Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quan hệ lao động đối tượng điều chỉnh của luật Lao động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.79 KB, 3 trang )

Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam Bài tập cá nhân Luật Lao động
Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong
quá trình sử dụng sức lao động. Vấn đề “Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh
của luật lao động Việt Nam” cũng rất được quan tâm nghiên cứu.
Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật lao động là quan hệ lao động làm công ăn
lương – quan hệ phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động, giữa người lao động làm
công và người sử dụng lao động.
Về mặt pháp lí, căn cứ vào hệ thống pháp luật thực định thì Điều 1 Bộ luật lao động
có qui định: “Bộ luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm
công ăn lương và người sử dụng lao động…”. Tất cả các chế định của luật lao động,
các văn bản hiện hành liên quan đến Bộ luật lao động đều tập trung quy định tư
cách tham gia quan hệ của các chủ thể và sự phụ thuộc của người lao động trong
quan hệ lao động làm công ăn lương nói trên, nên đây cũng là đặc điểm cơ bản có
tính quyết định để nhận diện đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam.
Về mặt bản chất, quan hệ làm công ăn lương là sự thỏa thuận mua bán sức lao động,
được trả bằng lương trên cơ sở lao động giữa người lao động làm công với người sử
dụng lao động. Quan hệ này có những đặc điểm riêng biệt. Thứ nhất, quan hệ lao
động làm công ăn lương là một quan hệ vừa có tính bình đẳng vừa có tính phụ
thuộc. Nó bình đẳng trước pháp luật v à phụ thuộc nhau bởi chính quyền và nghĩa
vụ của các bên chủ thể. Thứ hai, làm công ăn lương là một quan hệ vừa có tính kinh
tế vừa có t nh xã hội. Tínhkinh tế của nó xuất phát từ quan hệ mua bán trong khi
tính xã hội được thể hiện qua loại hàng hóa đặc biệt mà nó mua bán trao đổi - sức
khỏe. Thứ ba, quan hệ này vừa mang tính cá nhân vừa mang tính tập thể. Hợp đồng
lao động là hợp đồng cá nhân, song cá nhân ấy lại đặt trong một tập thể những
người lao động với chủ sử dụng lao động. Thứ tư, lợi ích của quan hệ này vừa thống
nhất lại vừa mâu thuẫn. Thông nhất ở chỗ hai bên cùng thương lượng được một


mức lương hợp lí, trong đó người sử dụng lao động có những lợi ích phù hợp với số
tiền lương người làm công thỏa mãn; song nó cũng mâu thuẫn ở giá trị lợi nhuận
quan hệ đem lại, ngưởi sử dụng lao động thì muốn trả lương ít nhưng lại mua được


nhiều sức lao động còn người lao động muốn làm ít mà hưởng lương nhiều.
Quan hệ làm công ăn lương là quan hệ phổ biến và cơ bản trong điều kiện của nền
kinh tế. Quan hệ lao động này có mặt ở khắp mọi nơi và là hình thức huy động lao
động lớn nhất, do đó nó thường có mặt ở khu vực doanh nghiệp nhiều nhất.
Về mặt hình thức, các quan hệ lao động này phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động.
Cụ thể đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm quan hệ lao động theo hợp
đồng lao động giữa người lao động với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ
chức chính trị, tỏ chức xã hội-nghề nghiệp, các hợp tác xã; các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài; các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ
chức quốc tế tại Việt Nam; các gia đình, cá nhân sử dụng lao động ở Việt Nam.
Trong đó, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả quan hệ lao động
của người nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng lao
động nước ngoài tại Việt Nam) còn có thể là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc
tế. Song, nếu không thuộc trường hợp mà các điều ước quốc tế Việt Nam là một bên
kí kết hoặc tham gia có qui định khác thì quan hệ lao động này sẽ do Điều 3 Bộ luật
lao động Việt Nam điều chỉnh.
Đối với các quan hệ lao động nêu trên, các chủ thể phải tuân theo các quy định của
luật lao động trong tất cả các khâu, các giai đoạn của quan hệ đó như: thiết lập quan
hệ (giao kết hợp đồng lao động), thực hiện quan hệ, chấm dứt quan hệ và giải quyết
tranh chấp phát sinh. Các quan hệ như quan hệ giữa các xã viên với hợp tác xã,
quan hệ gia công, quan hệ lao động của công chức, viên chức với Nhà nước… đều
không thuộc diện điều chỉnh của Luật lao động vì thực tế chúng không phải quan hệ
lao động, không có yếu tố sử dụng lao động (không có sự thỏa thuận về mức lương
giữa các bên chủ thể). Tuy nhiên, trên thực tế có những quan hệ thuê mướn thực
hiện công việc nhưng không dễ kết luận ngay rằng ở đó có sự sử dụng sức lao động


như quan hệ lao động hay đó chỉ là quan hệ dịch vụ theo hình thức thuê khoán dân
sự. Chẳng hạn, công ty nhà nước A vì tạm thời thiếu nhân viên kế toán đã kí hợp
đồng lao động với chị B trong thời gian 5 ngày, thỏa thuận mức lương là 1.5 triệu 1

ngày công, các quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa hai bên không trái với pháp luật.
Khi này quan h ệ lao động phát sinh giữa công ty A và chị B là quan hệ lao động
làm ông ăn lương do luật lao động điều chỉnh. Sau thời gian làm việc đó, công ty A
xét tuyển công chức và chị B trúng tuyển, trở thành nhân viên chính thức của công
ty A với mức lương cố định mỗi tháng là 5 triệu đồng và có công văn xác nhận chị
được vào biên chế nhà nước, các quyền và nghĩa vụ phát sinh không trái pháp luật.
Khi này quan hệ lao động giữa chị B và công ty A không còn là quan hệ làm công
ăn lương là đối tượng điều chỉnh của luật lao động nữa, mà là quan hệ của công
chức với Nhà nước do Luật cán bộ, công chức điều chỉnh.
Như vậy, có thể khẳng định quan hệ lao động làm công ăn lương là đối t ượng điều
chỉnh chủ yếu của luật lao động.



×