Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghĩa vụ liên đới bài tập cá nhân luật Dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.26 KB, 5 trang )

Nghĩa vụ liên đới - Bài tập cá nhân Luật Dân sự 2
A. Lý luận chung về nghĩa vụ liên đới
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị, thực hiện công
việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (bên có quyền).
Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong số những
người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số
những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa
vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Đối với quan hệ nghĩa vụ dân sự có nhiều người có quyền liên đới, một trong số
những người có quyền liên đới có thể yêu cầu người mang nghĩa vụ phải thực hiện
toàn bộ nội dung của nghĩa vụ đối với mình, khi đó quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt
ngay cả với những người có quyền liên đới khác, sau đó sẽ phát sinh quan hệ nghĩa
vụ hoàn lại giữa người có quyền liên đới đã tiếp nhận tàn bộ nội dung của nghĩa vụ
đối với những người có quyền liên đới còn lại

Đối với quan hệ nghĩa vụ có nhiều người có nghĩa vụ liên đới, những người có
nghĩa vụ liên đới có thể thực hiện nghĩa vụ trước người mang quyền cho riêng phần
nghĩa vụ của mình nhưng một trong số những người có nghĩa vụ cũng có thể thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ trước người mang quyền. Khi một trong số những người
mang nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ trước người mang quyền thì
quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt ngay cả với những người mang nghĩa vụ khác. Tuy
nhiên, nếu mộ trong số những người mang nghĩa vụ đã thực hiện phần nghĩa vụ của


mình trước người mang quyền mà những người có nghĩa vụ khác chưa thực hiện
phần nghĩa vụ của họ thì quan hệ nghĩa vụ cũng chưa chấm dứt ngay cả với những
người có nghĩa vụ liên đới đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình
B. Tình huống cụ thể


1. Tình huống
Anh H và chị D là bạn làm ăn với nhau đã lâu, cùng cư trú tại thành phố Đà Nẵng.
Do cần một khoản tiền lớn để đầu tư kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, phục vụ đời
sống sinh hoạt của gia đình, chị D đã hỏi mượn tiền anh H. Từ ngày 1/6/2009 đến
6/6/2009, anh H đã cho chị D vay 3 lần, tổng cộng là 500 triệu đồng. Viêc vay nợ
do một mình chị D kí nhận. Lãi suất do hai bên thỏa thuận, kì hạn 10 tháng. Chị D
có giao cho anh H giấy tờ nhà do chị D đứng tên để thế chấp nợ. Việc vay nợ được
lập thành hợp đồng có chữ kí của cả anh H và chị D. Tuy nhiên, khi hết thời hạn chị
D vẫn không trả được cả gốc lẫn lãi. Nhận thấy chị D không còn khả năng tự trả nợ,
anh H yêu cầu anh A – chồng chị D cũng phải có trách nhiệm trả nợ cùng chị D. Cụ
thể anh H gợi ý anh A bán chiếc xe máy Piaggo LX125 để thanh toán nợ nhưng anh
A không đồng ý với lý do chiếc xe máy đứng tên anh và hiện tại anh và chị D đang
có nhiều mâu thuẫn có thể dẫn đến đổ vỡ hôn nhân. Chị D tự ý vay nợ không hỏi ý
kiến anh thì giờ chị D có trách nhiệm thanh toán nợ, anh A không có trách nhiệm và
nghĩa vụ liên quan. Do đó, ngày 23/6/2010, anh H đã khởi kiện chị D tại tòa án
nhân dân thành phố Đà Nẵng
Qua xác minh Tòa án xác định được:
- Việc chị D vay anh H 500 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận, kì hạn 10 tháng là đúng
sự thật.
- Chị D vay tiền nhằm mục đích kinh doanh phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình


- Căn nhà mà chị D thế chấp cho anh H là tài sản được hình thành trong thời kì hôn
nhân của chị D và anh A
2.Giải quyết tình huống:
Trong vụ việc này, anh H đã cho chị D vay 500 triệu đồng, lãi suất thoả thuận và
thời hạn 10 tháng. Chị D có viết giấy vay nợ cho anh H. Do đó, giữa anh H và chị D
đã hình thành một hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, với đối
tượng vay là tiền (VNĐ). Qua đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
tham gia hợp đồng.

Khi hết thời hạn hợp đồng là 5 tháng nhưng chị D đã không thực hiện đúng theo
hợp đồng hay vi phạm một nội dung trong thực hiện nghĩa vụ dân sự là “thực hiện
nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn”. nên việc anh H khởi kiện chị D là đúng theo quy
định của pháp luật.
Để tạo sự tin tưởng với anh H, chị D đã thế chấp ngôi nhà đứng tên mình cho anh
H. Mặc dù ngôi nhà đứng tên chị D nhưng theo quy định tại Điều 27 – Luật Hôn
nhân Gia đình: “Tài sản của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất”, ngôi nhà thuộc sở
hữu chung của cả hai vợ chồng anh A, chị D. Căn cứ Khoản 3 - Điều 28 Luật này:
“Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để
đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã
được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định của pháp luật.” Do vậy, việc
một mình chị D xác lập hợp đồng vay nợ có liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng mà không có sự đồng ý của anh A là trái pháp luật. Toà án tuyên bố hợp đồng
này bị vô hiệu.
Việc kinh doanh của chị D nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Anh A và
chị D vẫn đang trong thời kì hôn nhân. Anh A không thừa nhận nhưng anh A đương
nhiên phải biết việc kinh doanh đó của chị D. Do vậy việc anh A phủ nhận trách


nhiệm liên quan đến mình là không đúng, căn cứ vào Điều 25 Luật Hôn nhân và
Gia đình: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự
hợp pháp do một trông hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết
yếu của gia đình”
Căn cứ Khoản 1 - Điều 298 Bộ luật Dân sự quy định việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
liên đới: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện
và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Do đó, Toà án quyết định anh A phải có nghĩa vụ chịu
trách nhiệm liên đới về việc trả nợ cho anh H. Nếu chị D không còn khả năng trả thì
anh H có quyền yêu cầu anh A phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đối với mình

dù anh H không trực tiếp xác lập hợp đồng vay nợ với anh A.
C. Đánh giá, nhận xét
Ta thấy, tình huống trên là một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ
nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là một khoản tiền, cụ thể:
- Chủ thể:
+ Người có quyền: Anh H
+ Người có nghĩa vụ: Chị D, anh A
- Khách thể: Hành vi, xử sự của các chủ thể
- Đối tượng: Khoản tiền gốc 500 triệu đồng kèm lãi, tỉ lệ do hai bên thỏa thuận
- Nội dung: Trong tình huống trên, anh H yêu cầu anh A phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán nợ cho anh H vì chị D vợ anh không có khả năng trả nợ
Vụ việc trên đã đề cập đến việc xác định trách nhiệm liên đới, cụ thể ở đây là trách
nhiệm liên đới vợ chồng. Việc xác định nghĩa vụ liên đới rất có ý nghĩa trong việc


bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong hợp đồng vay nợ khi bên vay trực tiếp
không có khả năng thanh toán khoản nợ.



×