Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.04 KB, 4 trang )

Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai và Vật chứng
được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch
thu, sung công quỹ nhà nước
.
Bài 3. Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao?
a. Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai
b. Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch
thu, sung công quỹ nhà nước.

1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai?
Trả lời: Đúng. Vì:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định: “ Đối với bị can, bị cáo là
phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu,
người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp
ngăn

chặn

khác,

trừ

những

trường

hợp

sau

đây:



a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội
hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.”


Do đó, có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ
nữ có thai trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất: bị can, bị cáo bỏ chốn và bắt theo lệnh truy nã;
- Thứ hai: bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục
phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Thứ ba: bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho
rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia;
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất
trong tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách ly với xã hội
trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân. Mục đích của
tạm giam lại chính là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện để tiếp tục
phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án. Theo khoản 1
Điều 88 BLTTHS quy định những trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam: Bị can,
bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng; Bị can, bị
cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình
phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều
tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, tới khoản 2 Điều 88 BLTTHS
thì đã thấy sự nhân đạo của nhà nước đối với các đối tượng là phụ nữ có thai hoặc
đang thời kì nuôi con dười 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà
nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
trừ các trường hợp nêu tại điểm a,b,c khoản 2 Điều 88 BLTTHS.
Như vậy, khẳng định “Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai” là

đúng.
2. Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch
thu, sung công quỹ nhà nước.


Trả lời: Đúng. Vì:
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định “ Vật chứng là công
cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc
tiêu hủy” . Do đó, đối với một số loại vật chứng là công cụ, phương tiện, vật cấm
lưu hành có thể bị tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc đối với một số loại vật chứng là
công cụ, phương tiện, vật cấm lưu hành có thể bị tiêu hủy. Mặt khác, theo điểm
a,b,đ điều 76 BLTTHS và Điều 41 BLHS quy định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm:
“1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không
tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho
người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ
nhà nước.”
Như vậy, ta có thể hiểu:
- Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thuộc sở hữu của người phạm
tội thì tịch thu sung quỹ nhà nước nếu có giá trị; tịch thu tiêu hủy nếu không có giá
trị.


- Đối với vật chứng xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp nhưng
người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội

phạm thì bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Đối với vật chứng xác định được chủ sở
hữu nhưng người này không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào
việc thự hiện tội phạm thì được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.
- Đối với vật chứng không xác định được chủ sở hữu thì sung công quỹ nhà nước.
Do vậy, như đã phân tích trên đây thì vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương
tiện phạm tội có thể bị tiêu hủy chứ không phải chỉ có một phương pháp đó là tịch
thu sung quỹ nhà nước. Như vậy, khẳng định “ Vật chứng được sử dụng làm công
cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước” là
khẳng định đúng.



×