Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nguồn nhân lực chất lượng cao tại Quảng Ngãi, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.14 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................5
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao...................................6
1.1.1 Nguồn nhân lực..........................................................6
1.1.2 Nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực quốc gia. .
..............................................................................................6
1.1.3 Nguồn nhân lực chất lượng cao.................................7
1.1.4 Các thành phần nguồn nhân lực chất lượng cao......7
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao.................7
1.2.1 Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.......................7
1.2.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định
nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam thực hiện CNH,
HĐH.....................................................................................8
1.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. .8
1.3.1 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
..............................................................................................8
1.3.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
..............................................................................................8
1.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao......................................................................9

1


1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao.............................................................10
1.4.1 Văn hóa xã hội..........................................................10
1.4.2 Sự phát triển của thị trường lao động.....................10


1.4.3 Trình độ phát triển của Khoa học – Công nghệ.....10
1.4.4 Yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình toàn cầu
hóa......................................................................................11
1.4.5 Hệ thống chính sách của Nhà nước.........................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi........................................................................12
2.1.1 Điều kiện tự nhiên....................................................12
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội..........................................12
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ngãi....13
2.2.1 Thực trạng dân số tỉnh Quảng Ngãi.......................13
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh
Quảng Ngãi........................................................................13
2.2.3 Những kết quả đạt được và những thách thức đặt ra
đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng
Ngãi trong giai đoạn hiện nay..........................................20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH
QUẢNG NGÃI

2


3.1 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn nhân lực
chất lượng cao....................................................................22
3.2 Thực hiện tốt chính sách điều chỉnh số lượng và chất
lượng dân số.......................................................................22
3.3 Phát triển thị trường lao động và hệ thống cơ sở dữ liệu
về nguồn nhân lực chất lượng cao....................................23

3.4 Xây dựng, hoàn thiện chính sách đãi ngộ và thu hút
nhân tài..............................................................................23
3.5 Hoàn thiện chính sách về tiền lương, nhà ở..............23
3.6 Phân bố và điều chỉnh hợp lý nguồn nhân lực theo quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................23
3.7 Chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý
nguồn nhân lực..................................................................23
3.8 Hoàn thiện chính sách về luân chuyển, thăng tiến....23
3.9 Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của
nguồn nhân lực chất lượng cao........................................23
3.10 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về thu hút, phát
triển nhân lực....................................................................24
3.11 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.........24
3.12 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công
cụ khuyến khích thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao............................................................................24
3.13 Tăng cường, mở rộng sự phối hợp và hợp tác trong
thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao........24
KẾT LUẬN........................................................................25
3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế
Bảng 2.2 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, năm 2013
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, năm 2013
Bảng 2.4 Số lượng và cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động có việc làm, năm
2013
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế chia theo thành thị, nông thôn
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế

Bảng 2.7 Cơ cấu lao động chia theo các loại hình kinh tế và giới tính

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quảng Ngãi- tiếng gọi mà tim tôi lại thổn thức khi nhớ về bởi một người con xa quê.
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió ấy để rồi khi xa quê con tim lại
còn nhiều điều muốn nói về nó. Quảng Ngãi là một vùng đất nghèo,từ khi sinh ra tôi đã
thấu hiểu được một phần nỗi khổ ấy. Nhìn tấm lưng gầy của cha,bàn tay lam lũ của mẹ
tôi đã tự hứa với bản thân sau này phải cố gắng học thật tốt để giúp đỡ cha mẹ,còn một
phần lớn hơn là góp môt phần nhỏ bé vào sự phát triển của quê hương. Đối với tôi điều
quan trọng để phát triển kinh tế hay cuộc sống của một vùng phải phụ thuộc vào chất
lượng nguồn nhân lực của nơi đó.
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp,con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong tiến trình
phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại.Và Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài guồng
quay đó. Quảng Ngãi là tỉnh có nền giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo
dục. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nhìn
chung còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt
cũng như lâu dài.
Với lý do trên tôi chọn đề tài “Nguồn nhân lực chất lượng cao tại Quảng Ngãi,
thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho bài luận kết thúc môn với hy vọng những nghiên
cứu của bản thân có thể góp phần xây dựng quê hương ngày càng đi lên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
• Tổng quan lý luận cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao.
• Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi.

• Đề xuất các giải pháp thu hút, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

CHƯƠNG I
5


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO
1.1

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

1.1.1 Nguồn nhân lực

Nhân lực : “là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực, trí lực”.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:
-

Nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức
mạnh và tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. ( Nguyễn
Văn Dũng, 2011,Giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao , NXB Đại học
Đà Nẵng).

-

Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn có con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề
nghiệp…của mỗi cá nhân.

-


Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định
có khả năng tham gia lao động…

-

Điều 6 Bộ luật lao động quy định, “Người lao động là người có ít nhất đủ 15 tuổi trở lên,
có khả năng lao động và giao kết cộng đồng”.
1.1.2. Nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực quốc gia

-

“Nguồn nhân lực xã hội là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động.”

-

Nguồn nhân lực quốc gia là toàn bộ những người từ độ tuổi bước vào độ tuổi lao động trở
lên, có khả năng lao động, như vậy là không có giới hạn trên.
Nguồn nhân lực xã hội của một quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng nhất sau
đây:

-

Nguồn nhân lực là nguồn lực của con người.

-

Nguồn nhân lực xã hội phản ánh khả năng lao động của xã hội.

6



1.1.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao
“Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thị trường,
tức là có kiến thức, có kỹ năng, có thái độ, tác phong làm việc tốt,trách nhiệm với công
việc”.( Nguyễn Văn Dũng, 2011, Giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
NXB Đại học Đà Nẵng)
1.1.4. Các thành phần nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.4.1. Đội ngũ tri thức khoa học và công nghệ
Tri thức trong lĩnh vực khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.4.2. Đội ngũ công nhân tri thức
Giai cấp công nhân nước ta hiện nay có khoảng 4,53 triệu người, chiếm 6% dân số.
Cơ cấu thành phần của công nhân hiện nay rất phức tạp.
1.1.4.3. Đội ngũ những người thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực
ngành nghề truyền thống
Là những người làm trong lĩnh vực sản xuất các ngành nghề truyền thống được trạng
bị kiến thức, kỹ thuật hỗ trợ quá trình sản xuất.
1.1.4.4. Đội ngũ những người nông dân tri thức
Là những người làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được trang bị kiến thức, kỹ
thuật hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp.
1.2

VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đất nước
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi của kinh tế tri

thức, nguồn nhân lực phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Nguồn lao động phải được nâng cao về trình độ dân trí.
- Nguồn lao động phải có khả năng sáng tạo cao.

- Nguồn lao động phải có khả năng thích ứng và có tính linh hoạt cao.

7


1.2.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định nâng cao sức cạnh
tranh của Việt Nam thực hiện CNH, HĐH đất nước
-

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực chính quyết định quá trình và phát triển
kinh tế – xã hội.

-

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
sự nghiêp CNH, HĐH.

-

Khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh và mạnh quá trình phát triển kinh tế và
thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng
ngày càng được chú trọng phát triển hơn bao giờ hết.

-

Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

-

Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình hội nhập

vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
1.3

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO
1.3.1

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

“Là các biện pháp, cách thức cần thiết của nhà quản lý nhằm phát triển, nâng cao
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức, địa phương”.
( Nguyễn Văn Dũng, 2011, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, NXB Đà
Nẵng)
1.3.2

Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

1.3.2.1 Môi trường phát triển nhân lực chất lượng cao
-

Điều kiện làm việc tốt bao gồm cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm,
điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác.

-

Nhân lực chất lượng cao được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình.

-

Có cuộc sống ổn định.


-

Tạo ra môi trường lành mạnh trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân lực chất lượng cao
về với địa phương.
1.3.2.2 Chính sách phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
8


- Thực hiện tốt chính sách điều chỉnh số lượng và chất lượng dân số.
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.
- Hoàn thiện chính sách về tiền lương, nhà ở
- Hoàn thiện chính sách về luân chuyển, thăng tiến
- Có các chính sách để phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý
- Phân bố và điều chỉnh hợp lý nguồn nhân lực theo quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế


Các tỉnh miền núi phải chú ý thu hút đồng thời ba đội ngũ sau:

-

Đội ngũ lãnh đạo Đảng, quản lý nhà nước, quản lý hành chính

-

Đội ngũ quản lý doanh nghiệp

-


Đội ngũ khoa học, kỹ thuật
1.3.2.3 Tạo thị trường lao động cho nguồn nhân lực chất lượng cao

-

Tạo lập nguồn bổ sung nhân lực, thu hút được nhân tài

-

Thị trường lao động riêng góp phần tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm ứng viên đáp
ứng nhu cầu về lao động.

-

Thị trường lao động riêng là nơi cung cấp nguồn ứng viên có chất lượng, xét về lâu dài nó
là một yếu tố đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.

-

Việc tạo lâp thị trường lao động riêng sẽ tăng tính linh hoạt và cạnh của các cơ quan, tổ
chức.

-

Thị trường lao động riêng là một kênh quảng cáo cho cơ quan, tổ chức.

-

Thị trường lao động riêng cung cấp đầy đủ các loại thông tin của ứng viên, các loại ứng

viên hiện có trên thị trường.

-

Giảm chi phí đào tạo bồi dưỡng do lựa chọn được nguồn ứng viên phù hợp ngay từ khâu
tuyển dụng.

-

Thị trường lao động riêng giúp cho bản thân người lao động dễ dàng tìm kiếm công việc,
thị trường lao động là kênh thông tin hai chiều giữa nhà tuyển dụng và người lao động.
1.3.3

Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chỉ tiêu số lượng nguồn nhân lực :
9


 Chỉ tiêu này đánh giá mức độ thành công của chính sách phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao về mặt số lượng và là căn cứ để xây dựng kế hoạch thu hút.
 Chỉ tiêu này phản ánh sự phù hợp giữa số lượng công việc trên số lượng lao động.
 Chỉ tiêu số lượng thu hút nhằm trả lời cho câu hỏi với lượng công việc hiện tại thì sử

dụng đối tượng lao động như thế nào, số lượng bao nhiêu và nó đánh giá quá trình thu hút
có thực sự hợp lý hay không.
Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực
 Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá thông qua trình độ, bằng cấp


được đào tạo cũng như mức độ lành nghề trong công việc được bố trí.
 Chỉ tiêu này phản ánh quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất từ

thời điểm người lao động được đào tạo cơ bản cho tới khi người lao động vận dụng kiến
thức được trang bị cho nhóm công việc được phân công.
1.4.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1.4.1. Văn hóa xã hội
Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, các quy phạm tư tưởng và đạo đức…
tại nên lối sống văn hóa và môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và
nguồn lao động trong doanh nghiệp nói riêng.
Sự thay đổi các giá trị văn hóa của một nước sẽ tạo ra các thách thức cho công tác
quản lý nguồn nhân lực.
1.4.2. Sự phát triển của thị trường lao động
Phát triển thị trường lao động phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ
tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển con người.
1.4.3. Trình độ phát triển của Khoa học – Công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nguồn nhân lực.

10


Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự;
đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động
và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.
1.4.4. Yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình toàn cầu hóa
Xu thế quốc tế hóa ngày nay diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống xã hội mà điển

hình là trên lĩnh vực kinh tế.
-

Toàn cầu hóa kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định chinh trị và xã hội.

-

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu mà tính khách quan và phổ biến của nó bắt
nguồn từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước.
1.4.5 Hệ thống chính sách của Nhà nước
Đây là khung pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động.

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện
đảo, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi.
Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng, đất đai phần lớn là phù sa
nhiều cát, đất xấu.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010 đạt

18,66.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2006-2010, kinh tế của tỉnh không những
tăng trưởng cao mà cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải
quyết nhiều vấn đề xã hội.
Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động tập trung
vào các ngành sau đây: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại
và dịch vụ.
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế so với năm 2001
(giá so sánh năm 1994)
Đơn vị tinh: Tỉ đồng
NĂM
2001
2002

TỔNG
SỐ

N-LNGƯ

507.148 374.355
510.800 410.665

CN-XD TM-DV
35.633
52.187

Chỉ số phát triển (%)
Chung

NLN
CN và
DV
XD
97.160 113,52 112,51
114,95 117,02
118.947 114,72 109,70
146,46 122,42
12


2003
609.830 391.268
2004
780.000 518.278
2005
836.768 554.250
2006
928.460 564.067
2007
987.119 543.555
2008 1.120.233 534.472
2009 1.336.974 598.448

76.750
104.882
109.053
127.877
107.489
160.760

279.401

141.811
156.840
173.465
236.516
306.075
425.001
459.125

104,82
127,90
107,28
110,96
106,32
117,04
119,35

95,28
132,46
106,94
101,77
96,36
98,33
111, 97

147,07
136,65
103,98
117,226

107,52
116,93
173,80

119,22
110,06
110,06
136,35
129,41
138,86
108,03

2010 1.627.023 624.140 452.427

550.456

121,69

104,29

161,93

119,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2001 – 2010
Chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của tỉnh hàng năm
đều tăng, tốc độ phát triển cao nhất là năm 2004, kế đến là 2010 - 2009 – 2008; so với các
ngành tốc độ phát triển của ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên đáng kể từ 114,95%
năm 2001 tăng lên 161,93% năm 2010, tốc độ tăng trưởng đó thích ứng với định hướng
phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi.


2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI
2.2.1. Thực trạng dân số tỉnh Quảng Ngãi
Dân số tỉnh Quảng Ngãi tăng lên hàng năm vào năm 2005 chỉ 1.210.000 người, đến
2010 đã là 1.218.621 người.
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi
Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực
Trong năm 2013, cả tỉnh có 88.340 người, tương ứng với 12,1% đã được đào tạo
đang tham gia làm việc trên tổng số 730.661 người đang làm việc.

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, năm 2013
Đơn vị tính: Phần trăm

Giới tính/ Khu vực

Tổng số

Dạy nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học
trở lên
13


Toàn tỉnh

Nam
Nữ
Chênh lệch
Thành thị
Nông thôn
Chênh lệch

13,2
14,5
10,1
4,4
25,9
10,1
15,8

2,7
4,9
0,5
4,4
4,9
2,3
2,6

3,9
4,0
3,9
0,1
6,8
3,5
3,3


2,2
1,9
2,5
0,6
2,8
2,1
0,7

3,4
3,7
3,2
0,5
11,3
2,1
9,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 2.2 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo giữa nam và nữ mức chênh lệch 4,4%. (nam là 14,5% và nữ là 10,1%). Tương tự
vậy, cũng có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa
thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 22,5% (thành thị là 25,9% và nông thôn là
10,1%).
Trong dãy số liệu ta thấy rằng, xu hướng học cao đẳng và sử dụng trình độ cao đẳng
trong nền kinh tế thấp, do đó tỉ lệ chênh lệch về lao động đang làm việc đã qua đào tạo
cũng không đáng kể giữa nam và nữ cũng như thành thị và nông thôn ở nhóm trình độ
này. Chất lượng việc làm của tỉnh còn thấp và không đồng đều giữa các vùng. Lao động
có kỹ năng, đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp là tiền đề quan trọng cho sự phát triển
bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công

nghệ hiện đại và hoạt động quản lý.
∗ Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, năm 2013
Đơn vị tính: Phần trăm

Trình độ học vấn
Tổng số
Chưa đi học
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học

Tổng số
100
9,0
16,4
28,4

Nam
100
4,6
13,0
29,5

Nữ
100
13,6
19,9
27,3


% Nữ
49,2
74,2
59,8
47,2
14


Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
Trình độ chuyên môn kĩ
thuật

26,2
7,7

28,8
9,6

23,4
5,7

44,1
36,7

12,3

14,5

10,1


40,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2013

Trong bảng 2.3, tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm khá cao 9%
trong tổng số lao động, trong đó nữ không đi học chiếm rất nhiều so với nam (74,2%), lực
lượng này chủ yếu ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Hơn một nửa số lao động
trong nền kinh tế tốt nghiệp từ tiểu học (28,6%) đến trung học cơ sở (26,2%). Ở các trình
độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến tốt nghiệp tiểu học) thì nữ chiếm số đông
hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ. Điều này
cho thấy, vẫn còn sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục phổ thông của lực lượng lao
động.

∗ Cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp

Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu nghề nghiệp của LLLĐ có việc làm, năm 2013

Nghề nghiệp
Các nhà lãnh đạo trong các ngành,
các cấp và các cấp đơn vị
CMKT bậc cao trong các lĩnh vực
CMKT bậc trung trong các lĩnh
vực
Nhân viên
Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ
trật tự, ATXH và bán hàng có kỹ
thuật
LĐ có kỹ thuật trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản

Thợ thủ công có kỹ thuật lắp ráp và
vận hành máy móc, thiết bị
Thợ thủ công có kỹ thuật và các

Số người
có việc
làm
(người)

(%)
Nữ

Tỷ trọng (%)
Tổng số

Nam

Nữ

10.029
25.186

1,4
3,4

2,4
3,0

0,4
4,1


13,9
56,8

17.260
8.332

2,4
1,1

2,2
1,1

2,6
1,2

53,7
51,1

82.285

11,2

6,3

15,9

70,9

46.765


6,4

8.8

3,9

30,0

24.534
73.535

3,4
10,1

5,1
14,4

1,7
5,2

24,6
25,8
15


thợ kỹ thuật khác có liên quan
Lao động giản đơn
Lực lượng quân đội


441.815
920

60,5
0,1

56,5
0,2

65,0
0*

52,7
4,7

* Nữ tham gia lực lượng quân đội: 0,01%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2013

Trong năm 2013 bảng 2.4 cho thấy, có 60,5% "Lao động giản đơn" (441.815người).
Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự ATXH và bán
hàng" (82.285 người tương đương 11,2%); "Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư
nghiệp" (46.765 người tương đương 6,4%) và "Thợ thủ công và các thợ khác có liên
quan" (73.535 người tương đương 10,1%). Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật bậc cao và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm tỷ trọng
khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc (tỷ lệ tương ứng là 3,4% và 2,4%).
Có tới 5 trong 10 nhóm nghề sử dụng ít lao động nữ hơn nam giới, đặc biệt chỉ có 13,9%
nữ giới là "Nhà lãnh đạo", tỉ lệ này cho thấy nữ giới tham gia điều hành các hoạt động
kinh tế còn rất thấp. Nhóm nghề sử dụng nhiều lao động nữ hơn nam giới nhất (70,9%) đó
là dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng. Các nhóm nghề khác sử dụng số lượng lao động
nữ nhiều hơn nam nhưng không đáng kể là chuyên môn kỹ thuật bậc cao (56,8%), chuyên

môn kỹ thuật bậc trung (53,7%) và lao động giản đơn (52,7%).
∗ Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước, quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động
trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, so với cả nước và một số tỉnh trong khu vực miền
trung, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh
đang diễn ra chậm.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế, chia theo thành thị, nông
thôn,năm 2013
Đơn vị tính: Phần trăm

Tổng số
Tổng số
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

100
64,0
13,0
23,0

Thành thị
100
27,5
22,5
50,0

Nông thôn
100

70,1
11,2
18,7

16


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, năm
2013

Bảng 2.5, tỷ trọng lao động sản xuất nông lâm thuỷ sản còn cao (64%), trong khi lao
động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng (12,8%) và dịch vụ (23,2%). Tương tự cơ cấu
lao động trong các ngành kinh tế cũng thay đổi chậm. So sánh cơ cấu lao động ở hai khu
vực thành thị và nông thôn cho thấy: khu vực nông thôn số lượng lao động trong nông
nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn (71,1%), trong khi công nghiệp (11,2%), dịch vụ (18,7%)
điều này cho thấy, chính sách phát triển các làng nghề, hoạt động sản xuất công nghiệp,
dịch vụ còn tập trung ở thành thị.

17




Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế, năm 2013
Đơn vị tính: Phần trăm

Ngành kinh tế

100

64,3
0,0
7,3

100
62,2
0,0
7,0

%
Nữ
100 49,2
66,2 50.8
0,0
7,6 51,1

0,1

0,2

0,0 10,5

0,1

0,1

0,1 59,3

5,3


9,4

1,0

9,5

6,7

2,3
2,9
0,1
0,3
0,0
0,2
0,1

4.4
1,5
0,2
0,2
0,0
0,4
0,2

0,1
4,5
0,1
0,4
0,0
0,0

0,1

2,6

3,7

1,4 26,8

3,2
0,6
0,2
0,8

2,0
0,5
0,1
1,2

4,4
0,7
0,3
0,5

0,1

0,0

0,2 94,4

0,0


0,0

0,0

Tổng số

Tổng số
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sx và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hòa không khí
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải
Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và các xe có động cơ khác.
Vận tải kho bãi
Dịch vụ lưu trữ và ăn uống
Thông tin và truyền thông
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động KD bất động sản
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Hoạt
động
của
ĐCS,TCCTXH,QLNN,ANQP,BĐXH bắt buộc
Giáo dục và đào tạo

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia
đình
Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

Nam

Nữ

9,4

12,4 64,1
2,5
74,7
35,4
70,6
0,0
8,8
34,9

68,2
58,7
70,1
27,2
0,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013


Bảng 2.6, số liệu phản ánh cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế và theo
giới tính. Đáng chú ý, hơn một nửa tổng số lao động có việc làm trong ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Một số ngành khác có tỷ trọng tương đối lớn trong các
ngành là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 7,3%, bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 9,5% và xây dựng chiếm 5,3%. Chênh lệch giới
18


tính trong một số ngành kinh tế khá rõ, có những ngành tỷ trọng lao động nữ trong tổng
số lao động của ngành khá thấp, như vận tải kho bãi (2,5%), xây dựng (9,4%) và hoạt
động chuyên môn, khoa học và công nghệ (8,7%). Ngược lại, có những ngành chủ yếu là
lao động nữ, như: hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình (94,4%), giáo
dục và đào tạo (68,2%), nghệ thuật vui chơi và giải trí (70,1%), dịch vụ lưu trú và ăn uống
(74,7%) và hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (70,6%).
∗ Cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế

Trong cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế thì loại hình kinh tế nông
lâm thuỷ sản/ cá nhân và cá thể chiếm tới 87,7% tương đương với 268.219 người, trong
đó nông lâm nghiệp thuỷ sản là chủ yếu, điều này do đặc thù kinh tế và điều kiện phát
triển của tỉnh. Ngược lại, loại hình kinh tế tập thể chỉ chiếm 0,2% vì loại hình kinh tế này
hiện tại phát huy hiệu quả kinh doanh và không thích hợp trong điều kiện phát triển do
vậy thu hút ít lao động. Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ có 0,3% điều
này cho thấy trong những năm vừa qua mức hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư của
tỉnh chưa cao, vì thế chưa có nhiều doanh nghiệp FDI mạnh dạn đầu tư trong tỉnh. Tuy
nhiên, kỳ vọng trong các năm tiếp theo việc xây dựng một số khu công nghiệp có vốn
FDI sẽ thu hút được nhiều lao động hoạt động trong loại hình này, đồng thời tạo thêm
được công ăn việc làm cho người lao động.
Xét về tỷ trọng sử dụng lao động theo giới tính của các loại hình kinh tế cho thấy, tất
cả các loại hình kinh tế đều sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, trừ loại hình
kinh tế vốn đầu tư nước ngoài có số lao động nữ chiếm 87,2%. Trong số hơn 1.968 lao

động nữ làm việc cho loại hình kinh tế vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu làm việc trong
ngành công nghiệp dệt may (giày da) và làm nghề vận hành máy móc thiết bị (chủ yếu là
vận hành máy may công nghiệp).
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động chia theo các loại hình kinh tế và giới tính, năm 2003
Đơn vị tính: Phần trăm

Loại hình kinh tế
Tổng số
Hộ nông, lâm, thủy sản/

Số người có việc
làm (người)
730.661
580.303

Tổng số
(%)
100
79,4

Nam
(%)
100
77,4

Nữ (%)
100
82,5

%

Nữ
49,3
19


cá nhân
Hộ sản xuất kinh doanh
cá thể
Tập thể
Tư nhân
Nhà nước
Vốn đầu tư nước ngoài

58.448

8,0

9,6

5,8

1.386
32.068
56.198
2.258

0,2
4,4
7,7
0,3


0,4
4,9
7,6
0,1

0,0
3,7
7,4
0,6

49,6
0,0
42,4
48,6
87,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013

2.2.3. Những kết quả đạt được và những thách thức đặt ra đối với nguồn nhân lực
chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
2.2.3.1.

Những kết quả đạt được

Số lượng lao động trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên tăng
lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Cơ cấu lao động dần dần dịch chuyển theo hướng giảm lao
động nông nghiệp, tăng số lượng lao động ngành công nghiệp – xây dựng, ngành thương
mại – dịch vụ cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.
Những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất


2.2.3.2.
-

lượng cao
Các chính sách được ban hành chậm, thiếu tính đột phá.
Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh còn chưa cao.
Thiếu tính định hướng của các chính sách ưu đãi
Thiếu tính đồng bộ trong các giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
Thiếu sự kiểm tra, đánh giá, giám sát trong thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút nhân

-

lực chất lượng cao.
2.2.3.3. Những thách thức đặt ra đối với nguồn nhân lực
Chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn nhân lực, cơ cấu trình độ lực lượng lao động theo trình

-

độ chuyên môn – kỹ thuật có bất hợp lý, chất lượng thấp và chất lượng không đều.
Phân bố lao động kỹ thuật chưa hợp lý – có sự phân mảng.
Mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo.

20


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nhân lực chất lượng cao

-

Tiêu chí định lượng:
Tiêu chí bằng cấp;
Tiêu chí kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin trong quá trình lao

-

động;
Ký năng biết, sử dụng ngoại ngữ trong quá trình giao tiếp và làm việc với người nước

-

ngoài, sử dụng tài liệu nước ngoài.
∗ Tiêu chí định tính:
Kỹ năng lao động, làm việc tốt, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng
Tác phong làm việc đảm bảo thực hiện hiệu quả công việc được giao;
Niềm hăng say, ham mê nghề nghiệp, chuyên môn;
Khả năng sáng tạo trong lao động;
Khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc mới, công nghệ, phương tiện làm việc



mới.
3.2. Thực hiện tốt chính sách điều chỉnh số lượng và chất lượng dân số
Quy mô dân số, hoàn cảnh kinh tế có liên quan mật thiết đến việc tổ chức chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và do có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất
lượng nguồn nhân lực…
Thay vì tập trung hạn chế tốc độ tăng dân số nên tập trung nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nâng cao dịch vụ xã hội để chăm lo sức khỏe bà mẹ

sinh sản, giảm tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, duy trì và đẩy mạnh việc
thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình theo hướng hạn chế tối đa việc can thiệp giới
21


tính khi sinh để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính, truyền sâu rộng tới tất cả các đối
tượng đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… để từng bước ổn định cơ cấu
nguồn nhân lực, tăng cường sức khỏe và trí lực cho nguồn lao động.
3.3. Phát triển thị trường lao động và hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực chất
lượng cao
Hình thành một “ Trung tâm thông tin về dự báo thị trường lao động”.
3.4. Xây dựng, hoàn thiện chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi đã ban hành, có sửa đổi, bổ sung để thu hút
lao động có trình độ về tỉnh công tác, nghiên cứu.
3.5. Hoàn thiện chính sách về tiền lương, nhà ở
Chính sách tiền lương là một trong những chính sách có vai trò quan trọng trong việc
thu hút nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
3.6. Phân bố và điều chỉnh hợp lý nguồn nhân lực theo quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
-

Tích cực phát triển kinh tế, kinh tế trang trại, tạo xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất,

-

nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định.
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Kiềm giảm tối đa tốc độ số lượng dân di cư tự do.
Điều chỉnh kịp thời và hợp lý mật độ dân cư và lao động trong độ tuổi giữa khu vực thành
thị và khu vực nông thôn.

3.7. Chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực

-

Vấn đề đặt ra là phải sử dụng trước hết lực lượng lao động tại chỗ.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát
triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm mới.
3.8. Hoàn thiện chính sách về luân chuyển, thăng tiến
Trong chính sách ưu đãi, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần có chính sách
luân chuyển, thăng tiến cho phù hợp.
3.9. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng
cao

22


Trong giai đoạn hiện nay, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
đến tất cả mọi tổ chức, cá nhân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực chất lượng cao cũng
như những thông tin cần thiết về cung – cầu nhân lực của tỉnh Quảng Ngãi.
3.10. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về thu hút, phát triển nhân lực
Phải hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản
lý phát triển nhân lực.
3.11. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
-

Để thực hiện tốt nội dung này, chúng ta cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng

-


lập nghiệp.
Tạo môi trường xã hội thuận lợi để xây dựng xã hội học tập, quan tâm đào tạo các ngành,
nghề mũi nhọn.
3.12. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thu hút,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cơ chế, chính sách có vai trò rất quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế – xã
hội.
3.13. Tăng cường, mở rộng sự phối hợp và hợp tác trong thu hút, phát triển nguồn
nhân lực

-

Để gia tăng năng lực, tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, cần tăng cường và mở rộng
hơn nữa sự phối hợp, hợp tác giữa các ngành, các địa phương để thu hút, phát triển nhân
lực dưới nhiều hình thức như xuất khẩu lao động, khuyến khích du học, thu hút những

-

người có năng lực tốt về công tác tại tỉnh,…
Duy trì, thúc đẩy hơn nữa việc liên kết đào tạo giữa các trường đào tạo chuyên môn kỹ
thuật ở mọi trình độ, ưu tiên liên kết một số trường ở các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Quy Nhơn. Củng cố và xây dựng một một số trường đại học và trường nghề
theo hướng đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao, đặc biệt là các trường đào tạo nghề.
Không mở rộng và xóa bỏ các ngành nghề không phù hợp ở địa phương nhằm nâng cao
số lượng và chất lượng lao động.

23


KẾT LUẬN

Với việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã khẳng định vị thế
của đất nước ta đối với các quốc gia trên thế giới, đồng thời minh chứng cho quá trình hội
nhập sâu và rộng của Việt Nam. Đối với tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung
“ thách thức đang là trước mắt và cơ hội là tiềm năng”, để vươn ra được với thế giới về tài
nguyên, con người, cơ chế chính sách, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị,…
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành thông dụng vốn và lao động giải
quyết một lượng lớn nguồn nhân lực đồng thời phát triển những ngành đòi hỏi hàm lượng
chất xám cao, tranh thủ công nghệ nước ngoài rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước.
Để thực hiện được điều mong muốn đó, nguồn vốn, nguồn nhân lực đóng vai trò then
chốt, quyết định hơn cả nguồn vốn và công nghệ trong giai đoạn hiện nay. Bằng phương
pháp biện chứng duy vật gắn với các logic lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát, chứng
minh: Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ nhất, tiểu luận trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nguồn
nhân lực, các khái niệm về nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế.
Thứ hai, từ những lý luận trên soi rọi vào thực tiễn của địa phương, tiểu luận phân
tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi qua các khía cạnh: về số lượng, cơ cấu
đào tạo, cơ cấu sử dụng trong các ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, tuổi tác, hiệu
quả sử dụng,… Từ đó, làm rõ những mặt đạt được đồng thời đưa ra những tồn tại, hạn chế
và đánh giá những nguyên nhân của vấn đề trên.
Một là, trong những năm gần đây, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
của tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: gia tăng về số lượng
và chất lượng cùng với yếu tố vốn, quản lý và công nghệ đóng góp ngày càng nhiều cho
tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần
cải thiện đáng kể tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số nguồn nhân lực.
Hai là, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quá trình đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh còn nhiều tồn tại như: phát triển nguồn nhân lực
24



chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của tỉnh, sự bất cập về đào tạo và phân bố sử
dụng gây sự lãng phí, lao động được đào tạo chưa phát huy khả năng sáng tạo của mình
Tiểu luận còn nêu những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong thời gian tới.
Thứ ba, Tiểu luận đưa ra những ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
Với những kết quả nghiên cứu của Tiểu luận, trong quá trình đổi mới, phát triển
nguồn nhân lực trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng còn nhiều vấn đề
mới cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Tôi hy vọng rằng Tiểu
luận “ Nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi.Thực trạng và giải pháp” đã
đóng góp một phần nào đó vào mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên,
với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn Tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong được sự góp ý của các giảng viên để Tiểu luận được bổ sung đầy đủ về mặt
lý luận cũng như thực tiễn cho Tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn./.

25


×