Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tiểu luận cao học Chính sách phát triển du lịch của vientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.99 KB, 35 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong các ngành kinh tế của các nước trên thế giới thì với các nước
khác nhau có các mục tiêu phát triển khác nhau dựa vào những điều kiện
thuận lợi và các chiến lược phát triển của từng nước. Có nước phát triển
ngành cơng nghiệp, có nước lại tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp ,
hai ngành này phát triển đều đem lại những kết quả khả quan cho các nước về
tốc độ phát triển , nâng cao đời sống cho nhân dân của nước đó. Nhưng hai
ngành đó phát triển đều có những hạn chế và đem lại những tác động tiêu cực
nhất định đối với chính người dân, mơi trường , vân hóa. Chính vì vậy nhiều
nước phát triển đã chú trọng hơn tới ngành dịch vụ, nó dược mệnh danh là
ngành cơng nghiệp “khơng khói” với lợi nhuận đem lại vô cùng lớn đối với
các nước trong kinh tế, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước ra khắp năm
châu .
Lào là một nước không giáp biển duy nhất ở Đơng Nam Á nhưng Lào
lại có điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi với nhiều điều kiện phát triển
du lịch thiên nhiên cùng với đó là các khu du lịch mang đậm dấu ấn lịch sử rất
hấp dẫn du khách nước ngồi vào Lào. Cùng với đó Lào chưa bị ảnh hưởng
với cuộc sống hối hả nhộn nhịp của một nền kinh tế năng động, cuộc sống
bình yên, con người thân thiện, mến khách là những điều kiện để Lào chú
trọng phát triển du lịch của mình nhằm đem lại những kết quả khả quan đối
với đời sống nhân dân trong nước và nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Lào
đến với bạn bè thế giới. Với 7 khu du lịch trọng điểm của Lào rất hấp dẫn du
khách trong và ngồi nước đó là Vientiane, Xiengkhoang, Champansac,
Luangphrabang, Vangvieng, Huaphan, Savannakhet.


2


Vientiane là thủ đô của Lào đồng thời Vientiane cũng là một trong bẩy
khu du lịch của Lào được nhà nước rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển
lĩnh vực du lịch của thủ đô. Vientane được các nước trên thế giới cơng nhận là
thủ đơ hịa bình của thế giới với nhiều cảnh đẹp, cuộc sống không hối hả
nhộn nhịp mà nó rất bình dị nhưng ẩn chứa nhiều văn hóa dân tộc rất hấp dẫn
du khách.Từ lúc hội nhập mở cửa đến nay hàng năm đều có rất nhiều các
đoàn khách du lịch đến thăm quan thủ đơ Vientiane cùng với đó Lào cũng
đăng cai tổ chức các hội nghị tại đây đã càng làm cho hình ảnh của Vientiane
đến gần hơn với các nước trên thế giới về một thủ đô đầy sức quyến rũ với bất
kỳ du khách nước ngoài nào trên thế giới.
Trong xu thế hiện nay với nền kinh tế thế giới còn khó khăn ở các nước
thì lượng khách du lịch đã sụt giảm so với những năm trước. Mà với Lào nói
chung và Vientiane nói riêng thì đây là điều khơng tốt vì với mục tiêu của
Lào là quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước và phát triển ngành cơng nghiệp
khơng khói này để góp phần phát triển đất nước thực hiện thành công mục
tiêu xây dựng nhà nước giàu mạnh, phát triển bắt kịp với các nước trên thế
giới. Để có thể thực hiện được mục tiêu đó chính sách phát triển du lịch của
thủ đô Vientiane trong những năm qua đã rất thành công trong mục tiêu đặt
ra. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển du lịch của
Vientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010” để thấy được những kết quả và
hạn chế từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách du
lịch của thủ đơ Vientiane.
Chính sách phát triển

du lịch của Lào nói chung và của thủ đơ

Vientiane nói riêng đã đựơc nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều khía cạnh với các
thời kỳ khác nhau qua các giai đoạn phát triển của đất nước. Các chính sách
đó đều đã nêu được các chính sách phát triển du lịch tại các vùng trong đất
nước với những đặc trưng cụ thể và việc thực hiện chúng.



3

Đã có rất nhiều các bài báo, các đề tài nghiên cứu viết về chính sách
phát triển du lịch của Lào và của thủ đơ Vientiane. Chúng ta có thể kể đến các
cơng trình nghiên cứu sau:
Bun me PHILAVANH(2006)"Giải pháp tăng cường phát triển dịch vụ
du lịch sinh thái tại Lào"Luận án Thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
Sỏn Chay THABISAY(2009)"Phát triển du lịch tại các tỉnh phía Bắc
Lào trong giai đoạn hiện nay" Luận án Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
Hội nghị thúc đẩy du lịch tại thủ đô Vientiane diễn ra vào tháng 8 năm
2008.
Các cơng trình nghiên cứu này là những tài liệu hết sức quan trọng để
em có thể rút ra được những kinh nghiệm và định hướng cho bài viết tiểu luận
của em.

- Kẹo Đa La Kon SORUIVONG (2005) “Xố đói giảm nghèo ở tỉnh Sê
Kơng CHDCND Lào thực trạng và giải pháp” Luận án Thạc sĩ, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài trước đó
mà với mục đích nhằm tìm hiểu về chính sách phát triển du lịch của thủ đơ
Vienatine trong giai đoạn 2005 đến 2010. Đồng thời đề tài cũng tập trung đề
cập tới các chính sách được thực hiện đối với các địa điểm du lịch khác nhau
trong Vienatine. Từ đó thấy được những thuận lợi của thủ đơ và hạn chế để có
thể thực hiện tốt chính sách này trong những giai đoạn tiếp theo.



4

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ là làm rõ các vấn đề về chính sách về ngành
du lịch trong giai đoạn nhất định, đề tài này cũng làm rõ tại sao nhà nước Lào
lại phải có chính sách phát triển du lịch đặc thù cho thủ đơ Vienatine. Việc
phải thực hiện chính sách phát triển du lịch trong những năm đầu của thế kỷ
mới và vai trị của nó đối với việc quảng bá hình ảnh thủ đô và đất nước.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu .
Đối tượng của đề tài hướng tới nghiên cứu đó là việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch tại thủ đô Vienatine.
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận này nghiên cứu với phạm vi:
-Thời gian: tiểu luận nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2010.
-Không gian: tiểu luận nghiên cứu tại thủ đô Vienatine.
-Nội dung: tiểu luận nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm của hai nước.
Cùng với đó tiểu luận này cũng sử dụng thêm các phương pháp riêng như
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, logic lịch sử cùng với đó là
các phương pháp phân tích, tổng hợp.
6.Đóng góp của đề tài.
Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phát triển du lịch của thủ
đơ Vientiane và các chính sách về lĩnh vực đó ở những năm vừa qua.
Tiểu luận này cung cấp thông tin cho các bạn đọc, các nghiên cứu biết về các
đặc điểm về Vientiane và thực trạng của nó trong những năm qua.



5

Đồng thời tiểu luận này cũng cho thấy những kết quả đạt được bởi chính
sách thực hiện trong giai đoạn 2005 đến 2010 cùng với những hạn chế và một
số biện pháp phát triển trong giai đoạn sau này.
7. Kết cấu của tiểu luận.
Tiểu luận này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.
Phần nội dung của tiểu luận gồm có ba phần với số tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách cơng và thực
hiện chính sách phát triển du lịch của Vientiane.
Chương 2 :Thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của
Vientiane trong giai đoạn 2005 đến 2010.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát
triển du lịch ở thủ đô Vientiane.

NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA VIENTIANE.


6

1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CƠNG.
1.1.1.Khái niệm, vị trí thực hiện chính sách cơng trong quy trình chính
sách.
1.1.1.1.Khái niệm về chính sách.

Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội,
khái niệm chính sách được thể hiện với các cách hiểu khác nhau:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất
định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đề ra.
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại.
1.1.1.2.Khái niệm chính sách cơng.
Chính sách cơng là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị, tuy
nhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đề
này vẫn chưa thực sự thống nhất.
Ở nước ta, chính sách cơng thường được hiểu là chính sách, với nghĩa
hẹp là những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Một
số cơng trình đã cố gắng đưa ra quan niệm về chính sách: “Chính sách là
những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được
thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất
của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…”. Các nhà
nghiên cứu có cách tiếp cận cụ thể hơn: “Chính sách cơng là chương trình
hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực cơng cộng…
Đó là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với


7

nhau một cách hữu cơ và nhằm những mục đích tương đối cụ thể; chủ thể
hoạch định chính sách cơng nắm quyền lực nhà nước; chính sách cơng bao
gồm những gì được thực sự thi hành chứ khơng phải chỉ những là tuyên bố”.
Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa về chính sách cơng tập trung vào

chính sách quốc gia – những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạt
được các mục tiêu nhất định. Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phức
tạp, mục tiêu ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định. Các chính
sách cũng được đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyết
định mang tính tương đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược
có ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Vì vậy, chính sách cần được hiểu một
cách uyển chuyển.
Theo nghĩa rộng, chính sách cơng bao gồm những việc Nhà nước định
làm hoặc khơng định làm. Điều đó có nghĩa là khơng phải mọi mục tiêu của
chính sách cơng đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu của chủ thể
khơng được hành động. Chính sách tác động đến các đối tượng của chính
sách - là những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách. Phạm vi
điều tiết của mỗi chính sách rộng hay hẹp tùy theo nội dung của từng chính
sách. Có thể chia thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp. Chính sách
cơng được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc
của quốc gia, gắn với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực cơng của Nhà
nước.
Khái qt lại, Chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền lực
Nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của
những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội
đặt ra. Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử
dụng để quản lí xã hội.
1.1.1.3.Khái niệm thực hiện chính sách cơng.


8

Thực hiện chính sách cơng là giai đoạn chính trong quy trình chính
sách , giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống. Các chính sách được hoạch
định xuất phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống , từ những nhu cầu của

xã hội và của nhân dân.Thực hiện chính sách là q trình giải quyết những
nhu cầu đó, đem lại những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Đó là chuỗi các hành động và biện pháp
cụ thể để thi hành một quyết định chính sách đã được thơng qua.
Về thực chất đó là q trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của
chính quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng, phương thức thành
những hành động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tun bố. Trong q
trình thực hiện chính sách, các nguồn lực về tài chính cơng nghệ, con người
được đưa vào sử dụng một cách có định hướng. Nói cách khác đây là quá
trình kết hợp giữa yếu tố con người với các nguồn lực này một cách có hiệu
quả theo những mục tiêu đề ra.
Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiên chính
sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thơng
qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt
tới mục tiêu đề ra.
1.1.1.4.Vị trí của thực hiện chính sách cơng.
Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng không
thay đổi được đời sống hiện thực. Nó chỉ phát huy tác dụng thơng qua hoạt
động của các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quần
chúng nhân dân. Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu không
đưa ra thực hiện, hoặc thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng khơng có ý
nghĩa thực thi. Đối với nhân dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọng
hơn ý định ban đầu của chính sách.


9

Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà
cuộc sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trên
lĩnh vực theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra. Vì vậy thực hiện chính

sách có ý nghĩa quyết định tới việc thành công hay thất bại của một chính
sách. Giai đoạn này quan trọng vì:
Đã là q trình thực hiện thì nội dung chính sách dưới tác động của
nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong quá
trình triển khai sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách. Các chính
sách cũng có thể bị biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầu
thông qua việc thừa hành của bộ máy hành pháp. Thông tin nhận được trong
q trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh giá lại các mặt của quyết định
chính sách và thay đổi nó sau này.
Sự vận động của chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thể
dẫn đến sự nhìn nhận lại qua đánh giá và xây dựng lại chính sách. Trên thực
tế thực hiện chính sách được coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình chính
sách gồm hoạch định, thực hiện, đánh giá.
Tóm lại, thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của
gai đoạn hoạch định chính sách, song khơng hồn tồn lệ thuộc vào kết quả
của cơng tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết định
với tồn bộ quy trình chính sách.
1.1.2.Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách cơng.
1.1.2.1.Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách cơng.
Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiện
quản lý của nhà nước, do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc về
các cơ quan nhà nước. Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm vi
và chức năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện. Để
phát huy tính hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyền


10

thống nhất các hoạt động của chính sách . Cơ quan này có vai trị, trách nhiệm
chính trong việc thực hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiện

chính sách có hiệu quả hơn hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quan
khác.
Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúc
đẩy hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách. Để có thể hồn
thành được nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải có đầy đủ các
nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách;
phải có đủ thẩm quyền kỹ thuật chuyên môn để biến các mục tiêu thành các
chương trình hành động cụ thể; cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những
hoạt động của mình.
Mối quan hệ phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính
sách: Phân cơng và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản
lý nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp của
toàn bộ hệ thống. Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp. Phân cơng là
để giữa các cơ quan khơng có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khi
thực hiện chức năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tập
trung tạo nên sự liên kết nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của
cả hệ thống để đạt mục tiêu chung.
Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách: Đối tượng chịu tác
động của chính sách bao gồm cac cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chính
sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ. Chính sách nhà
nước thường có tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng các
tầng lớp dân cư trong xã hội theo các mức độ khác nhau. Các đối tượng có thể
tán thành hoặc khơng tán thành chính sách, cụ thể đối tượng của chính sách
có thể phục tùng, chấp nhận hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó.
1.1.2.2.Tun truyền giải thích chính sách.


11

Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức tư tưởng

của những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với việc
chấp hành chính sách. Trong nhận thức của mỗi một chủ thể đều khơng giống
nhau vì vậy nên đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khác
nhau. Trong chính sách thì việc tun truyền để mọi người cùng đi theo một
con đường chung là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sách
thắng lợi. Do đó các cơ quan nhà nước phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận
cho việc thực hiện chính sách để mọi người hiểu và đồng tình ủng hộ.
Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấp
nhận nó với nhiệt tình cao. Phải hướng tới tuyên truyền vào các đối tượng
thực hiện, các bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyền
cho các đối tượng còn nghi ngờ và hiểu sai chính sách. Ngồi ra phải lơi kéo
những người có khả năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính
sách. Đồng thời kết hợp các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách với
việc vận động các đối tượng.
1.1.2.3.Triển khai thực hiện chính sách.
Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủ
quan về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, pháp
luật của nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng. Để thực hiện
được tốt chính sách thì chúng ta cần làm tốt các yêu cầu sau:
Có kế hoạch thực biện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách có
hiệu quả thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể
ở tất cả các nội dung cần triển khai. Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến
và phân công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hồn thành tốt nhiệm vụ
đề ra trong chính sách.
Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong q trình
thực hiện chính sách thì chúng ta ln có những yếu tố ảnh hưởng đến việc


12


thực hiện chính sách . Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trong
việc thực hiện chính sách ở các địa phương khác nhau.
Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia
thực hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng là
phải động viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thực
hiện chính sách. Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hành
chính nhà nước nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có liên
quan đến lĩnh vực mà chính sách điều chỉnh.
Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cách
mạng thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp
trong thực tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chính
sách: Giai đoạn này là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sách
này trong thực tế với những điều kiện tại các địa điểm khác nhau. Đồng thời
để đảm bảo chính sách được thực hiện thì phải khơng ngừng đấu tranh chống
mọi hành vi đi ngược lại chính sách đã được coi là đúng.
Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách: để đạt được hiệu quả cao
thì chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ
và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu
chung của tổ chức. Giải quyết mâu thuẫn trong q trình thực hiện chính
sách: các chính sách được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhóm
người nhất định trong xã hội đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhóm
lợi ích khác trong xã hội. Do vậy mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến các
yếu tố đó để đảm bảo được sự ổn định trong xã hội.
1.2.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỦ ĐÔ VIENTIANE.
1.2.1Bối cảnh thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thủ đơ Vientiane.
1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế.


13


Tồn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế gia tăng, hội nhập khu vực và quốc tế
ngày càng sâu rộng, Lào đang hội nhập sâu và toàn diện và chịu tác động
mạnh mẽ những tác động và xu hướng chung toàn cầu. Du lịch đã và đang trở
thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên thế giới. Các
nước đang phát triển đang khai thác lợi thế quốc gia về tài nguyên độc đáo,
bản sắc dân tộc để phát triển du lịch trở thành công cụ hữu hiệu xoá đói, giảm
nghèo và tăng trưởng kinh tế. Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng
động và thu hút du lịch mạnh mẽ, trong đó có Lào nổi lên là điểm đến với
những giá trị đặc sắc, hấp dẫn mới.
Tuy nhiên, diễn biến khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị ở
nhiều nơi trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… tác động khó
lường tới hoạt động du lịch.
Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị truyền thống, giá trị tự
nhiên và giá trị sáng tạo. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách
nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên là
những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng
cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Kinh tế tri thức và ứng dụng cộng nghệ
cao trong hoạt động du lịch đang trở thành xu hướng tồn cầu. Những xu
hướng đó địi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia cần có chính sách thích ứng.
Trong những năm qua hoạt động du lịch diễn ra sôi động tại các nước
trên thế giới với nhiều loại hình du lịch mới ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu
của du khách trên thế giới. Nhưng vào cuối giai đoạn đầu thập niên đầu tiên
của thế kỷ XXI thì nền kinh tế khu vực, thế giới đã có cuộc suy thoái , điều
này làm ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động du lịch tại tất cả các nước trên
thế giới. Điều này làm cho lượng du khách, thu nhập, công ăn việc làm đều
giảm và quan trọng hơn nó cịn ảnh hưởng đến chính nền kinh tế.


14


1.2.1.2.Bối cảnh trong nước Lào.
Lào có nền chính trị ổn định, ngoại giao đang ngày càng được mở rộng,
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành
tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát
triển lên tầm cao mới. Các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xác
định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thực
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống; chiến
lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch 1995-2010, Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình
xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các
đề án phát triển du lịch đã mang lại kết quả tăng trưởng đáng khích lệ. Năm
2009, Lào đón trên 2 triệu lượt khách quốc tế so với dân số hơn 6 triệu người
của Lào thì quả thật là rất tốt. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng
và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện, nâng cấp từng bước hiện đại; sản
phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng
bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận
thức du lịch ngày càng cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên chưa tương xứng với tiềm năng to
lớn của đất nước. Khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức
du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đáp
ứng cả về cơ cấu và chất lượng; đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du
lịch và phát triển sản phẩm còn manh mún; nghiên cứu thị trường chưa thực
sự đi trước một bước; xúc tiến quảng bá du lịch chưa chủ động đúng mục
tiêu; quản lý còn lỏng lẻo; quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ mơi trường
du lịch cịn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém đó dẫn tới sản phẩm, dịch
vụ du lịch còn đơn điệu, trùng lắp và chất lượng chưa chuẩn hóa, chưa thực sự


15


hấp dẫn, thị phần khách cao cấp còn khiêm tốn; chất lượng dịch vụ và hiệu
quả kinh doanh thấp, chưa có thương hiệu du lịch nổi bật và sức cạnh tranh
yếu. Mặt khác, khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, thiên tai,
dịch bệnh, pháp luật chưa nghiêm, tệ nạn xã hội, an tồn giao thơng… đang là
những trở ngại không nhỏ đối với phát triển du lịch chất lượng cao, vẫn ẩn
chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững. Quản lý nhà nước về du lịch gắn
kết với lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình trong phạm vi chức năng của
Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch. Năm 2010, ngành du lịch đã xây dựng
Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 với năm 2012 là năm du lịch của
Lào, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược
giai đoạn 2001-2010, tình hình và xu hướng phát triển giai đoạn tới. Chiến
lược xác định quan điểm, mục tiêu, những định hướng và giải pháp chính
nhằm tạo bước đột phá về tính chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng và có
thương

hiệu

nổi

bật.

1.2.2Nội dung cơ bản của chính sách.
1.2.2.1.Cơ quan ban hành chính sách.
Chính sách phát triển du lịch được Sở văn hóa thơng tin và du lịch thủ
đô Vientiane ban hành dựa trên các quy định chung của Bộ văn hóa thơng tin
và du lịch đưa ra và được Quốc Hội phê duyệt.
Việc ban hành chính sách du lịch này được thực hiện qua các trình tự
thủ tục nhất định và có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan khác có liên
quan tới chính sách su lịch.
1.2.2.2. Mục tiêu của chính sách.

Chính sách phát triển du lịch được đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển du
lịch tại thủ đô Vientiane trong giai đoạn 2005 đến năm 2010. Với mục tiêu


16

hướng tới là thu hút được từ 1 triệu đến 1,5 triệu lượt khách du lịch vào thủ
đô Vientiane qua mỗi năm. Cùng với đó đem lại doanh thu ngày càng tăng và
tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong thủ đô. Tạo động lực kéo theo sự
phát triển chung về ngành du lịch của cả nước Lào nói chung.
Đặc biệt là việc phát triển du lịch này sẽ có tác dụng nhằm quảng bá
hình ảnh thủ đơ thân thiện, mến khách , hịa bình với tất cả các nhân dân trong
nước. Nhưng trên hết là thông qua chính sách du lịch này mà có thể quảng bá
được hình ảnh thủ đơ và hình ảnh đất nước Lào tới tất cả nhân dân và đất
nước khác biết về nước Lào. Từ dây mà giúp cho nước Lào sẽ có thể thu hút
được đầu tư vào nước mình trên cả lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác, điều
này sẽ giúp cho nước Lào ngày càng phát triển hơn.
1.2.2.3.Đối tượng của chính sách.
Đầu tiên chính sách này hướng tới đối tượng là nhân dân trong nước
nhằm quảng bá tới người dân hiểu rõ hơn về các địa danh của nước mình để
người dân ưu tiên khi họ lựa chọn địa điểm du lịch.
Đồng thời đối tượng chính mà chính sách hướng tới đó chính là khách
du lịch từ các nước trên thế giới có nhu cầu du lịch mà cịn chưa biết rõ về đất
nước Lào. Trong đó chú trọng tới khách du lịch từ các nước có vị trí địa lý
gần với Lào như các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á
và châu Á, sau đó đến khách du lịch từ các nước khác.
Đó cịn là các doanh nghiệp đang làm ăn trong lĩnh vực du lịch trong
địa bàn thủ đô Vientiane như khách sạn, ẩm thực, giao thơng…. Các doanh
nghiệp này chính là những nhân tố chính làm cho chính sách này có được
hiệu quả cao hơn.

1.2.3.Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách này.


17

1.2.3.1.Đối với lĩnh vực du lịch.
Với chính sách phát triển du lịch này sẽ giúp cho chính lĩnh vực du lịch của
thủ đô phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong các năm thực hiện chính
sách.Chính sách này giúp cho các cơng ty làm ăn sẽ có được nhiều ưu đãi hơn
để thu hút khách vào thăm quan thủ đơ.Từ đó các cơng ty sẽ có được nhiều lợi
nhuận hơn và ngày càng phát triển. Cùng với đó hình ảnh thủ đơ, hình ảnh đất
nước sẽ đến với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Nó sẽ làm
cho lượng khách du lịch vào thủ đô sẽ tăng mạnh hơn so với các năm trước.
Đồng thời thủ đô cũng là nơi mà các công ty du lịch tại Vientiane có thể
thơng qua việc lưu trú trong thời gian nghỉ ngơi và du lịch tại đây mà có thể
có các hình thức quảng cáo các địa điểm du lịch khác trong cả nước. Việc này
rất quan trọng vì nhờ đó mà chúng ta tận dụng được cơ hội có thể quảng bá lại
không mất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc quảng bá mà hiệu quả đem lại
thì rất cao. Chính việc này đồng thời cũng làm cho khách du lịch sẽ biết về
nước Lào nhiều hơn và họ sẽ ở đây trong một thời gian dài hơn.
1.2.3.2.Đối với kinh tế xã hội.
Với ưu thế của ngành này là đem lại lợi nhuận cao từ các hoạt động dịch vụ
đi kèm cùng các hoạt động du lịch của du khách trong nước và quốc tế thì các
doanh thu từ ngành cơng nghiệp khơng khói này đem lại sẽ ngày càng nhiều.
Điều này đồng nghĩa với doanh thu ngành càng tăng của các cơng ty sẽ giúp
họ có điều kiện mở rộng được các hoạt động kinh doanh của mình. Các cơng
trình nhà ở, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sẽ được xây dựng, cùng với
đó là hệ thống giao thông sẽ được cải thiện cho tốt nhất để phục vụ cho du
khách. Từ đó làm động lực cho sự phát triển của các yếu tố trong nền kinh tế
nói chung.



18

Thực hiện chính sách này tốt có thể giúp cho người dân trong thủ đơ có được
cơng ăn việc làm tại các công ty du lịch, đồng thời người dân cũng chính là
người tham gia vào chính sách này để phục vụ du khách từ đó họ đã tự tạo ra
việc làm và có thu nhập từ chính các hoạt động của họ. Cùng với đó các địa
điểm du lịch ở thủ đơ Vientiane có giá trị lịch sử lâu đời sẽ ngày càng hấp dẫn
du khách điều đó giúp cho các địa điểm du lịch này được người dân chú trọng
hơn tới việc bảo tồn các giá trị của các địa điểm này.


19

Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ VIENTIANE TRONG GIAI ĐOẠN
2005 ĐẾN NĂM 2010.
2.1.VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI CỦA THỦ ĐÔ VIENTAINE.
2.1.1.Điều kiện tự nhiên.
Vientaine là thủ đơ của nước Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào, thủ đô
Vientiane nằm ở miền trung của nước Lào, thủ đơ Vientiane có diện tích
3.920 km² với địa hình khá đồng nhất. Vientiane nằm ở tả ngạn sơng Mê
Công, ở tọa độ 17°58' Bắc, 102°36' Đông (17.9667, 102.6). Phía Đơng và
phía Bắc của thủ đơ giáp với tỉnh Vientiane, phía Nam giáp với tỉnh
Bolikhamxai, phía Tây giáp Thái Lan. Địa hình thủ đơ chủ yếu nằm trên lưu
vực của đồng bằng Vientiane rộng lớn, cùng với đó là một số khu vực giáp
với tỉnh Viengchan thì có địa hình cao hơn với một số ít đồi núi.
Tại thủ đơ Vientiane thì có một số mỏ khống sản như là muối, đồng, vàng

tại một số khu vực. Thủ đô Vientiane có hai con sơng đó là sơng Mê Cơng và
sơng Ngừm chảy qua thủ đơ, trong đó đặc là sơng Mê Cơng là con sơng giúp
cho Lào có sự giao lưu đường thủy với Thái Lan. Đồng thời Cảng Vientiane
cũng là cảng trên sông Mê Công lớn nhất của cả nước với các hoạt động vận
chuyển hàng hóa nhộn nhịp và là đầu mối của các loại hàng hóa xuất nhập
khẩu với Thái Lan.
2.1.2.Điều kiện kinh tế.
Thủ đô Vientiane là nơi phát triển nhất của Lào với tốc độ phát triển kinh tế
hàng năm của thủ đô khoảng 11% một năm. Với vị trí và vai trị thuận lợi thì
thủ đơ có rất nhiều điều kiện trong việc phát triển kinh tế của thủ đô, thủ đô


20

Vientiane là nơi mà các công ty trong nước và nước ngoài đặt trụ sở giao dịch
và phục vụ khách hang. Các hoạt động trao đổi, giao lưu kinh tế của thủ đô
diễn ra sôi động với việc là trung tâm kinh tế tại khu vực miền trung.
Với địa hình là đồng bằng vì vậy mà ngành nơng nghiệp của thủ đô rất phát
triển với các cánh đồng lúa và các loại sản phẩm từ nông nghiệp được người
dân phát triển trồng một cách phổ biến để phục vụ thị trường.
Ngành cơng nghiệp cũng có sự phát triển nhanh chóng qua các năm qua với
các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, các công ty sản xuất hàng từ
gỗ, công ty nước gải khát và các công ty sản xuất diêm, sắt, thép. Các lĩnh
vực này ngày càng phát triển và đem lại nguồn thu lớn cho người dân thủ đô
và đem lại nguồn thu thuế rất lớn cho nhà nước.
Đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thì thủ đô rất phát triển với các địa điểm du
lịch, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực như
ngân hàng, y tế… Các lĩnh vực này ngày càng tăng về tỷ trọng và được chú
trọng quan tâm trong những năm vừa qua.
2.1.3.Điều kiện xã hội.

Vientiane là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất ở Lào, là đơn vị hành
chính địa phương cấp 1 ngang với các tỉnh của Lào.
Dân số của thủ đô Vientiane khoảng 754.000 người chiếm 1/8% dân số của
Lào. Với một số ít các dân tộc thiểu số sống ở các khu vực đồi núi ở phía
đơng, các điều kiện sống của người dân tại thủ đô tương đối cao so với các
vùng. Người dân tại thủ đô sống giản dị, chậm dãi và thân thiện.
2.2.CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐƠ VIENTIANE.


21

2.2.1.Cơ quan thực hiện chính sách.
Chính sách du lịch của thủ đơ Vientiane được thực hiện bởi cơ quan chính
đó là Sở văn hóa thơng tin và du lịch của thủ đơ Vientiane, Sở có nhiệm vụ
chỉ đạo và lãnh đạo chính sách này thực hiện để đạt được mục tiêu. Đồng thời
chính sách này thực hiện như thế nào, có các điều chỉnh gì thì Sở văn hóa
thơng tin và du lịch có các biện pháp để làm cho chính sách này tốt.
Ngồi ra cịn có các cơ quan khác thực hiện cùng chính sách phát triển du
lịch này như là Sở công thương, Sở giao thông vận tải, Sở tài chính, các cơ
quan hành chính nhà nước, các văn phòng cấp huyện, các tổ chức … cùng
tham gia thực hiện chính sách này trong thực tế. Nhờ có các cơ quan này mà
chính sách phát triển du lịch của thủ đơ có được sự thực hiện nhanh chóng,
hiệu quả qua các năm.
2.2.2.Cơng tác tun truyền giải thích chính sách.
Đây là một chính sách quan trọng của thủ đơ Vientiane trong bối cảnh nước
Lào đang mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Chính vì vậy việc tun
truyền chính sách này đến với người dân thủ đơ, các công ty, các cơ quan liên
quan là điều hết sức quan trọng. Chính sách này được đài phát thanh, đài
truyền hình thủ đơ Vientiane và đài truyền hình quốc gia Lào tích cực tun

truyền qua các thơng tin khác nhau.
Cùng với đó là việc mở ra các chương trình giới thiệu và quảng bá du lịch
thủ đô tại các địa điểm của thủ đô và trên các địa phương khác. Và với các
phương tiện khác như báo, sách, tạp chí cũng góp phần vào việc quảng bá du
lịch cho thủ đô. Đặc biệt là sự tham gia của đông đảo người dân thủ đơ trong
việc thực hiện chính sách một cách hiệu quả.


22

Với các trường hợp mà người dân, các công ty phục vụ các hoạt động du
lịch còn chưa hiểu rõ và nắm bắt được chính sách này của thủ đơ thì Sở văn
hóa thơng tin và du lịch có các cuộc nói chuyện, giải thích chính sách. Từ đó
mà các công ty này hoạt động sẽ hiệu quả hơn nhờ việc hiểu rõ các chính sách
ưu đãi của thủ đơ.
2.2.3.Cơng tác huy động và sử dụng các nguồn lực cho thực hiện chính
sách.
Chính sách được thực hiện thành cơng thì phụ thuộc vào rất nhiều nguồn
lực để thực hiện điều này, đó bao gồm cả nguồn lực tài chính và nguồn lực
con người. Thủ đô Vientiane đã dựa vào ngân sách của thủ đô cùng với ngân
sách của Nhà nước để thực hiện chính sách phát triển du lịch. Đồng thời thì
chính sách này cịn có sự đóng góp tài chính của các cơng ty du lịch vào việc
thực hiện xây dựng các địa điểm du lịch. Và đó cịn là sự tham gia của các Sở
khác nữa trong việc giải ngân cho nguồn vốn để thực hiện chính sách.
Với thành cơng của chính sách thì khơng thể khơng nhắc đến nguồn lực con
người vì đây chính là những người quyết định đến thành cơng của chính sách.
Các cá nhân trong thủ đơ đã tích cực tun truyền chính sách đồng thời thực
hiện các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch nhờ các yếu tố văn hóa đặc sắc
của người dân trong sinh hoạt, trong truyền thống hằng ngày.
Thủ đô đã tranh thủ huy động và sử dụng tất cả các nguồn lực một cách

đồng bộ trong tất cả các hoạt động du lịch phục vụ cho khách du lịch trong và
ngồi nước.
2.3.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA QÚA TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH.
2.3.1.Những thành tựu.


23

Được sự quan tâm của Nhà nước, Chính quyền Thành phố, thơng qua các
chủ trương, chính sách đã được phát huy có hiệu lực vai trị quản lý của nhà
nước trong lĩnh vực du lịch, tạo tiền đề cho hoạt động du lịch ngày càng phát
triển. Du lịch Vientiane cũng tích cực thực hiện cải cách quản lý doanh
nghiệp như sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp, thay đổi, luân chuyển cán bộ
tại các doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp, thành lập Tổng Cơng ty theo
mơ hình mới.
Nhìn vào thực tế cho thấy, trong mấy năm gần qua Vientiane đã đạt được
một số thành tựu:
Bước đầu du lịch Vientiane phát triển theo đúng định hướng: bền vững, giữ
gìn được truyền thống văn hố lịch sử, mơi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã
hội. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được nâng cấp và hoàn thiện, chất
lượng dịch vụ được cải tiến. Về kinh doanh du lịch, nộp ngân sách cho Nhà
nước ngày càng cao, năm sau nhiều hơn năm trước và đều vượt chỉ tiêu kế
hoạch được giao. Lượng khách đến du lịch Vientiane ngày càng nhiều, ngày
khách lưu trú cũng như ngày khách lữ hành đều tăng. Đó là kết quả của cơng
tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn
Vientiane cùng với công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của ngành Du
lịch Thủ đô. Ngành Du lịch Vientiane đã chủ động xây dựng qui hoạch, kế
hoạch và phương hướng phấn đấu đến những năm 2010-2020 sẽ trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đơ. Trải qua các giai đoạn phát triển, có thể

nói ngành Du lịch Vientiane đã có vị thế đặc biệt quan trọng trong phạm vi
quốc gia và khu vực, năng lực cạnh tranh cũng từng bước nâng lên. Các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tăng mạnh, trong
đó doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chiếm số lượng đông
đảo. Các doanh nghiệp du lịch đã phát huy tinh thần tự chủ, năng động, sáng


24

tạo trong kinh doanh, tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động và tăng nguồn
thu, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Tính đến cuối năm 2009, Vientiane có 2 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao,
18 khách sạn 3 sao, 21 khách sạn 2 sao và 38 khách sạn 1 sao. Đi kèm với sự
gia tăng này là sự tăng lên về đội ngũ nhân sự của ngành du lịch thủ đơ. Với
tiềm năng đó, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đơ, du lịch
ln có vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện tại, ngành chức năng
đang tập trung đánh giá những kết quả đạt được của chặng đường đã qua để
định hướng cho một chiến lược phát triển ngành du lịch bền vững đến 2020,
tầm nhìn đến 2030.
Năm 2009 cũng là năm mà du lịch thủ đô đạt được nhiều kết quả nhất từ
việc thực hiện chính sách cũng như việc Lào đăng cai thế vận hội thể thao khu
vực Đơng Nam Á. Các đồn khách quốc tế du lịch, các nhân viên của các báo
đài đã lưu trú ở thủ đô trong một thời gian và họ đã có những cảm nhận thú vị
về thủ đơ. Cùng với đó việc hợp tác với Việt Nam và Thái Lan trong việc mở
các tours du lịch đến thủ đơ được các cơ quan có chức năng hết sức tạo điều
kiện cùng với sự tham gia của các công ty đã làm cho lượng khách đến thăm
quan ngày càng đơng.
Đứng trên góc độ văn hóa-xã hội: văn hóa phi vật thể trong những năm gần
đây đã bắt đầu được chú trọng đầu tư phát triển. Văn hóa phi vật thể của
Vietiane được các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà du lịch đánh giá cao với

nhiều phong tục tập quán sinh hoạt của người Vientiane. Một điều ghi nhận,
hầu như không một khách quốc tế nào đến lại không quan tâm đến các hoạt
động của phong tục ảnh hưởng từ Phật giáo một cách đặc biệt. Chính vì vậy,
mỗi buổi sang tại các ngôi chùa và tại dọc các con đường chính của thủ đơ có
rất nhiều khách du lịch đến để tìm hiểu về phong tục khất thực của các nhà sư


25

tại các ngơi chùa. Việc này đã có sức hấp dẫn rất nhiều đối với các du khách
nước ngoài đến với thủ đơ Vientiane.
Ngồi các loại hình văn hóa phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt,
phong cách sống , làm việc, đi lại và giao tiếp của thủ đô Vientiane đang trở
thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài.
Người Vientiane sống một cuộc sống chậm dãi, từ từ, không ồn ào với cuộc
sống không bị ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế thị trường đang ngày một
quan trọng.
Nhờ các hoạt động du lịch với chính sách hợp lý mà hình ảnh thủ đô
Vientiane và đất nước Lào đến với bạn bè trong khu vực và trên thế giới nhiều
hơn, người dân các nước khác hiểu hơn về nước Lào. Đặc biệt thủ đô
Vientiane đã được các nước công nhận là thủ đơ hịa bình với việc trao tặng
cho thủ đơ Vientiane chiếc trống đồng hịa bình có gắn cờ của các nước trên
thế giới.
2.3.2.Những hạn chế:
Mặc dù Vientiane có ưu thế về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế.
Nhưng việc khai thác lợi thế này mang lại nguồn thu cho Vientiane chưa được
như mong muốn. Hay nói một cách khác, lợi ích kinh tế đạt được từ khai thác
du lịch của Vientiane chưa xứng với tiềm năng.
Về số lượng khách du lịch: Năm 2007, Vientiane có 1 triệu lượt khách du
lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, trong đó có gần 1 triệu

khách quốc tế. Khách Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ,
Ôxtrâylia đến Vientiane tăng trưởng mạnh.
Năm 2008, lượng khách quốc tế đến du lịch Vientiane cũng đạt khoảng
860.000 nghìn lượt người. Lượng khách Châu Âu chiếm 31% thị phần, có sự
tăng trưởng ổn định. Lượng khách Mỹ có sự suy giảm đáng kể (8%). Nhưng
còn chưa được như mong muốn với tiềm năng to lớn của thủ đô.


×