Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số vấn đề liên quan tới giảng dạy môn GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.78 KB, 14 trang )

Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

Đề tài :
MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VIỆC GIẢNG DẠY PHẦN PHÁP LUẬT TRONG BỘ MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Trong bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 có phần giáo dục pháp luật cho học sinh rất
quan trọng đây là phần giáo dục pháp luật có tính hệ thống nhất trong trường THPT cung
cấp cho người học những kiến thức pháp luật căn bản và bổ ích giúp cho học sinh có được
sự hiểu biết nhất định về các văn bản pháp luật hiện hành để vận dụng vào thực tiễn cuộc
cuộc sống.
Với phạm vi của đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình
giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GDCD 12 nhăm nâng cao chất lượng dạy và học
pháp luật để học sinh nắm được các kiến thức căn bản và có ý thức sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật.
2. Cơ sở thực tiễn.
Cùng với sự phát triễn kinh tế xã hội sau những năm Đảng và nhà nước ta tiến hành
đổi mới toàn diện công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghóa xã
hội. Trong đó việc ban hành các văn bản pháp luật và đưa vào thực hiện trong cuộc sống là
sự đòi hỏi vô cùng cấp thiết nhất là khi chung ta đã chuyển từ cơ chế kinh tế “Tập trung,
quan liêu, bao cấp” sang cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghóa thì việc quản lí
của nhà nước không thể can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh mà cần quản
lí vó mô. Để làm được điều này thì nhà nước ta cần phải có công cụ hữu hiệu đó chính là
pháp luật.
Mặt khác như chúng ta đã biết kiến thức pháp luật bản thân nó vốn khó và khô khan
nên là khó khăn không nhỏ trong quá trình truyền đạt của giáo viên. Học sinh rất ngại phải
học các tiết học pháp luật. Từ đó đòi hỏi bản thân tôi phải suy nghó và tìm ra những phương
pháp, biện pháp phù hợp nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh nhằm mục đích
cuối cùng là nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục.
Trong những năm vừa qua, tình hình vi phạm pháp luật có chiều hướng ra tăng, tỉ lệ


thanh thiếu niên phạm pháp ngày càng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình này
như : hậu quả của mặt trái cơ chế thị trường, những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài qua
sách báo phim ảnh có nội dung không lành mạnh hoặc kích động bạo lực ... Nhưng một
nguyên nhân rất quan trọng là sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân nói
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

chung và thanh thiếu niên nói riêng. Sự thiếu hiểu biết này bắt nguồn từ việc giáo dục pháp
luật của chúng ta chưa đến nơi đến chốn còn mang tính hình thức. Tình cảm pháp luật chưa
sâu sắc nên không ít người biết luật mà vẫn phạm luật.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên mà trong những năm học vừa qua bản thân tôi
là giáo viên tham gia giảng dạy môn GDCD 12 có phần pháp luật nên tôi tìm nhiều biện
pháp để làm sao cho việc dạy và học không còn tính khô khan và người học tiếp thu kiêùn
thức nhanh nhất và có sự hứng thú cao. Sau đây tôi xin trình bày một số suy nghó về vấn đề
này.
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN ÁP DỤNG
1. Việc nắm các văn bản Luật.
Để việc giảng dạy phần pháp luật có hiệu quả cao thì đòi hỏi trước hết ở người giáo
viên phải nắm vững kiến thức và phương pháp bộ môn Nhà nước và Pháp luật và phải biết
vận dụng linh hoạt vào thực tiễn phù hợp với từng đối tượng học sinh. Mặt khác giáo viên
phải tìm hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của những Bộ luật và Luật sẽ phải giảng
dạy. Có như vậy trong quá trình dạy học mới không bị lúng túng khi giảng giải vấn đề.
Chính vì lẽ đó mà giáo viên cần có trong tay các văn bản luật để trong quá trình giảng dạy
giới thiệu cho học sinh.
2. Việc chuẩn bị tiết dạy.
Vấn đề thứ hai đó là việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên cần phải chu đáo, nắm chắc
mục đích yêu cầu bài dạy, soạn giảng đầy đủ và giao nhiệm vụ để học sinh chuẩn bị những

đồ dùng cho cần thiết cho bai học.
Ví dụ : Khi giảng bài 11 Luật dân sự tiết 2
Giáo viên cần phải chuẩn bị Sgk, Sgv, Luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, các
tình huống pháp luật.
3. Áp dụng tình huống pháp luật và một số yêu cầu khi áp dụng tình huống pháp luật trong
giảng dạy phần pháp luật.
Một biện pháp rất quan trọng cho việc dạy pháp luật thành công là vận dụng các tình
huống pháp luật vào trong bài dạy vì đây là một phương pháp dạy học có hiệu quả cao
chính là phương pháp dạy học nêu vấn đề. Khi áp dụng các bài tập tình huống sẽ gây cho
học sinh rất nhiều hứng thú và có vấn đề để học sinh động não và gây ra sự tranh luận trong
học sinh cuốn hút học sinh vào bài học một cách tự nhiên. Muốn làm tốt được điều này thì
trước hết giáo viên cần phải biết chọn lọc các bài tập tình huống phù hợp cho từng bài dạy,
từng đơn vị kiến thức, muốn có một tình huống pháp luật hay và tốt cần đạt một số yêu cầu
sau :
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

- Tình huống pháp luật phải ngắn gọn không rườm rà về chi tiết gây rối cho học sinh
làm mất đi hiệu quả của tình huống.
- Tình huống pháp luật phải mang tính thực tiễn cao nếu là những vấn đề những vụ án
đang mang tính thời sự được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập càng tốt, như khi
dạy bài luật hình sự giáo viên có thể sử dụng tình huống từ vụ án PU18 làm tình huống
xuyên suốt bài học.
- Tình huống pháp luật phải có vấn đề, khi cần thiết có thể gây ra sự hiểu nhầm cho
học sinh lúc ban đầu càng có hiệu quả vì lúc này trong học sinh sẽ xuất hiện nhiều ý kiến
khác nhau thậm chí trái ngược nhau sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nêu vấn đề.
Để sử dụng bài tập tình huống pháp luật có hiệu quả một yêu cầu về phía giáo viên
phải luôn theo dõi tình hình thời sự, các vụ án, các vấn đề mới và từ cơ sở đó suy nghó tìm

tòi và sáng tạo ra các tình huống pháp luật có hiệu quả. Mặt khác khi có tình huống rồi thì
giáo viên phải làm công tác sử dụng tình huống như thế nào và sử dụng bằng cách nào cho
hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng để nêu vấn đề và rút ra kết luận về kiến thức cơ bản,
cũng có thể là dùng tình huống để làm bài tập lớn cũng cố nội dung bài học. Do đó giáo
viên có thể chuẩn bị bài tập tình huống trên khổ giấy lớn với chữ viết lớn như là một đồ
dùng trực quan hoặc là phô tô phát cho học sinh nghiên cứu như là một tài liệu học tập.
Một bài tập tình huống phải có hai phần, phần dẫn chuyện và phần câu hỏi do đó giáo
viên phải chuẩn bị đáp án chính xác tức là phải căn cứ vào các quy định của luật để học
sinh thấy được sự chính xác của các tình huống đưa ra và mang tính thuyết phục cao.
Ví dụ : Khi dạy bài 12 : Luật lao động giáo viên có thể sử dụng tình huống sau
Anh Phạm Tiến Cường được nhận vào làm tại xí nghiệp chế biến gỗ M. Do nhà có
việc tang (cháu ruột bị tai nạn giao thông chết). Giám đốc xí nghiệp đồng ý cho nghỉ 5 ngày
để về dự tang cháu. Hết thời gian nghỉ anh Cường đến xí nghiệp thì nhận được quyết định
của Giám đốc cho nghỉ việc không thời hạn, lí do vì xí nghiệp sắp hết nguyên vật liệu và
không có việc cho người lao động.
Câu hỏi :
1. Quyết định của giám đốc như vậy có đúng không ?
2. Anh Cường có được bảo vệ quyền lợi cho mình không? Cơ quan nào và cấp nào giải
quyết việc này?
Đáp án :
1. Quyết định của Giám đốc như vậy là sai. Theo quy định của bộ lật lao động thì người
sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường
hợp như người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, người lao
động bị xử lí kỉ luật sa thải, bị ốm đau trong thời gian dài hoặt vì lí do bất khả kháng ( thiên
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

tai, hoả hoạn...) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng buộc

phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Nhưng ngay trong cả trường hợp trên, trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử
dụng lao động phải trao đổi được sự nhất trí của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải báo
cho nười lao động biết trước :
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm.
- Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định
mà thời hạn dưới một năm.
Đặc biệt, Bộ luật lao động còn quy định các trường hợp người sử dụng lao động không
được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp người lao động đang
nghỉ phép năm hoặc nghỉ về việc riêng được người sử dụng lao động cho phép. Anh Cường
được Giám đốc cho phép nghỉ việc riêng 5 ngày và chính trong thời gian đó, Giám đốc đã
đơn phương chấm dứt hợp đồng vô thời hạn. Quyết định này của Giám đốc xí nghiệp M vi
phạm quy định của Bộ luật lao động.
2. Nếu không nhất trí với quyết định của giám đốc xí nghiệp M thì anh Cường và Ban
chấp hành công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do
pháp luật quy định.
Đối với trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao
động có hai cách để bảo vệ quyền lợi của mình:
- Yêu cầu hội đồng hoà giải lao động cơ sở giải quyết, nếu hoà giải không thành thì
tiếp tục yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện xét xử.
- Yêu cầu toà án nhân dân cấp huyện xét xử mà không cần qua hoà giải ở cấp cơ sở
(theo điều 166 Bộ luật lao động)
Thời hạn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là một năm kể từ ngày mỗi
bên cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm ( Điều 167 BLLĐ).
Trong bài tập này giáo vien có thể chuẩn bị cho học sinh phần tình huống và câu hỏi
riêng và phát cho học sinh ngay đầu bài học để áp dụng phương pháp nêu vấn đề. Phần đáp
án sau khi đã giảng hết bài học dùng cho việc cũng cố kiến thức để học và cũng là tài liệu
quan trọng cho học sinh học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa. Làm cho việc học của
học sinh bớt đi sự nhàm chán của các điều luật.

CHƯƠNG II. VẬN DỤNG CỤ THỂ VÀO MỘT TIẾT DẠY
Sau đây tôi xin được cụ thể bằng một tiết dạy có sự vận dụng các tình huống pháp luật
trong việc giảng dạy pháp luật, nên lưu ý khi vận dụng các tình huống tôi sẽ trình bày các
tình huống 1, 2, 3... cụ thể tương ứng ở phần phụ lục 1, 2, 3...
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

BÀI 14 : LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ( 2 tiết)
Tiết 1 : (Giảng phần I, II, III của bài)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Về kiến thức
- Khái niệm hôn nhân
- Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình, ý nghóa của Luật đối với cuộc sống
- Những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Điều kiện được và cấm kết hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Xử lí hôn nhân trái pháp luật
2. Về thái độ, tư tưởng
Học sinh có nhận thức đúng đắn về những quy định của Luật hôn nhân và gia đình
nhất là vấn đề kết hôn để từ đó vận dụng luật vào cuộc sống của mình và góp phần tuyên
truyền cho mọi người xung quanh cùng thực hiện.
3.Kỷ năng
Rèn luyện kỷ năng phân tích thực tiễn, vận dụng luật hôn nhân vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, các tình huống
pháp luật (Sẽ trình bày ở phần phụ lục)
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. n định lớp.

Kiểm tra só số tác phong học sinh, vệ sinh lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi : Em hãy trình bày những quyền và nghóa vụ của công dân trong lónh vực về thuế?
3. Giảng bài mới.
Giáo viên sử dụng tình huống 1( Phụ lục 1) để nêu vấn đề vào bài
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên giải thích từ hôn nhân = liên kết giữa
người với người.
Câu hỏi: Vậy hôn nhân là gì?
Câu hỏi : hôn nhân bắt đầu từ khi nào?
Gv cho học sinh trả lời và phan tích
Câu hỏi : Khi nào thì hôn nhân kết thúc?

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH
1. Khái niệm hôn nhân
( Sgk tr.105)
- Hôn nhân bắt đầu bằng sự kiện pháp lí là kết

Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

Gv cho Hs trả lời và giải thích
Câu hỏi : Vậy các thành viên trong gia đình cóquan hệ như thế nào?
Trả lời : có quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản(đã học ở bài 11)
Câu hỏi : Chế độ hôn nhân và gia đình nước ta

có những nguyên tắc nào?
Gv : cho học sinh trả lời, kết luận và giới thiệu
những nguyên tắc này được quy định ở điều 2
Luật HN và GĐ.
GV phân tích các nguyên tắc này để học sinh
thấy được những nguyên tắc đó nhằm xây dựng
một chế độ hôn nhân và gđ tiến bộ, hạnh phúc.
GV trở về bài tập tình huống 1 ( Phụ lục 1 )
Hỏi : Vậy Huyến và Hồng có được phép kết hôn
không? Vì sao?
Gv cho học sinh trả lời để dẫn dắt vào điều kiện
được kết hôn.
Giáo viên nhấn mạnh đây là độ tuỏi tối thiểu.
Hỏi: Tại sao nhà nước lại khuyến khích như
vây?
Trả lời : - Nhằm thực hiện tốt chính sách kế
hoạch hoá gia đình.
- Ở độ tuổi này nam, nữ đã phát triển hoàn
thiện về tâm, sinh lí.
- Đã có nghề nghiệp ổn định.
Giáo viên sử dụng tình huống pháp luật 2 (Phụ
lục 2) để giới thiệu điều cấm.
Câu hỏi : Ngoài ra pháp luật còn cấm những
trường hợp nào kết hôn?
Gv cho học sinh trả lời, phân tích và lấy các ví
dụ chứng minh
Hỏi : Những điều cấm trên có ý nghóa gì?
Gv cho học sinh trả lời và đi đến lết luận

hôn.

- Kết thúc khi một bên chết, mất tích hoặc li
hôn

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NƯỚC TA
( SGK tr. 106 + 107)

III. KẾT HÔN
1. Điều kiện được kết hôn.
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Do nam nữ tự nguyện quyết định
* Nhà nước khuyến khích nam nên từ 26 tuổi
nữ từ 22 tuổi mới nên kết hôn.

2.Cấm kết hôn
- Người đang có vợ có chồng
- Người đang mất năng lực hành vi dân sự
- Giữa những người có dòng máu trực hệ những
người có họ trong phạm vi 3 đời .
- Giữa cha mẹ nuôi hoặc từng là cha mẹ nuôi
với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với

Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

Gv sử dụng tình huống pháp luật 3 ( phụ lục 3)
Để vào vấn đề.
Hỏi : Vậy muốn đăng ký kết hôn thì phải làm

thế nào?
GV cho Hs trả lời và Gv kết luận, phân tích
giảng giải thêm.
Vâïy khi vợ chồng đã li hôn muốn quay lại chung
sống với nhau có được không? Vì sao?
Trả lời : Khi đã li hôn vợ chồng muốn quay lại
chung sống với nhau thì cũng phải làm thủ tục
đăng ký kết hôn.
Giáo viên sử dụng câu hỏi 2 Tình huống pháp
luật 1 ( Phụ lục 1) để vào vấn đề.
Câu hỏi : Thế nào là kết hôn trái pháp luật?
Câu hỏi : Vậy giải quyết kết hôn trái pháp luật
như thế nào? Ai có quyền giải quyết?

con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng.
- Những người cùng giới tính.
* Ý nghóa : Đảm bảo hôn nhan tiến bộ, hạnh
phúc, sức khoẻ nòi giống, đạo đức xã hội, hôn
nhân lành mạnh.
3. Thủ tục kết hôn
-Nam nữ tự nguyện đến UBND cấp xã để đăng
ký kết hôn nếu xétb thấy đủ điều kiện thì
UBND cấp giấy chứng nhận kết hôn.

4. Xử lí kết hôn trái pháp luật.
Khái niệm kết hôn trái pháp luật :
(Sgk trang 108)
- Toà án xem xét và quyết định huỷ bỏ hôn
nhân trái pháp luật.

4.Cũng cố dặn dò
Giáo viên có thể sử dụng tất cả tình huống pháp luật để cũng cố bài học cho học sinh
lần lượt giải từng tình huống một, sau đó giáo viên có thể cung cấp đáp án cho học sinh làm
tài liệu học tập.
* Về nhà chúng ta học bài và xem trước phần còn lại của bài để tiết sau chúng ta cùng
nghiên cứu.
Về nhà chúng ta sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến vấn đề li hôn, néu là vụ
việc li hôn có tranh chấp thì thử đưa ra cách giải quyết
III. KẾT LUẬN
1.Kết quả đạt được
- Tôi đã bắt đầu áp dụng những phương pháp này từ năm học 2003 - 2004 cho đến nay
và tôi nhận thấy rằng việc học sinh tích cực hơn trong giờ học, sự hứng thú của học sinh
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

đồng nghóa với việc học sinh nắm được kiến thức nhanh hơn, dễ dàng hơn và ghi nhớ lâu
hơn.
- Trong các giờ học pháp luật học sinh không còn cảm thấy nhàm chán và kiến thức
cũng được làm mềm hoá bằng các tình huống pháp luật sinh động. Đặc biệt những tình
huống pháp luật “có vấn đề” làm nảy sinh trong học sinh những tranh luận trái ngược nhau
như tình huống pháp luật 1 (Phụ lục 1).
- Cùng với việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau một cách nhuần nhuyễn sẽ
đem lại cho người học sự thoải mái là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng bộ môn.
- Cụ thể tôi từng thử kiểm tra lại bằng cách khi giảng dạy bài 14 Luật hôn nhân và gia
đình (Tiết 1) ở hai lớp có trình độ gần như nhau là hai lớp 12A5 và 12A6. Lớp 12A5 tôi áp
dụng phương pháp dạy học như đã trình bày ở trên, lớp 12A6 tôi sử dụng phương pháp
truyền thống không áp dụng tình huống pháp Luật mà chủ yếu là trích dẫn các điều luật cụ
thể có liên quan đến kiến thức. Sau tiết dạy tôi dùng bài tập trắc nghiệm kiểm tra nhanh

trong phần kiểm tra bài cũ ở tiết học sau (Phụ lục 4) và kết quả thật khác nhau. Cụ thể như
sau :
Lớp 12 A5 Tổng số học sinh kiểm tra : 50
Trong đó :
Đạt điểm giỏi : 20 HS, tỉ lệ : 40%
Đạt điểm khá : 15 HS, tỉ lệ : 30%
Đạt điểm TB : 15 HS, tỉ lệ : 30%
Không có học sinh bị điểm yếu
Lớp 12A6 Tổng số học sinh dự kiểm tra 49
Trong đó : Đạt điểm giỏi : 10 HS, tỉ lệ :20,4%
Đạt điểm khá : 12 HS, tỉ lệ :24,5%
Đạt điểm TB : 20 HS, tỉ lệ :40,8%
Điểm yếu : 7 HS, tỉ lệ :14,3%
- Như vậy là khi áp dụng phương pháp mới thì chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt.
Học sinh tích cực làm việc và chủ động trong tiếp nhận kiến thức không con thụ động như
trước.
2. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên cần kết hợp nhiều dạng tình huống pháp luật khác nhau, nhưng cần chú
trọng cho dạng tình huống có vấn đề. Tình huống pháp luật có nhiều loại khác nhau, mỗi
loại có những đặc điểm riêng nhưng lại có quan hệ với nhau tạo thành hệ thống. Vì vậy việc

Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

phân loại tình huống pháp luật thích hợp với đặc trưng, nội dung và hình thức tổ chức dạy
học là yêu cầu quan trọng nhất.
- Giáo viên cần quán triệt nguyên tắc : Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác giáo
dục nói chung, mon giáo dục công dân nói riêng nói riêng nằm phát huy tính tích cực, chủ

động, thông minh, sáng tạo của học sinh trong học tập là một yêu cầøu để khắc phục nhận
thức không đúng về việc dạy và học bộ GD CD trong trường THPT.
- Giáo viên cần xây dựng hệ thống tình huống pháp luật ngay từ đầu năm học để có
kế hoạch vận dụng cụ thể tránh tình trạng bị động không cần thiết và có như vậy mới sử
dụng tốt được.
- Có biện pháp và hình thức hướng dẫn học sinh làm bài tình huống pháp luật phù hợp
cho từng bài, từng đối tượng học sinh là yếu tố cơ bản quyết định thành công.
Trên đây là một số vấn đề về việc áp dụng bài tình huống pháp luật trong dạy học
phần pháp luật bộ môn GD CD 12 mà bản thân tôi đã áp dụng trong thời gian vừa qua và tôi
nhận thấy có hiệu quả rõ rệt. Tôi thiết nghó việc áp dụng tình huống pháp luật vô cùng quan
trọng nhằm đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa có thể khắc phục được tình trạng thiếu
hiểu biết về pháp luật của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay nói riêng của người
dân nói chung. Điều này không phải dễ dàng làm được khi chỉ là sự tự phát của một số giáo
viên mà cần có sự giám sát, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong quá trình dạy và học.
Do đó tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả giáo viên nhất là giáo viên
dạy bộ môn GD CD và ý kiến của hội đồng khoa học giúp tôi hoàn thiện hơn phương pháp
vâïn dụng tình huống pháp luật nhận thức trong giảng dạy bộ GD CD. Tôi xin chân thành
cảm ơn.

K’ Bang ngày 20/ 03/ 2007
Người viết

Trịnh Thế Mạnh

Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12


PHỤ LỤC SỐ 1.
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT 1
Để được tách hộ và cấp quyền sử dụng đất ở ông bà Đạt tổ chức lễ cưới cho con trai
là Huyến 21 tuổi với Hồng 16 tuổi. Tuy Hồng chưa đủ tuổi kết hôn nhân do ông Đạt là cán
bộ xã nên UBND xã T vẫn cấp giấy đăng ký kết hôn cho Huyến và Hồng. Sau vài tháng
chung sống do không chịu nổi sự vất vã và do mâu thuẩn giữa mẹ chồng nàng dâu Hồng đã
bỏ về nhà cha mẹ đẻ. Bốn năm sau Hồng gặp và yêu người khác và quyết định lấy chồng.
Huyến cùng gia đình đã đến ngăn cản vì cho răng Hồng vẫn đang là vợ Huyến.
Câu hỏi :
1.Việc UBND xã T cấp giấy đăng ký kết hôn cho Huyến và Hồng đúng hay sai?
2. Gia đình Huyến có quyền ngăn cản Hồng xây dựng hạnh phúc mới không? Hồng
phải làm gì để được tự do đi lấy chồng?

ĐÁP ÁN
1.Hồng chưa đủ tuổi kết hôn nên việc UBND xã T cấp giấy chứng nhận kết hôn là
trái với quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình : “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18
tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn”. Cho nên hôn nhân giữa Hồng và Huyến trái Pháp
Luật.
2. Căn cứ vào Điều 5 và Điều 9 của luật Hôn nhân và gia đình thì hôn nhân của Hồng
và Huyến là trái pháp luật không được pháp luật thừa nhận. Do đó gia đình Huyến không
được ngăn cản Hồng đi xây dựng hạnh phúc.
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

Căn cứ vào phân tích trên, Hồng có quyền xây dựng hạnh phúc mới, nhưng theo quy định
của pháp luật thì trước khi đăng ký kết hôn với người yêu mới, Hồng phải yêu cầu toà án
nhân dân huỷ kết hôn trái pháp luật trước đây của Huyến và Hồng theo Điều 15 Luật hôn
nhân và Gia đình.

PHỤ LỤC SỐ 2.
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT 2
Anh Thi và chị Hạnh lấy nhau có đăng ký kết hôn và có một con chung. Do điều kiện
kinh tế khó khăn, chị Hạnh đi lao động hợp tác ở nước ngoài. Thấy anh Thi một mình chăm
sóc cháu bé quá vất vã, chị Kim (hàng xóm) thường sang giúp đỡ và rồi họ chung sống với
nhau như vợ chồng. Chị Hạnh về nước nhưng anh Thi và chị Kim vẫn tiếp tục quan hệ với
nhau.
Câu hỏi :
1. Quan hệ giữa anh Thi và chị Kim có vi phạm pháp Luật không?
2. Chị Hạnh phải làm gì để bảo vệ gia đình?
ĐÁP ÁN
1.Quan hệ giữa anh Thi và chị Kim là trái pháp luật, vi phạm điều 4 luật hôn nhân và
gia đình : “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ
chồng. Anh Thi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì theo điều 147 Bộ luật Hình sự về
“Tội vi phạm ché độ một vợ một chồng”
2.Để bảo vệ hạnh phúc gia đình chị Hạnh có thể kiện ra Toà án nhân dân yêu cầu
Toà án ra quyết định chấm dứt việc chung sống như vợ chồng gữa anh Thi và chị Kim theo
điều 4 Luật HN và GĐ.

PHỤ LỤC SỐ 3
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT 3
Anh Phan và cô Lý yêu nhau, hai bên gia đình đã đồng ý cho họ tổ chức lễ cưới nhưng
vì bản của hai người ở cách xa trung tâm của xã nên họ ngại đi đăng ký kết hôn họ đến xin
trưởng bản đăng ký kết hôn và được trưởng bản đồng ý.
Câu hỏi :

1.Trưởng bản có quyền cho anh Phan và chị Lý kết hôn hay không? Hôn nhân của họ
đã có giá trị pháp lý chưa?
2.Anh Phan và chị Lý phải làm thủ tục như thế nào? Làm ở đâu?
ĐÁP ÁN
1. Trưởng bản không có thẩm quyền cho anh Phan và chị Lý kết hôn vì theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình ở Điều 12 : “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú
của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng
ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”.
2. Anh Phan và chị Lý phải làm thủ tục như quy định ở điều 13 Luật hôn nhân và gia
đình . Anh Phan và chị Lý có thể đến UBND xã một trong hai bên thường trú để đăng ký
kết hôn.

PHỤ LỤC 4
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (Thời gian 5 phút không kể phát đề)
Câu 1 : Hôn nhân bắt đầu từ khi nào?
A. Từ khi nam nữ cưới nhau
B. Từ khi nam nữ được gia đình làm lễ dạm ngõ
C. Từ khi đăng ký kết hôn
D. Không có đáp án nào đúng
Đáp án : C
Câu 2 : Điều kiện được kết hôn là?
A. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

B. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi và được gia đình đồng ý
C. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi và do nam nữ tự nguyện quyết định

D. Nam từ 20 tuổi nữ từ 17 tuổi trở lên
Đáp án : C
Câu 3 : Cơ quân có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kết hôn là?
A. Thôn, bản
B. UBND xã, phường thị trấn
C. Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh Sự quán Việt Nam Ở nước ngoài.
D. Đáp án B và C đúng
Đáp án : D
Câu 4 : Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết kết hôn trái pháp Luật?
A. UBND cấp xã, phường, thị trấn
B. Toà án nhân dân
C. UBND huyện
D. Tất cả các cơ quan trên
Đáp án : B
Câu 5 : Đáp án nào đúng nhất trong các đáp án sau
A. Vợ chồng đã li hôn thì nhà nước cấm không cho quay lại
B. Vợ chồng đã li hôn thì nhà nước cho phép quay lại chung sống với nhau vô điều kiện
và hôn nhân vẫn có hiệu lực pháp lý
C. Vợ chồng đã li hôn thì nhà nước cho phép quay lại chung sống với nhau nhưng phải
làm thủ tục đăng ký kết hôn lại
D. Vợ chồng đã li hôn quay lại chung sống với nhau nhưng phải làm thủ tục đăng ký kết
hôn lại và do Toà án cấp vì đây là trường hợp đặc biệt
Đáp án : C

Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang


Một vài vấn đề về việc giảng dạy phần pháp luật trong bộ môn GD CD lớp 12

Trịnh Thế Mạnh Giáo viên trường THPT K’Bang




×