Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

một số vấn đề của lịch sử văn hoc Việt nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.36 KB, 45 trang )

Mở đầu
1. ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 là một thời
kỳ mới của lịch sử văn học dân tộc. Nó vừa có những đột biến lại vừa là sự
tiếp nối với thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Trên đại thể, thời kỳ
văn học từ sau 1945 đã đi qua hai giai đoạn lớn: từ 1945 đến 1975 và từ sau
1975.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng khép lại một giai đoạn văn học
và mở ra một chặng đờng mới. Đứng trớc đòi hỏi đổi mới và phát triển nền
văn học tơng ứng với những biến đổi của lịch sử - xã hội, và trong đời sống
tinh thần của con ngời, tất yếu nảy sinh nhu cầu nhìn lại, đánh giá lại văn
học thời kỳ đã qua. Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ
trớc, nhất là trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới, văn học cách
mạng giai đoạn 1945-1975 đã đợc xem xét, đánh giá lại về nhiều phơng
diện và ở nhiều hiện tợng cụ thể. Nhờ đó, nhận thức về giai đoạn văn học
này đã có nhiều biến đổi và những bớc tiến mới. Tuy nhiên, có không ít vấn
đề đợc nêu lên, bàn thảo, nhng cha đợc giải quyết thấu đáo. Việc có nhiều ý
kiến khác nhau, nhiều cách đánh giá không giống nhau về một vấn đề, một
hiện tợng văn học phải đợc xem là chuyện bình thờng trong một môi trờng
văn hóa tinh thần có tính dân chủ. Nhng điều không bình thờng là ở chỗ,
nhiều ý kiến mang nặng những định kiến chủ quan, không dựa trên những
căn cứ khoa học, không phải là kết quả của việc nghiên cứu thấu đáo. ở thời
điểm hiện nay, khi bớc vào thế kỷ XXI, rất cần có sự đánh giá khách quan,
công bằng và toàn diện về di sản văn học giai đoạn 1945-1975, vị trí của nó
trong văn học Việt Nam thế kỷ XX và rút ra những bài học cho sự phát triển
văn học ở chặng đờng tiếp theo.
1
1.2. Từ sau tháng 4-1975, văn học Việt Nam chuyển dần sang một
giai đoạn mới. Mời năm đầu (1975-1985) là thời kỳ chuyển tiếp và từ 1986
trở đi, văn học có những chuyển động mạnh mẽ cùng với công cuộc đổi mới
đất nớc. Đã 30 năm kể từ tháng 4-1975, nền văn học phát triển trong những


điều kiện xã hội - lịch sử và văn hóa - t tởng có nhiều khác biệt so với giai
đoạn trớc, bởi vậy nền văn học cũng có diện mạo và quy luật vận động khác
trớc. Mặc dù giai đoạn văn học từ sau 1975 vẫn đang tiếp diễn, nhng 30 năm
là một quãng thời gian đủ để có thể nhận diện, khái quát những đờng nét
chính của bức tranh văn học sử một giai đoạn. Phê bình văn học trong vài m-
ơi năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sống văn học, trớc hết
là ở việc giới thiệu, đánh giá các hiện tợng văn học mới. Nhng những công
trình có tính bao quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 thì vẫn còn thiếu. Đã
đến lúc cần có những công trình nghiên cứu về lịch sử văn học của 30 năm
qua, chỉ ra tiến trình và những quy luật vận động của nó, những đặc điểm cơ
bản của giai đoạn văn học này và khẳng định những thành tựu đã đạt đợc.
Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã đợc đa vào chơng trình văn học
nhà trờng các cấp và sẽ ngày càng có mặt nhiều hơn trong các sách giáo khoa
phổ thông, giáo trình Đại học. Vì thế, rất cần có những công trình văn học sử
làm nền tảng cho việc biên soạn sách giáo khoa và cho việc tìm hiểu, phân
tích các hiện tợng văn học cụ thể đợc đa vào nhà trờng.
Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài "Một số vấn đề của
lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945" nhằm góp
phần vào việc biên soạn những công trình về lịch sử văn học Việt Nam từ sau
1945 theo tinh thần đổi mới.
2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Nhiệm vụ
- Đề xuất quan điểm tiếp cận và đánh giá giai đoạn văn học từ sau
cách mạng tháng Tám 1945 và từ sau 1975.
2
- Nghiên cứu một số vấn đề chung của lịch sử văn học giai đoạn 1945-
1975 với cái nhìn mới. Cụ thể là các vấn đề: quan niệm nghệ thuật về con ngời, sự
vận động và những đặc điểm của các thể loại chính (thơ, văn xuôi).
- Tìm hiểu tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, b-
ớc đầu khái quát những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học này, những

đổi mới trên nét lớn của các thể loại văn học.
2.2. Phạm vi
- Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975 đều bao gồm
những bộ phận khác nhau, do điều kiện lịch sử quy định. Bộ phận cơ bản,
chính yếu và có nhiều thành tựu hơn cả là văn học cách mạng trong hai cuộc
kháng chiến từ 1945 đến 1975 và văn học của nớc Việt Nam thống nhất từ
sau 1975. Nhng để nhận diện bức tranh toàn vẹn của nền văn học dân tộc thì
không thể bỏ qua bộ phận văn học vùng tạm bị chiếm trong giai đoạn 1946-
1954 và văn học ở vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn thời kỳ 1954-
1975 và bộ phận văn học hải ngoại từ sau năm 1975. Nhng do nhiều điều
kiện, mà chủ yếu là do hạn chế về thời gian và t liệu, nên đề tài của chúng tôi
phải gác lại các bộ phận văn học nêu ở trên chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 và văn học trong nớc giai
đoạn sau 1975.
- Công trình này cha phải là một cuốn văn học sử về thời kỳ văn học
từ sau cách mạng tháng Tám. Đó là một công việc to lớn, đòi hỏi nhiều công
sức của nhiều ngời. Đề tài này chỉ góp một phần nhỏ vào việc hình thành
những công trình văn học sử nh vậy. Những công trình ấy đang đợc tổ chức
biên soạn ở một số Trờng Đại học và Viện nghiên cứu. Hy vọng là đề tài
nghiên cứu này có thể giúp ích kịp thời cho công việc chung đó của giới
nghiên cứu văn học.
3. Quá trình nghiên cứu và một số kết quả đã đợc vận dụng
3.1. Những nhiệm vụ nghiên cứu nêu ở trên đã đợc chúng tôi tiến
hành thực hiện trong nhiều năm, cả trớc khi đăng ký đề tài, nhng đã đợc đẩy
3
mạnh và hoàn thành cơ bản trong hai năm 2003-2004. Trong quá trình thực
hiện đề tài đã có sự cộng tác của một số nhà nghiên cứu ở Viện văn học và
khoa Ngữ văn trờng ĐHSP Hà Nội.
3.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài đã đợc vận dụng vào
hoạt động đào tạo ở trờng ĐHSP Hà Nội và một số trờng Đại học khác, vào

việc biên soạn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập III (Nxb Đại học S
phạm, 2003), vào việc biên soạn chuyên đề bồi dỡng giáo viên Trung học phổ
thông chu kỳ 2004-2007 và vào việc viết sách giáo khoa phổ thông THCS đổi
mới và THPT thí điểm phân ban.
4
Nội dung nghiên cứu
Dẫn nhập
Xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá
văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945
1. Nhìn lại văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và nhận định đánh
giá các hiện tợng văn học tiêu biểu của giai đoạn từ sau 1975 là hai trong số
những vấn đề nổi bật của nghiên cứu, phê bình văn học trong vài chục năm
vừa qua, đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới văn học và công chúng. Đã
có nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc tranh luận, thảo luận trên các báo chí về
hai đề tài nói trên. Nhiều vấn đề đợc xới lên, nhiều ý kiến khác nhau đợc
trình bày, đối thoại công khai, nhng cũng cha có nhiều vấn đề đợc giải quyết
thấu đáo. Một trong những lý do dẫn đến sự hạn chế ấy là vì chúng ta cha có
một độ lùi thời gian lịch sử đủ để xem xét, nhìn nhận một cách toàn diện,
bình tĩnh, khách quan đối với các hiện tợng văn học mới diễn ra. Hơn nữa,
những cách nhìn mới, t duy mới đang ở trong quá trình hình thành, cha thể
nói là đã đạt đợc sự ổn định, vững chắc, đáng tin cậy. Vả lại lịch sử văn học
không phải là một cái gì nhất thành, bất biến, bởi nó chỉ có thể là lịch sử
trong sự nhận thức của con ngời - mà nhận thức ấy luôn biến đổi qua thời
gian, qua các thế hệ. Nhng còn một lý do dẫn đến sự khác biệt lớn của nhiều
ý kiến cũng nh sự thiếu thuyết phục của một số quan niệm và cách đánh giá
là bởi cha chú ý đến việc xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá đối với
một giai đoạn văn học nói chung và với văn học Việt Nam từ sau cách mạng
tháng Tám nói riêng.
2. Để xem xét, đánh giá một giai đoạn văn học, hay bất kỳ một hiện
tợng văn học nào, cũng có thể có rất nhiều hớng tiếp cận và quan điểm đánh

giá, tùy thuộc vào chỗ đứng, góc nhìn, vào mục đích và hứng thú của chủ thể
5
tiếp nhận. Văn học là một hiện tợng đa trị. Trớc đây, lý luận văn học mác xít
chủ yếu nhấn mạnh phơng diện hình thái ý thức xã hội của văn học, đợc xem
xét trong sự quy chiếu của lý luận phản ánh. Vì thế, một hiện tợng hay cả
một giai đoạn văn học thờng đợc đánh giá trớc hết ở sự phản ánh (chân thực
hay giả tạo) hiện thực xã hội, lịch sử xét theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Hớng tiếp cận và đánh giá này nếu đẩy tới cực đoan, bao trùm thì
rễ dẫn đến sự đồng nhất văn học với hiện thực, xem nhẹ vai trò của chủ thể
sáng tạo, ít quan tâm đến các giá trị nhân văn phổ quát và bình diện nghệ
thuật của văn học. Cố nhiên, văn học là một hiện tợng thuộc ý thức xã hội, có
liên quan mật thiết với lịch sử, xã hội, với cả kinh tế. Nhng văn học còn là
một hiện tợng ý thức tinh thần mang tính nhân văn, nó gắn liền với nhu cầu
tự biểu hiện và tự khám phá của con ngời, của nhân loại, nó là một trong
những cách thức để thể hiện năng lực và giá trị ngời, cùng với nhiều hoạt
động văn hóa, nghệ thuật khác. Văn học là một loại hình nghệ thuật - nghệ
thuật ngôn từ, điều này đã đợc nhận ra từ rất xa xa trong các công trình sớm
nhất về văn học, nhng không phải lúc nào nó cũng đợc quan tâm xem xét
trong việc nghiên cứu các hiện tợng văn học. Mỗi giai đoạn văn học, vì thế
cần đợc xem xét trong mối tơng quan chặt chẽ với thời đại lịch sử, lại cần đợc
đánh giá theo những giá trị bền vững, phổ quát - những giá trị nhân văn, lại
cần đợc nhìn trong tiến trình lịch sử của một nền văn học dân tộc, hay rộng ra
là tiến trình văn học thế giới.
Trong những cuộc thảo luận, tranh luận vừa qua, có ý kiến xuất phát
từ những giá trị, những đòi hỏi của văn học hôm nay để đánh giá văn học thời
kỳ đã qua mà không chú ý tới quan điểm lịch sử, không xem xét văn học
trong những điều kiện và đòi hỏi cụ thể của thời đại ấy. Lại có ý kiến cho
rằng, phục vụ chính trị, tuyên truyền, cổ vũ, minh họa đờng lối, chính sách là
tất cả giá trị và nội dung của văn học 1945-1975. Một cách nhìn khá phổ biến
gần đây khi xem xét văn học ở hai giai đoạn trớc và sau tháng

4-1975 là đem đối lập tuyệt đối giữa sử thi và đời thờng, giữa cá nhân và
6
cộng đồng, giữa lý tởng xã hội và ý thức nhân bản. Sự đề cao ý thức cá nhân,
hớng tới khám phá cái "tôi" đôi khi đi đến đối lập và xem nhẹ ý thức cộng
đồng. Mọi sự đối lập tuyệt đối ở đây đều dẫn đến sự phiến diện, cực đoan
trong cách nhìn nhận và đánh giá từng giai đoạn văn học.
Để có thể đi tới sự đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học về một
giai đoạn văn học và vận dụng vào việc nghiên cứu, đánh giá văn học Việt
Nam 1945-1975 và từ sau 1975, chúng tôi nêu lên những quan điểm cơ bản
và cũng là những tiêu chí để đánh giá nh sau:
- Xem xét một giai đoạn văn học phải đặt trong những điều kiện lịch
sử, xã hội, văn hóa, t tởng của thời đại mà trên đó nền văn học nảy sinh, tồn
tại, phát triển. Mối quan hệ này cần đợc xem xét từ hai chiều: một mặt, điều
kiện lịch sử, xã hội quy định những phạm vi, hình thành vận động của các
quan niệm và ý thức nghệ thuật, quy định các đề tài và nội dung thể tài a
chuộng của văn học trong giai đoạn ấy; Mặt khác, lại cần đánh giá sự đáp
ứng của văn học với những yêu cầu của thời đại đặt ra cho nó, xem xét những
tác động của văn học đến thời đại, thông qua sự tiếp nhận của công chúng.
Đây chính là quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá một giai đoạn
văn học. Mỗi giai đoạn văn học chỉ có thể nảy sinh và tồn tại trong những
điều kiện cụ thể của môi trờng xã hội, văn hóa, lịch sử, và trớc hết cũng là để
đáp ứng những yêu cầu của thời đại ấy.
- Một giai đoạn văn học, cũng nh mọi hiện tợng văn học, còn phải đ-
ợc xem xét ở những giá trị có tính bền vững, phổ quát, vợt qua đợc những
giới hạn về thời gian, không gian để đến đợc với con ngời ở mọi thời đại. Đó
là những giá trị mang tính nhân văn, vừa mang bản sắc dân tộc lại vừa gặp gỡ
với nhân loại. Văn học là nơi có thể diễn ra sự hội tụ gặp gỡ của cả ba bình
diện: Cá nhân - dân tộc - nhân loại.
- Mỗi giai đoạn văn học lại cần đợc xem xét nh là một chặng đờng,
một mắt xích trên tiến trình lịch sử văn học. Đặt giai đoạn văn học đó trong

tiến trình văn học dân tộc, cần xem xét sự kế thừa những thành tựu và kinh
7
nghiệm đã tích lũy đợc của các giai đoạn, thời kỳ văn học trớc đó, đồng thời
cần phải đánh giá xem giai đoạn ấy đã có những sáng tạo gì mới, làm mở
rộng và phong phú cho những khả năng và kinh nghiệm nghệ thuật của nền
văn học dân tộc, nếu có thể là góp vào những thành tựu và kinh nghiệm của
văn học thế giới.
Trên đây chỉ là những tiêu chí cơ bản, chắc chắn là còn có thể đánh
giá một giai đoạn văn học từ những hớng tiếp cận khác nữa, từ đó có thể nêu
thêm những tiêu chí khác để đánh giá một cách toàn diện đối với một giai
đoạn văn học.
3. Văn học Việt Nam trong suốt 30 năm, từ 1945 đến 1975, đã hình
thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt, với những
biến cố to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống dân tộc và số
phận mỗi con ngời. Cách mạng đem đến sự giải phóng cho dân tộc và nhân dân,
khơi dậy mạnh mẽ ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa anh hùng.
Hớng vào phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến, đề cập những chủ đề
về số phận và con đờng chung của cả dân tộc, nhân dân, tập trung thể hiện
nhân vật quần chúng cách mạng, đề cao cảm hứng anh hùng - đó là những
biểu hiện của khuynh hớng sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945-
1975 và còn đợc tiếp tục trong văn học 10 năm sau chiến tranh. Trong những
điều kiện lịch sử - xã hội ấy và để đáp ứng yêu cầu của thời đại, văn học
không thể không phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, củng cố
niềm tin tởng vào con đờng cách mạng và thắng lợi ngày mai. Tuyệt đại bộ
phận những ngời cầm bút đã tự nguyện tán thành và lựa chọn con đờng ấy
của văn học, phấn đấu để làm tròn nhiệm vụ của nhà văn - chiến sĩ. Điều đó
không chỉ đa đến những giới hạn, những chế định có tính tất yếu đối với văn
học, mà còn có mặt tích cực của nó, mở ra những hớng đi mới, những cảm
hứng mới cho văn học, đòi hỏi nhà văn phải có những tìm tòi, sáng tạo phù
hợp với những yêu cầu và nội dung mới.

8
Hớng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại, văn
học thời kỳ này đã ghi lại đợc những hình ảnh không thể phai mờ của một
thời kỳ lịch sử đầy gian lao thử thách, nhiều hi sinh nhng cũng hết sức vẻ
vang của dân tộc ta. Với hai cuộc chiến tranh giữ nớc vĩ đại, văn học đã sáng
tạo đợc những hình tợng nghệ thuật cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, về các
tầng lớp, thế hệ con ngời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa
thấm sâu tinh thần của thời đại. Về nội dung t tởng, văn học thời kỳ này đã
kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống văn học dân tộc, là
chủ nghĩa yêu nớc và tinh thần nhân đạo. Có thể nói cha có thời kỳ nào mà
tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hơng đất nớc, tình nghĩa
đồng bào, lại đợc thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện phong phú, nhiều vẻ nh
văn học giai đoạn 1945-1975. Tinh thần nhân đạo truyền thống thể hiện ở
lòng nhân ái, tình nghĩa thủy chung, ở khát vọng giải phóng con ngời. Chủ
nghĩa nhân đạo của nền văn học mới hớng về quần chúng lao động, đề cao ý thức
và tình cảm giai cấp, khẳng định con đờng giải phóng và sự trởng thành của
quần chúng nhân dân trong cách mạng.
Các thể loại văn học giai đoạn này cũng phát triển khá toàn diện mà
nổi trội nhất là thơ ca truyện ngắn, truyện vừa. Thơ ca kháng chiến chống
Pháp có thể coi là một thành tựu độc đáo của thơ trữ tình hiện đại. Điều đó
không chỉ thể hiện ở tiếng nói tâm hồn của quần chúng kháng chiến, mà
còn thể hiện rõ ở sự tìm tòi đổi mới ý thức, đem đến một tiếng thơ khác biệt
với thơ Mới trớc đó. Chúng ta có thể kể những trang thơ của Trần Mai Ninh,
Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồng Nguyên... Đặc biệt là Tố
Hữu, các nhà thơ lớp Thơ Mới nh Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế
Hanh, Anh Thơ và nhiều ngời khác đã có những thành công lớn, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của thơ ca hiện đại, nhất là từ sau năm 1954. Lớp nhà
thơ chống Mỹ cứu nớc đông đảo, sung sức và không ít tài năng đã đem lại
một tiếng nói riêng - tiếng thơ của thế hệ chống Mỹ cứu nớc.
9

Truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết cũng ngày càng phong phú và
đa dạng hơn về bút pháp, phong cách. Truyện ngắn có thể đợc xem là thể loại
nổi trội nhất. Tuy cha có những tên tuổi đem lại sự cách tân nghệ thuật lớn
lao nh trờng hợp của Nam Cao trớc cách mạng, song đã xuất hiện nhiều cây
bút truyện ngắn già dặn, có dấu ấn riêng nh Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Thi,
Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Nguyễn
Kiên...
Tiểu thuyết vốn không có nhiều điều kiện thuật lợi để phát triển trong
thời kỳ chiến tranh, nhng truyện vừa cũng gặt hái khá nhiều thành công với
nhiều phong cách khác nhau nh Nguyễn Khải, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyên
Ngọc... Sự xuất hiện của các bộ tiểu thuyết nhiều tập với khuynh hớng tiểu
thuyết sử thi cũng là một dấu hiệu phát triển của thể loại này từ đầu những
năm 60, nh các trờng hợp Sống mãi với thủ đôi của Nguyễn Huy Tởng, Vỡ
bờ của Nguyễn Đình Thi, Bão biển của Chu Văn và bộ Cửa biển hơn hai
nghìn trang của Nguyên Hồng.
Đi sâu hơn vào cấu trúc của từng thể loại, cũng có thể nhận ra những
biến đổi đáng kể về thi pháp của chúng.
Cố nhiên, trong văn học giai đoạn 1945-1975, cũng có không ít
những phần non yếu, sơ lợc, công thức, minh họa dễ dãi. Những hạn chế của
văn học giai đoạn này một phần là do sự chế định của điều kiện, lịch sử trình
độ ý thức của thời đại và cũng có phần là do các nguyên nhân chủ quan từ
phía quản lý, lãnh đạo, từ công tác lý luận phê bình và cả từ hạn chế trong tài
năng và bản lĩnh của ngời sáng tác.
4. Từ sau tháng 4-1975, nhất là từ giữa thập kỷ 80 trở lại đây, những
biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đa đến sự thay đổi các thang chuẩn khi
nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và của cả văn học nghệ thuật. Sự thức
tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con ngời trong tính cụ thể, cá
biệt, với những nhu cầu trong thời bình, là bớc chuyển tất yếu của ý thức xã
hội. Con ngời đợc mô tả trong tất cả tính đa dạng, đa chiều của nó đã tạo
10

thành nét chính trong sự định hớng về giá trị văn học của công chúng hôm
nay. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc
điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Sự thay đổi này dĩ nhiên sẽ dẫn
đến những đổi thay về đề tài, chủ đề, về nhân vật và thể loại về phơng thức
trần thuật và cách biểu hiện trữ tình. Những "chuyển động" trên đây của văn
học có thể coi là một quá trình tự nhận thức để đa văn học phát triển lên một
tầm cao mới, phù hợp với xu hớng và tình hình đổi mới, hội nhập của đất nớc
và cũng là xu hớng tích cực của thời đại.
Nhìn trên tổng thể, văn học Việt Nam thế kỷ XX đã đi qua ba chặng
đờng lớn: từ đầu thế kỷ đến 1945, 1945-1975 và từ sau 1975. Mỗi chặng đ-
ờng ấy có những đặc điểm và quy luật vận động riêng, nhng giữa chúng
không phải là sự đứt đoạn, tách biệt hoàn toàn, mà vẫn có sự kế thừa, chuyển
tiếp. Từ đầu thế kỷ XX, khi chuyển dần sang phạm trù văn học hiện đại, thì
hiện đại hóa và dân chủ hóa là những yêu cầu cơ bản và cũng là xu hớng vận
động chung của nền văn học. Trong giai đoạn 1945-1975, do những điều
kiện và đòi hỏi cụ thể của thời đại cách mạng và kháng chiến, xu hớng vận
động chung của văn học là cách mạng hóa và đại chúng hóa. Yêu cầu hiện
đại hóa và dân chủ hóa không thật sự nổi lên nh những đòi hỏi bức xúc, nhng
không có nghĩa là hoàn toàn bị triệt tiêu, mà có sự chuyển hóa, chọn lựa
những yếu tố phù hợp với thời đại ấy. Chẳng hạn, phơng châm đại chúng hóa
cũng góp phần mở rộng nội dung văn học đến hiện thực đời sống lao động và
đấu tranh của quần chúng, công chúng văn học đợc mở rộng hơn so với trớc
1945. Văn học thời kỳ đổi mới đã tiếp tục xu hớng hiện đại hóa và dân chủ
hóa một cách mạnh mẽ, trong những điều kiện mới của xã hội và thời đại.
Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây, đã
đi những bớc tiếp xa hơn trên con đờng hiện đại hóa và dân chủ hóa nền văn
học dân tộc ở thế kỷ XX, để hòa nhập đầy đủ vào tiến trình văn học thế giới.
11
Phần một
Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam

giai đoạn 1945-1975
I. Quan niệm nghệ thuật về con ngời và đặc điểm của sự
thể hiện con ngời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
Những biến đổi của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám
1945 thể hiện trên nhiều phơng diện, từ cảm hứng chủ đạo đến nội cung thể tài,
thi pháp thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu. Nhng ở chiều sâu của những biến
đổi ấy chính là sự thay đổi của quan niệm nghệ thuật để hình thành ý thức nghệ
thuật mới của thời đại. Quan niệm nghệ thuật về con ngời là yếu tố quan
trọng trong ý thức nghệ thuật của một nhà văn hay của cả một giai đoạn văn
học, nó quyết định sự lựa chọn và miêu tả con ngời trong thế giới nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự hình dung, cách nhìn, cách cắt nghĩa
về con ngời trong nghệ thuật, là biểu hiện của thái độ, cách ứng xử của nhà
văn với con ngời nh là đối tợng của nghệ thuật.
Một thời đại văn học mới thờng đợc ra đời cùng với những hình tợng
con ngời mới, thể hiện một quan niệm mới về con ngời. Văn học Việt Nam
giai đoạn 1945-1975, do sự thống nhất về t tởng và khuynh hớng nghệ thuật,
đã hình thành một quan niệm chung về con ngời, chi phối sáng tác của hầu
hết các nhà văn và mọi thể loại. Quan niệm ấy đợc hình thành và vận động
qua ba chặng đờng (1945-1954, 1955-1964, 1965-1975), nhng vẫn là một
quan niệm mang tính thống nhất. Có thể thấy những điểm chung thể hiện tính
thống nhất trong quan niệm nghệ thuật về con ngời của văn học giai đoạn
1945-1975 nh sau:
Con ngời trong văn học đợc nhìn và đánh giá chủ yếu ở t cách con
ngời công dân, con ngời dân tộc, con ngời giai cấp. Vì thế, con ngời đợc thể
hiện chủ yếu trong các vai xã hội, trong các quan hệ trực tiếp với đời sống xã
12
hội - lịch sử, với cộng đồng. Con ngời cá nhân, con ngời của đời sống riêng t,
thế sự đã không còn là mối quan tâm của văn học. Môi trờng xã hội, không
gian tồn tại và hoạt động của con ngời trong văn học cách mạng là không
gian xã hội, là những sự kiện và biến cố lịch sử, cụ thể là những cuộc cách

mạng và hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Phù hợp với cách nhìn trên, thì
đối với các bình diện của con ngời, văn học cũng tập trung thể hiện phơng
diện ý thức t tởng, các quan hệ và tình cảm với cộng đồng, nh tình quê hơng,
đất nớc, tình đồng bào, đồng chí. Đời sống tự nhiên, bản năng, phần sâu kín
của vô thức, tâm linh hầu nh không đợc quan tâm nhìn nhận. Sự đánh giá, đối
với con ngời dựa hẳn trên những tiêu chí cộng đồng, các giá trị chung phù
hợp với lợi ích của dân tộc và cách mạng, cái riêng thống nhất với cái chung
và khi cần, sẵn sàng hy sinh cho lợi ích chung, số phận cá nhân thống nhất
chặt chẽ với vận mệnh của giai cấp, của dân tộc.
Quan niệm thống nhất nói trên đợc thể hiện cụ thể trong những biểu
hiện và đặc điểm riêng của mỗi chặng đờng.
1. Con ngời trong văn học Việt Nam 1945-1954
Cách mạng tháng Tám, rồi cuộc kháng chiến đã đem lại cho nhà văn
sự phát hiện lớn lao: phát hiện ra sức mạnh quật khởi của dân tộc, của quần
chúng và vẻ đẹp, sức hấp dẫn của đời sống cộng đồng. Nguyễn Đình Thi viết:
"Chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đình
chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc" (Nhận đờng, Tạp chí văn
nghệ, số 1,1948).
Văn học Việt Nam trong hơn một năm đầu sau cách mạng tháng Tám
đã kịp ghi lại một số hình ảnh của cảnh tợng vĩ đại ấy và một số chân dung
những con ngời quần chúng cách mạng - nhân vật mới của thời đại (Kịch
Bắc Sơn hồi ký ở chiến khu của Nguyễn Huy Tởng, bút ký Dân khí miền
Trung của Hoài Thanh, Rãnh cày nổi dậy, của Mạnh Phú T, Một lần tới Thủ
đô của Trần Đăng, Đờng vô Nam của Nam Cao, ở mặt trận Nam Trung Bộ
của Tô Hoài, Bài thơ Đèo cả của Hữu Loan, Nhớ máu của Trần Mai Ninh...).
13
Vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân vật quần chúng đợc xác
định cụ thể hơn, đó là công nông binh. Quần chúng công nông binh là nhân
vật trung tâm, nhân vật chính diện của nền văn học kháng chiến. Hơn thế
nữa, quần chúng trở thành nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực

đánh giá tác phẩm: tác phẩm phải biểu hiện đợc t tởng, tình cảm, khát vọng
của quần chúng, phải học cách nói, cách thể hiện của quần chúng. Sở thích
và sự đánh giá của quần chúng là thớc đo thành công và giá trị của tác phẩm
nghệ thuật.
Nếu nh trong vài năm đầu, nhân vật quần chúng còn thờng đợc thể
hiện trong cảm hứng lãng mạn anh hùng với vẻ đẹp bi tráng phảng phất
những mẫu ngời anh hùng tráng sĩ trợng phu ngày trớc (Ngày về của Chính
Hữu, Tây tiến của Quang Dũng), thì sau đó, văn học đã nhanh chóng chuyển
sang khám phá nhân vật quần chúng từ cảm quan hiện thực và phát hiện
những vẻ đẹp bình dị, vốn có của họ trong đời sống kháng chiến. Trong thơ,
Tố Hữu là ngời sớm nhất mở ra phơng hớng này với một loạt bài sau chiến
dịch Việt Bắc thu đông 1947: Cá nớc, Phá đờng, Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc...
Rồi Đồng chí của Chính Hữu, Lên cấm sơn của Thôi Hữu, O tiếp tế Thừa
Thiên của Lu Trọng L, Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông v.v..
Trong truyện và ký những năm đầu kháng chiến cũng diễn ra quá
trình chuyển biến theo hớng thống nhất giữa quan điểm trần thuật của tác giả
với nhân vật quần chúng, giữa hình tợng tác giả - ngời kể chuyện với hình t-
ợng quần chúng. Trong truyện và ký những năm đầu kháng chiến, thờng thấy
hiện diện hình tợng tác giả - ngời trần thuật hớng tới các nhân vật quần
chúng, mong muốn khám phá, hiểu biết về họ, gắng hòa nhập với những vui
buồn, xúc cảm của quần chúng (Đôi mắt và ở rừng của Nam Cao, các ký sự
của Trần Đăng, tùy bút Đờng vui của Nguyễn Tuân). Các sáng tác từ giữa
cuộc kháng chiến đã chuyển hẳn sang lối trần thuật khách quan từ điểm nhìn
trần thuật của các nhân vật quần chúng, hình tợng tác giả - ngời trần thuật -
hầu nh không xuất hiện nữa, hoặc nếu có (chẳng hạn trong tập tùy bút Tình
14
chiến dịch của Nguyễn Tuân), thì cũng cố gắng nhập vào chỗ đứng và tâm
trạng của đám đông nhân vật quần chúng.
Phát hiện và miêu tả con ngời quần chúng là thành tựu nghệ thuật
quan trọng nhất của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và còn đợc tiếp

tục phát triển ở các chặng đờng văn học tiếp sau. Những đặc điểm của sự thể
hiện con ngời quần chúng, và đó cũng là những nguyên tắc miêu tả nghệ
thuật hình tợng con ngời trong văn học thời kỳ này, nổi bật những điểm sau:
- Tập trung thể hiện phơng diện con ngời công dân, con ngời chính trị
ở các nhân vật quần chúng. Con ngời của đời sống riêng t, của gia đình, gia
tộc trớc đây nay đã thành con ngời của quê hơng, đất nớc, ngời công dân, con
ngời kháng chiến, con ngời yêu nớc. ý thức chính trị, tình cảm chính trị là
những điều hết sức mới mẻ chỉ có trong những nhân vật quần chúng của nền
văn học mới, mang đến cho họ niềm tự hào, niềm tin vào sức mạnh và vai trò
của tầng lớp, giai cấp mình, của quần chúng. Đó là một nét đẹp mới mẻ trong
chân dung tinh thần của nhân vật quần chúng trong văn học kháng chiến
chống Pháp. Việc đa lên hàng đầu phơng diện con ngời chính trị, con ngời
công dân đã khiến cho văn học thời kỳ này tập trung thể hiện những nét tâm
lý chung của quần chúng nh lòng yêu nớc, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào,
tình cảm tiền tuyến hậu phơng, ý thức giai cấp.
- Văn học 1945-1954, chủ yếu cha xem xét con ngời nh một cá nhân,
mà nhìn mỗi con ngời nh một thành tố của cộng đồng, từ đó sáng tạo hình t-
ợng con ngời tập thể. Quan niệm con ngời tập thể của văn học 1945-1954
mang tính đặc thù của một thời đại khi con ngời đợc thức tỉnh về sức mạnh
của cộng đồng và khi quần chúng nhân dân đông đảo đợc tập hợp vào các tổ
chức của mình. Trong buổi đầu, sự thức tỉnh ấy thờng đi liền với sự phủ định
cái cá thể, cái "tôi" đối lập nó với cái chung, với tập thể. Một số tác phẩm từ
giữa cuộc kháng chiến lại tập trung xây dựng hình tợng đám đông quần
chúng nh là nhân vật chính. Đó là đại đội Trần Phú trong tiểu thuyết Xung
kích của Nguyễn Đình Thi, trung đội dân công trong truyện vừa Nhân dân
15
tiến lên của Vũ Tú Nam, đám đông công nhân trong tiểu thuyết Vùng mỏ của
Võ Huy Tâm, các đơn vị bộ đội và dân công trong Ký sự Cao - Lạng của
Nguyễn Huy Tởng.
- Con ngời quần chúng chủ yếu đợc thể hiện trong hành động tham

gia vào các biến cố lịch sử, các hoạt động xã hội chứ không phải trong đời
sống thế sự và riêng t. Họ là con ngời hành động nên đời sống nội tâm thờng
trong sáng, dứt khoát, ít có những day dứt và hầu nh không có sự bế tắc. Họ
sống với hiện tại, hớng về tơng lai, ít khi quay lại với quá khứ, bởi quá khứ
đối với họ chỉ là sự cực khổ, tăm tối mà cách mạng đã giúp họ đoạn tuyệt dứt
khoát.
Con ngời quần chúng trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp
là một mô hình nghệ thuật phù hợp với hiện thực của thời đại ấy, nó có vẻ
đẹp và sức hấp dẫn riêng trong sự đơn giản, hồn nhiên của buổi ban đầu thức
tỉnh với cách mạng.
Mời năm hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp, nền văn học
mới đã có sự trởng thành rõ rệt và quan niệm nghệ thuật về con ngời cũng có
bớc phát triển mới, tuy về cơ bản vẫn kế tục quan niệm con ngời trong văn
học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nét đặc trng cơ bản trong quan niệm
con ngời của văn học thời kỳ này là con ngời trong sự thống nhất riêng -
chung. Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hầu nh cha đặt vấn đề cái riêng
của con ngời, hoặc nếu có nói đến cuộc sống riêng, số phận của một cá nhân
nào đó thì cũng là để cụ thể hóa cái chung của dân tộc, giai cấp. Quan niệm
con ngời hài hòa, thống nhất riêng - chung và đặt lợi ích của tập thể lên trên
lợi ích cá nhân đã chi phối các chủ đề chính yếu, các nhân vật chính và cả
việc lựa chọn, xây dựng các cốt truyện tiêu biểu của văn học thời kỳ này,
nhất là trong mảng sáng tác về đề tài cuộc sống hiện tại. Cố nhiên, quan niệm
về sự thống nhất này cũng có tính biện chứng, cái riêng không phải là "hòa
tan" trong cái chung, trong ý thức cộng đồng nh ở văn học kháng chiến, và
con ngời đi tới sự thống nhất riêng - chung cũng thờng phải trải qua đấu tranh
16
tự vợt lên mình. (Riêng - chung của Xuân Diệu, ánh sáng và Phù sa của Chế
Lan Viên, Cái sân gạch của Đào Vũ...).
Một hớng khẳng định sự thống nhất riêng - chung trong văn học lúc
này là sự thể hiện những cuộc đổi đời của con ngời trong xã hội mới, miêu tả

sự biến đổi số phận và tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh xã hội tốt đẹp,
trong môi trờng tập thể. (Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận, Mùa lạc của
Nguyễn Khải, Quê hơng của Nguyễn Địch Dũng...).
Quan niệm có phần một chiều và xuôi chiều về sự thống nhất riêng -
chung, lý tởng hóa môi trờng tập thể trong văn học thời kỳ này đã hạn chế
việc khai thác nhiều phơng diện về đời t và thế sự của con ngời, nhiều nhân
vật rơi vào sơ lợc, công thức, ít có cá tính.
3. Con ngời trong văn học mời năm cả nớc chống Mỹ (1964-1975)
Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học chống Mỹ cứu nớc
là sự tiếp tục của quan niệm con ngời trong văn học hai mơi năm trớc đó, nh-
ng đợc phát triển tập trung vào một hớng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là
quan niệm con ngời sử thi. Đó là con ngời có lý tởng cao cả về độc lập, tự do
và chủ nghĩa xã hội, ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của
cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc. Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, con
ngời luôn sống với những vấn đề có ý nghĩa thời đại, với tinh thần và ý chí
của cả dân tộc. Con ngời ấy dù ở vị trí nào cũng sống với những lý tởng lớn
lao, những tầm "vĩ mô" trong ý thức về dân tộc, thời đại, lịch sử. Con ngời đó
đối diện với thời gian "hai mơi thế kỷ" của dân tộc, và phóng mình lên những
tầm cao của không gian để nhìn "nam bắc tây đông", hỏi cả "mặt trời đỏ dậy"
để tự hào "cả năm châu chân lý đang nhìn theo" (Tố Hữu).
Cùng với tầm cao nhận thức, lý tởng, con ngời của văn học chống Mỹ
là con ngời của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tởng và
nhận thức đã trở thành ý chí và hành động, mỗi con ngời đợc thể hiện nh là
17
đại diện trọn vẹn cho sức mạnh và quyết tâm của nền văn học thời kỳ này, là
ý thức về lịch sử và sự gắn bó với quê hơng, đất nớc.
Với quan niệm về con ngời anh hùng toàn vẹn, văn học thời chống đế
quốc Mỹ chú trọng mô tả con ngời ở các phơng diện ý thức - t tởng, ý chí và
niềm tin, cả ở hành động anh hùng và cũng rất chú ý khắc họa đời sống tình
cảm, vẻ đẹp tâm hồn ở họ. Lòng nhân ái, đức hi sinh, sự thủy chung, trong

sáng, trọn vẹn trong cả tình cảm riêng và tình cảm chung, đó là những phẩm
chất tâm hồn cao đẹp, giàu tính lý tởng luôn đợc chú ý tô đậm ở mọi hình t-
ợng con ngời sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Con ngời sử thi trong văn học thời kỳ này với hai phơng diện nổi bật
là chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn, là một đóng góp của văn học vào
việc khám phá và thể hiện con ngời, đề cao sức mạnh và vẻ đẹp của con ngời
Việt Nam. Về phơng thức điển hình hóa, chủ yếu là theo lối xây dựng những
hình tợng khái quát tập hợp, mỗi con ngời đợc thể hiện là đại diện trọn vẹn
cho nhận thức, ý chí và sức mạnh của dân tộc, của thế hệ, thậm chí của thời
đại. Trong giới hạn của quan niệm con ngời sử thi, cố nhiên văn học thời kỳ
này không tránh khỏi tính phiến diện, tính đơn giọng điệu khi thể hiện cuộc
sống và con ngời trong chiến tranh. ở nhiều tác phẩm, nhân vật anh hùng
mang đậm màu sắc lý tởng hóa, cách xây dựng nhân vật theo hớng khái quát,
tập hợp, kết tinh những phẩm chất chung của cộng đồng nhiều khi dẫn đến
tình trạng thiếu cá tính, ít sinh động của những hình tợng nhân vật ấy.
Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học giai đoạn 1945-
1975 có cơ sở từ trong đời sống xã hội - chính trị của đất nớc, từ hiện thực
chiến tranh và cách mạng, đồng thời cũng thể hiện trình độ ý thức, mức độ
phát triển của nền văn học.
II. Thơ 1945-1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hớng
18

×