Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.42 KB, 5 trang )

BÀI HỌC KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là một trong những trang sử vẻ vang và chói lọi nhất. Những đổi thay sau cách
mạng, những giá trị mới lần đầu tiên được xác lập ở một nước thuộc địa, những hiệu ứng
thời đại mà cách mạng đã tạo ra đã chứng minh tầm vóc vĩ đại của nó.
Cách mạng tháng Tám đã sáng tạo những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu đối
với sự nghiệp đổi mới hiện nay:
1. Bài học về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã giương cao ngọn cờ ĐLDT, kết hợp đúng đắn hai
nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định “Trước làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản” thực chất là xác định nội dung
chiến lược của cách mạng Việt Nam: giải quyết vấn đề ĐLDT làm tiền đề để giải quyết
vấn đề giải phóng giai cấp, mở đường cho việc thực hiện mục tiêu CNXH sau này. Đảng
đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến không thể tách rời nhau, trong
đó nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu, mang tính quyết định, nhiệm vụ chống phong
kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những
bước đi, cách làm phù hợp. Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ này đã giúp Đảng ta
thu phục, tập hợp và đoàn kết các lực lượng chống đế quốc để làm cách mạng thành
công.
2. Bài học về tổ chức toàn dân nổi dậy trên nền tảng liên minh công – nông
Cách mạng tháng Tám thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước của hàng chục triệu
người dân Việt Nam. Thành công của Đảng là đã tổ chức nên mặt trận yêu nước rộng rãi
với chủ trương thu phục đại bộ phận công nhân, nông dân đồng thời tranh thủ đoàn kết
với tiểu tư sản, trí thức, lôi kéo trung tiểu địa chủ, tư sản vừa và nhỏ đi với cách mạng.
Với chủ trương này, chẳng những Đảng ta đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc,
tập hợp hết thảy các lực lượng yêu nước, chống đế quốc mà còn xác lập quan điểm đúng
đắn là xây dựng lực lượng cách mạng lấy hạt nhân là khối liên minh công - nông dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Giá trị của bài học này có thể quán triệt mấy điểm sau đây:
Thứ nhất, xây dựng lực lượng cách mạng to lớn xoay xung quanh hồng tâm là liên


minh công – nông, tức là dựa vào đạo quân vô sản đã được tôi luyện và lực lượng quần


chúng đông đảo nhất là nông dân. Đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của các giai tầng
yêu nước khác, trong đó có lực lượng rất quan trọng là trí thức, tiểu tư sản.
Thứ hai, khắc phục những khác biệt về lập trường và lợi ích của các giai cấp, bộ phận
trong Mặt trận dân tộc thống nhất bằng chủ trương nêu cao hơn hết mục tiêu ĐLDT.
Nghiên cứu diễn tiến cách mạng từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời đến khi Cách mạng
tháng Tám thắng lợi, thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề này
một cách rất đúng đắn. Đây không chỉ là thành công của chiến lược xây dựng lực lượng
cách mạng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong Cách mạng tháng Tám mà còn chính
là logich cho việc giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và mục tiêu CNXH, điều chỉnh
những khác biệt, xung đột giữa các nhóm lợi ích trong xã hội ta hôm nay để tạo ra những
điểm chung, tương đồng, khắc chế những dị biệt trong các mối quan hệ, thúc đẩy đồng
thuận xã hội.
Thứ ba, lãnh đạo phát huy vai trò Mặt trận DTTN.
Lịch sử của Đảng gắn liền với quá trình phát triển của các hình thức mặt trận. Đảng đã
phát huy rất tốt vai trò của mặt trận, thông qua mặt trận để giác ngộ, tập hợp các tầng lớp
nhân dân tạo thành lực lượng hùng hậu. Thành công rực rỡ của cách mạng tháng Tám
gắn liền với vai trò của Mặt trận Việt Minh, là một bài học quý báu về chiến lược xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công- nông dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
3. Bài học về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
Đánh giá đúng kẻ thù, kết hợp với những dự báo, tiên liệu chính xác những chuyển
biến cũng như những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám là kết quả của việc chúng ta đã khai thác mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ
nghĩa đế quốc phát xít, giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong
kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và Nhật, từ đó cô lập cao độ
kẻ thù chính là đế quốc-phát xít và bọn tay sai phản động, tranh thủ được hoặc trung lập
những phần tử lừng chừng để tạo thêm lực lượng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để thực

hiện tổng khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành nhanh, gọn, ít đổ máu và giành
thắng lợi to lớn.
Bài học này cần tiếp tục được quán triệt, vận dụng trong điều kiện hiện nay khi đất
nước ta đang hội nhập sâu rộng vào các mối quan hệ quốc tế, đất nước đang đứng trước
nhiều vận hội phát triển mới đồng thời cũng đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức khó
lường. Nắm vững những nguyên lý lý luận về cách mạng không ngừng và cách mạng
phải biết tự bảo vệ, phát triển tư duy biện chứng, khoa học về mối quan hệ giữa sức mạnh


dân tộc và sức mạnh thời đại, nhận thức sâu sắc những dự báo tình hình thế giới và trong
nước những năm sắp tới mà Đảng ta đã xác định tại Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, phân tích
thấu đáo thực tiễn đất nước và những chuyển biến mới của tình hình khu vực, thế giới để
nhận diện đúng xu thế vận động phát triển từ đó chủ động thực hiện chiến lược xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới một cách phù hợp.
4. Bài học về kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách
mạng một cách thích hợp để giành và giữ chính quyền
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ: Phải thực hiện mục tiêu của cách
mạng bằng con đường cách mạng chứ không thể bằng “con đường cải lương thỏa hiệp”.
Trong những trường hợp cần thiết, Đảng chủ động chuyển hướng chỉ đạo chiến lược,
điều chỉnh sách lược, phương pháp phù hợp, trong đó lập trường sử dụng bạo lực cách
mạng vẫn được thực hiện một cách nhất quán. Cách mạng tháng Tám là bài học kinh điển
về sử dụng bạo lực cách mạng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với
đấu tranh có vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ
trang ở cả nông thôn và thành thị.
Kiên trì chuẩn bị lực lượng và khi thời cơ chín muồi thì biết sử dụng lực lượng để
giành thắng lợi quyết định, đó là một trong những điểm khác biệt mà cách mạng tháng
Tám tạo ra. Đó là mẫu mực của sử dụng bạo lực cách mạng để đánh bại bạo lực phản
cách mạng mà sau này Đảng ta đã áp dụng thành công trong trong công cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ và chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ Tổ quốc vào cuối thập niên 70
của thế kỷ XX.

5. Bài học về nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
Mấu chốt quan trọng nhất trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là Đảng ta đã
nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa giành chính quyền. Vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa
Mác – Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn
đấu tranh từ 1930-1941 đã làm sâu sắc thêm nhận thức của Đảng về tầm quan trọng của
nghệ thuật khởi nghĩa và vấn đề chọn thời điểm thích hợp nhất để tổ chức khởi nghĩa.
Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lực lượng cách mạng và yếu tố thời cơ thuận lợi
“nghìn năm có một”, Đảng ta đã thực hiện đúng đắn nguyên lý về sự kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại. Vấn đề chọn đúng thời cơ đã được thực hiện trên cơ sở kết
hợp lý luận Mác xít và thực tiễn để nhận diện sự xuất hiện đầy đủ 3 nhân tố: Một là, kẻ
thù không thể cai trị như trước – đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang
mang, rệu rã đến cực điểm sau khi Nhật đầu hàng đồng minh; Hai là, nhân dân ta không
thể sống như trước – đó là lúc nhân dân đã quyết một phen sống chết với chúng, sẵn sàng
cầm vũ khí đứng lên đấu tranh để thay đổi vận mệnh; Ba là, đội tiên phong đã sẵn sàng


lãnh đạo – đó là lúc mà Đảng ta đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng và
cao trào kháng Nhật cứu nước làm điều kiện chủ quan cần thiết nhất cho cuộc tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Với những vấn đề nêu trên, từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, chúng ta có thể kế
thừa và phát triển thành những nhận thức mới phục vụ cho công cuộc Đổi mới hôm nay,
cụ thể là:
Thứ nhất, biết phát huy sức mạnh toàn dân tộc, huy động nội lực quốc gia để thực hiện
những mục tiêu lớn thông qua thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tạo niềm tin mãnh liệt của
quần chúng nhân dân. Sức mạnh dân tộc chỉ có thể được phát huy một khi có niềm tin và
sự ủng hộ của nhân dân.
Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân. Vào thời điểm đó, với 20 triệu người dân, Cách mạng
tháng Tám đã bùng nổ long trời lở đất, tạo nên thế trận tiến công như chẻ tre. Điều này

được tạo ra từ tinh thần, ý chí tham gia cách mạng vô cùng hăng hái của cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Đó là kết quả của công tác tuyên truyền giáo dục, giác ngộ. Sức mạnh
của gần 90 triệu đồng bào ta hôm nay sẽ là vô địch một khi ta biết phát huy kinh nghiệm
đó.
Thứ ba, Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực phân tích, đánh giá, dự báo
tình hình. Trong cách mạng, Đảng ta đã không chỉ xác định đúng mà đã biết sử dụng triệt
để những điều kiện đã chuẩn bị công phu từ 15 năm để tung hết lực lượng giành chính
quyền khi thời cơ đến. Bài học này giúp chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc
xác định kịp thời, đúng đắn những thời cơ thuận lợi để tranh thủ nắm bắt, đồng thời nhận
diện những nguy cơ, thách thức từ khi nó còn trong trạng thái tiềm ẩn, manh nha để có
đối sách phù hợp.
6. Bài học về xây dựng Đảng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc như một bài học
sáng ngời vai trò mang tính quyết định về sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thắng lợi của
cách mạng.
Đảng ta ngay từ đầu đã hoạch định đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, vận
dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta,
kịp thời tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận lãnh đạo. Coi
trọng việc quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng,


không ngừng đấu tranh khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, uốn nắn những khuynh hướng
lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên ý
chí, bản lĩnh, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Với những phẩm chất nói trên
và được tôi luyện trong thực tiễn 15 năm đấu tranh kiên cường, với chỉ 5000 đảng viên,
Đảng đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công.
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện để trở thành một Đảng cộng sản
chân chính, tiến bộ, Đảng là tác giả của những kỳ tích vĩ đại trong thời đại cách mạng vô
sản ở một nước thuộc địa, Đảng đã tạo nên những đổi thay chưa từng có đối với vận
mệnh Tổ quốc và dân tộc ta, vì thế Đảng luôn được nhân dân tin yêu, kính trọng. Giá trị

to lớn của bài học này được Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có
lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững,
vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực
tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối,
chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng
và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến
chất của cán bộ, đảng viên.”
Có thể nói, gần bảy thập niên trôi qua, những bài học kinh nghiệm mà cách mạng tạo
ra cần tiếp tục được phổ biến, quán triệt, vận dụng trong thực tiễn, coi đó như những mẫu
mực của chiến lược, sách lược lãnh đạo cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hôm nay.



×