Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản là nhà đất và các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.17 KB, 4 trang )

Xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản là nhà đất và
các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng
Đề bài: Ông A chết ngày 06/7/1993. Vợ ông A là bà B chết ngày 10/10/2994. Ông
bà A, B có các con là M, N, P và để lại tài sản là căn nhà trên diện tích đất 200m2.
Hiện tại, toàn bộ tài sản của ông bà A, B là do M quản lý, sử dụng. Vì được biết anh
M đang rao bán nhà đất trên cho X với giá 1,5 tỷ đồng nên ngày 12/3/2007 N, P đã
khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản là nhà đất mà ông bà A, B để lại. Hỏi:
1. Hãy xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc trên.
2. N, P đã nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với căn
nhà trên. Hãy xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể áp dụng và
thủ tục áp dụng biện pháp đó.

Bài làm
1. Xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc.
Khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự về thời hiệu có quy định: “Trong trường
hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì
thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi
ích của Nhà nước bị xâm phạm;
- Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát
sinh quyền yêu cầu”.


Như vậy, một vụ việc thông thường mà không có quy định của pháp luật về vấn đề
thời hiệu khởi kiện thì sẽ có thời hiệu là 2 năm kể từ ngày lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.
Tuy nhiên, đối với vấn đề thừa kế; Điều 645 Bộ luật Dân sự có quy định: “Thời
hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của
mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở
thừa kể. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản


của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Trong trường hợp này, yêu cầu của N, P là yêu cầu chia di sản đối với tài sản là nhà
đất mà ông bà A, B để lại. Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu khởi kiện đối
với vụ việc trên sẽ là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là 10 năm kể từ ngày
10/10/1994 (do đây là tài sản chung hợp nhất của ông bà A, B nên thời điểm mở
thừa kế sẽ là thời điểm người cuối cùng là bà B chết). Như vậy, về nguyên tắc thì
thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc này đã hết.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình cũng có quy
định một số trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như
sau:
Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế
không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế
hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về
hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó
chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi
kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung
để giải quyết…


Trong trường hợp này, trong suốt thời gian từ khi bà B qua đời đến ngày 12/3/2007;
M, N, P không hề có tranh chấp về quyền thừa kế; và nếu các bên có văn bản cùng
xác nhận là đồng thừa kế hoặc đều thừa nhận là di sản chưa chia thì Tòa án sẽ
không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế, mà sẽ thụ lý và giải quyết theo pháp
luật về chia tài sản chung. Do vậy, có thể nói, trong trường hợp nhất định nói trên
thì thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc trên là chưa hết.
2. Xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể áp dụng và thủ tục áp
dụng.
Ở đây, theo đề bài, M đang rao bán nhà đất cho X với giá 1,5 tỷ đồng. Điều này cấu

thành yếu tố cho thấy M đang có ý định chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp là căn nhà trên diện tích đất 200m2 cho người khác. Đồng thời với
đó, N, P đã nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với
căn nhà trên. Dựa vào căn cứ đó, Tòa án có thể áp dụng biện pháp “Cấm chuyển
dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp” quy định tại Điều 109 Bộ luật
Tố tụng Dân sự; là biện pháp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có
căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi
chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
Ngoài ra, khi có các căn cứ khác cho thấy M có hành vi hủy hoại hoặc có hành vi
tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm biến đổi tài sản đang
tranh chấp thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp “Kê biên tài sản đang tranh chấp”
hoặc “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp”.
Thủ tục chung áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 177 Bộ
luật Tố tụng dân sự như sau:
- Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến
Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có


các nội dụng như: ngày, tháng, năm viết đơn; tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dụng tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và
lợi ích hợp pháp của mình; lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung
cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
- Trường hợp đơn yêu cầu của N, P nộp sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc và đang
trong quá trình giải quyết thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem
xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đơn, nếu
người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó

thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố dụng dân sự thì
Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường
hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ
lý do cho người yêu cầu biết.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đó thực hiện xong biện pháp bảo
đảm.
- Trường hợp đơn yêu cầu của N,P được nộp cùng với thời điểm nộp đơn khởi kiện
thì sau khi nhận đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh
án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời
hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì
Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do do người yêu cầu biết.



×