Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Những vấn đề liên quan tới giấy phép đăng ký kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.38 KB, 4 trang )

Những vấn đề liên quan tới giấy phép đăng kí kinh doanh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được
thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo các quy định
này, doanh nghiệp được coi là thành lập hợp pháp khi thực hiện đầy đủ các quy định
về đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Vậy những điều kiện
cần đáp ứng để một doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận kinh doanh là gì?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Khái niệm của giấy đăng kí kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho
phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định.
Đây là công cụ quản lí nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng với
các

mức

độ

khác

nhau.

2. Giải quyết đề bài
Theo Điều 24 luật Doanh nghiệp, Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh :”Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ
các điều kiện sau đây:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34
của Luật này;



3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, để được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì doanh nghiệp phải có
đầy đủ 5 điều kiện cơ bản:
-Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh không áp dụng phổ biến đối với tất cả ngành nghề kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường. Mà nhằm đảm bảo các yêu cầu về sự an toàn về
chính trị, an ninh quốc gia, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội, môi
trường, an toàn tính mạng sức khỏe con người,… pháp luật các quốc gia trên thế
giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đều đưa ra giới hạn đối với các hoạt
động kinh doanh. Cụ thể, những ngành nghề đó được quy định tại Nghị định số 139
ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp về
những ngành, nghề bị cấm kinh doanh.
-Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34
của Luật này.
Trong đó, Điều 32: Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Điều 33. Tên
doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp, Điều 34.
Tên trùng và Tên gây nhầm lẫn. Do vậy, khi đặt tên doanh nghiệp cần chú ý tên
doanh nghiệp phải dễ phát âm, phải ngắn gọn,đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành
trướng của mình và nên cân nhắc giữa tên tiếng Tây và tiếng Việt. Có 4 cách đặt
tên: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ; và dùng tên người hoặc địa danh.


- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này.
Đó là Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh
nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên
phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu

có).
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Tùy vào mục đích kinh doanh, loại hình công ty kinh doanh khác nhau mà có mẫu
giấy đăng kí kinh doanh cùng tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có những
đặc điểm pháp lí chung và đều là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh những
ngành nghề kinh doanh có điều kiện. cụ thể hồ sơ đăng kí kinh doanh được quy
định tại Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, Điều 17. Hồ
sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh, Điều 18. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
của công ty trách nhiệm hữu hạn,Điều 19. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ
phần.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng
ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. Cụ thể căn cứ vào Nghị
định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
quản lý của Bộ, Cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính; Nghị định
số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách
Nhà nước;Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Nghị định số
02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định số
103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh,
cho thuê doanh nghiệp Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên đã ban hành cụ thể mức thu lệ phí
đăng ký kinh doanh Số: 83/2000/QĐ-BTC Ngày 29 Tháng 05 năm 2000.


KẾT THÚC VẤN ĐÊ :
Như vậy, tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà luật có điều chỉnh nội
dung Giấy phép kinh doanh khác nhau nhưng vẫn luôn phải đáp ứng những điều
kiện cơ bản trên đây. Có thể nói Giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lý xác
nhận việc kinh doanh của doanh nghiệp đã đủ các điều kiện cần thiết chưa.




×