Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đặc điểm nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An. THỰC TRẠNG, GIÁI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.41 KB, 23 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
----------*****----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NGUỒN NHÂN LỰC

PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH NGHỆ AN.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LỚP: Đ14NL4
SINH VIỆN THỰC HIỆN: VŨ THANH LONG
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1453404041205
SỐ BÁO DANH: 201
GVBM: Ths.ĐOÀN THỊ THỦY
TP HCM, NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước khá rộng lớn với tổng số 63 tỉnh thành được chia làm ba khu
vực bắc, trung, nam với những đặc thù riêng biệt. Ngoài những yếu tố quan trọng để phát
triển kinh tế bên cạnh đó nước ta có một lực lượng nguồn nhân lực dồi dào là tiềm năng
to lớn để phát triển nền kinh tế nước nhà theo kịp các nước trong và ngoài khu vực trong
thời kỳ công ngiệp hóa, hiện đại hóa. Nguồn nhân lực là một nguồn lực vô hạn không một
nguồn lực nào có thể thay thế, nó có khả năng sử dụng và hợp lý hóa tối đa các nguồn lực
khác, đây là một nguồn lực quy báu là tài nguyên vô hạn của đất nước. Tuy nhiên nguồn
nhân lực nước ta có sự phân bố không đồng đều giữ các vùng miền, các địa phương và
ngay chính trong từng tỉnh thành. Điều này là một trong những mối quan tâm lớn đối với
nước ta. Nó không chỉ gây nên sự mất cân đối về sự phân đó nguồn nhân lực giữa thành
thị và nông thôn, giữa các ngành kinh tế và cả giới tính. Nó gây ra sức ép về giải quyết
việc làm cho người lap động, nếu phân bố nguồn nhân lực không hợp lý còn nâng cao tỉ lệ


thất nghiệp lên, tệ nạn xã hội tăng cao, nhà nước phải chi một nguồn lớn để chi trả phúc
lợi xã hội. Một đất nước dù có phát triển đến đâu nhưng không đảm bảo chất lượng nguồn
nhân lực thì đất nước đó cũng không thể trường tồn bền vững. Chính vì lý do đó Đảng và
nhà nước ta luôn có nhiều chính sách phù hợp để phân bố nguồn nhân lực sao cho hợp lý
nhất như có những chính sách khuyến khích người lao động đến khu vực còn nghèo nàn
về nguồn nhân lực, xây dựng các cơ sở doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
ở những khu vực đó. Cũng như các tỉnh thành khác, cũng vì những nguyên nhân trên mà
hôm nay, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phân bố nguồn nhân lực tại Nghệ An. Thực
trạng và giải pháp” với diện tích lớn nhất cả nước, dân số đông đúc, ở khu vực này sản
xuất nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của khu vực, tuy
nhiên du lịch ở khu vực này cũng nhằm phân tích và có một tiềm năng phát triển
bền vững với 83 km đường biển, đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế
hiện nay cũng như tìm được cách hoạt động hiệu quả cho nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An.


Chính vì lẽ đó tôi xin trình bày một số đặc điểm nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An để hiểu rõ
thêm vì sao nguồn nhân lực mang tên xứ Nghệ lại có vai trò quan trọng như vậy. Bài tiểu
của tôi gồm ba chương như sau:
Chương I: Tổng quan về phân bố nguồn nhân lực
Chương II: Thực trạng phân bố nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng tại Nghệ An
Chương III: Biện pháp can thiệp để cải thiện nguồn nhân lực tại Nghệ An


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố nguồn nhân lực theo giới tính tỉnh Nghệ An: 2010-2014
Bảng 2.2: Phân bố nguồn theo thành thị và nông thôn tỉnh Nghệ An: 2010-2014
Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp của nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An :2010-2014
Bảng 2.4: Phân bố nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế tỉnh Nghệ An: 2011-2014


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: So sánh tỉ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị và nông thôn


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với số dân khoảng hơn ba triệu
người thì đó được xem là nguồn nhân lực vô cùng dồi dào nhưng vấn đề nguồn nhân lực
chưa được phân bố hợp lý. Riêng bản thân tôi khi học Môn Nguồn Nhân Lực nhận thấy
nguồn nhân lực ngày càng có vai trò quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp việc tăng trưởng
kinh tế cải thiện đời sống xã hội Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Vấn đề
phân bố nguồn nhân lực đang là một trong những vấn đề cần được giải quyết hàng đầu vì
nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế. Do vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài
này để làm rõ hơn kết cấu nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu nghiên cứu:
-Nhằm tìm hiểu phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra những
nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều về nguồn nhân lực ở khu vực ngành
kinh tế, ở thành thị, nông thôn và theo giới tính.
-Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động, giải quyết được sự phân bố
không đồng đều của nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Khái niệm.
1.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực
phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống,
chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v… Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài

năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách (Nguyễn Tiệp,2011,Trang
316).
1.1.2.Chất lượng nguồn nhân lực
Chất luợng nguồn nhân lực tức là các yếu tố thuộc về nguồn nhân lực được thể hiện ở
nhiều mặt như sau:
-Sức khỏe của nguồn nhân lực: Sức khỏe là sự phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và
tinh thần của con người
-Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của người lao
động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội.
-Trình độ chuyên môn- kỹ thuật của nguồn nhân lực (cấp trình độ được đào tạo): là sự
hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về một nghề nghiệp nhất định.
-Năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp (khả năng thực tế về chuyên môn- kỹ
thuật)
-Tính năng động xã hội (khả năng sáng tạo, thích ứng linh hoạt, nhanh nhạy với công việc
và xã hội; mức độ sẵn sàng tham gia lao động...)
-Phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc và môi trường làm việc...
6


-Hiệu quả hoạt động lao động của nguồn nhân lực
-Thu nhập, mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân (nhu cầu vật chất và tinh thần)
của người lao động.
1.2.Phân loại nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được phân theo các loại sau:
-Phân bố theo giới tính.
-Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị nông thôn.
-Phân bố nguồn nhân lực theo ngành kinh tế.
1.3.Vai trò của nguồn nhân lực
Vai trò chi phối, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất trong đó người lao động là

yếu tố quan trọng hàng đầu.
-Con người là động lực của sự phát triển
Chính con người là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang
lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học và
công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lượng sản xuất thì con người lại là nhân tố
tạo ra các tư liệu lao động hiện đại, sử dụng, khai thác đưa chúng vào hoạt động lao động
-Con người là mục tiêu của sự phát triển
Việc sản xuất cung ứng nhiều hay ít hàng hoá phụ thuộc vào nhu cầu của con người, mà
theo thời gian nhu cầu của con người lại vô cùng phong phú, đa dạng nên đặt ra yêu cầu
hàng hoá sản xuất phải phong phú về số lượng cũng như chủng loại. Do vậy phát triển
kinh tế xã hội suy cho cùng là vì con người.
-Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội
Có thể nói nguồn nhân lực là một nguồn lực có vai trò quan trọng quyết định tới sự phát
triển của kinh tế xã hội. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư mang lại hiệu quả lâu dài và
bền vững nhất.
7


1.4.Kết cấu của nguồn nhân lực.
1.4.1.Kết cấu nguồn nhân lực theo khả năng và mức độ tham gia hoạt động kinh tế
-Nguồn nhân lực trong tuổi lao động: bao gồm toàn bộ những nguời nằm trong độ tuổi lao
động và có khả năng lao động, đuược quy định bởi pháp luật lao động của một quốc gia.
-Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế bao gồm: Những người trong độ tuổi lao
động đang làm việc. Những người trên độ tuổi lao động đang làm việc. Những người
trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc, đang tìm việc (lao
động thất nghiệp). Còn là bộ phận năng động nhất của nguồn nhân lực.
-Bộ phận nguồn nhân lực dự trữ: Là một phần của nguồn nhân lực trong tuổi lao động
nhưng hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế và khi cần có thể huy động được.
1.4.2. Kết cấu nguồn nhân lực căn cứ vào vị trí của bộ phận nguồn nhân lực
Vị trí của bộ phận nguồn nhân lực được chia thành 3 loại:

-Nguồn nhân lực chính: Là nguồn nhân lực có năng lực lao động lớn nhất , giữ vai trò
trọng trách chủ yếu các quá trình hoạt động kinh tế của đất nước (Nguồn nhân lực trong
độ tuổi lao động).
-Nguồn nhân lực phụ: Với thời gian nhất định và tùy theo sức của mình có thể tham gia
vào các hoạt động kinh tế. Là bộ phận nằm ngoài độ tuổi lao động ( những người trên và
dưới độ tuổi lao động).
-Nguồn nhân lực bổ sung: Là bộ phận nguồn nhân lực được bổ sung từ các nguồn khác,
sẵn sàng tham gia làm việc, như số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp ra trường, số
người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người lao động ở nước ngoài về, tù nhân mãn hạn…

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An

8


Lực lượng lao động tương đối dồi dào về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên còn có sự
phân bố không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các thành phần kinh tế
và các ngành kinh tế.
Lao động khu vực tỉnh Nghệ An chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác
đánh bắt hải sản. Do có đường bờ biển tương đối dài nên ngành du lịch ở đây phát triển
mạnh mẽ.
Trình độ dân trí , chuyên môn kỹ thuật của người lao động phân theo khu vực có sự khác
nhau rõ ràng dẫn đến chất lượng của một số ngành nghề thiếu đồng bộ với nhau
Trình độ dân trí còn thấp, tuy nhiên Đảng và nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao
động ra nước ngoài làm việc đã góp phần thu nhỏ tăng trưởng kinh tế khu vực, nhưng đây
lại là một rào cản gây bất lợi về nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên

Dân số của tỉnh Nghệ An là 3.037.400 người với mật độ dân số là 184,0 người/km 2 .
Nghệ An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Với tổng
diện tích là 16.490 km2 lượng mưa trung bình hàng năm 1.670 mm. Nhiệt độ trung bình
vào khoảng 25,2oC điều kiện khí hậu có phần khắc nghiệt thường xuyên bị mưa bão lũ lụt
dẫn đến sự chuyển dịch một lực lượng không nhỏ nguồn nhân lực từ khu vực nông thôn
lên các khu vực khác.
Nghệ An là tỉnh có đầy đủ địa hình đồng bằng và ven biển, núi cao, trung du. Phía Tây là
dãy núi Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi mà có 5 huyện là núi cao. Các huyện, thị
còn lại là trung du và ven biển là một đặc điểm gây cản trở trong việc phân bố đồng đều
nguồn nhân lực giữa các địa phương của tỉnh. Nghệ An còn có 82 km bờ biển với nhiều
bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò thơ mộng nổi tiếng xứ
Nghệ, bãi Cửa Hội, bãi Nghi Thiết, Bãi Lữ.

9


2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Vùng đất này chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp nên thu nhập của người
lao động không cao, và một phần điều kiện tự nhiên ở đây khắc nghiệt do đó một bộ phận
nguồn nhân lực của tỉnh đã chọ cách xuất khẩu lao động để tìm kiếm thu nhập cho cuộc
sống của người dân ổn định hơn.
Bên cạnh đó ngành công nhiệp cũng có chỗ đứng nhất định giúp Nghệ An xếp ở vị trí thứ
28/63 tỉnh thành trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt
Nam năm 2014. Ngành công nghiệp Nghệ An tập trung phát triển nhiều ngành công
nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm- đồ uống, chế biến thủy hải sản,
dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất
bao bì, nhựa, giấy, các làng nghề,… Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các khu công
nghiệp lớn như Khu công nghiệp đô thị Việt Nam Singapore, Khu công nghiệp Bắc Vinh,
Khu công nghiệp Diễn Hồng- Diễn Châu và còn nhiều khu công nghiệp lớn khác giải
quyết được việc làm cho người lao động ở nông thôn, giảm sức ép về vấn đề phúc lợi xã

hội, giảm tỷ lệ phân bố nguồn nhân lực không đồng đều.
Trong đó có Thành Phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam trên cả ba
con đường đường bộ (nhiều tuyến đường Quốc lộ như 1A chạy xuyên qua trung tâm
thành phố, quốc lộ 7,...), đường sắt (Ga Vinh), đường thủy (có cảng Bến Thủy) và đường
hàng không (có cả sân bay Vinh) nắm giữ vị trí vận chuyển trọng điểm từ Bắc vào Nam
và ngược lại. Đồng thời rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực
và quốc tế.
Về du lịch: là xứ sở của các lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư,
Đua thuyền,…Đặc biệt là khu di tích Kim Liên quê hương của Hồ Chí Minh hàng năm
đón gần hai triệu nhân dân và du khách đến tham quan và nghiên cứu. Nghệ An còn lưu
giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hóa truyền
thống là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ AN phát triển.
Về Văn hóa - xã hội: Tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực
của tỉnh nói chung và đối với những thành phần lao động còn khó khăn, đồng bào dân tộc
10


thiểu số góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đồng thời có những
chính sách giải quyết việc làm cho người lao động phù hợp với cung cầu thị trường hiện
nay. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp tỉnh nghệ An được giảm xuống đáng kể trong những năm
gần đây chỉ dao động ở mức <4 %/năm.
2.3. Vai trò của nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An
Trong lĩnh vực nông lâm thủy sản với lực lượng nguồn nhân lực tương đối lớn là điều
kiện thuận lợi để phát triển nâng cao chất lượng ở khu vực này.
Trong lĩnh vực công nghiệp nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An là một tiềm năng vô cùng lớn
để phát triển công nghiệp hiện đại vào nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của đất
nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong lĩnh vực du lịch nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An đã thu về một nguồn kinh tế lớn để
tăng trưởng và phát triển kinh tế Nghệ An.
2.4 Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Nhệ An


Bảng 2.1: Phân bố nguồn nhân lực theo giới tính tỉnh Nghệ An: 2010-2014
Đơn vị tính: người

2010

2011

2012

2013

2014

Năm

Chỉ tiêu
Tổng số
Nam
Nữ

1.752.133
866.284
885.849

1.757.838
880.890
876.948

1.826.275

922.384
903.891

1.920.399
957.057
963.342

1.953.101
975.042
978.059

Nguồn: Tổng Cục thống kê tỉnh Nghệ An (2014)

Bảng 2.2: Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị và nông thôn tỉnh Nghệ An: 20102014
11


Đơn vị tính: người

2010

2011

2012

2013

2014

Năm


Chỉ tiêu
Tổng số
Thành thị
Nông thôn

1.752.133
207.602
1.544.531

1.757.838
223.811
1.534.027

1.826.275
229.989
1.596.286

1.920.399
242.276
1.678.123

1.953.101
282.358
1.670.743

Nguồn: Tổng Cục thống kê tỉnh Nghệ An (2014)

Qua hai bảng số liệu Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho ta thấy:
Tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch không quá lớn, cụ thể năm 2010 nữ chiếm 50,56%

cao hơn 1,02 lần so với nam giới, năm 2011 nữ chiếm 49,89% thấp hơn 0,99 lần so với
nam giới, năm 2012 nữ chiếm 49,49% thấp hơn 0,98 lần so với nam giới, năm 2013 nữ
chiếm 50,16% cao hơn 1,01 lần so với nam giới, năm 2014 nữ chiếm 50,08% cao hơn
1,01 lần so với nam giới.
Sự phân bố nguồn nhân lược giữa thành thị và nông thôn chênh lệch là khá lớn, cụ thể là:
Năm 2010 nguồn nhân lực nông thôn chiếm 88,15% gấp tới 7,44 lần so với thành thị,
năm 2011 nguồn nhân lực nông thôn chiếm 87,27% gấp tới 6,85 lần so với thành thị, năm
2012 nguồn nhân lực nông thôn chiếm 87,41% gấp tới 6,94 lần so với thành thị,
năm 2013 nguồn nhân lực nông thôn chiếm 87,38% gấp tới 6,93 lần so với thành thị,
năm 2014 nguồn nhân lực nông thôn chiếm 85,54% gấp tới 5,92 lần so với thành thị
Ưu điểm: Sự phân bố nguồn nhân lực tương đối đều giữa thị và nông thôn là một kết cấu
đáng mừng đối với tỉnh Nghệ An, sự phân bố này tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát
triển nguồn nhân lực trong từng nghành nghề của khu vực, giảm thiểu được tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm ở cả hai khu vực. Không những thế điều này giúp giảm sức ép
lực lượng lao động quá đông ở khu vực thành thị, giảm thiểu một phần rất lớn phúc lợi xã
hội.
Nhược điểm: Nông thôn là khu vực với nông nghiệp là nền tảng sản xuất từ bao đời nay,
do đó với một nguồn nhân lực chỉ nhiều hơn thành thị không đáng kể sẽ dẫn đến thiếu
nguồn nhân lực ở khu vực này, bên cạnh đó sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nhưng tỉ lệ
12


nữ chiếm quá đông trong nguồn nhân lực gây khăn trong việc sản xuất nông nghiệp
(những công việc trong lĩnh vực nông nghiệp là những công việc tương đối nặng nhọc đòi
hỏi cao về thể lực, tuy nhiên lao động nữ khó đáp ứng được yêu cầu này). Chính vì thể tỉ
lệ sản xuất nông nghiệp sẽ kém hiệu quả cả về năng suất và chất lượng.
Nguyên nhân: Tỉnh Nghệ An là một khu vực khá nhộn nhịp ở khu vực Bắc trung bộ, khu
vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai chính vì thế sản xuất nông nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn, do đó người lao động nam (trụ cột, lao động chính trong gia đình) di
chuyển một lực lượng lớn sang các tỉnh thành khác làm ăn và một lực lượng tương đối

lớn di chuyển lên khu vực thành thị mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn vùng quê cằn
cỗi.
Bảng 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp của nguồn nhân lực :2010-2014
Đơn vị tính: %

2010
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Năm

Chung-Nghệ An
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn

1,95
1,99
1,92
4,69
1,58


1,03
1,31
0,74
3,87
0,61

0,93
1,17
0,67
2,52
0,70

1,12
1,30
0,94
2,96
0,86

1,47
1,73
1,22
2,82
1,24

Nguồn: Tổng Cục thống kê tỉnh Nghệ An (2014)

Biểu đồ 2.1: so sánh tỉ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị và nông thôn

13



Dựa vào biểu đồ ta thấy tỉ lệ thất nghiệp ở lao động nam cao hơn so với tỉ lệ thất nghiệp
nữ trong khoảng 0.07-0.57%, tương tự khu vực thành thị có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông
thôn là tương đối lớn. Sự chênh lệch lên tới 1,58-3,26%.
Ưu điểm: lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm lượng lớn tuy nhiên tỉ lệ thất
nghiệp lại thấp hơn só với thành thị điều nay chỉ ra một thực tế tuy nền kinh tế nông thôn
còn tương đối thấp nhưng đã giải quyết khá ổn vấn đề việc làm cho người cho người lao
động. Tạo cho họ công ăn việc làm nuôi là bản thân mối cá nhân.
Nhược điểm: Tỉ lệ thất nghiệp cao ở thành thị là hồi chuông cảnh báo đối với chính quyền
ở khu vực này, với tỉ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến tệ nạn xã hội, phúc lợi xã hội tăng lên
là một gánh nặng lớn đối với chính quyền địa phương.
Nguyên nhân: tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do ở khu vực này nền kinh tế
phát triển vượt bậc với khu vực nông thôn nên cần nguồn nhân lực có trình độ cao hơn về
mặt trình độ, chuyên môn. Cùng đó, lao động không nghề nghiệp có tỷ trọng lớn nên càng
ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm. Điều đó gây một sức ép đáng kể cho giải quyết
việc làm ở địa phương. Phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
tạo ra một tiềm năng lớn về việc làm trên địa bàn. Vấn đề cốt yếu là cần có một chiến
lược đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội ở địa phương.

Bảng 2.4: Phân bố nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế 2011-2014
Đơn vị: %

STT

2011
Khu vực kinh tế

1
2

3

2012

2013

2014

Năm

Khu vực 1 (Nông nghiệp, Lâm
nghiệp và Thủy sản)
Khu vực 2 (Công nghiệp và Xây
dựng)
Khu vực 3 (Dịch vụ)

67,87

65,45

63,71

60,50

13,72

12,53

13,74


14,98

18,41

22,02

22,55

24,52
14


Nguồn: Tổng Cục thống kê tỉnh Nghệ An (2014)

Sự phân bố nguồn nhân lực ở từng khu vực là không đồng đều qua các năm và giữa các
khu vực với nhau cụ thể là:
Khu vực 1 chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Khu vực 2
và khu vực 3 chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng tăng dần. Năm 2011 khu vực 1 cao gấp
4,95% lần so với khu vực 2 và gấp 3,6 lần so với khu vực 3, năm 2012 khu vực 1 cao gấp
5,22 lần so với khu vực 2 và gấp 2,97 lần so với khu vực 3, năm 2013 khu vực 1 cao gấp
4,64 lần so với khu vực 2 và gấp 2,83 lần so với khu vực 3, năm 2014 khu vực 1 cao gấp
4,04 lần so với khu vực 2 và gấp 2,47 lần so với khu vực 3.
Ưu điểm: Với 83 km đường biển sự tăng tỉ trọng dịch vụ vừa phù hợp vơi đặc điểm lợi
thế của vùng vừa phù hợp với tiến trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhược điểm:Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ còn tương đối thấp dẫn đến một
số dự án đầu tư kế hoạch vào khu vực này vẫn còn trì trệ. Tỉ trọng nông nghiệp vẫn còn
chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nên công tác chuyển đổi một nền nông nghiệp mới còn tương
đối khó khăn đối với chính quyền địa phương.
Nguyên nhân: Với những chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi không chỉ tỉnh Nghệ An mà các tỉnh thành trên đất nước phải

xây dựng những chính sách, chiến lược phì hợp với đặc điểm của địa phương để góp phần
trong công tác xây dựng nông thôn mới, tỉnh thành phát triển góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế địa phương nói riêng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung.

15


CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐỂ CẢI THIỆN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI NGHỆ AN
3.1 Giải pháp tổng quát để cải thiện nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An
Tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng nhìn chung việc phân bố hiệu quả nguồn
nhân lực vẫn còn những hạn chế. Số lượng nhân lực ở khu vực nông thôn còn khá cao so
với khu vực thành thị. Vì vậy, các Sở Ban Ngành cần đưa ra những chính sách dựa trên
đặc điểm riêng nguồn nhân lực của tỉnh nhà, áp dụng một cách hiệu quả những chính sách
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh ủy,
UBND tỉnh Nghệ An đã có những biện pháp nhằm phát triển nguồn lực con người mà
trong đó chú trọng nhất là chất lượng nguồn nhân lực tạo ra lao động có tay nghề kỹ thuật
cao phù hợp với yêu cầu của việc làm. Để từ đó giảm gánh nặng về sức ép tạo việc làm
cho nông thôn, thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dần công nghiệp,
cơ cấu lao động theo vùng, ngành và theo thành phần kinh tế để phân bố đồng đều nhân
lực giữa nông thôn và thành thị.
3.2 Giải pháp cụ thể để cải thiện nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An
16


Tỉnh cần ban hành các chính sách về sự di chuyển nguồn lao động, phải quy hoạch có
hiệu quả, hạn chế việc di chuyển quá nhiều lao động về một nơi, gây mất cân bằng mật độ
dân cư và nguồn lao động nơi đó.
Địa phương cần có những chính sách phân tán nguồn nhân lực phù hợp.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng với nhu cầu của địa phương,.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Nghệ An, thực hiện chính sách mở cửa, tạo
mọi điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nhân lực sẵn có của tỉnh, đào tạo nguồn
nhân lực gắn với nhu cầu xã hội. Tiến hành xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn, các ngành khoa học công nghệ kĩ thuật cao, quy hoạch các khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, phát triển kinh tế vùng ven biển.
Hiện nay tại tỉnh có rất nhiều vùng núi, miền sâu thiếu nguồn lao động chất lượng cao
nhưng ở thành thị lại đang thừa lưc lượng lao động này, vì vậy tỉnh cần có chính sách phù
hợp để kích thích nguồn lao động dư thừa nơi đây chuyển đến các vùng núi, miền sâu.
Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuân lợi với 83 km đường bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp,
đây là tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch. Cần sự đầu tư múng mức như xây dựng
thêm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại để thúc đẩy ngành du lịch ngày càng đi lên
đem lợi nhuận cao cho tỉnh nhà.
Hằng năm phải tiến hành điều tra có hiệu quả và đồng bộ để nắm được cơ bản nguồn
nhân lực và mật độ nguồn nhân lực tại từng vùng, từng địa phương, từ đó đề ra các
phương hướng giải quyết và cách khắc phục, tránh tình trạng quá tải về nhân lực cho các
vùng.
Hiện nay ở Nghệ An, nguồn nhân lực được tập trung đông đúc ở nông thôn là chủ yếu, tạo
nên gánh nặng và sức ép cho tỉnh về việc giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại nơi
đây. Nguồn nhân lực ở nông thôn thường không có chất lượng hoặc chất lượng rất thấp,
không đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu như nguồn nhân lực ở thành thị, đây chính là

17


câu hỏi lớn nhất đặt ra cho các địa phương, làm sao để giải quyết được công ăn việc làm
cho đại bộ phận nhân lực nông thôn.
Kêu gọi lòng yêu nước, yêu quê hương của bộ phận thanh niên nông thôn sắp bước vào
độ tuổi lao động không xuât khẩu lao động ở lại địa phương nhằm phát triển Việc thực
hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nông thôn là thực sự cần thiết,

đất nước đang ngày càng đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu nguồn nhân lực dồi
dào ở nông thôn có thể được đào tạo, có tay nghề và chất lượng cao để có khả năng di
chuyển lên thành thị, phân bố sự hợp lý nguồn nhân lực.
Nghệ An với những khu di tích lịch sử như Nhà sàn Bác Hồ ở làng Sen, bãi biển đẹp như
Cửa Lò, với những cánh đồng lạc bạt ngàn, cùng với đó là tinh thần hiếu học của xứ
Nghệ, đây là một động lực to lớn để Nghệ An phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, du
lịch, chính vì thế cần đẩy mạnh việc phân bố nguồn nhân lực hợp lý trong những ngành
dịch vụ, để nâng cao chất lượng dịch vụ nơi đây, đưa nền kinh tế nơi đây phát triển.

18


KẾT LUẬN
Qua phân tích các yếu tố về kinh tế xã hội điều kiện tự nhiên đã chứng tỏ phần nào phân
bố nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An đã đạt được những mục tiêu về phát triển du lịch, hơn
những thế còn tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế vùng, phát triển đời sống
văn hóa, xã hội, có những biến chuyển tích cực theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực vẫn còn nhiều mặt tiêu cực còn tồn tại gây cản trở sự phát triển của
tỉnh. Chính vì vậy sau khi nghiên cứu đề tài này tôi có một vài đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hơn chất lượng cũng như sự phân bố nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Với những chính sách hợp lý sự quan tâm chú trọng của Đảng và nhà nước thì nơi đây
được dự báo sẽ là nguồn nhân lực tiềm năng cho khu vực Bắc Trung Bộ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kinh tế đầu tư 49B(22/9/2012), “Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng và giải
pháp”, 123doc, tại link:
/>Tổng cục thống kê tỉnh Nghệ An 2014, tại link:
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3i_MG9_TxPDUGcnPyczA09HU6NQY
w8PY38XY_2CbEdFANN_

Nguyễn Minh Đức & Hồ Phan Minh Trường(17/04/2015), “một số vấn đề thực tiễn về
phát triển nguồn nhân lực vùng trung bộ”, Viện nghiên cứu con người, tại link:
/>Thu Huyền (01/3/2016), “Phát triển nguồn nhân lực tại các tỉnh miền trung”, Xây dựng
Đảng, tại link:
/>mid=91&mzid=895&ID=2092
Lưu Thị Hương Giang, “Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức”,
Voer, tại link:
/>
Maiphuongdc(12/8/2013), “Tiểu luận phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng và
giải pháp”, Tài liệu ebook, tại link:
/>

Nguyễn Thị Tùng(23/8/2015), “một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Nghệ An”, trường đại học
kinh tế Nghệ An, tại link:
/>


×