát những sáng tác ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả. Trong khoảng hơn 10 năm xuất
hiện trong làng thơ Việt Nam, Đồng Đức Bốn đã cho ra mắt bạn đọc chừng 600 bài thơ lục
bát. Trong đó có tới trên dưới 90 bài thơ được khách sành văn chương xếp vào loại “Cực
hay, tài tử, vô địch”.
1.3. Tiểu kết
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu thơ lục bát từ lâu đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với
những góc độ khác nhau. Gần đây, hướng nghiên cứu thơ lục bát trong sự vận động và phát
triển của xã hội đang được nhiều học giả quan tâm. Đây là hướng nghiên cứu kết hợp cả thi
pháp học và lý thuyết tính hệ thống và cấu trúc. Do đó, việc áp dụng các mơ hình lí thuyết
đối với hướng nghiên cứu này là sự kết hợp cả ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
1.3.2. Luận án sử dụng các lí thuyết của ngữ âm học, từ vựng và ngữ pháp để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu thơ lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Các cơ sở lí thuyết
của ngữ âm học, từ vựng học giúp cho việc miêu tả đặc điểm về vần, nhịp và luật phối
thanh trong thơ lục bát. Các cơ sở lí thuyết của từ vựng học và ngữ pháp còn giúp cho việc
tìm hiểu các phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát.
6


1.3.3. Những khái niệm về thể thơ lục bát cũng như con người và sự nghiệp thơ của Đồng
Đức Bốn cũng được áp dụng để nhằm lí giải những vấn đề liên quan đến thơ lục bát và
hiện tượng thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
Chương 2: vần và nhịp trong thơ lục bát đồng đức bốn

2.2. Vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2. 2.1. Dẫn nhập
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin được sử dụng định nghĩa về vần thơ của

các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học.
Về chức năng, vần thơ thực hiện 3 chức năng sau đây: Chức năng liên kết; Chức năng nhấn
mạnh sự ngừng nhịp và xác lập mối quan hệ giữa vần và nhịp; Chức năng biểu trưng ngữ
nghĩa. Về phân loại vần thơ, nhìn chung các tác giả đều thống nhất dựa vào một trong ba
tiêu chí cơ bản: vị trí, thanh điệu và sự hịa âm.
2.2.2. Vần trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn xét theo vị trí của tiếng hiệp vần
Tư liệu khảo sát: 1.963 cặp vần trong 198 bài thơ lục bát và kết quả thống kê như sau:
Bảng 2.1: Các loại vần trong lục bát Đồng Đức Bốn xét theo vị trí của tiếng hiệp vần
Các loại vần
Số lượng (cặp)
Tỉ lệ%
Vần chân

840

42,8%

Vần lưng

1.123

57,2%

Tổng

1.963

100%

Có một số trường hợp vần lưng lại hiệp vần ở tiếng thứ tư trong câu bát. Trong tổng số

các vần lưng, chúng tôi thống kê được 7 trường hợp vần lưng rơi vào tiếng thứ tư câu bát;
01 trường hợp vần lưng rơi vào tiếng thứ 5 câu bát; Có 02 trường hợp vần lưng rơi vào
tiếng thứ 3, thứ 5 và tiếng thứ 6 câu bát.
2.2.3. Vần trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn xét theo âm vực thanh điệu
Bảng 2.2: Các loại vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn xét theo âm vực thanh điệu
Thanh điệu
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ

Thanh bằng
Bằng cao

Bằng thấp

Cao/thấp

736
37,49%

425
21,66%

485802
40,85

Tổng cộng
1.963
100%


Khảo sát 1.963 cặp vần, chúng tơi thấy nhận thấy có khá nhiều vần thơ Đồng Đức Bốn
đều cùng thanh: Cùng thanh ngang (bằng bổng) có trong 701/1963 cặp vần, chiếm 35,7%;
Cùng thanh huyền (bằng trầm) có trong 381/1963 cặp vần, chiếm 19,4%.
2.2.4. Vần trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn xét theo mức độ hồ âm
2.2.4.1. Vần chính
Khảo sát 1.963 cặp vần trong lục bát Đồng Đức Bốn, xét về mức độ hoà âm, chúng tơi
thu được số liệu sau: Vần chính gồm 1.142/1.963 cặp (chiếm 58,17%); Vần thông gồm
781/1.963 cặp (chiếm 39,78%); Vần ép gồm 40/1.963 cặp (chiếm 2,05%)
a, Vần chính trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn có các kiểu sau:
- Kiểu 1: Các kiểu cặp vần trong loại vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn:
Bảng 2.3: So sánh các kiểu cặp vần trong loại vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn
với các kiểu vần trong âm tiết tiếng Việt (Có/khơng có âm đệm):
Vần có âm đệm

Vần khơng có âm đệm
7


Trong âm tiết
tiếng Việt
47 (29,56%)

Trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn (cặp)
11 (0,97%)

Trong âm tiết
tiếng Việt
112 (70,44%)


Trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn (cặp)
1.131 (99,03%)

Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu cặp vần trong vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn với các kiểu
vần trong âm tiết tiếng Việt có sự chênh lệch nhau. Cặp vần có âm đệm chiếm số lượng và
tỉ lệ rất ít so với số lượng và tỉ lệ cặp vần khơng có âm đệm.
- Kiểu 2: Các kiểu nguyên âm hiệp vần trong vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn:
Bảng 2.4: So sánh các kiểu nguyên âm chính trong vần chính lục bát Đồng Đức
Bốn với các kiểu nguyên âm chính trong âm tiết tiếng Việt:
Âm chính là nguyên âm đơn
Trong âm tiết
Trong thơ lục bát
tiếng Việt
Đồng Đức Bốn (cặp)
134 (84,91%)
988 (86,42%)

Âm chính là nguyên âm đôi
Trong âm tiết
Trong thơ lục bát
tiếng Việt
Đồng Đức Bốn (cặp)
26(15,09%)
154 (13,48%)

Nhận xét: Cặp vần chính phổ biến là những cặp vần có âm chính là ngun âm đơn. Tỉ lệ
ngun âm đơn/ngun âm đơi của vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn so với tỉ lệ nguyên âm
đơn/nguyên âm đơi (trong vai trị âm chính) của âm tiết tiếng Việt là gần như nhau.
- Kiểu 3: Âm cuối hiệp vần trong vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn

Bảng 2.5: So sánh âm cuối kết hợp với âm chính trong âm tiết tiếng Việt và các âm
cuối tham gia các vần chính của thơ lục bát Đồng Đức Bốn:
Âm cuối
Số lượng
Nhóm âm
cuối
TT

Bán
ngun âm

1
2

Phụ âm
mũi

3
4
5

Phụ âm
tắc vơ
thanh

6
7
8

Tổng số

Trong âm
Trong lục
tiết tiếng
bát ĐĐB
Việt
850 = 100%
141= 100%
27
311
(19,15%)
(36,58%)

Âm cuối

Trong âm
tiết tiếng
Việt

Trong lục
bát ĐĐB

i (-j)

13
14

197
114

15

20
22

24
117
298

57
(40,425)

439
(63,42%)

15
22
20

0
0
0

57
(40,425%)

0
(0%)

u (-w)
m
n

nh (ŋ)
p
t
c (k)

NhËn xÐt: Âm cuối hiệp vần trong vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn là bán nguyên âm
và các phụ âm mũi. Như vậy, tiếng vang trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn được tạo ra
chủ yếu nhờ phụ âm mũi- là những phụ âm có độ vang lớn.
b, Xác định khn vần trong vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Bảng 2.6 : So sánh giữa kiểu vần trong vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn với kiểu
vần trong âm tiết tiếng Việt :
Vần mở
Trong âm Trong

Vần nửa mở
Trong âm Trong

Vần nửa khép
Trong âm Trong
8

Vần khép
Trong âm Trong


tiết tiếng lục bát tiết tiếng lục bát tiết tiếng lục bát tiết tiếng lục bát
Việt (vần) ĐĐB
Việt (vần) ĐĐB
Việt (vần) ĐĐB
Việt (vần) ĐĐB

(cặp vần)
(cặp vần)
(cặp vần)
(cặp
vần)
18
392
27
311
57
439
57
0
(11,32%) (34,32%) (16,98%) (27,23%) (35,85%) (38,45%) (35,85%)
(0%)
Nhận xét : Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn khơng có vần khép. Tỉ lệ các kiểu vần không
chênh lệch nhau nhiều. Tỉ lệ vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép giữa vần chính thơ lục bát
Đồng Đức Bốn và vần trong âm tiết tiếng Việt chênh lệch nhau, và thơ lục bát Đồng Đức
Bốn không có vần khép.
d, Vai trị của vần chính trong lục bát Đồng Đức Bốn
Trong lục bát Đồng Đức Bốn, hiệp vần chính đảm bảo sự hịa âm ở mức độ cao làm cho
các dòng thơ nối nhau liên tục, dòng lục cứ gọi dòng bát như một mạch dòng chảy tuôn trào.
2.2.4.2. Vần thông
Vần thông trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn có 781/1963 cặp ( tỉ lệ 39,78%).
a, Các kiểu cặp vần trong vần thông thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Bảng 2.7: So sánh kiểu vần thông lục bát Đồng Đức Bốn với vần âm tiết tiếng Việt
Vần có âm đệm
Trong vần thơng
Trong âm tiết tiếng
lục bát ĐĐB (cặp)

Việt (vần)
3
47
(0,38%)
(29,56%)

Vần khơng có âm đệm
Trong vần thơng lục Trong âm tiết tiếng
bát ĐĐB (cặp)
Việt (vần)
778
112
(99,62%)
(70,44%)

Nhận xét : Âm đệm tham gia hiệp vần là rất ít. Tỉ lệ vần có âm đệm, vần khơng có âm đệm
giữa vần thơng lục bát Đồng Đức Bốn và vần âm tiết tiếng Việt chênh lệch nhau.
Bảng 2.8: So sánh giữ kiểu vần trong vần thông lục bát Đồng Đức Bốn và kiểu vần
trong âm tiết tiếng Việt
Vần mở
Trong âm
Trong
tiết tiếng
lục bát
Việt vần)
ĐĐB
(Cặp
vần)
18
(11,32%)


Vần nửa mở

Vần nửa khép

Vần khép
Trong
Trong
Trong
lục
Trong âm lục bát Trong âm lục bát Trong âm
bát
tiết tiếng
ĐĐB
tiết tiếng
ĐĐB
tiết tiếng
ĐĐB
Việt vần)
(Cặp
Việt vần)
(Cặp
Việt vần)
(Cặp
vần)
vần)
vần)
392
27
311

57
439
57
0
(34,32%) (16,98%) (27,23%) (35,85%) (38,45%) (35,85%) (0%)

Nhận xét : Tỉ lệ vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép giữa vần thông lục bát Đồng
Đức Bốn và kiểu vần trong âm tiết tiếng Việt khơng đều nhau.
b, Vai trị của vần thông trong lục bát Đồng Đức Bốn
Từ ca dao đến truyện Kiều, vần thơng đã có sự gia tăng rất lớn và đến lục bát Đồng
Đức Bốn lại tiếp tục gia tăng. Kết quả thống kê cho thấy, vần thông trong lục bát Đồng
Đức Bốn chủ yếu xuất hiện ở dòng bát trên với dòng lục dưới.
2.2.4.3. Vần ép
a, Khảo sát vần ép trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Vần ép là loại vần được sử dụng rất ít (40/1.963 cặp, chiếm 2,05%). Nó có hai dạng: Có
âm cuối giống nhau; Âm cuối gần giống nhau.
9


b, Vai trò của vần ép trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Do áp lực lựa chọn ngôn từ thể hiện chính xác sắc thái cảm xúc- ngữ nghĩa nên thơ
lục bát Đồng Đức Bốn sử dụng một số vần ép (40 cặp vần= 2,05% tổng số các cặp vần).
c, Tổng kết phân loại theo kiểu vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Kết quả khảo sát cho thấy: Loại vần mà Đồng Đức Bốn sử dụng trong sáng tác của
mình nhiều nhất là loại vần chính (58,17%), tiếp đó là vần thơng (39,78%), vần ép ít được
sử dụng. Điều đó cho thấy trong sáng tác thì Đồng Đức Bốn muốn tạo nên sự hồ âm cao
từ các vần chính.
Bảng 2.9: Bảng so sánh kiểu vần trong thơ lục bát với kiểu vần âm tiết
Vần mở
Vần nửa mở

Vần nửa khép
Vần khép
Trong âm Trong lục Trong âm Trong lục Trong âm Trong lục Trong âm Trong
tiết tiếng bát ĐĐB tiết tiếng bát ĐĐB tiết tiếng bát ĐĐB tiết tiếng
lục
Việt
(Cặp vần)
Việt
(Cặp vần)
Việt
(Cặp vần)
Việt
bát
(vần)
(vần)
(vần)
(vần)
ĐĐB
(Cặp
vần)
18
524
27
615
57
784
57
0
(11,32%) (27,24%) (16,98%) (31,98%) (35,85%) (40,78%) (35,85%) (0%)
Nhận xét: Vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn khơng có vần khép, nhưng có 40 cặp vần

ép trong tổng số 1.963 cặp vần. Tỉ lệ các loại vần không đều nhau.
Tỉ lệ giữa các kiểu vần trong thơ lục bát ĐĐB và trong âm tiết tiếng Việt là không đều
nhau. Tỉ lệ giữa cặp vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép có sự tương đồng.
2.2.4. Cách hiệp vần từ lục bát truyền thống đến lục bát Đồng Đức Bốn
Trước hết là cách hiệp vần cùng thanh. Đây là cách hiệp vần được sử dụng nhiều nhất
trong lục bát ca dao. Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, hiện tượng hiệp vần cùng thanh
cũng tạo được hiệu quả biểu đạt rõ rệt.
Thứ hai, hiệp vần khác thanh làm cho nhạc điệu câu thơ lục bát biến đổi nhịp nhàng,
linh hoạt và phong phú hơn. Trong ca dao, hiệp vần khác thanh đã tạo nên sự độc đáo khác
thường. Trong lục bát của Đồng Đức Bốn chủ yếu ông hiệp vần khác thanh điệu.
Thứ ba, sự đồng nhất của các yếu tố đoạn tính tham gia hiệp vần. Trong ca dao, vần
chính hiệp vần chiếm tỉ lệ cao nhất (86,5%), nó là loại vần đặc trưng của lục bát truyền
thống. Với 3.254 câu lục bát Truyện Kiều, Nguyễn Du đã huy động hầu hết các bộ vần
trong tiếng Việt vào tác phẩm. Trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, vần chính tham gia
hiệp vần chiếm tỉ lệ 74,1%. Về vần thông, từ ca dao đến Truyện Kiều, vần thơng đã có sự
gia tăng rất lớn. Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, vần thông chiếm tỉ lệ 39,78%. Nếu trong
lục bát ca dao và Truyện Kiều, vần ép rất ít xuất hiện, nó chiếm một tỉ lệ rất nhỏ thì trong
lục bát Đồng Đức Bốn có 40/1.963 cặp vần trường hợp các âm chính hiệp vần khơng có
quan hệ âm vị học (tỉ lệ 2,05%).
2.3. Nhịp điệu trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.3.1. Dẫn nhập
Dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, chúng ta có cách ngắt nhịp thơ nói chung và thơ lục bát
nói riêng. Cụ thể, trong luận án này, chúng tôi sử dụng cơ sở ngắt nhịp của Nguyễn Thị
Phương Thùy với 14 dấu hiệu được thể hiện ngay trên văn bản thơ.
2.3.2. Diện mạo và vai trò của nhịp điệu trong thơ Đồng Đức Bốn

10


Khảo sát nhịp thơ lục bát Đồng Đức Bốn, dùng phương pháp thống kê định lượng, chúng

tôi xác lập cách tổ chức nhịp trong câu lục, trong câu bát và trong cặp lục bát. Kết quả như sau:
Câu lục: có 10 loại nhịp; Câu bát: có 27 loại nhịp; Trong cặp lục bát: có 84 loại nhịp.
2.3.2.1. Nhịp trong câu lục
Khảo sát trong 1.963 câu lục của Đồng Đức Bốn, chúng tôi xác định được 10 loại nhịp:
Bảng 1: Thống kê các loại nhịp trong câu lục, thơ lục bát Đồng Đức Bốn:
TT
Loại nhịp
Số lượng
Tỉ lệ
1

2/2/2

356

18,13%

2

3/3

163

8,30%

3

2/4

671


34,20%

4

4/2

404

20,56%

5

1/5

168

8,55%

6

5/1

13

0,62%

7

2/1/3


99

5,0%

8

1/3/3

78

4,00%

9

2/1/2/1

6

0,34%

10

1/2/1/1/1

5

0,30%

10 loại nhịp


1.963

100%

2.3.2.2. Nhịp trong câu bát
Trong 1.963 câu bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi xác lập được 27 loại nhịp:
Bảng 2: Thống kê các loại nhịp trong câu bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn:
TT
Các loại nhịp
Số lượng
Tỉ lệ
1

2/2/2/2

689

35,11%

2

4/4

278

14,18%

3


2/2/4

154

7,85%

4

4/2/2

61

3,14%

5

2/6

81

4,12%

6

6/2

56

2,85%


7

5/3

67

3,41%

8

3/5

49

2,51%

9

3/3/2

322

16,41%

10

3/1/4

75


3,86%

11

1/3/4

54

2,78%

12

2/1/3/2

13

0,65%

13

1/3/2/2

4

0,20%

14

3/1/2/2


3

0,15%

15

1/1/4/2

1

0,05%

16

2/1/2/3

7

0,35%

11


17

1/2/2/3

8

0,40%


18

1/1/2/4

7

0,35%

19

2/2/1/3

11

0,55%

20

2/3/1/2

5

0,25%

21

2/4/1/1

6


0,30%

22

2/1/1/2/2

2

0,10%

23

1/1/2/2/2

2

0,10%

24

2/2/1/2

2

0,10%

25

4/1/1/1/1


2

0,10%

26

1/1/4/1/1

2

0,10%

27

1/1/1/1/1/1/2

2

0,10%

27 loại nhịp

1.963

100%

Nhận xét : Nếu như ở trong câu lục, Đồng Đức Bốn thường sử dụng nhịp chẵn của thơ
truyền thống thì trong câu bát, nhịp thơ lại có sự biến hoá linh hoạt
2.3.2.3. Nhịp trong cặp lục bát

Khảo sát 1.963 cặp lục bát, chúng tôi thấy Đồng Đức Bốn tổ chức thành 84 kiểu nhịp:
Bảng 3: Thống kê các loại nhịp trong cặp câu lục bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn:
TT

Loại nhịp

Số lượng

Tỉ lệ

1

2/2/2
2/2/2/2
3/3
2/2/2/2
2/2/2
4/4
3/3
4/4
2/2/2
2/4/2
2/2/2
4/2/2
2/2/2
2/2/4
2/2/2
3/3/2
2/2/2
2/6

2/2/2
1/7
2/2/2
2/1/5
2/2/2
2/5/1
2/2/2
1/3/4
2/2/2

89

4,54%

16

0,82%

89

4,54%

38

1,93%

33

1,68%


16

0,82%

4

0,20%

19

0,97%

3

0,15%

2

0,10%

3

0,15%

3

0,15%

2


0,10%

2

0,10%

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

12


15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

3/1/4
2/2/2
2/1/3/2
2/2/2
3/1/2/2
2/2/2
1/1/2/2/2
3/3
2/4/2
3/3

2/2/4
3/3
4/2/2
3/3
3/3/2
3/3
2/6
3/3
3/5
3/3
2/1/3/2
3/3
4/1/1/1/1
2/4
4/4
2/4
2/2/2/2
2/4
2/6
2/4
6/2
2/4
2/4/2
2/4
2/2/4
2/4
4/2/2
2/4
3/5
2/4

2/3/3
2/4
3/3/2
2/4
3/1/4
2/4
1/3/4
2/4
2/1/3/2
2/4
1/1/4/2
2/4
2/1/1/1/1/2

24

1,22%

9

0,45%

3

0,15%

33

1,68%


4

0,20%

4

0,20%

37

1,88%

7

0,35%

4

0,20%

23

1,17%

1

0,05%

442


22,52%

72

3,66%

37

1,88%

12

0,61%

246

12,53%

51

2,60%

47

2,40%

4

0,20%


2

0,10%

147

7,49%

16

0,82%

9

0,45%

70

3,56%

4

0,20%

2

0,10%

13



41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67

2/4

2/2/1/3
2/4
3/1/2/2
2/4
1/5/2
2/4
2/5/1
2/4
2/1/5
2/4
1/3/2/2
2/4
1/1/2/2/2
4/2
2/2/2/2
4/2
4/4
4/2
2/2/4
4/2
2/4/2
4/2
2/6
4/2
3/1/4
4/2
3/3/2
4/2
1/5/2
2/1/3

4/4
2/1/3
3/5
2/1/3
3/3/2
2/1/3
2/4/2
2/1/3
2/2/4
2/1/3
2/1/1/2/2
2/1/3
2/2/2/2
2/1/3
2/1/3/2
2/3/1
4/4
1/3/2
2/6
1/3/2
4/4
1/3/2

4

0,20%

5

0,25%


2

0,10%

2

0,10%

2

0,10%

7

0,35%

2

0,10%

32

1,63%

73

3,73%

4


0,20%

16

0,82%

2

0,10%

2

0,10%

16

0,82%

2

0,10%

`12

0,61%

2

0,10%


9

0,45%

9

0,45%

5

0,25%

2

0,10%

15

0,76%

12

0,61%

4

0,20%

5


0,15%

15

0,76%

2

0,10%

14


2/4/2
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82

83
84

1/3/2
4/2/2
1/3/2
1/3/4
1/3/2
3/3/2
1/2/3
2/4/2
1/2/3
4/4
1/3/2
3/3/2
5/1
4/4
1/5
1/5/2
1/5
4/4
1/5
2/6
1/5
3/3/2
1/5
1/3/4
1/5
2/1/3/2
1/5

2/2/4
1/5
2/4/2
1/1/4
3/2/2
1/1/4
1/1/4/2
Tổng 84 loại nhịp

2

0,10%

16

0,82%

4

0,20%

2

0,10%

3

0,15%

5


0,25%

2

0,10%

2

0,10%

40

2,04%

3

0,15%

2

0,10%

1

0,05%

1

0,05%


1

0,05%

1

0,05%

1

0,05%

1

0,05%

1.963

100%

Nhận xột: Như vậy, nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn đã có sự biến thiên đa dạng, phá
vỡ cái đều đặn của nhịp thơ truyền thống để biểu hiện các cung bậc tình cảm, những sắc
thái tinh tế trong đời sống nội tâm của con người hiện đại. Nhịp thơ lục bát Đồng Đức Bốn
thực sự là nhịp cảm xúc, giàu nhịp điệu, mang tính biểu trưng ngữ nghĩa cao.
2.3.2.4. Cách tổ chức nhịp từ lục bát truyền thống đến lục bát Đồng Đức Bốn
Về ngắt nhịp, lục bát ca dao và thơ lục bát ra đời trước Truyện Kiều chủ yếu ngắt
nhịp
chẵn. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng cách ngắt nhịp rất linh hoạt. Ngồi nhịp
chẵn mang tính truyền thống, ơng cịn sử dụng rất nhiều cách ngắt nhịp khác nhau, mỗi

kiểu ngắt nhịp đó khơng phải là “phạm luật” mà thực sự là những sáng tạo độc đáo, góp
phần đắc lực trong việc diễn tả tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Qua khảo sát nhịp thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi nhận thấy nhà thơ đã có
sự kế thừa nhịp chẵn truyền thống ở mức độ vừa phải, chủ yếu tác giả thực hiện một sự đổi
15


mới cách tân nhịp thơ. ở lục bát Đồng Đức Bốn, có hai loại nhịp đan xen vào nhau là nhịp
đều đặn của thi điệu truyền thống và nhịp biến thiên sáng tạo phá vỡ cái đều đặn, thúc đẩy
sự suy nghĩ, tạo nên một kiểu lựa chọn có giá trị biểu cảm cao nhằm thể hiện cảm hứng của
con người và thời đại.
2.4. Tiểu kết
Bằng phương pháp thống kê, khảo sát, chương 2 luận án đã làm rõ những vấn đề sau:
2.4.1. Về vần: Đồng Đức Bốn sử dụng tất cả các loại vần để tạo nên sự phong phú đa dạng
cho các sáng tác của mình. Tuy nhiên, tuỳ theo vai trò, ý nghĩa của các loại vần mà ơng có
cách sử dụng hợp lý. Nhà thơ Đồng Đức Bốn đó tạo thờm cỏc cỏch gieo vần mới, cú sự
phỏ cỏch về việc gieo vần, đa dạng, phong phú hơn các cách gieo vần truyền thống của thơ
lục bát. Điều đó cho thấy tư duy thơ của Đồng Đức Bốn đó đẩy vần thơ truyền thống được
mở rộng khơng bị bó hẹp trong những khn vần cố định của lục bát truyền thống.
2.4.2. Về nhịp điệu: Về nhịp điệu thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tơi có thể đi đến
những kết luận cơ bản sau đây: Thứ nhất, nhịp điệu lục bát của ơng biến hóa linh hoạt phù
hợp với nội dung biểu đạt và cảm xúc tự nhiên. Thứ hai, tác giả không ngần ngại sử dụng
nhiều loại ngắt nhịp xa lạ với cách ngắt nhịp truyền thống làm cho câu thơ lục bát khơng bị
bó buộc bởi thứ nhịp điệu đều đều, quen thuộc. Thứ ba, nhịp lục bát biến hóa bắt nguồn từ
việc sử dụng ngôn từ một cách tự nhiên, ngôn từ chi phối sự ngắt nhịp, yếu tố tâm lý của
cách ngắt nhịp quen thuộc truyền thống khơng có vai trị đáng kể.
Chương 3: luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

3.1. Dẫn nhập
Khi đi vào khảo sát luật hài thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi sử dụng

quan niệm của học giả Dương Quảng Hàm và Lý Tồn Thắng để nhằm mục đích phác ra
bức tranh toàn cảnh về âm luật trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn và đưa ra những biến thể
cá nhân trong việc sử dụng thanh điệu được hình thành do sự linh hoạt, sáng tạo của nhà
thơ để diễn tả tâm tư, tình cảm trong thơ lục bát.
3.2. Luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
3.2.1. Luật phối thanh trong câu lục trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
3.2.1.1. Luật phối thanh trong câu lục thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Ở câu lục, chúng tôi khảo sát 186 khuôn thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Trong đó,
các khn thanh theo truyền thống chiếm vị trí rất ít mà chủ yếu là các khuôn thanh biến cách.
- Các khuôn thanh truyền thống: 48 khuôn thanh
- Các loại khuôn thanh biến thiên: 132 khuôn thanh
- Xét cả hai vị trí “tam tứ” ta sẽ có bảng sau:
Bảng 3.1: Phối thanh tiếng thứ ba trong câu lục:
STT
1

Thanh điệu
Ngang

Số lượng (tiếng)
702

Tỉ lệ (%)
35,76

2

Huyên

216


11,00

3

Ngã

43

2,21

4

Hỏi

76

3,87

5

Săc

594

30,25

6

Nặng


322

16,91

Tổng

1.963

100

16


Bảng 3.2: Phối thanh tiếng thứ tư trong câu lục:
STT

Thanh điệu Số lượng (tiếng)

Tỉ lệ (%)

1

Ngang

98

4,99

2


Huyền

58

2,97

3

Ngã

142

7,23

4

Hỏi

206

10,49

5

Săc

866

44,12


6

Nặng

593

30,20

Tổng

1.963

100

Qua tư liệu khảo sát và thống kê luật phối thanh trong câu lục, chúng tơi tiến hành tính
đếm số lượng các loại khn thanh và tỷ lệ của chúng.
3.2.2. Luật phối thanh trong câu bát thơ lục bát Đồng Đức Bốn
3.2.2.1. Các khuôn thanh truyền thống: 16 khuôn thanh
3.2.2.2. Các khuôn thanh biến thiên: 19 khuôn thanh
Qua tư liệu khảo sát và thống kê các khuôn phối thanh của câu bát chúng tôi tiến hành
tính đếm số lượng các loại khn thanh và tỉ lệ của chúng.
3.2.3. Luật phối thanh trong cặp lục bát Đồng Đức Bốn
3.2.3.1. Các khuôn thanh truyền thống:17 khuôn thanh
3.2.3.2. Các khuôn thanh biến thiên: 42 khuôn thanh
Qua tư liệu khảo sát và thống kê các khuôn thanh, chúng tôi tiến hành tính đếm số lượng
và tỉ lệ các khn thanh trong cặp thơ lục bát.
3.2.4. Nhận xét
3.2.4.1. Khi khảo sát luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát theo các bước: khảo sát luật phối thanh trong câu lục, luật phối thanh trong

câu bát và luật phối thanh trong cặp lục bát. Từ việc xác định, phân loại tính đếm số lượng
các loại khuôn thanh, tỷ lệ chúng tôi đã tiến hành miêu tả một cách khá đầy đủ các loại
khuôn thanh trong câu lục, trong câu bát và trong cặp lục bát.
3.2.4.2. Qua khảo sát các khuôn thanh trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi nhận
thấy, nhà thơ đã ý thức được việc lựa chọn và cách tân luật phối thanh trong thơ lục bát. Từ
tư liệu và kết quả khảo sát, chúng tôi thấy các khuôn thanh bằng ở câu lục chiếm một tỷ lệ
rất cao với những khn thanh như huyền/ngang/(...)/(...)/ngang/ngang có 91 câu, chiếm
4,64% khn thanh ngang/ngang/(...)/(...)/ngang/huyền có 98 câu, chiếm 5,00%,; khn
ngang/huyền/(...)/(...)ngang/ngang

106câu,
chiếm
5,41%,;
khn
ngang/huyền/(...)/(...)/huyền/ngang có 65 câu, chiếm 3,32%, ...
3.2.4.3. Qua thống kê và miêu tả luật phối thanh thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tơi thấy
ở câu lục có 186 khn thanh thì có 48 khn chung nhất, tiêu biểu nhất (chiếm 25,80 %)
và có 58 khn cá biệt nhất (chiếm 31,18 %). Trong câu bát, có 44 khn thanh thì có 16
khn thanh tiêu biểu nhất (35,56%) và 19 khuôn thanh cá biệt nhất (chiếm 42,22 %).
Trong cặp lục bát, có 59 khn thanh thì có 15 khn thanh tiêu biểu nhất (chiếm 25,42%)
và 21 khuôn thanh cá biệt nhất (chiếm 35,60 %).
3.2.4.4. Trong 59 khn thanh cặp lục bát, có bốn khuôn thanh kế thừa truyền thống một
cách điêu luyện và đạt hiệu quả nghệ thuật cao với số lượng câu nhiều nhất. Có 17 khn
thanh truyền thống đã tạo nên cơ sở bền vững để thơ lục bát Đồng Đức Bốn thăng hoa.
Có thể khái quát, trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn có hai loại khn thanh đan xen
17


vào nhau là khuôn thanh đều đặn của thi điệu truyền thống và khuôn thanh biến thiên sáng
tạo phá vỡ cái đều đặn thúc đẩy suy nghĩ phản ánh được nhịp sống, nếp nghĩ của con

người hiện đại.
3.3. Luật phối thanh trong lục bát truyền thống và trong lục bát Đồng Đức Bốn
3.3.1. Sự hòa phối âm thanh từ lục bát truyền thống đến lục bát Đồng Đức Bốn
Trong ba yếu tố cấu thành nhạc điệu của thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng thì
luật phối thanh là quan trọng nhất và chi phối các yếu tố còn lại. Trong ca dao, chúng tơi
khảo sát 620 lời (có 1 cặp) = 1.240 câu thơ lục bát= 8.960 tiếng, thì có 5.523 tiếng bằng,
chiếm 61,64%; cịn trong Truyện Kiều, với 3.254 câu thơ lục bát, chúng tôi khảo sát
28.514 tiếng thì có 12.628 tiếng bằng, chiếm 44,28%.
Khảo sát trong 1627 câu bát của Truyện Kiều, câu nào cũng chuẩn. Nhưng trong
1627 câu lục có 26 câu lệch chuẩn, chiếm tỉ lệ chưa đến 1,6% tổng số câu lục. Trong số 26
câu lục lệch chuẩn có 21 câu có chữ thứ hai mang thanh trắc, và chỉ 7 câu có chữ thứ 4
mang thanh bằng. Trong lục bát Đồng Đức Bốn, khảo sát 1.963 cặp lục bát, trong tổng số
27.482 tiếng, có 19.460 tiếng bằng, chiếm tỉ lệ 70,81%. Như vậy, thanh bằng trong ca dao
chiếm tỉ lệ cao hơn Truyện Kiều, nhưng so với lục bát Đồng Đức Bốn thì cả ca dao và
Truyện Kiều đều có tỉ lệ thấp hơn. Điều đó cho thấy, có sự nhất quán cao giữa cảm hứng
sáng tác, giọng điệu với âm điệu do thanh điệu tạo nên.
3.3.2. Nhạc điệu thơ lục bát từ truyền thống đến lục bát Đồng Đức Bốn
Trước hết là sự cách tân về mặt thanh điệu. Từ ca dao, Truyện Kiều đến lục bát hiện
đại nói chung và lục bát Đồng Đức Bốn nói riêng, âm điệu bằng phẳng, cân đối hài hòa.
Khảo sát câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn chúng tôi thấy số lượng những câu thơ phân
bố theo mơ hình âm luật là rất ít. Tỉ lệ âm tiết bằng trong câu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
khá cao, gần bằng 71,2%, cao hơn lục bát Nguyễn Duy và Tố Hữu.
Khảo sát cách gieo vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy vần trong thơ
lục bát có xu hướng phát triển ngày càng tự do hơn góp phần tạo ra những đặc trưng, sắc
thái, nhạc tính, giọng điệu riêng của thơ lục bát. Qua khảo sát nhịp thơ lục bát của Đồng
Đức Bốn, chúng tôi thấy ông đã kế thừa và phát huy những cách tổ chức nhịp trong lục bát
truyền thống và sáng tạo nhiều kiểu nhịp biến thiên đa dạng.
3.4. Tiểu kết
Như vậy, về luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tơi có thể đi đến
kết luận sau: Đồng Đức Bốn là nhà thơ có ý thức cao trong việc tạo nên sự hài hòa cho thơ

bằng cách phối điệu bằng/trắc. Nhưng nếu theo mô hình sắp xếp thanh điệu trong thơ lục
bát của Dương Quảng Hàm và Lý Tồn Thắng thì trong lục bát Đồng Đức Bốn có nhiều
biến cách tài hoa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
chương 4: cấu tứ và Ngôn từtrong thơ lục bát đồng đức bốn
4.1. Cấu tứ và ngôn từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
4.1.1. Dẫn nhập
Có thể nói, giá trị nghệ thuật của bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng là sự thống
nhất giữa nội dung và hình thức. Khơng có một nội dung nào tồn tại đơn thuần ngồi hình
thức và hình thức chỉ được đánh giá tốt khi chuyển tải thành công nội dung nhất định.
4.1.2. Về cấu tứ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Khảo sát 198 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi nhận thấy các khu vực
cảm xúc của nhà thơ có ranh giới khá rõ rệt. Trong đó, thơ tình chiếm tỉ lệ rất cao (111/198
bài = 56,06%). Khu vực cảm xúc thứ hai là những bài thơ ông viết cho riêng mình, với
18


32/198 bài chiếm tỉ lệ 16,16%. Bên cạnh đó, có 41/198 bài = 20,7% là các bài thơ thể hiện
sự quan tâm của nhà thơ đến đời sống xã hội, tạm gọi là thể tài trữ tình- thế sự mặc dù yếu
tố thế sự, đời sống xã hội của những bài này còn khá mờ nhạt. Và khoảng 15/198 bài khó
xếp vào khu vực thể tài cụ thể nào như: Đám cháy rừng; Đỏ và đen; Khóc một dịng
sơng...
Khi khảo sát các bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy các bài thơ lục bát
của ông đều rất ngắn, ít bài có cấu tứ chặt chẽ hoặc chủ đề tập trung, xuyên suốt. Trong
hầu hết các bài thơ lục bát, Đồng Đức Bốn thường lấy ngay câu thơ mở đầu để làm tiêu đề.
Thống kê ở tập thơ “Trở về với mẹ ta thôi”, chúng tôi thấy sự lặp lại của việc tác giả lấy
vài từ ở câu đầu hoặc vài từ ở câu thứ hai của bài thơ để đặt tên cho tác phẩm thơ lục bát
của mình là có tỉ lệ rất cao. Trong tổng số 45 bài có 24 bài = 53,33% có sự lặp lại. ở tập
thơ Chuông chùa kêu trong mưa tỉ lệ là 19/45 bài = 42,22%. Từ việc khảo sát cấu tứ trong
thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tơi cho rằng, tài thơ, tứ thơ của ơng chính là nằm ở
những câu thơ lục bát tiêu biểu, hay bất ngờ và một số những bài thơ lục bát hay.

4.1.3. Ngôn từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Với Đồng Đức Bốn, kĩ thuật thơ lục bát là không có kĩ thuật. Câu thơ của ơng hầu
như ít xuất hiện mĩ từ pháp, ngơn từ bình dị. Đồng Đức Bốn đã dùng một thứ chữ rất chân
quê, một ngôn ngữ chất phác, mộc mạc và giản dị. Ngôn từ dùng trong thơ ơng là của
những người đang cịn gắn bó với ruộng lúa, ao rau, đang cịn chèo đị tay, gánh rã vai ở
các chợ quê nhà. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn dị ứng với những cách tân bí hiểm, trừu
tượng mà sự hiện đại trong lục bát của ơng chính là nằm ở nội lực bên trong của từng câu
thơ.
4.1.3.1. Những biểu hiện bình thường về ngơn từ
Khảo sát cách sử dụng từ đơn, từ ghép trong 198 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn,
với tỉ lệ 97,03% lượng từ đơn, và là những từ đơn giản, dễ hiểu, quá quen thuộc và 2,97%
tỉ lệ từ ghép khiến cho người đọc cảm thấy vốn từ của Đồng Đức Bốn là ít ỏi so với các
nhà thơ đương đại khác. Bên cạnh đó là vơ vàn các từ và cụm từ làm sẵn được dùng với
tần số cao trong ca dao dân ca. Đồng Đức Bốn còn sử dụng một thứ ngơn từ đi chênh ta
ngồi những quy luật bình thường của ngơn ngữ qua cách sử dụng từ ngữ độc đáo, những
cách kết hợp cụm từ khác thường, cách tổ chức ngữ pháp câu thơ mới lạ.
4.1.3.2. Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ
Khảo sát thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi nhận thấy có những khả năng kết hợp
mang tính phổ biến, tất yếu về mặt cú pháp hay ngữ nghĩa tạo thành những mơ hình,
những cấu trúc. Cũng như Nguyễn Bính trước đây, Đồng Đức Bốn khơng cố tình dụng
cơng tạo nên ý thức cầu kỳ về chữ nghĩa, khơng góp nhặt chữ mới, ít lao tâm tìm từ lạ mà
thơ ơng bộn bề ngôn ngữ đời thường.
4.2. Một số biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa, tu từ cú pháp trong thơ lục bát Đồng
Đức Bốn
4.2.1. So sánh tu từ
4.2.1.2. Mơ hình cấu trúc của biểu thức ngơn ngữ so sánh
Trong thực tế, có những thao tác so sánh diễn ra trong tư duy nhưng không được thể
hiện bằng biểu thức ngôn ngữ so sánh mà bằng biểu thức không có cấu trúc so sánh. Trong
phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ lựa chọn đối tượng để nghiên cứu là những biểu thức
ngơn ngữ so sánh có cấu trúc so sánh (dạng đầy đủ hoặc khuyết thiếu) trong thơ lục bát

Đồng Đức Bốn.
4.2.1.3. Cấu trúc so sánh tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
19


Bảng 4.2: Các mơ hình cấu trúc của so sánh tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Kiểu so sánh
Tần số (lần)
Ví dụ minh họa
A + t + tss + B
29
Mẹ nằm như lúc còn thơ
A + tss + B
52
Tia chớp như sợi chỉ mềm
A là B
16
Em là lục bát của tôi
A giống B
6
Nhà bạn cũng giống nhà tôi
A (biến, hóa) thành B
8
Bây giờ sơng hóa lưỡi cưa
A hơn/thua B
7
Đứng cao hơn cả lời nguyền
A bao nhiêu/ B bấy nhiêu
4
Có bao nhiêu những mơ màng

A+t+B
5
Cánh hoa sắc (như) một lưỡi dao
Tổng
127
Xét về cấu trúc, so sánh được chia ra làm hai loại: so sánh đầy đủ và so sánh khơng
đầy đủ. Dạng thứ nhất: Mơ hình so sánh đầy đủ 4 yếu tố: cái được so sánh, nội dung so
sánh, từ dùng chỉ quan hệ so sánh và cái so sánh (A + t + tss + B).
Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, cấu trúc so sánh này xuất hiện khơng nhiều (29 lần).
Dạng thứ hai: Mơ hình so sánh không đầy đủ 4 yếu tố.
Trong thơ Đồng Đức Bốn, cấu trúc này xuất hiện nhiều hơn cấu trúc so sánh đầy đủ. So
sánh chìm trong thơ Đồng Đức Bốn có hai dạng: so sánh vắng mặt yếu tố 2 và so sánh
vắng cả yếu tố 2 lẫn yếu tố 3.
4.2.1.4. Nội dung so sánh trong thơ Đồng Đức Bốn
Trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thì nội dung so sánh thường có đầy đủ các loại,
các kiểu. Tiêu biểu là các kiểu sau: So sánh giữa cái cụ thể với cái cụ thể; So sánh giữa cái
cụ thể và cái trừu tượng; So sánh giữa cái trừu tượng với cái cụ thể; So sánh giữa cái trừu
tượng với cái trừu tượng.
Điểm qua một số kiểu so sánh trên, chúng ta có thể thấy rằng: Trong các sáng tác của
mình, Đồng Đức Bốn đã có những phát hiện rất tinh tế, thú vị về sự tương đồng giữa các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan hay trong suy nghĩ của con người.
4.2.1.5. Phạm vi so sánh trong thơ Đồng Đức Bốn
Trong thơ Đồng Đức Bốn, phạm vi so sánh có các dạng sau: So sánh được thực hiện
trong một câu; So sánh được thực hiện trong phạm vi liên câu.
4.2.1.6. Những điều kiện để so sánh trong lục bát Đồng Đức Bốn có giá trị nghệ thuật
Thứ nhất, Đồng Đức Bốn đã tìm ra nét giống nhau giữa A và B mà ít người nhận thấy.
Bởi một so sánh đắt là phải tìm ra được nét giống nhau giữa A và B mà ít người để ý.
Thứ hai, so sánh tu từ góp phần nhận diện phong cách tác giả Đồng Đức Bốn. Qua so sánh
tu từ, chúng ta tìm thấy những nét riêng của ông. Vốn “kiệm lời” nên so sánh trong thơ lục
bát Đồng Đức Bốn thường là so sánh đơn, một tầng. Thứ ba, so sánh tu từ trong lục bát

Đồng Đức Bốn mang dấu ấn thời đại.
4.2.1.7. Vai trò của so sánh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, so sánh tu từ đã tạo nên giá trị nghệ thuật cao
trong biểu cảm. Tác giả đã có những so sánh sáng tạo, mới lạ khiến cho người đọc đi hết từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi trí tưởng tượng phong phú và tài quan sát tinh tế.
4.2.2. Thủ pháp điệp từ ngữ
4.2.2.1. Thủ pháp điệp với cách ngắt nhịp trong câu thơ lục bát
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Khảo sát 198 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, thủ pháp điệp có các dạng sau: Điệp
nối tiếp (điệp đơi); Trường hợp điệp liên tiếp nhưng có sự luân phiên biến đổi thanh điệu ở
hai nhóm bằng- trắc, hoặc biến đổi giữa các nguyên âm cùng hàng; Điệp cách quãng (cách
quãng ngắn, cách quãng trung bình, cách quãng dài).
4.2.2.2. Thủ pháp điệp với việc tạo hình tượng thơ
20


Trong nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi chú ý tới hiện tượng điệp
nguyên âm và điệp âm cuối.
Khảo sát thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tơi thấy cấu trúc điệp cịn diễn ra trên
tất cả các cấp độ ngữ pháp: từ, cụm từ, cấu trúc, câu. Các dạng điệp này được sử dụng
trong rất nhiều bài thơ với các mức độ khác nhau.

4.2.2.3. Vai trò của thủ pháp điệp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Sử dụng thủ pháp điệp có vai trị quan trọng trong việc tạo ra tính nhạc cho thơ lục bát
Đồng Đức Bốn. Trong đó, điệp vần- một biện pháp tu từ ngữ âm- là một yếu tố quan trọng
giúp cho hình tượng thơ lục bát Đồng Đức Bốn được khắc sâu hơn, rõ nét hơn và tính nhạc
được tăng cường hơn.
4.2.3. Thủ pháp đối
Qua khảo sát, chúng tôi thấy cấu trúc đối trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn có hai dạng:
4.2.3.1. Đối giữa hai vế trong cùng một dòng thơ
Phép đối phổ biến nhất trong lục bát Đồng Đức Bốn là đối kết hợp với điệp, điệp đi đôi
với đối, điệp tạo đối trên cùng một ngữ đoạn, tiêu biểu là dịng thơ. Qua khảo sát, chúng
tơi nhận thấy, những câu thơ tiểu đối do điệp- đối tạo nên đã có giá trị gợi hình, gợi nhạc
cho thơ Đồng Đức Bốn.
Đối trong dòng lục: Đây là những cấu trúc đối nội bộ còn gọi là tiểu đối.
Tiến hành khảo sát trong1.963 dịng lục, có 64 dịng lục sử dụng cấu trúc tiểu đối.
Đối trong dòng bát: Trong lục bát Đồng Đức Bốn, cấu trúc tiểu đối dòng bát cũng chiếm
một số lượng đáng kể (131 câu/1.963 dòng bát).
4.2.3.2. Cấu trúc đối trong cặp lục bát
Trong thơ Đường luật ta thường bắt gặp hình thức đối giữa hai dịng thơ với nhau.
Trong thơ Đường luật cấu trúc đối yêu cầu đối cả về ý và về thanh điệu. Tuy nhiên, đối
trong thơ hiện đại nói chung và thơ lục bát Đồng Đức Bốn nói riêng chỉ chú ý tới đối ý.
4.2.3.3. Vai trò của thủ pháp đối trong thơ lục bát
Đối trong thơ lục bát cũng hoạt động trong sự điều tiết cần thiết. Cấu trúc đối trong thơ
lục bát có tác dụng đưa lại sự cân xứng, hài hịa và trong một hồn cảnh nào đó nó cịn đưa
lại nét nghĩa mới cho bài thơ.
4.3. Tiểu kết
4.3.1. Về cấu tứ và ngôn từ
Cấu tứ thơ lục bát của ông lại thường bị cảm tính chi phối nên thường đơn điệu, ít tạo
nên những tứ thơ mạnh mẽ, cơ đúc hay độc đáo. Ơng chưa có ý thức tạo ngơn ngữ riêng
cho thơ lục bát của mình. Lục bát Đồng Đức Bốn đi len giữa dòng lục bát dân gian và lục
bát huyền ảo để rồi bật lên các bài thơ, câu thơ xuất thần.

4.3.2. Về một số phương thức tạo nghĩa
Đồng Đức Bốn am tường những phương thức tạo nghĩa của thi pháp lục bát truyền
thống như: phương thức so sánh, phương thức trùng điệp, liên hoàn của từ ngữ và hình ảnh
để tạo hiệu ứng cộng hưởng, vừa khắc sâu (ý nghĩa, cảm xúc), hệ thống hóa đồ sộ, vừa tạo
ra khoảng nhòe mờ, lan tỏa, đa nghĩa, lối lập tứ bằng ý tưởng hay cảm giác đối kháng...
KẾT LUẬN

21


Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu về lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn,
luận án rút ra những kết luận sau:
1. Lục bát là loại thơ dung dị, thuần phác, dễ sắp âm vần, dễ nhập vào lối sống dân gian.
Thể thơ này ngỡ như dễ làm, dụ mị khơng ít người, nhưng người viết rất khó đạt được đỉnh
cao. Bởi vậy, nhà thơ Đồng Đức Bốn như là ân huệ trời cho, như là bản năng thi sĩ khi cầm
bút. Tiếp cận hướng nghiên cứu thi pháp học và lí thuyết tính hệ thống và cấu trúc, luận án
khảo sát, miêu tả những đặc điểm của ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn; chỉ ra những
đặc điểm cơ bản cũng như những biến đổi của thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Như vậy, luận
án nghiên cứu ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa
để thấy được sự độc đáo, tài hoa của ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong hoạt động
hành chức.
Luận án dựa vào kết quả khảo sát, thống kê kết hợp với việc phân loại để phân tích và
miêu tả đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Những kết quả phân tích sẽ cho ra
những thơng số chính xác, cụ thể, là bằng chứng cho những đánh giá và thẩm nhận qua
cảm thụ khách quan. Bên cạnh đó, các con số thống kê cũng giúp ích rất nhiều trong việc
định lượng các kết quả nghiên cứu.
2. Lục bát Đồng Đức Bốn vẫn là cốt hồn thơ dân gian nhưng lại ẩn chứa lối nói hiện đại.
Vì vậy, việc nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào những điểm chính, mang tính phổ
qt của ngơn ngữ thơ lục bát.
3. Qua khảo sát, miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát ở cả hai phương diện: ngữ âm

và ngữ nghĩa, chúng tôi nhận thấy, ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn tương đối khác
biệt với ngôn ngữ thơ lục bát truyền thống. Sự khác biệt đó được thể hiện ở tất cả các mặt,
các bình diện của thơ. Những điểm đặc trưng có thể kể đến là:
3.1. Về vần: Đồng Đức Bốn sử dụng tất cả các loại vần để tạo nên sự phong phú đa dạng
cho các sáng tác của mình. Tuy nhiên, tuỳ theo vai trị, ý nghĩa của các loại vần mà ơng có
cách sử dụng hợp lý.
3.1.1. Vần xét theo vị trí hiệp vần được ông sử dụng theo cách gieo vần của thể thơ truyền
thống là vần chân và vần lưng nhưng có nhiều trường hợp ơng có cách gieo vần sáng tạo
thể hiện tư tưởng, cảm xúc của mình.
3.1.2. Vần xét theo mức độ hồ âm thì vần chính được ông sử dụng nhiều hơn so với vần
thông và vần ép. Mỗi loại vần lại có diện mạo và vai trò riêng tạo nên phong cách mới lạ
cho thơ lục bát. Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy, một mặt Đồng Đức Bốn tuân thủ
nghiêm ngặt các nguyên tắc hiệp vần đảm bảo sự hịa âm ở các vị trí thanh điệu, âm cuối
và âm chính theo đúng quy luật ngữ âm chi phối cách hiệp vần nhưng mặt khác, tác giả tạo
ra những rạn nứt hay những lỗi về hiệp vần. Ngồi sự hiệp vần có sự đồng nhất hồn tồn ở
các vị trí trong vần thơ, sự hịa âm của vần thơ chủ yếu còn được nhà thơ tạo ra bằng cách
đắp đổi lẫn nhau giữa các vị trí tham gia hiệp vần. Sự vận động tạo vần theo hướng nới
lỏng các quy luật ngữ âm truyền thống là xu thế phổ biến của các nhà thơ hiện đại mà
Đồng Đức Bốn là một trong những nhà thơ tiên phong.
3.2. Về nhịp điệu: Nhịp thơ lục bát Đồng Đức Bốn đó vượt thốt khn sáo thi điệu truyền
thống. Sự sáng tạo và cách tân nhịp thơ của Đồng Đức Bốn hết sức linh hoạt, nhiều vẻ. Sự
đột phá mạnh mẽ của nhịp câu thơ lục bát thể hiện sự đổi mới của nhà thơ trong việc tổ
chức tiếng nói âm nhạc, làm cho câu thơ đa dạng về nhịp, thích ứng với tính đa dạng về nội
dung, đa dạng về cảm xúc, tình cảm. Đồng Đức Bốn đó rất thành công trong việc biến cái
bất biến của nhịp điệu lục bát (nhịp đôi cơ bản) thành cái khả biến (chen vào nhịp lẻ đặc

22


trưng) tạo cho câu thơ vẻ tự nhiên cần thiết với ý tứ sâu sắc, càng đọc càng phát hiện ra

nhiều điều thú vị.
3.2.1. Cách tổ chức nhịp trong câu lục: Đồng Đức Bốn vẫn tiếp tục kế thừa các cách ngắt nhịp
của lục bát truyền thống đó là ngắt nhịp chẵn. Tuy nhiên, ông đã sáng tạo thêm 8 cách ngắt
nhịp mới. Trong đó nhịp 2/4 là loại nhịp được tác giả sử dụng nhiều nhất so với tất cả các
loại nhịp trong câu lục. Nhịp lẻ 3/3 trong câu lục cũng được ông sử dụng với mức độ vừa
phải để tạo cho câu thơ vẻ tự nhiên cần thiết với ý tứ sâu sắc.
3.2.2. Cách tổ chức nhịp trong câu bát: Cũng giống như câu lục, câu bát trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn cũng kế thừa các cách ngắt nhịp của lục bát truyền thống như nhịp 2/2/2/2,
4/4, nhưng ngồi những nhịp chẵn truyền thống ơng cịn tổ chức thành 25 cách ngắt nhịp
khác linh hoạt hơn để dễ dàng chuyển tải những cảm xúc mới mẻ. Trong đó nhịp 4/4 được
ơng sử dụng với tần số cao nhất thể hiện những đặc trưng của thi pháp cổ điển: đi tìm cái
hài hịa, chắc chắn, cơ đọng.
3.2.3. Cách tổ chức nhịp trong cặp lục bát: Ngoài 4 kiểu ngắt nhịp của lục bát truyền
thống, Đồng Đức Bốn còn tổ chức thành 80 kiểu ngắt nhịp khác trong cặp lục bát tạo nên
những cách biểu cảm mới cho thơ lục bát của mình. Như vậy, về nhịp điệu thơ lục bát
Đồng Đức Bốn, chúng tơi có thể đi đến những kết luận cơ bản sau đây: Thứ nhất, nhịp điệu
lục bát của ơng biến hóa linh hoạt phù hợp với nội dung biểu đạt và cảm xúc tự nhiên. Thứ
hai, tác giả không ngần ngại sử dụng nhiều loại ngắt nhịp xa lạ với cách ngắt nhịp truyền
thống làm cho câu thơ lục bát khơng bị bó buộc bởi thứ nhịp điệu đều đều, quen thuộc. Thứ
ba, nhịp thơ lục bát biến hóa bắt nguồn từ việc sử dụng ngôn từ một cách tự nhiên, ngôn từ
chi phối sự ngắt nhịp, yếu tố tâm lý của cách ngắt nhịp quen thuộc truyền thống khơng có
vai trị đáng kể.
3.3. Về luật phối thanh:
3.3.1. Luật phối thanh trong câu lục: Khảo sát luật phối thanh trong câu lục của thơ lục bát
Đồng Đức Bốn, chúng tôi nhận thấy, nhà thơ đã ý thức được việc lựa chọn và cách tân luật
phối thanh trong thơ lục bát truyền thống. Từ tư liệu và kết quả khảo sát, chúng tôi thấy các
khuôn thanh bằng ở câu lục chiếm một tỉ lệ rất cao. Đồng thời, câu lục phối thanh hợp cách
chiếm tỉ lệ rất thấp. Hầu hết các câu lục trong lục bát Đồng Đức Bốn có biến cách nhất
định. Việc sắp xếp các thanh ở câu lục là có chủ ý, có khuynh hướng chứ khơng hồn tồn
tự do nhằm tạo lập cho câu thơ một âm điệu cân xứng hài hòa, đồng thời tạo nên ngữ điệu,

nhạc điệu cho câu thơ.
3.3.2. Luật phối thanh trong câu bát: Cũng như câu lục, trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn,
các câu bát phối thanh hợp cách khơng nhiều. Ơng khơng bị gị bó vào những nguyên tắc
phối thanh truyền thống mà chủ động sắp xếp những tiếng bằng trắc theo cách của mình để
giảm bớt tính đơn điệu đều đều, tránh lối nói vần vè, sáng tạo trong hình thức câu thơ.
Theo âm luật thơ lục bát, câu bát thực ra lặp lại câu lục về bằng trắc ở 6 tiếng đầu, chỉ khác
nhau ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 phải đối lập âm vực cao/thấp (cùng bằng). Nhưng trong
thực tế khi tổ chức thanh điệu ở một tiếng nào đó, Đồng Đức Bốn cũng tính tốn với các
tiếng cịn lại sao cho hài hòa. Và cái gọi là “nhất, tam, ngũ bất luận” đối với Đồng Đức
Bốn thì khơng hồn tồn bất luận mà có sự sắp xếp bằng trắc theo định hướng của chính
nhà thơ.
3.3.3. Luật phối thanh trong cặp lục bát: Kết quả khảo sát sự phối hợp các thanh bằng ở các
tiếng bắt buộc “nhị, lục, bát” trong các cặp lục bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy ông
tuân thủ rất chặt chẽ luật đối xứng cao/ thấp trong tất cả các dòng lục và dịng bát, tạo nên một
cấu trúc nhạc tính cao.
23


×