Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giải chi tiết đề thi thử môn Hóa chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.5 KB, 13 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ BA
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi
132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H: 1; C: 12; N: 14; O : 16; Na: 23; Mg: 24; Al: 27; S: 32; K;
39; Ca: 40; Fe: 56; Cu: 64; Ag: 108; Ba: 137;
Câu 1: Dung dịch X gồm 0,12 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,05 mol SO42-. Cho 400 ml dung dịch Y
gồm KOH 0,6M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 12,44 gam kết tủa. Giá
trị của z, t lần lượt là:
A. 0,06 và 0,2
B. 0,05 và 0,17
C. 0,12 và 0,38
D. 0,1 và 0,32
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 44,5 gam tristearin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 45,9
B. 94,5.
C. 54,9.
D. 49,5.
Câu 3: Mì chính là một hợp chất hữu cơ có thể được sản xuất từ prolamin trong đậu xanh. Oxi hóa hoàn
toàn 33,8 g mì chính thu được sản phẩm gồm 20,16 lít CO2(đktc), 2,24 lít N2 (đktc); 14,4 g H2O và 10,6 g
Na2CO3. Phần trăm khối lượng của cacbon trong mì chính là:
A. 31,95%
B. 35,5 %


C. 73,38%
D. 15,98%
Câu 4: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang
điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là
A. Trong tất cả các hợp chất, X có số oxi hoá là -2.
B. Liên kết hoá học trong phân tử X2 là liên kết cộng hoá trị không cực.
C. X tan ít trong nước.
D. X là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 5: Ankan X có 83,72% khối lượng Cacbon. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 6: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại
kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của
thủy tinh hữu cơ
A. Poli etilen
B. Poli (metyl metacrylat)
C. Poli butadien
D. Poli (vinylclorua)
Câu 7: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M

A. Fe
B. Mg
C. Al
D. Zn
Câu 8: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic),
C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất
X

Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (°C)
100,5
118,2
249,0
141,0
Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Y là CH3COOH.
B. Z là HCOOH.
C. X là C2H5COOH.
D. T là C6H5COOH.
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M
thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là
A. 19,70 gam.
B. 7,88 gam.
C. 9,85 gam.
D. 15,76 gam.
Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho Fe vào dung dịch HCl; Đốt dây sắt trong khí clo; Cho Fe dư
vào dd HNO3 loãng ; Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư ; Cho Fe vào dd KHSO4. Số thí nghiệm tạo ra
muối sắt (II) là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 11: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?
A. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch HCl hoặc dung dịch KOH vào.
Trang 1/5 - Mã đề thi 132



B. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
C. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.
D. Cr(OH)2 vừa tan được vào dung dịch KOH, vừa tan được vào dung dịch HCl.
Câu 12: Trong khí quyển có các chất sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chất nào là nguyên nhân gây ra sự
ăn mòn kim loại phổ biến?
A. O2 và H2O.
B. CO2 và H2O.
C. O2 và N2 .
D. O2, CO2, H2O.
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp các muối: KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3. Chất rắn thu được sau phản
ứng gồm:
A. KNO2, CuO, Ag2O. B. KNO2, Cu, Ag.
C. K2O, CuO, Ag.
D. KNO2, CuO, Ag.
Câu 14: Cho dung dịch Na2S vào dung dịch muối clorua X thấy xuất hiện kết tủa keo màu trắng đồng thời
có khí mùi trứng thối. Công thức của X là
A. FeCl2.
B. FeCl3.
C. AlCl3.
D. MnCl2.
Câu 15: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 16: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6
gam Na, thu được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. C3H7OH và C4H9OH.

B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Be, Mg. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 18: Một hỗn hợp Y gồm 2 este A, B (MA < MB). Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với dung dịch
NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đốt cháy 15,7 gam hỗn hợp Y cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 (đktc), thu
được 17,92 lít CO2 (đktc). Thành phần % khối lượng của A trong hỗn hợp Y là ?
A. 40,57%.
B. 63,69%.
C. 36,28%.
D. 48,19%.
Câu 19: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường kiềm?
A. Tristearin.
B. Xenlulozơ.
C. Triolein
D. Dung dịch Protein.
Câu 20: Etilen có lẫn tạp chất là SO2, CO2, hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào dưới đây?
A. Dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
B. Dẫn hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch brom dư.
C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng NaOH dư và bình đựng CaO.
D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch natri clorua dư
Câu 21: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?
A. Ag
B. Cu

C. Fe
D. Mg.
Câu 22: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom ?
A. Phenol.
B. Etilen.
C. Benzen.
D. Axetilen.
Câu 23: Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?
t0
t0
 CH4.
 Al4C3.
A. C + 2H2 
B. 3C + 4Al 
t0
t0
 CaC2 + CO
 2CO.
C. 3C + CaO 
D. C + CO2 
Câu 24: Cho các chất sau: MnO2, KMnO4, Fe, CaOCl2, K2Cr2O7, H2SO4. Số chất tác dụng được với HCl
có thể tạo khí Cl2 là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 25: Cho phản ứng hóa học sau:
Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) → Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).
Khi thay đổi một trong các yếu tố (giữ nguyên các yếu tố khác):
(1) Tăng nhiệt độ.

(2) Tăng nồng độ Na2S2O3.
(3) Giảm nồng độ H2SO4.
(4) Giảm nồng độ Na2SO4.
(5) Giảm áp suất của SO2.
Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố trên làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho ?
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Trang 2/5 - Mã đề thi 132


Câu 26: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có
công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. metyl acrylat.
B. metyl metacrylat.
C. metyl axetat.
D. etyl acrylat.
Câu 27: Cho các khí sau: Cl2, CO2, H2S, SO2, N2, SO3, O2. Số chất khí làm mất màu nước Br2 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 28: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau :

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh :
A. Tính axit của HCl.
B. Tính tan nhiều trong nước của HCl.
C. Tính tan nhiều trong nước của NH3.
D. tính bazơ của NH3.

Câu 29: Axit 2-hiđroxibutanđioic (axit malic) là một axit hữu cơ trong phân tử vừa có nhóm COOH , vừa
có nhóm OH, là thành phần chính gây ra vị chua của táo. Số nhóm OH và nhóm COOH trong phân tử axit
này là:
A. 2 và 2
B. 1 và 1
C. 1 và 2
D. 2 và 1
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) CrO3 là một oxit axit.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 31: Khi để một vật bằng gang trong không khí ẩm, vật bị ăn mòn điện hóa. tại catot xẩy ra quá trình
nào sau đây ?
A. 2H+ + 2e → H2↑
B. Fe →Fe3+ + 3e
C. O2 + 2H2O +4e → 4OH
D. Fe → Fe2+ + 2e
Câu 32: Đun 3,0 gam CH3COOH với ancol isoamylic dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 3,25 gam este
isoamyl axetat (có mùi chuối chín). Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
A. 36,67%.
B. 25,00%.
C. 20,75%.
D. 50,00%.
Câu 33: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm

hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây ?
A. Vinyl clorua.
B. Acrilonitrin.
C. Caprolactam.
D. Axit -aminocaproic.
Câu 34: Dãy các chất đều làm mất màu nước Br2
A. axetilen, isopren, phenol
B. Etilen, butan, đivinyl
C. metan, benzen, etilen
D. Etilen, axetilen, etilenglicol
Câu 35: Amino axit thiết yếu X trong phân tử có mạch C không phân nhánh, có một nhóm –NH2 và một
nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65
gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]3-COOH.
B. H2N-CH2-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-[CH2]2-COOH.
Câu 36: Cho dãy các chất sau: metan, xiclopropan, etilen, axetilen, benzen, stiren. Kết luận nào sau đây là
đúng khi nói về các chất trong dãy trên ?
A. Có 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
B. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng.
Trang 3/5 - Mã đề thi 132


C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
D. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
Câu 37: Hợp chất X có công thức phân tử C3H2O3 và hợp chất Y có công thức phân tử C3H4O2. Biết
khi đun nóng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì 1 mol X hoặc 1 mol Y đều tạo ra 4 mol
Ag. Tổng số công thức cấu tạo của X và Y thỏa mãn điều kiện bài toán là
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 38: Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch HNO3 40% thu được dung dịch X
(không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam dung dịch KOH 20% vào dung
dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi thì thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn.
Nồng độ % của Mg(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất là.
A. 20%
B. 17,2%
C. 25%
D. 19,7%
Câu 39: Cho hỗn hợp X gồm axit butanoic, butan-1,4-điamin, but-2-en-1,4-điol. Đốt cháy hoàn toàn m
gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thu được kết tủa
và dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 lại thấy xuất hiện kết tủa. Tổng khối lượng kết
tủa ở hai lần là 4,97 gam . Giá trị của m là
A. 0,94
B. 0,88
C. 0,82
D. 0,72
Câu 40: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các  - amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH.
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O.
Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung
dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá
trị của m lần lượt là
A. 9 và 33,75.
B. 9 và 27,75.
C. 10 và 33,75.
D. 10 và 27,75.
Câu 41: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và
0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch

Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là:
A. 23,176.
B. 16,924.
C. 18,465.
D. 19,424.
Câu 42: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđro (0,195 mol), axetilen (0,15 mol), vinyl axetilen (0,12
mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro
bằng 19,5. Khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết
tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của
m là?
A. 55,2.
B. 52,5.
C. 27,6.
D. 82,8.
Câu 43: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về
khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với
200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 15.
B. 14.
C. 12.
D. 13.
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Sục khí ozon vào dung dịch KI.
(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m
gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau
khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có
tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và
1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 18.
B. 19.
C. 21.
D. 23.
Trang 4/5 - Mã đề thi 132


Câu 46: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(OH)2 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch
HCl 20% vừa đủ thu được 2,72 gam hỗn hợp khí và dung dịch Z chứa một chất tan có nồng độ 23,3%. Cô
cạn dung dịch Z rồi tiến hành điện phân nóng chảy thu được 4,8 gam kim loại ở catot. Các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Xem như các khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9.
B. 11.
C. 10.
D. 12.
Câu 47: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H và O) thành ba
phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào
bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít

H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là
A. 6,48 gam.
B. 5,58 gam.
C. 5,52 gam.
D. 6,00 gam.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm
xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể

A. 14,7.
B. 10,6.
C. 11,8.
D. 12,5.
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều
no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3:1:2 thu được 24,64 lít CO 2 (đktc) và
21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là:
A. 86,4 gam.
B. 97,2 gam.
C. 64,8 gam.
D. 108 gam.
Câu 50: Có các ứng dụng sau:
(1) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...
(2) Trong công nghiệp hạt nhân, flo được dùng để làm giàu 235 U .
(3) Hỗn hợp tecmit (Al, Fe2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.
(4) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(5) Hợp kim ferosilic được dùng để chế tạo thép chịu axit.
(6) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật chân không.
(7) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(8) Gang trắng được dùng để luyện thép.

Số ứng dụng đúng là:
A. 8
B. 5.
C. 6.

D. 7.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề thi 132


Mã đề 132.
Câu 1.
Kết tủa đầu tiên là BaSO4 có m = 0,04 * 233 = 9,32 gam
n(OH-) = 0,32 mol nên sau khi phản ứng với H+ còn dư 0,2 mol.
n(Al(OH)3) = 0,04 mol nên chứng tỏ OH- phản ứng với z mol Al3+ vẫn còn dư và làm tan kết tủa.
0,2 = 3z + z – 0,04 ↔ 4z = 0,24 ↔ z = 0,06
Đáp án A.
Câu 2.
Thường thì mình khuyên mọi người đừng nhớ công thức của tristearin, mà chỉ cần nhở axit stearic
có công thức là C18H36O2.
Ta có 3 C18H36O2 + C3H8O3 → 3H2O + C57H110O6
nên M(tristearin) = 890 nên n = 44,5/890 = 0,05 mol → n(NaOH) = 0,15 mol và n(glixerol) = 0,05
Bảo toàn khối lượng m = 44,5 + 0,15 * 40 – 0,05*92 = 45,9 gam.
Đáp án A.
Câu 3.
n(CO2) = 0,9 mol, n(Na2CO3) = 0,1 mol nên tổng cộng trong 33,8 g mì chính có 1 mol C.

C% = 12/33,8 = 35,5%
Đáp án B.
Câu 4.
Ta có 2p + n = 24; 2p = 2n nên p = n = 8 → Nguyên tố X là oxi.
Câu A sai vì oxi không phải là nguyên tố mạnh nhất nên trong hợp chất với flo thì oxi còn có số oxi
hóa dương, còn đơn giản nhất là trong oxi già H2O2 thì oxi có số oxi hóa -1.
Đáp án A.
Câu 5.
Gọi công thức của ankan là CnH2n+2
Ta có 12n/(2n+2) = 83,72/16,28 ↔ n = 6
Mạch thẳng: 1
Mạch nhánh có 5C: có 2 vào vị trí số 2 và 3
Mạch nhánh có 4C: có 2 trường hợp, 2 nhánh CH3- cùng gắn vào 1C và vào 2 C khác nhau.
Tổng có 5.
Đáp án C.
Câu 6
Thủy tinh hữu có là Poli (metyl metacrylat) với monome là CH2=C(CH3)-COOCH3.
Đáp án B.
Câu 7
Bảo toàn khối lượng n(Cl2) = 0,6 mol nên số mol e cho = 1,2 mol
M/(số e cho) = 10,8/1,2 = 9 → Al.
Đáp án C.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Câu 8
Nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của số C nên X là HCOOH, Y là CH3COOH, T là C2H5COOH
còn Z là C6H5COOH.
Đáp án A.

Câu 9.
Tổng số mol C là 0,3 mol và tổng số mol ion trong (CO3)2- và OH- là 0,35 mol nên sau phản ứng có
0,05 mol (CO3)2- và 0,25 mol HCO3-.
→ m(BaCO3) = 0,05 * 197 = 9,85 gam
Đáp án C.
Câu 10:
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Fe + Cl2 → FeCl3
Fe dư + HNO3 → Fe2+ vì nếu lên Fe3+ thì bị Fe kéo hết xuống Fe2+
Fe + Ag+ dư → Fe3+ vì Ag/Ag+ đứng sau Fe2+/Fe3+ trong dãy điện hóa
Fe + KHSO4 → Fe2+
Tổng cộng có 3.
Đáp án B.
Câu 11:
Đáp án D vì Cr(OH)3 lưỡng tính còn Cr(OH)2 là hidroxit kim loại.
Câu 12:
Đáp án A vì O2 có tính oxi hóa mạnh, điển hình như làm sắt gỉ và H2O thì làm môi trường. N2 là
chất trơ, rất khó phản ứng, phải cỡ sấm sét mới có phản ứng. CO2 thì phản ứng với hợp chất chứ
khó phản ứng trực tiếp với kim loại.
Câu 13:
KNO3 → KNO2 + O2
Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2
AgNO3 → Ag + NO2 + O2.
Chất rắn gồm KNO2, CuO, Ag.
Đáp án D.
Câu 14:
Khí mùi trứng thối đó là H2S → Thử từng chất 1 xem chất nào tạo ra H2S.
FeCl2 và MnCl2 tác dụng với Na2S tạo FeS và MnS kết tủa.
2FeCl3 + Na2S → 2FeCl2 + S + 2NaCl
AlCl3 + Na2S + H2O → Al(OH)3 + H2S + NaCl

Đáp án C.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Câu 15:
Zn đứng trước Ni nên không có phản ứng
Cu và Ag đứng sau nên có phản ứng ăn mòn điện hóa
Ni tác dụng với Fe3+ thành Fe2+ nhưng Fe đứng trước Ni nên sau đó không có phản ứng ăn mòn
điện hóa.
Đáp án A.
Câu 16:
Bảo toàn khối lượng n(ancol) = m(H2) = 7,8 + 4,6 – 12,25 = 0,15 mol.
M = 7,8/0,15 = 52 = 14n + 18 ↔ n = 2,43
(Giả sử là ancol no và tìm được ngay đáp án nên không phải xét ancol không no nữa)
Đáp án D.
Câu 17:
Kim loại kiềm đều tác dụng với nước → Li, Na
Kiềm thổ: Ca
Đáp án D.
Câu 18:
0,8 mol CO2
Bảo toàn khối lượng → n(H2O) = 0,65 mol.
Bảo toàn oxi → n(este) = 0,15 mol = CO2 - H2O nên axit là đơn chức, mạch hở, có 1 nối đôi.
M(este) = 15,7/0,15 = 104,57 = 14n + 30 → n = 5,33 nên este 5C có 0,1 mol còn este 6C có 0,05 mol.
C%(C5H8O2) = 0,1*(5*14+30)/15,7 = 63,69%
Đáp án B.
Câu 19:
Dung dịch xenlulozo chỉ phân hủy trong môi trường axit
A và C đều là các este nên tan trong môi trường kiềm

Protein có liên kết CONH tan trong cả kiềm và axit.
Đáp án B.
Câu 20:
Tốt nhất là dẫn qua NaOH dư thì cả SO2 và CO2 bị giữ lại, còn hơi nước bị CaO giữ lại vì CaO
háo nước và hút nước tốt tạo Ca(OH)2.
Đáp án C.
Câu 21:
Khử được Fe2+ tức là Fe2+ phải nhận e tạo thành Fe → chất đó đứng trước Fe trong dãy điện hóa
→ Mg.
Đáp án D.
Câu 22:
C6H5OH + 3Br2 → C6H5OHBr3 + 3HBr
Đáp án A.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Câu 23
Đáp án C vì C từ 0 xuống -4 trong CaC2 và từ 0 lên +4 trong CO2.
Câu 24:
MnO2, KMnO4, CaOCl2, K2Cr2O7
Đáp án B.

Câu 25:
(2) và (4) hiển nhiên đúng vì tăng nồng độ chất phản ứng và giảm nồng độ chất sản phẩm
Nhớ là tốc độ phản ứng được tính bằng nồng độ các chất
→ (1) loại vì nhiệt không có vai trò gì ở đây cả
→ (3) sai vì giảm nồng độ chất phản ứng
→ (5) sai vì PV = nRT nên P giảm thì V tăng → tăng nồng độ SO2 → tăng nồng độ chất sản phẩm.
Đáp án D. (2) và (4).

Câu 26:
Y có thể viết gọn lại là C2H3COONa hay CH2=CHCOONa nên Z là CH2=CHCOOCH3
Đáp án A.
Câu 27:
Cl2, H2S, SO2
Đáp án A.
Câu 28:
Đây là phản ứng chứng tỏ việc tan nhiều trong nước của HCl hoặc NH3, nó làm giảm áp suất giữa
2 bình nên mới có tia nước phun lên.
Vân đề tia nước có màu hồng nên chất đó làm hồng phphtalein → NH3.
Đáp án C.
Câu 29:
Ta có butanđioic mà đi = 2 (đi, tri, tetra, penta, …) nên có 2 nhóm COOH và 1 nhóm OH = nhóm
hiđoxi
Đáp án C.
Câu 30:
(a), (c), (d) đúng
Đáp án B.
Câu 31:
Tên gọi catot, anot, cực âm, cực dương rất dễ làm cho mọi người nhầm lẫn → Các bạn chủ động
tìm cách nhớ.
Catot trong phản ứng ăn mòn điện hóa → Quá trình nhận electron.
Đáp án C.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Câu 32:
Ancol isoamylic: (CH3)2-CH2-CH2-CH2OH.
Có 0,05 mol CH3COOH và 0,025 mol este → H = 0,025/0,05 = 50%

Đáp án D.
Câu 33: Đáp án B.
Câu 34:
B loại vì có butan
C loại vì có metan, benzen
D loại vì có etilenglicol
Đáp án A.
Câu 35:
Bảo toàn khối lượng tính được n(HCl) = 0,3 = n(amino axit)
→ M = 26,7/0,3 = 89 = 14n + 32 + 15 → n = 3 → Alanin.
Đáp án C.
Câu 36:
Câu A sai vì chỉ có 3 chất có liên kết pi là làm mất màu KMnO4
Câu B sai vì metan và benzen không tham gia phản ứng cộng.
Câu C sai vì ngoài metan và benzen thì cả 4 chất còn lại đề làm mất màu dung dịch brom.
Câu D đúng, chất đó là C2H2.
Đáp án D.
Câu 37:
X cũng có 2 nhóm -CHO và vẫn có thiếu 1 liên kết pi nên nó là O=C-(CHO)2.
Y có 2 nhóm -CHO nên có thể là OHC-CH2-CHO.
Ngoài ra, còn 1 công thức cấu tạo nữa mà mình nghĩ nó khá hiểm, thi thật sự sẽ không cho vì lắt léo
quá, đó là HCOOCH=CH2.
Đây là một este, khi vào môi trường kiềm là dung dịch NH3 thì có phản ứng:
HCOOCH=CH2 + NH3 + H2O → HCOONH4 + CH3CHO
Đáp án B.
Câu 38:
HNO3 = 1,2 mol. Mg = 0,252 mol. KOH = 1,4 mol.
Giả sử hỗn hợp chất rắn gồm x mol KOH dư, y mol KNO2 và 0,252 mol MgO.
Ta có: x + y = 1,4; 56x + 85y + 0,252 * 40 = 118,06 ↔ x = 0,38 và y = 1,02
Bảo toàn N thì trong hỗn hợp khí có 0,18 mol N

Bảo toàn O thì trong hỗn hợp khí có 0,18 * 3 – 1,02/2 = 0,03 mol O. Giải tích thêm một chút ở chỗ
này, 1,02/2 là số mol H2O tính theo số mol HNO3 phản ứng, còn 0,18 là số mol HNO3 tạo khí.
→ m(khí) = 3 gam.
→ m(X) = 6,048 + 189 – 3 = 192,048 → C% = 0,252 * 148/192,048 = 19,42%
Đáp án D.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Câu 39:
Gọi số mol CaCO3 và Ca(HCO3)2 lần lượt là x, y mol.
Ta có: x + y = 0,03; 100x + 297y = 4,97 ↔ x = 0,02 và y = 0,01 → CO2 = 0,04 mol.
3 chất là C4H8O2, C4H12N2, C4H8O2 và điều đặc biệt là đều có 4C nên n(X) = 0,01 mol và cả 3
chất đều có M = 88 → m = 88 * 0,01 = 0,88
Đáp án B.
Câu 40:
Bảo toàn oxi → n(oxi trong X) = 0,55 mol → số O trong X = 11
Gọi số axit amin là a thì có thể coi X = a * (axit amin) – (a-1) H2O
→ 2a – (a-1) = a + 1 = 11 ↔ a = 10 nên có 9 liên kết peptit.
Vì có 10 axit amin nên X có 10N nên bảo toàn khối lượng thì 0,05 mol X có m = 36,4
→ trong 0,025 mol X có m = 18,2 gam.
0,025 mol X + 0,25 mol NaOH → muối + 0,025 mol H2O
→ m = 18,2 + 0,4*40 – 0,025 * 18 =33,75
Đáp án A.
Câu 41:
Quy đổi hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 thì bảo toàn electron được n(FeO) = 3*n(NO) = 0,03 mol.
→ n(Fe2O3) = 0,02 mol.
n(H+) = 0,27 mol → phản ứng tạo NO mất 0,04 mol H+ và 0,01 mol NO3-.
Số mol H+ phản ứng với oxit = 0,03 * 2 + 0,02 * 6 = 0,18 mol
→ dư 0,05 mol H+ và 0,02 mol NO3-.

Có 0,04 mol Cu → có thể có 0,08 mol electron → phản ứng với 0,05 mol H+ và 0,0125 mol NO3tạo 0,0125 mol NO và còn lại 0,08 – 0,0125*3 = 0,0425 mol phản ứng với Fe3+.
→ Z có 0,04 mol Cu2+, 0,0425 mol Fe2+, 0,0275 mol Fe3+, 0,0075 mol NO3-, 0,12 mol (SO4)2→ m = 18,465 gam.
Đáp án C.
Câu 42:
m(X) = 10,53 → n(Y) = 0,27 → giảm 0,195 mol → H2 đã hết
n(Z) = 0,135 → n(kết tủa) = 0,135 mol
Vì Y có 0,165 mol liên kết pi nên hỗn hợp khí tạo kết tủa có 0,66 – 0,195 – 0,165 = 0,3 mol.
Hỗn hợp khí gồm các chất C2H2, C4H4, CH3CH2-C≡CH với số mol lần lượt là x, y, z.
Ta có x + y + z = 0,135; 2x + 3y + 2z = 0,3; 2x + y + z = 0,21
↔ x = 0,075; y = 0,03; z = 0,03
m = 240x + 159y + 161z = 27,6
Đáp án C.
Câu 43:
Gọi nồng độ dung dịch Y là x thì: 0,2x – 0,1 = 0,04 → x = 0,7M
→ trong 400 ml Y có 0,28 mol OHTa có 0,07 mol H2 → có 0,14 mol kim loại → 0,14 mol OH- và 0,07 mol H2
→ Có 0,07 mol oxit + H2O → 0,14 mol OH- còn lại.
0,0875m = 0,07 * 16 → m = 12,8
Đáp án D.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Câu 44:
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (8)
Đáp án D.
Câu 45:
Z tạo 1,53 mol kết tủa BaSO4 → X gồm 1,53 mol KHSO4 và 0,053 mol Fe(NO3)3.
Hỗn hợp khí gồm H2, N2O, NO2 và 2 khí còn lại là N2 và NO với số mol lần lượt là x, y mol.
Ta có x + y = 0,03; 28x + 30y = 0,86 ↔ x = 0,02; y = 0,01
→ Số mol e nhận = 0,4 mol → có 0,4 mol H+ phản ứng tạo các khí.

Vì chỉ tạo muối trung hòa → có 1,53 – 0.4 = 1,13 mol H+ phản ứng với oxit
→ n(O) = 0,565 → m = 0,565 * 16*205/64 = 28,95625.
Nhận thấy số này quá lớn → phải sai ở đâu đó
Cái sai ở đây là không tính đến NH4NO3.
Vì sao lại có NH4NO3 ở đây? Vì số mol NO3- phản ứng tạo khí = 0,08 mol
mà n(NO3-) = 0,159 mol → vẫn còn NO3-, còn H+ vì có phản ứng tạo H2 → phải có NH4NO3 để
hết lượng NO3- → n(NH4NO3) = 0,0395 mol
→ số mol e cho = 0,716 mol → n(H+ phản ứng với oxit) = 1,53 – 0,716 = 0,814
→ m = 0,814/2 * 16 * 205/64 = 20.85875
Đáp án C. Một bài hơi dài và có nhiều nút thắt nên nhiều bạn sẽ hoảng → phải bình tĩnh,
phân tích tình hình. Nếu không làm được cũng không sao, khó người khó ta.
Câu 46:
Điện phân thu được 0,2 mol ở catot → X có 0,2 mol Mg
→ HCl có số mol phản ứng = 0,4 mol.
Dung dịch Z có 0,2 mol MgCl2 có nồng độ 23,3% nên ta có:
19/(m + 73 – 2,72) = 0,233 → m = 11,2651
Đáp án B.
Câu 47:
0,05 mol X → 0,05 mol CO2 → X gồm các phân tử có 1C.
0,05 mol X → 0,08 mol Ag
0,05 mol X → 0,02 mol H2 → X có 0,04 mol -OH và -COOH
Gọi hỗn hợp gồm x mol HCHO, y mol HCOOH và z mol CH3OH
x + y + z = 0,05; 4x + 2y = 0,08; y + z = 0,04
↔ x = 0,01; y = 0,02; z = 0,02
→ m(0,15 mol X) = 5,58
Đáp án B.
Câu 48:
Chất Z là CH3COONH4 hoặc HCOONH3CH3.
Chất Y là sản phẩm của H2CO3 phản ứng với NH3 và CH3NH2 ↔ CH3NH3-O-CO2-O-NH4
Giả sử có x mol Y và y mol Z → 2x + y = 0,25; 110x + 77y = 14,85

→ x = 0,1; y = 0,05
Nếu Z là CH3COONH4 thì m = y mol CH3COONa và x mol Na2CO3 = 14,7 gam.
Nếu Z là HCOONH3CH3 thì m = y mol HCOONa và x mol Na2CO3 = 14

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com


Đáp án A.
Câu 49:
n(CO2) = 1,1 mol; n(H2O) = 1,2 mol → Tất cả đều có 4H
Vì số C trung bình = 11/6 < 2 nên phải có 1 chất có số 1C → CH3OH.
Vì Y là este đơn chức, no, mạch hở nên chắc chắn phải là HCOOCH3.
→ Z có số C là (1,1 – 0,3 – 0,2)/0,2 = 3 → C3H4Ox.
Vì Z cũng no nên Z là C3H4O2 hay HOC-CH2-CHO.
→ n(Ag) = 2*0,1 + 4*0,2 = 1 mol → m = 108
Đáp án D.
Câu 50:
Đây là một câu khá khó, mặc dù là đều là kiến thức trong sách giáo khoa nhưng nó nằm trong phần
ứng dụng, nhớ máy móc, khó nhớ, ít khi hỏi tới. Do đặc thù thi thử trường chuyên mới ra một bài
ứng dụng dài và khó thế này, thi thật thì khó mà ra như này.
Cả 8 câu ứng dụng đều đúng.
Đáp án A.

Hóa học 9.75 - hoahoc975.com



×