Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tình huống chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.19 KB, 4 trang )

Tình huống chuyển giao nghĩa vụ dân sự
A. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG.
Tháng 2 năm 2008, anh Lê Văn Bình muốn mở rộng việc phân phối nước ngọt nên
đã mua lại chiếc ô tô tải của anh Nguyễn Văn Minh với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên lúc
đó anh Bình chưa đủ tiền mặt để trả hết cho anh Minh nên đã trả trước 200 triệu
đồng và ký giấy nợ 800 triệu với thỏa thuận sẽ trả trong thời hạn 3 năm cùng biện
pháp bảo đảm là giấy tờ chiếc ô tô do anh Bình đứng tên.

Tháng 4 năm 2009, anh Nguyễn Văn Sáng xây dựng lại nhà của mình do ngôi nhà
đã xuống cấp rất nhiều. Tuy nhiên, trong thời điểm đó giá cả các loại vật liệu tăng
quá nhanh nên số tiền tiết kiệm của anh Sáng không đủ chi trả và anh Sáng quyết
định vay anh Bình một khoản tiền là 800 triệu đồng để tiếp tục xây nhà và thỏa
thuận sẽ trả đủ số tiền này trong thời gian 1 năm. Anh Bình nể anh Sáng là bạn lâu
năm nên đã lấy số tiền định trả anh Minh cho anh Sáng vay với thời hạn một năm.
Sau đó, anh Sáng biết được việc anh Bình chưa trả đủ cho anh Minh là anh họ mình
số tiền 800 triệu mua xe nên thỏa thuận với anh Minh rằng mình sẽ trả thay số tiền
800 triệu đó cho anh Bình vì bản thân cũng đang nợ anh Bình một khoản tiền bằng
đúng số tiền đó. Anh Bình chấp nhận và anh Minh sau khi biết cũng hoàn toàn đồng
ý với việc thỏa thuận này.

B. PHÂN TÍCH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ LIÊN QUAN
TRONG TÌNH HUỐNG.
Thông qua tình huống, ta có thể thấy đây là một tình huống chuyển giao nghĩa vụ
dân sự, cụ thể là nghĩa vụ thanh toán nợ với ba chủ thể có liên quan trong việc
chuyển giao nghĩa vụ này: anh Minh là bên mang quyền, anh Bình là bên có nghĩa
vụ và anh Sáng là người thế nghĩa vụ. Để tìm hiểu sâu hơn quyền và nghĩa vụ từng


người, ta đi vào xem xét mối quan hệ của họ trong từng giai đoạn của việc chuyển
giao nghĩa vụ dân sự trong tình huống.
Thứ nhất, thông qua việc anh Bình mua chiếc ô tô tải của anh Minh ta xác định


được anh Minh là bên mang quyền – đã bán chiếc ô tô tài của mình cho anh Bình
với giá 1 tỷ đồng. Anh Bình là người mua xe nhưng do chưa đủ tiền mặt nên đã trả
trước 200 triệu và ký giấy nợ 800 triệu thỏa thuận trả đủ trong vòng hai năm. Như
vậy, anh Minh là bên có quyền yêu cầu anh Bình trả nốt số tiền 800 triệu cho mình
trong vòng 3 năm còn anh Bình là người mang nghĩa vụ phải trả cho anh Minh số
tiền là 800 triệu đồng. Và để anh Bình có ý thức trách nhiệm hơn với nghĩa vụ của
mình, anh Minh yêu cầu anh Bình có biện pháp bảo đảm là giấy tờ chiếc ô tô do anh
Bình đứng tên đăng ký. Nếu hết thời hạn trả nợ mà anh Bình vẫn chưa trả được đủ
800 triệu cho anh Minh thì chiếu ô tô của anh Bình sẽ thuộc quyền sở hữu của anh
Minh.
Thứ hai, ta xét tới mối quan hệ của anh Bình và anh Sáng trong việc chuyển giao
nghĩa vụ trả nợ với anh Minh. Theo tình huống, anh Sáng cũng đang nợ anh Bình
một khoản tiền là 800 triệu với thời hạn là 1 năm. Sau khi biết về việc anh Bình
cũng đang nợ anh Minh 800 triệu đồng, anh Bình và anh Sáng đã đi đến thỏa thuận
là anh Sáng sẽ trả thay số tiền mà anh Bình đang nợ anh Minh; anh Bình đồng ý với
việc đó, điều này có thể hiểu là anh Bình (bên có nghĩa vụ) đã chuyển giao nghĩa vụ
trả nợ của mình cho người thứ ba (người thế nghĩa vụ) là anh Sáng. Anh Sáng sẽ có
nghĩa vụ trả số tiền 800 triệu cho anh Minh thay vì việc anh Bình sẽ trả cho anh
Minh số tiền đó. Tuy nhiên, việc thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ dân sự này của
anh Bình và anh Sáng phải được sự đồng ý của anh Minh. Anh Minh có quyền được
biết việc này và quyết định xem có đồng ý cho anh Bình chuyển nghĩa vụ trả nợ
mình cho anh Sáng không.Việc bắt buộc phải được sự đồng ý của bên mang quyền
là một sự khác biệt của việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự so với việc chuyển giao
quyền yêu cầu vì khi chuyển giao nghĩa vụ thì lợi ích của người mang quyền cũng
sẽ bị ảnh hưởng nếu người thế nghĩa vụ có khả năng hoàn thành nghĩa vụ không…


Thứ ba, sau khi đã được sự đồng ý của anh Minh về việc anh Bình chuyển giao
nghĩa vụ trả nợ của mình cho anh Sáng thì:
- Quan hệ giữa anh Minh (bên mang quyền) và anh Bình (bên có nghĩa vụ): Khi

việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực thì mối qua hệ pháp lý giữa anh Minh và anh
Bình chấm dứt. Anh Bình hoàn toàn không có nghĩa vụ trả nợ hay phải chịu bất cứ
trách nhiệm gì về việc anh Sáng là người thế nghĩa vụ của mình có thực hiện đúng
và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho anh Minh không trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Bên cạnh đó thì biện pháp bảo đảm của anh Bình với anh Minh là giấy tờ
chiếc ô tô của mình cũng chấm dứt sau khi chuyển giao nghĩa vụ do mối quan hệ
pháp lý giữa hai người đã chấm dứt và anh Bình không còn liên quan tới việc trả nợ
800 triệu cho anh Minh nữa. Anh Bình có quyền lấy lại giấy tờ chiếc ô tô của mình
từ anh Minh.
- Quan hệ giữa anh Minh (bên mang quyền) và anh Sáng (bên thế nghĩa vụ): Kể từ
khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực thì mối quan hệ pháp lý giữa anh Minh và
anh Sáng được xác lập. Anh Sáng sẽ trở thành người có nghĩa vụ, phải thực hiện
đúng là đầy đủ nghĩa vụ đã được chuyển giao với anh Minh, tức là sẽ có nghĩa vụ
phải trả số tiền 800 triệu đồng cho anh Minh. Anh Minh lúc này có quyền yêu cầu
anh Sáng trả khoản tiền đó đúng thời hạn.
- Quan hệ giữa anh Bình và anh Sáng (người thế nghĩa vụ): Sau khi anh Bình
chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của mình cho anh Sáng thì mối quan hệ pháp lý giữa
anh Bình và anh Sáng chấm dứt. Do đó, quyền và nghĩa vụ của hai bên cũng chấm
dứt. Anh Bình không còn quyền yêu cầu anh Sáng trả 800 triệu cho mình và anh
Sáng cũng không có nghĩa vụ phải trả số tiền đó cho anh Bình vì anh Sáng sẽ trả số
tiền 800 triệu đó cho anh Minh là bên mang quyền sau khi chuyển giao nghĩa vụ.
C. KẾT LUẬN.


Qua tình huống ta có thể thấy thực chất của việc chuyển giao nghĩa vụ là một thỏa
thuận tay ba, người thứ ba thay thế người có nghĩa vụ cũ để trở thành chủ thể có
nghĩa vụ mới của quan hệ nghĩa vụ trước đó với người có quyền. Trong khi đó
quyền và nghĩa vụ của bên có quyền và bên mang nghĩa vụ trước đây sẽ chấm dứt.




×