Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.28 KB, 3 trang )

Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
theo pháp luật Việt Nam
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu
là quan hệ trách nhiệm có yếu tố nước ngoài. Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là: quan hệ trách nhiệm có một trong các
bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quốc tịch khác
nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác
nhau; cũng có thể do hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây
ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo hệ
thống pháp Luật Việt Nam được quy định trong BLDS ( Điều 773) Nghị định số
138/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nói trên được quy định tại điều 773 BLDS 2005. Theo
quy định của điều này quy tắc chung để giải quyết xung đột pháp luật đối với nghĩa
vụ ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo hướng đưa ra các quy phạm xung đột
để lựa chọn pháp luật của quốc gia này hay quốc gia khác nhằm giải quyết vụ việc.

Theo các quy định tại điều 773 BLDS quy tắc chung để xác định pháp luật trong
việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là pháp luật nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.
Như vậy ta có thể thấy nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả
thực tế của hành vi gây thiệt hại có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Đối với
vấn đề trùng nhau thì không có vấn đề gì trong việc giải quyết. còn đối với việc
không trùng nhau giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thực tế gây ra thì vấn đề
chọn luật cần được xem xét. Ví dụ: công ty Honda Việt Nam sản xuất xe hơi tại Việt
Nam và xuất khẩu sang Lào tiêu thụ. Sau một thời giản sử dụng tại Lào thì hậu quả
thiệt hại và được xác định do lỗi kĩ thuật trong quá trình sản xuất tại Việt Nam. Như


vậy trong trường hợp này đã xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật mà trong điêù


773 chưa chỉ rõ được hệ thống pháp luật cụ thể nào sẽ điều chỉnh. Vì vậy cần chỉ rõ
hơn trong việc giải quyết xung đột pháp luật này. Điều 773 khoản 1 quy định về
việc lựa chọn pháp luật giữa nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và nơi hậu quả thực tế
xảy ra thì chúng ta nên cần hiểu theo hướng khi không xác định được nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại mới áp dụng nguyên tắc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành
vi gây thiệt hại. Bởi vì nếu chũng ta hiểu theo cách có thể áp dụng nguyên tắc bất kì
trong 2 nguyên tắc trên thì rất nguy hiểm và sai lầm, bởi vì nó dẫn tới sự nghi ngờ
về sự vô tư khách quan của quan tòa từ phía các bên và thực tế có thểt dẫn tới sự
không vô tư, khách quan từ phía quan tòa.
Các khoản 2 và 3 điều 773 quy định về vấn đề xác định hế thống pháp luật điều
chỉnh các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoàig hợp đồng đối với các trường hợp
xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở
ngoài lãnh thổ của Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là
công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam
Đối với trường hợp gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả thì vấn đề bồi thường
thiệt hại được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay tàu biển mang quốc tịch.
Ở đây chúng ta hiểu áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu bay, tàu biển gây hại có
quốc tịch. Trong các trường hợp như vậy, nguyên tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt
hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại không thể áp dụng
được bởi nó là nơi không phận quốc tế chỉ tồn tại quyền tài phán của quốc gia mà
tàu thuyền mang cờ, bởi vậy việc áp dụng nguyên tắc này là rất đúng đắn và thuyết
phục. Đa số các quốc gia trên thế giới cũng thường xuất phát từ nguyên tắc đó để xử
lí trong hoàn cảnh như vậy. Tuy nhiên, quy định này mang tính chất chuyên ngành
nên được quy định trong đạo luật chuyên ngành (Luật hàng không, Luật hàng hải)
thì sẽ hợp lí hơn.
Đối với trường hợp gây hậu quả ngoài lãnh thổ Việt Nam trong quan hệ giữa công
dân, pháp nhân Việt Nam với nhau nguyên tắc lựa chọn pháp luật ở đây là pháp luật


quốc gia mà các chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mang quốc tịch. Trong trường hợp

này, áp dụng pháp luật Việt Nam là phù hợp hơn cả vì dễ xác định các chủ thể đều
là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam.
Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần không nhỏ trong việc giải quyết trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, đặc biệt khi có
quy phạm xung đột dẫn chiếu áp dụng pháp luật Việt Nam. Do vậy, những quy định
của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần được nghiên cứu
sửa đổi để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống hoà nhập trong nước và quốc tế.



×