ĐỒNG ĐỨC BỐN- NHÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Khoảng mười năm trở lại đây, xuất hiện khá đông các nhà thơ trên
văn đàn. Công cuộc đổi mới đã mang một diện mạo mới cho nền văn học
nghệ thuật nước nhà. Thơ cũng nhiều lên, cũng sôi động. Trung bình mỗi
ngày có 2 tập thơ được in ra. Cuộc sống lẫn lộn vàng thau, lẫn lộn vui buồn.
Thơ cũng thế! Trong bối cảnh ấy, Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện
tượng thơ đặc biệt với thể thơ lục bát hiện đại. Có lẽ ông là người làm thơ
lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở Việt Nam. kể từ khi
Nguyễn Bính - một người chân quê, đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng
tử giang hồ qua đời. Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng, trong
các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và báo
Tiền Phong
Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, quê Hải Phòng. Ông đã từng làm
nhiều nghề kiếm sống, cuộc đời sóng gió phiêu bạt nhiều nơi. Những dấu vết
ấy hằn sâu trong nhiều bài thơ của ông. Cho đến nay ông đã xuất bản 5 tập
thơ: Chăn trâu đốt lửa (1993), Trở về với mẹ ta thôi (2000) v.v... Tuyển thơ
Đồng Đức Bốn đã in đi in lại nhiều lần.
Tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn cũng là phát hiện ra vẻ đẹp trong thơ
ca dân tộc nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng.
2.Mục đích của đề tài:
• Về lí luận: thực hiện đề tài này giúp bổ sung kiến thức về thơ
Đồng đức bốn nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
• Về mặt thực tiễn: tìm hiểu một số văn bản thơ của Đồng Đức
Bốn giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về một phong cách thơ lục
bát độc đáo trên nền hiện đại, qua đó chúng ta biết trân trọng
hơn những giá trị truyền thống của dân tộc.
3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này tôi thực hiện với mục tiêu sau:
• Khái quát những vấn đề về mặt lí luận chung về thể thơ lục bát
• Phong cách thơ Đồng Đức Bốn thể hiện qua một số bài thơ
• Vai trò, mối quan hệ giữa thơ Đồng Đức Bốn với thơ ca dân
tộc.
4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nhà thơ Đồng Đức Bốn là một “hiện tượng” trong những năm gần
đây nên có rất nhiều đề tà nghiên cứu về ông. Có thể kể đến một số bài viết
như:
• Bài giới thiệu về Đồng Đức Bốn_ Nguyễn Huy Thiệp
• Nhà thơ Đồng Đức Bốn – Nguyễn Anh Nông
• Đồng Đức Bốn và trận mưa cuối cùng_ Nguyễn Văn Thọ
Cùng rất nhiều những bài phân tích thơ Đồng Đức Bốn ở những khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào xem xét một cách tổng quát về yếu
tố “lục bát hiện đại” .
5.Đối tượng nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lí luận liên quan đến
thơ lục bát Việt Nam và chất lục bát hiện đại trong thơ Đồng Đức Bốn.
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài: một số tác phẩm của nhà thơ
Đồng Đức Bốn.
7.Phương pháp nghiên cứu:
Để tìm hiểu, nghiên cứu chất lục bát hiện đại trong thơ Đồng đức Bốn
tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
• Phương pháp sưu tầm, phân tích tổng hợp: Thu thập tài liệu liên
quan đến vấn đề “ Đồng Đức Bốn- nhà thơ lục bát hiện đại”
• Phương pháp hệ thống: đây là phương pháp sử dụng sau cùng
sau khi áp dụng các phương pháp trên. Phương pháp hệ thống
dùng để gắn kết các vấn đề thành một hệ thống phù hợp.
8.Bố cục của đề tài:
Báo cáo khao học gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung chính được bố cục thành 3 phần như sau:
1. Lí luận chung về thể thơ lục bát
2. Đồng Đức Bốn_ nhà thơ lục bát hiện đại
3. Vai trò, mối quan hệ giữa thơ Đồng Đức Bốn với thơ ca dân tộc
PHẦN NỘI DUNG
1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT:
Chúng ta biết rằng lục bát là một thể thơ cổ truyền đặc biệt Việt Nam,
niêm luật nguyên thủy của nó cực kỳ chặt chẽ. Nhịp bình thường của câu thơ
là nhịp đôi, câu sáu có ba nhịp (Chiều nay / Hồ Tây / có giông), câu tám có
bốn nhịp (Tôi ngồi / trên sóng / mà không / thấy chìm). Đôi khi câu sáu có hai
nhịp ba (Vẫn còn thấy / ở ca dao), câu tám có hai nhịp ba và một nhịp hai (Y
nguyên hai / múi bưởi đào / em cho). Một quy định nữa là trong mỗi câu, cứ
chữ cuối của nhịp trước là bằng thì chữ cuối của nhịp sau là trắc và ngược
lại. Các chữ cuối nhịp phải là bằng, trắc lần lượt xen nhau. Riêng chữ thứ
sáu và chữ thứ tám trong câu tám tuy đều là bằng nhưng không được cùng
một thanh (chữ này là phù bình than thì chữ kia là trầm bình thanh hoặc
ngược lại).
Tuy quy định niêm luật chặt chẽ nhưng lục bát lại là một thể thơ dễ làm,
ai cũng làm được (đương nhiên để làm cho hay thì không phải dễ!). Căn
bệnh mà nhiều người làm thơ lục bát thường mắc là nhiều chữ quá, khôn chữ
quá. Càng dụng công bao nhiêu thì thơ họ làm càng thiếu tự nhiên, càng dở
bấy nhiêu. Tác giả giống như một người đang chơi trò chơi trí uẩn: anh ta
nặn óc tìm cách sắp xếp các con chữ, các âm vận, âm điệu, cố khuôn nó vào
ở trong niêm luật.
Thơ lục bát có cái khó là niêm luật cực kỳ chặt chẽ, và là một thể thơ
nôm na cổ truyền đặc trưng Việt Nam. Người Việt Nam vị tình. Thơ lục bát
cũng là một thể thơ vị tình. Nó gần gũi với lối sống, nếp nghĩ của người
nông dân Việt Nam thật thà chất phác, thơ lục bát rất dễ làm nhưng chính vì
thế mà cũng khó hay. Nhiều chữ quá, khôn chữ quá chính là căn bệnh mà
nhiều người làm thơ lục bát dễ mắc phải. trong hàng vạn, hàng triệu người
làm thơ lục bát thì đa phần đều ở diện “trí năng”, tức là làm thơ theo trí. Tác
giả giống như một người đang chơi trò trí uẩn, sắp xếp các con chữ, các âm
vận âm điệu, cố khuôn nó vào trong âm luật. Có thể thấy rõ sự dụng công
của người làm thơ, càng dụng công bao nhiêu thơ càng thiếu tự nhiên, càng
dở bấy nhiêu. Ở đây, diện tướng của người làm thơ hiện ra rất rõ, không sao
trốn đi đâu được. Chính vì thế làm thơ lục bát mà không dụng công, dễ dàng
như lời người nói quả là rất khó, rất hiếm. Có thể nói rằng trong hàng triệu
người mới có một người, nó tựa như trò chơi xổ số trong văn chương và
định mệnh. Đồng Đức Bốn là người tự dưng có duyên với riêng thể thơ lục
bát. Đó là ân huệ trời đất dành riêng cho ông.
2. ĐỒNG ĐỨC BỐN – NHÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thường ngắn, có hai, bốn, hoặc sáu, hoặc
tám đến mười hai câu giống như ca dao. Đôi khi, nó có vẻ như một lời nói
bâng quơ bình thường:
Xong rồi chả biết đi đâu
Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương.
Chiều mưa phố Huế một mình
Biết đâu là chỗ ân tình đến chơi.
Gọi em một tiếng tưởng xong,
Không ngờ ai nấp trong lòng trộm nghe.
Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.
Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi
Con tôi chết bởi lời người hát ru.
Con tôi chết ở ao tù
Mà lời người vẫn hát ru ngọt ngào.
Hình ảnh nông thôn hôm nay được Đồng Đức Bốn vẽ lại trong nhiều bài
thơ vừa giống vừa khác với những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn
Bính trước đây. Vẫn là cái ngậm ngùi của sự nghèo nàn và mất mát khiến
lòng ta nhói đau, khiến lòng ta nhớ khôn nguôi:
Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ.
Nhà quê có mấy trai tơ
Quần bò, mũ cối giả vờ sang chơi.
Nhà quê chân lấm tay bùn