Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TÌM HIỂU về kết QUẢ HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN XUÂN THIỆU LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.55 KB, 36 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước bên cạnh những mặt thuận lợi cũng gây ra không ít
những khó khăn với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải nói riêng.
Vì vậy muốn đảm bảo được ưu thế cạnh tranh cũng như đạt được mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải
không ngừng nỗ lực về mọi mặt, tìm tòi sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng, mặt khác
những sản phẩm đó cũng phải có giá thành phù hợp với sức mua của người tiêu
dùng.
Như vậy để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh
gay gắt với nhau. Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của những qui luật
kinh tế khách quan như qui luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, giá cả… đòi hỏi
phải cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện về tình
hình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các chủ
trương, các chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp phải
thường xuyên phân tích các hiện tượng và các quá trình kinh tế nhằm đưa ra các
quyết định tối ưu nhất trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý
kinh tế. Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó định hướng sự phát triển kinh doanh trong
tương lai.
Cũng như các đơn vị kinh doanh khác, Công ty cổ phần Xuân Thiệu
Logistics
muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì phải
hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi sao cho có lãi. Muốn quản lý kinh tế tốt và kinh
doanh có hiệu quả công ty phải thường xuyên phân tích tình hình thực hiện doanh
thu của mình qua mỗi kỳ kinh doanh để tìm ra những giải pháp nhằm tăng doanh
thu. Do đó, doanh thu là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, là yếu tố khẳng định sự tồn tại


và phát triển của công ty trên thương trường.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN THIỆU LOGISTICS
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN THIỆU LOGISTICS
Địa chỉ:km 92, khu An Trì, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng,Thành Phố Hải
Phòng
Điện thoại.0313555486
1 Quá trình hình thành của công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
1.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
Công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
được thành lậpngày 06 tháng 09 năm 2011 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hải Phòng cấp. Là một công ty trẻ, năng động, sáng tạo trong lĩnh vực vận
chuyển đường bộ. Công ty luôn bám sát tình hình phát triển của đất nước và các
nước khác trong khu vực và trên thế giới để vạch kế hoạch phát triển kinh doanh
của mình.
Từ khi thành lập, công ty đă quyết định đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho
sản xuất kinh doanh , phát triển thêm ngành nghề kinh doanh, tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của khách
hàng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, công ty đã bắt đầu
kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Với nỗ lực và quyết tâm của những người cầm lái và sự đồng lòng của cán bộ
công nhân viên, công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
đã vững vàng phát triển.Năng động và mạnh dạn trong kinh doanh là bí quyết
thành công của doanh nghiệp. Song song với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của tất cả
các thành viên trong công ty, phải kể tới sự nhanh nhạy của lãnh đạo công ty đã
không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh cùng ngành

có nhiều kinh nghiệm làm bài học cho mình và định hướng cho việc phát triển kinh
doanh. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường, công ty đã mạnh dạn áp dụng
những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất kinh doanh góp phần thu được lợi
nhuận đáng kể.


3

Công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
đã, đang và sẽ khẳng định được mình trên những thị trường rộng lớn hơn.
1.2NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Điều hành tua du lịch
Đại lý du lịch
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương
tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân
vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn
thông trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
1.3 Mô hình tổ chức hoạt động của công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của
công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics

GIÁM ĐỐC

P.KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH

P. HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

ĐỘI GIAO
NHẬN

P. KHAI
ĐỘI
BỐC XẾP P. KẾ HOẠCH
THÁC
KINH DOANH


4

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


KHAI THÁC

KỸ THUẬT

P. KỸ THUẬT

ĐỘI CƠ
GIỚI

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.2.1 Ban giám đốc
- Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty theo điều lệ, nghị
quyết đã được quyết định.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của
công ty.
- Kiến nghị các dự án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật các cán bộ quản lý
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và kế hoạch hàng năm.
- Quyết định lương phụ cấp đối với người lao động trong công ty và cán bộ
công ty
1.2.2.2 Phòng Kế Toán Tài Chính.


5

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về quản lý hoạt động tài chính,
hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ
tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài
chính. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình

hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và
tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đường bộ
để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời những sai lệch trong hoạt
động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyến tham gia tổ chức kiểm tra việc thực
hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty.
1.2.2.3 Phòng Kinh Doanh
Lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị mở rộng thị trường, tạo nguồn hàng hoá
từng năm, quý, tháng trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch kinh doanh, khai thác thị
trường trong
nước và quốc tế, xây dựng và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế, công
tác pháp chế hàng
hoá. Xây dựng các phương án, định hướng chiến lược trong kinh doanh.
- Tổ chức quản lý các tổ thủ tục, tổ cước thực hiện các công việc phục vụ
khách hàng. Tiến
hành các thủ tục thanh toán các hợp đồng trả trước, trả sau và quản lý, thu hồi
các khoản nợ của chủ hàng.
- Tổ chức thống kê sản lượng, sơ kết hàng tháng, lập các báo cáo thống kê
định kỳ, đột xuất
về tình hình sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo tình
hình sản lượng


6

hàng hoá kế hoạch của từng thời kỳ, cung cấp các thông tin chính xác, kịp
thời để Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài các chức năng trên, phòng Kế hoạch Kinh doanh còn chịu trách nhiệm

quản lý Tổ thủ
tục hàng hóa và Tổ cước phí.
+ Tổ thủ tục hàng hoá:
- Tổ thủ tục hàng hoá biên chế thuộc phòng Kế hoạch kinh doanh nhưng có
chức năng nhiệm
vụ riêng, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về
thực hiện nhiệm vụ.
- Đội thủ tục hàng hoá tham mưu cho Giám đốc về công tác làm thủ tục xuất
nhập hàng hoá
cho khách hàng theo đúng qui định của pháp luật, qui định của công ty và
kiểm tra, xác nhận các tác nghiệp làm hàng để tính cước.
- Trên cơ sở thông tin từ các chủ hàng, chủ phương tiện, theo dõi, kiểm tra
tính đúng đắn của các chứng từ đã thiết lập đối chiếu với các
chứng từ của khách hàng, để làm cơ sở cho việc làm thủ tục giao nhận hàng
hoá cho khách hàng.
- Được quyền giao dịch với chủ hàng và các đơn vị có liên quan để giải
quyết, thiết lập các thủ tục giao nhận hàng hoá cho khách hàng.
- Trực tiếp giải quyết các vướng mắc phát sinh cho khách hàng, các tranh
chấp với chủ hàng, trên cơ sở về pháp luật Hợp đồng kinh tế, pháp chế hàng hoá để
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty.
- Tổ chức lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng từ liên quan đến giao nhận bảo quản
hàng hoá. Theo
dõi, thống kê, lưu trữ số liệu, làm các báo cáo trong lĩnh vực được phân công.
- Được quyền đề xuất, kiến nghị với Giám đốc về việc sửa đổi Hợp đồng
kinh tế, phương thức


7

thanh toán phù hợp với từng thời kỳ, từng khách hàng nhằm nâng cao hiệu

quả công tác làm thủ tục hàng hoá của công ty.
+ Tổ tính cước phí hàng hoá:
- Tổ tính cước phí hàng hóa thuộc phòng Kế hoạch kinh doanh nhưng có
chức năng nhiệm vụ
riêng, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về
thực hiện nhiệm vụ.
- Trên cơ sở các chứng từ khi làm thủ tục đã kiểm tra đảm bảo hợp lệ, xác
nhận đầy đủ các
tác nghiệp làm hàng để làm cơ sở cho việc tính cước. Căn cứ theo yêu cầu
dịch vụ của khách hàng thể hiện trên chứng từ và biểu cước hiện hành của công ty
tiến hành tính cước phí hàng hoá, thiếp lập các chứng từ, thực hiện uỷ quyền của
Giám đốc để phát hành hoá đơn, phiếu thu cho khách hàng trả tiền trước hoặc trả
tiền sau theo hợp đồng kinh tế.
- Lập các phiếu tạm thu trong trường hợp khách hàng chưa cung cấp đầy đủ
các thông tin về
yêu cầu dịch vụ và phải làm quyết toán sau khi đã hoàn thành công việc.
- Có trách nhiệm phối hợp, kiểm tra để thu đúng, thu đủ, thu chính
xác,phương thức giao nhận, bảo quản hàng hoá và có trách nhiệm thu và nộp các
khoản cước phí theo phiếu thu, hoá đơn, phiếu tạm thu.
- Có trách nhiệm phát hành hoá đơn thanh toán sau đúng thời gian qui định
đối với từng hãng,
đại lý,... làm cơ sở cho việc tính doanh thu của công ty hàng tháng. Có trách
nhiệm đôn đốc các bộphận liên quan chuyển các chứng từ, kết toán hàng hoá với
các chủ hàng, đại lý.
- Tổ cước phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả tính toán trên hoá đơn,
trường hợp mức tính thấp hơn biểu cước qui định phải được sự chấp thuận của
Giám đốc bằng văn bản.


8


- Tổ chức lưu trữ, quản lý hoá đơn, chứng từ. Tập hợp thống kê báo cáo tình
hình thực hiện hợp đồng theo qui định tài chính.
- Được quyền đề xuất, kiến nghị với Giám đốc về việc sửa đổi điều chỉnh giá
cước, phương thức thanh toán phù hợp với thị trường từng thời kỳ, từng khách hàng
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tính cước của công ty.
1.2.2.4 Phòng Kỹ Thuật
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về quản lý kỹ thuật của đội
tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình quy phạm về kỹ thuật
bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tiêu hao vật tư phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh
doanh vận tải hoạt động có hiệu quả. Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc
Tham gia vào các chương trình kế hoach đào tạo lại, nâng cao trình độ kỹ thuật kỹ
sư về quản lý khai thác kỹ thuật, tham gia giám định sáng kiến nghiên cứu khoa
học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phòng và công tác kĩ thuật
1.2.2.5 Phòng Hành Chính Nhân Sự.


Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty



Xây dựng kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn.



Triển khai việc thực hiện tuyển dụng người lao động theo chỉ tiêu biên chế
được duyệt. Căn cứ vào nhu cầu công tác, sắp xếp tổ chức, điều động bổ nhiệm, đào
tạo , bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức phù hợp.
Giúp Giám Đốc quản lý người lao động theo quy định phân cấp quản lý của




Bộ.


Đảm bảo mọi hoạt động về tài chính cụ thể: tiền lương, BHXH, BHYT, kinh
phí hoạt động nghiệp vụ, trang thiết bị kĩ thuật và chăm lo đời sống người lao động.
1.2.2.6Phòng khai thác
- Có nhiệm vụ nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động công ty.
- Quản lí, bảo trì bảo dưỡng, khai thác trang thiết bị hiện đại
- Cung cấp thông tin cho công ty, hướng dẫn khai thác mạng phục vụ cho hệ
thống công ty.


9

+) Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty gồm
3bước:
Quy trình khai thác cảng như sau:
Đơn vị thực hiện

Sơ đồ

Địa điểm

Phòng Điều độ - Khai thác
+ Phòng Điều độ - Khai thác

TIẾP NHẬN TẦU CẬP

CẢNG

Cầu cảng

+ Đội giao nhận
+ Đội cơ giới

XẾP DỠ HÀNG HÓA

Cầu cảng

kho bãi
+ Đội Bốc xếp
+ Phòng Kế hoạch
Kinh doanh
+ Đội giao nhận
+ Đội cơ giới
+ Đội Bốc xếp

GIAO NHẬN HÀNG
HÓA

Phòng cấp lệnh
Kho bãi


10

1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công tycổ phần Xuân Thiệu
Logistics

1.4.1. Đặc điểm về lao động của công tycổ phần Xuân Thiệu Logistics
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
sự phát triển lâu
dài và bền vững của Công ty nên công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ
nhân viên
chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình.
Lao động là một trong những nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh, lao động là những người làm việc mà hoạt động của họ liên quan đến quá
trình tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Lao động là tài sản quan trọng của
doanh nghiệp, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Việc sắp xếp
lao động đúng người, đúng việc, đúng thời gian và trình độ năng lực sẽ giúp cho
doanh nghiệp đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm, tạo hiệu quả kinh doanh


11

Bảng 1: Cơ cấu lao động trong công ty
Đơn vị tính: Người
Năm 2013
STT

Chỉ tiêu

Năm 2014

Số lượng

Tỷ trọng


Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

(người)

(%)

I
1

Phân theo trình độ
Đại học và trên đại học

25

45

30

52

2

Cao đẳng
Lao động phổ thông và trung


19

35

15

26

11

20

13

22

3

cấp nghề
II

Phân theo tiêu thức sử dụng

1

Lao động trực tiếp

20


36

22

38

2

Lao động gián tiếp

35

64

36

62

III

Phân theo độ tuổi

1
2
IV
1

Độ tuổi từ 22 đến 30
Độ tuổi từ 31 đến 40
Phân theo giới tính


35
20

64
36

38
20

66
34

Lao động nam

30

55

32

55

Lao động nữ

25

45

26


45

Tổng số lao động

55

2

100
58
100
(Nguồn: Phòng nhân sự cung cấp)

(Nguồn số liệu tại phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động trong công ty không cao lắm,
năm 2013 là 55 người và năm 2014 là 58 người. Lao động trong công ty có đầy đủ
các trình độ. Trong đó lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong tổng số lao động của công ty, năm 2013 tỷ lệ này là 45%, năm 2014 tỷ lệ
này là 52%. Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai, năm 2013 tỷ lệ
này là 35%, năm 2014 tỷ lệ này là 26%. Cuối cùng là động phổ thông và trung cấp
nghề chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong tổng số lao động của công ty, năm 2013 tỷ lệ
này là 20%, năm 2014 tỷ lệ này là 22%. Nhìn chung trình độ lao động của công ty


12

tương đối cao, tuy nhiên trình độ cao đẳng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với tỷ trọng này
chỉ phù hợp với cường độ lao động hiện tại. Trong thời gian tới công ty cần có
hướng đào tạo cho công nhân viên nâng cao trình độ.

Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với lao động gián tiếp. Điều
này phù hợp với tính chất công việc của công ty. Do công ty là một doanh nghiệp
vận tải nên lao động trực tiếp chủ yếu là các nhân viên lái tàu, số đông còn lại là các
nhân viên văn phòng và các nhân viên đi làm bên ngoài để làm các thủ tục xuất
nhập cho lô hàng.
Về độ tuổi thì công ty có một đội ngũ lao động trẻ, năng động và nhiệt tình.
Lao động ở độ tuổi 22 đến 30 chiếm tỷ trọng từ 64% - 66% lớn hơn lao động ở độ
tuổi từ 31 đến 40 có tỷ trọng từ 34% - 36%.
Lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ. Do tính chất đặc
thù là công ty vận tải nên số lượng lao động nam nhiều hơn số lượng lao động nữ.

1.5. Đặc điểm tiền lương
1.5.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa vì nó có hai
điều kiện đảm bảo:
-

Người lao động có quyền tự do về thân thể của mình có sức lao động, vì không có
vốn và tài sản gì khác ngoài sức lao động của mình, cho nên muốn tồn tại họ phải

-

cho thê hay bán sức lao động của mình.
Người sử dụng lao động có vốn, có tài sản nhưng lại thiếu sức lao động nên phải đi
thuê (mua) sức lao động.
Từ đó dẫn đến một một sự trao đổi: mua – bán thông qua một hợp đồng
lao động, sau một quá trình làm việc cho doanh nghiệp, người lao động nhận được
một khoản thu nhập có liên quan đến kết quả lao động của mình, khoản thu nhập đó
gọi là tiền lương, tiền công hay thù lao.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương:


-

Tiền lương dưới XHCN là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được Nhà nước trả
cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã
cống hiến choc ho xã hội


13

-

Tiền lương trong nền kinh tế thị trường được coi là giá cả của sức lao động được
hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Trong doanh nghiệp tiền lương là một phần rút ra từ giá trị gia tăng để trả cho người
lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng và hiệu quả mà người lao động đá cống
hiến cho doanh nghiệp.

1.5.2 Bản chất của tiền lương
- Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao
động đã cung cấp cho người sử dụng lao động.
Sơ đồ sau thể hiện điều này:
Thời gian đã cung cấp
Trình độ tay nghề đã tích lũy được
Tinh thần động cơ làm việc

Người lao động

Người sử dụng lao động


Tiền lương cơ bản
Tiền phụ cấp, trợ cấp xã hội
Tiền thưởng
Cơ hội thăng tiến và phát trển nghề nghiệp
-

Về mặt xã hội:
Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu
tối thiểu của người lao động ở một thời điểm kinh tế - xã hội nhất định. Khoản tiền
này phải được thỏa thuận giữa người lao động và người chủ doanh nghiệp có tính
đến mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.


14

1.6. Chế độ tiền lương của Nhà nước
1.6.1. Nguyên tắc của tiền lương
Tiền lương phải trở thành thu nhập chính của người lao động làm công ăn
lương và thúc đẩy tăng cường chức năng đòn bấy kinh tế.
Tiền lương phải thúc đẩy được người lao động làm việc, tăng cường hiệu lực
bộ máy nhà nước, thực hiện điều tiết tiền lương đảm bảo công bằng xã hội.
Mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế, với hiệu quả sản xuất
kinh doanh, quan hệ cung cầu về lao động và sự biến đổi về giá cả, lạm phát.

1.6.2. Chế độ tiền lương
Các hình thức trả tiền lương cho người lao động
Hiện nay chúng ta có hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả
lương theo sản phẩm:
-


Trả lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương cơ bản và rất phổ biến, nó quán triệt đầy đủ
nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn việc trả lương với kết quả sản xuất kinh
doanh cụ thể của mỗi cá nhân tròn doanh nghiệp.
Công thức tổng quát:
Lsp = Ntt.ĐG
Trong đó:
Ntt : số sản phẩm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành
ĐG : Đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Việc xác định đơn giá phải căn cứ vào mức lương theo thời gian cũng như
định mức sản lượng trong tháng của người lao động.
ĐG = TLT / MSL
Trong đó:
TLT : Tiền lương một tháng trả theo thời gian của người lao động
MSL : Mức sản lượng trong một tháng của người người lao động.

-

Trả lương theo thời gian
Thực chất của hình thức này là trả lương theo số ngày ngày công thực tế mà
người lao động đã làm.


15

Công thúc tổng quát:
Ltg = Ttt . LNG
Trong đó:
Ttt : Số ngày công thực tế mà người lao động đã làm trong kỳ (tháng, tuần)
LNG : Mức tiền lương một ngày

Với mức tiền lương trong ngày:
LNG = Lương tháng : Số ngày làm việc theo quy định
Nếu người lao động đi làm đủ số ngày công quy định trong tháng thì họ sẽ
nhận được số tiền lương là:
TL tháng= lương tối thiểu. Kcb.(1+Kpc)
Trong đó:
Kcb : Hệ số lương cấp bậc
Kpc : Hệ số phụ cấp lương
Ta có bảng lương tháng 6 năm 2015 của công ty cổ phần Xuân Thiệu
Logistics
đối với bộ phận văn phòng như sau:
(Đơn vị: VNĐ)
ST
Họ và tên
T
1
Vũ Văn Thiệu
2
Nguyễn Thị Thu
3
Phạm Thị Hoa
4
Lê Thị Hải Thành
5
Trần Văn Đức
6
Phạm Ngọc Loan
7
Nguyễn Hoàng Hải
8

Trần Văn Long
9
Vũ Văn Duy
TỔNG CỘNG

Chức vụ
Giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Giao nhận
Kinh doanh
Kỹ thuật
Kỹ thuật
Thủ kho (bãi)

Tiền lương
8.500.000
7.500.000
6.500.000
7.000.000
7.500.000
7.500.000
7.500.000
5.500.000
57.500.000


16


1.7. Đặc điểm về vốn và tài sản
1.7.1. Đặc điểm về tài sản
- Khái niệm
Tài sản cố định là các tư liệu sản xuất tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình sản xuất. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau mỗi chu kỳ vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ bị hao mòn một phần giá trị.
Một tài sản được gọi là tài sản cố định phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện
sau:
+ Phải có giá trị đủ lớn. Theo quy định của Nhà nước hiện nay thì tài sản cố
định phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên
+ Phải có thời gian sử dụng 1 năm trở lên
- Phân loại tài sản cố định
+ Theo hình thái vật chất biểu hiện
• Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ
thể, thỏa mãn cả hai điều kiện về giá trị và thời gian sử dụng. Trong vận tải, tài sản cố
dịnh hữu hình là các phương tiện vận tải, nhà xưởng, bến bãi…
• Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất
cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến chu kỳ sản
xuất kinh doanh của công ty, như chi phí thành lập công ty, chi phí về bằng phát minh
sáng chế, bản quyền tác giả…
+ Theo nội dung kinh tế
• Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định trực
tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với công ty vận
tải thì tài sản này chủ yếu là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ,
nhà xường, văn phòng làm việc…
• Tài sản cố định phi sản xuất: là những tài sản không tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.


17


+ Theo tình hình sử dụng
• Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản trực tiếp phục vụ cho
nghiệp vụ kinh doanh
• Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh
• Tài sản cố định chưa dùng
• Tài sản cố định không cần dùng đến và chờ thanh lý
• Đất và các loại tài sản cố định khác không tính khấu hao
+ Theo quyền sở hữu
• Tài sản cố định tự có• Tài sản cố định thuê ngoài
Quy mô về tài sản của công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics
được đánh giá thông qua việc sử dụng tài sản cố định hữu hình qua bảng sau:


Bảng 1.2: Tài sản cố định hữu hình của công ty.
STT
Tài sản cố định năm 2014

Tài sản cố định năm 2015

Tên tài sản

1

2
3
4
5
6


7

(2)
Nhà cửa vật kiến trúc

Nguyên giá

Hao mòn

TSCĐ

lũy kế

(3)

(4)

Giá trị còn lại
(5)

Nguyên giá

Hao mòn lũy

TSCĐ

kế

(6)


(7)

(8)

52.489.146

115.510.854

258.200.100

113.089.246

135.110.854

Máy móc thiết bị

1.399.012.355

436.534.755

962.477.600

1.517.316.734

447.753.480

1.069.563.354

Phương tiện vận tải


2.138.876.183

59.726.032

2.079.150.151

2.554.239.890

63.303.513

2.490.936.377

28.388.599

9.869.644

18.518.955

29.888.599

9.947.513

20.941.086

TSCĐ khác
Tài sản cố định hữu hình

3.734.277.137

-


-

558.619.577

3.175.657.560

14.600.000
4.374.245.323

606.075.752

Tuyệt đối

(lần/%)

(+/_)

(9)= (8)/

(10)=(8)-(4)

Giá trị còn lại

168.000.000

Thiết bị dụng cụ quản lý

Tương đối


14.600.000
3.768.169.571

(4)*100
116,97%

19.600.000

111,13%

107.085.754

119,8%

411.786.226

113,08%

20.941.086

-

118,65%

Đơn vị: đồng

-

592.512.011



Bảng 1.2 cho ta thấy:
Tài sản cố định hữu hình của năm 2015 so với năm 2014 18,65% tương
đương tăng 592.512.011 đồng .Công ty đã dùng nguồn vốn để mua máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải, thiết bị , dụng cụ và 1 số TSCĐ khác.Trong đó:
Về nhà cừa, vật kiến trúc năm 2015 so với năm 2014 tăng 16,97% tương
đương tăng 19.600.000 đồng .Công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, nhà kho ,trụ
sở nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
Về máy móc thiết bị có xu hướng tăng lên trong 2 năm vừa qua .Cụ thể năm
2015 so với năm 2014 tăng 11,13% tương đương tăng 107.085.754 đồng.
Về phương tiện vận tải tăng 411.786.226 đồng và không giảm giữa 2 năm.
Thiết bị, dụng cụ quản lí cũng có xu hướng tăng lên .Năm 2015 so với năm
2014 tăng 13,08% tương đương tăng 20.941.086 đồng.
Năm 2015 công ty đã đấu tư 1 số TSCĐ khác.
(Nguồn:Phòng kế toán cung cấp)


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN THIỆU LOGISTICS
Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kì kế toán nhất định hay kết quả sản
xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả sản xuất kinh doanh
được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ
hơn chi phí).
1. Doanh thu
- Doanh thu vận tải là số tiền mà người sản xuất vận tải (doanh nghiệp vận
tải, cá nhân) thu được do bán sản phẩm vận tải của mình trong một khoảng thời gian
nhất định.

Doanh thu bao gồm:


Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ:Doanh thu thuần = doanh thu bán hàng
– các khoản giảm trừdoanh thu. (Các khoản giảm trừ doanh thu gồm:Chiết khấu
hàng bán, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
nhập khẩu, gá vốn hàng bán.



Doanh thu từ hoạt động tài chính. lãi tiền gửi Ngân hàng, bán trả góp, lãi kinh
doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác,
chiết khấu thanh toán khi đi mua hàng được hưởng, …



Thu nhập khác. là những khoản thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,
tiền thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu các khoản nợ
khó đòi, ...

 ∑ Doanh thu = Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu từ hoạt

động tài chính + thu nhập khác.


1.1 Phương pháp tính doanh thu từ các hoạt động tài chính
* Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính = chi phí tài chính + lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
* Thu nhập khác

Thu nhập khác = chi phí khác + lợi nhuận khác

1.2 Phương pháp tính tổng doanh thu
- Phương pháp tính doanh thu của công ty theo công thức:
Tổng doanh thu = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ +
Doanh thu từ hoạt động tài chính + Thu nhập khác.
Trong đó:
-) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu
-) Doanh thu từ hoạt động tài chính
-) Thu nhập khác
 Tổng doanh thu của công ty = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ + Doanh thu từ hoạt động tài chính + Thu nhập khác
Như vậy, theo kết quả tính toán, ta thấy dữ lệu trùng khớp với số liệu đã
đưa ra trong bản báo cáo kết quả hoạt động kinh sản xuất doanh của công ty
cổ phần Xuân Thiệu Logistics
và phương pháp tính doanh thu cũng tương tự như phương pháp tính doanh thu
trong lý thuyết


Bảng 2.1: Doanh thu của công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics

STT

Chỉ tiêu

2015

2014


0

1

2

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ

2

Doanh thu hoạt động tài chính

Chênh lệch
2015/2014
Tuyệt đối
(VNĐ)

Tương đối
(%)

3

4=3-2

5=
3/2*100


14800392131

13792597367

1007794764

170,3

495326

586985

-91659

84,38

3

Thu nhập khác

319586000

278727272

40858728

114,65

4


Tổng doanh thu

15962324736

14071911624

1048561833

107,45

(Nguồn: Báo báo kết kinh doanh năm 2015, 2014- phòng tài chính kế toán


Nhận xét:
Qua số liệu trong bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty có sự biến đổi rõ
rệt qua từng năm nhưng tốc độ tương đối chậm.
- Trong năm 2015, tổng doanh thu đạt 15120473457 đồng. Trong đó doanh
thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm đại đa số đạt 14800392131 đồng
trong tổng doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm 495326 đồng và
doanh thu khác chiếm 319586000 trong tổng doanh thu
- Trong năm 2014 tổng doanh thu đạt 14071911624 đồng. So với năm 2014
thì năm 2015 đã tăng đạt 7.45% tương ứng tăng 1048561833 đồng. Trong đó doanh
thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn và đạt mức tăng 70.3 % và
tương ứng tăng 1007794764 (đồng). Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 495326
đồng so với năm 2014 giảm và tương ứng giảm91659 đồng. Doanh thu khác tăng
14,65% so với năm 2014 và mức tăng tương ứng đạt 40858728 đồng.
- Nhìn chung với tốc độ tăng của doanh thu trong những năm vừa qua tương
đối chậm, cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong giai đoạn này nhất là trong giai
đoạn kho khăn của nền kinh tế như hiện nay.
- Nguyên nhân là do tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế trong những

năm qua là ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, do tình hình giá xăng
dầu ngày càng tăng kéo theo chi phí tăng, chi tiêu thắt chặt nên càng làm mức tiêu
thụ của ngành vận tải giảm.
- Theo nhận định từ nhiều nguồn thông tin kinh tế thì kinh tế thế giới vẫn
còn nhiều u ám và chứa nhiều rủi ro. Thông qua bảng báo cáo tổng hợp doanh thu ở
trên, mặc dù doanh thu cũng tăng lên so với năm trước nhưng căn cứ vào tình hình
chung và những khó khăn mà vận tải phải đối mặt thì buộc nhà lãnh đạo công ty
phải đề ra những giải pháp có hiệu quả để nâng cao doanh thu trong những năm tiếp
theo và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần nâng cao tiềm lực
và khả năng phát triển của doanh nghiệp..


2. Tìm hiểu về chi phí
Chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lượng tiêu hao lao
động xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm vận tải trong từng thời kỳ nhất định, mặt
khác, chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất và lao động
(lao động quá khứ và lao động sống) mà ngành vận tải bỏ ra để tạo ra được số lượng
sản phẩm vận tải nhất định trong một thời kỳ nhất định
- Chi phí bao gồm:


Giá vốn dịch vụ cung cấp.



Chi phí tài chính: Lỗ do kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu tư khác, chi
phí do đem góp vốn liên doanh, chi phí liên quan đến việc thuê tài sản, chênh lệch
tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.




Chi phí quản lí doanh nghiệp: Phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng
và các khoản chi kinh doanh không gắn được với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ
chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



Chi phí khác: Là những khoản chi như: chi phạt thuế, tiền phạt do doanh nghiệp vi
phạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhượng bán tài sản…

 ∑ Chi phí = Giá vốn dịch vụ cung cấp + Chi phí tài chính + Chi phí quản lí doanh

nghiệp + Chi phí khác.


Bảng 2.1: Chi phí công ty cổ phần Xuân Thiệu Logistics

ST
T

Chênh lệch
2015/2014

Chỉ tiêu
2014

2015

Tuyệt đối
(VNĐ)


Tương đối
(%)

3

4=3-2

5 = 3/2*100

0

1

2

1

Giá vốn hàng bán

13101697142

2

Chi phí tài chính

3

108


207555962

365181410
1000739376
2
194251764
-13304198

Chi phí quản lý

462342058

501974325

39632267

109

4

Chi phí khác

254786961

264565791

9778830

104


5

Tổng chi phí

14026382123

94

150632283
1036846275
107
98
(Nguồn: Báo báo kết kinh doanh năm 2014, 2015- phòng tài chính kế toán)


×