Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 7 Các loại nghĩa vụ dân sự pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.21 KB, 5 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 7 Các loại nghĩa vụ dân sự

1. I. Các loại NVDS
2. 1. NVDS riêng rẽ
- Qđịnh tại Đ297 BLDS.
- NVDS riêng rẽ là loại NVDS nhiều người mà trong số những người mang
quyền chỉ có quyền yêu cầu người mang nghĩa vụ thực hiện cho riêng phần quyền
của mình; một trong số những người mang NVDS chỉ phải thực hiện NVDS của
riêng mình đối với người mang quyền.
- Bản chất của loại NVDS này là loại NVDS nhiều người nhưng không có sự
liên hệ nào giữa những người mang NVDS. Người có NVDS sẽ chấm dứt NVDS
khi họ thực hiện xong NVDS của mình
1. 2. NVDS liên đới
- Quy định tại Đ298 BLDS.
- NVDS liên đới là loại NVDS nhiều người mà trong đó một trong số những
người có NVDS phải thực hiện tòan bộ nội dung NVDS hoặc chủ thể mang quyền
có thể yêu cầu một trong số các chủ thể NVDS thực hiện tòan bộ NVDS.
- Căn cứ của NVDS liên đới:
+ Do các bên thỏa thuận;
+ Một số trường hợp do PL quy định
- Bản chất của NVDS liên đới: Là loại NVDS nhiều người trong đó người
mang quyền và người mang NVDS có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nội dung:
+ Người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người mang nghĩa vụ phải thực
hiện tòan bộ nghĩa vụ. Nếu một người mang nghĩa vụ chỉ thực hiện phần nghĩa vụ
của mình đối với người có quyền thì quan hẹ NVDS vẫn chưa chấm dứt.
+ Nếu một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì quan hệ NVDS đó hòan toàn
chấm dứt (kể cả với người chưa thực hiện NVDS). Sau đó, những người có nghĩa
vụ phải thực hiện nghĩa vụ hòan lại đối với người đã thực hiện toàn bộ NVDS.
+ Nếu người có quyền chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện
toàn bộ nội dung NVDS và sau đó miễn việc thực hiện NVDS đối với người đó thì


NVDS chấm dứt toàn bộ. Mặt khác, nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện
NVDS cho một trong số những người mang NVDS thì phần của họ sẽ không phải
thực hiện nhưng phần NVDS của các chủ thể khác vẫn phải thực hiện.
+ Trong quan hệ NVDS có nhiều người có quyền thì họ được gọi là quyền liên
đới. Cho nên, một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có
NVDS phải thực hiện tòan bộ NVDS mà không cần sự ủy quyền của những người
có quyền liên đới khác.
1. 3. NVDS hoàn lại
- Thuật ngữ hòan lại dùng để chỉ những nghĩa vụ phát sinh từ sau một nghĩa
vụ khác.
- Là một loại quan hệ NVDS mà theo đó một bên có quyền yêu cầu bên kia
(người có nghĩa vụ) thanh toán lại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà người có
quyền đã thay người có nghĩa vụ thực hiện cho người khác hoặc một bên có nghĩa
vụ phải hòan trả cho bên có quyền khỏan tiền hay một lợi ích vật chất mà họ đã
nhận được từ người khác trên cơ sở quyền yêu cầu của bên có quyền.
- Các trường hợp phát sinh NVDS hòan lại:
 Từ nghĩa vụ dân sự liên đới:
Trong số những người có nghĩa vụ liên đới, có 1 người thực hiện toàn bộ NVDS
thì những người có nghĩa vụ còn lại có trách nhiệm hòan lại phần NVDS tương
ứng của mình.
 Từ NVDS có biện pháp bảo đảm: (Điều 367 BLDS)
Khi người bảo lãnh đã hòan thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu người được bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh, nếu không có
thỏa thuận khác.
 Từ quan hệ giữa người gây thiệt hại với pháp nhân (Đ618 BLDS):
PN phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm
vụ được PN giao; nếu PN đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi
trong việc gây thiệt hại phải hòan trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
- Đặc điểm của NVDS hòan lại:
 NVDS hòan lại bao giờ cũng phát sinh từ một NVDS khác;

 Trong NVDS hoàn lại bao giờ cũng có một người liên quan đến cả hai quan
hệ NVDS (chú ý: Thông thường ở quan hệ trước nếu là người có
quyền/nghĩa vụ thì quan hệ hòan lại lại là người có nghĩa vụ/quyền).
 Nếu NVDS hòan lại là NV nhiều người thì nó được xác định là NVDS
riêng rẽ;
 Nếu một người thực hiện cho những người còn lại tòan bộ nghĩa vụ thì
những người còn lại phải hòan lại phần tương ứng với phần của mình.
1. 4. NVDS bổ sung
- NVDS bổ sung là loại nghĩa vụ nhằm hoàn thiện phần nội dung của nghĩa
vụ chính trước đó khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ.
- Đặc điểm của NVDS bổ sung: Là luôn gắn với một NVDS khác (NVDS
chính).
1. 5. NVDS phân chia được theo phần
- Tùy vào các trường hợp, các căn cứ cụ thể mà có thể coi là NVDS theo
phần hoặc không (thông thường dựa trên thỏa thuận của các bên).
- Chú ý: (chủ yếu dựa trên đặc điểm đối tượng của quan hệ)
+ Nếu là vật thì là vật chia được;
+ Nếu là công việc thì là công việc có thể chia được theo từng giai đoạn.

×