Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tìm hiểu vụ án liên quan đến quyền thừa kế sử dụng đất từ đó rút ra kết luận về thực tiễn thực hiện pháp luật thừa kế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.08 KB, 16 trang )

Tìm hiểu 3 vụ án lên quan đến quyền thừa kế sử dụng đất ở từ đó rút
ra kết luận về thực tiễn thực hiện pháp luật thừa kế hiện nay
Thừa kế là một chế định pháp lý quan trọng trong BLDS nước ta, là
sự cụ thể hóa mang tính đặc trưng theo điều 58 Hiến pháp năm
1992: “ nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
của công dân”. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản
của công dân được nhà nước bảo hộ.
Thừa kế quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói
riêng là một trong những vấn đề rất phức tạp của pháp luật về
thừa kế tài sản khi định đoạt một loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn
có liên quan mật thiết tới chính sách đất đai của nhà nước bên
cạnh đó là vấn đề đạo đức xã hội khi xảy ra tranh chấp. Để tìm
hiểu thêm về vấn đề này chúng em xin đi vào các tình huống cụ
thể.
THÂN BÀI
I. Vụ việc số 1
Nguyên đơn: chị Nguyễn Thị Bằng – SN 1945. Trú tại số nhà 10 phố
Lò Rèn – phường Hàng Bồ - quận Hoàn Kiếm – TP. HN
Bị đơn là anh Nguyễn Văn Bách – SN 1949. Trú tại nhà 21 – phường
Nghĩa Đô – quận Cầu Giấy – TP. HN
1. Nội dung vụ việc
Theo lời khai của nguyên đơn và bị đơn:


Ông Nguyễn văn An có vợ là bà Trần Thị Tần sinh được ba người
con gồm:
Nguyễn Thị Bằng – SN 1945
Nguyễn Thị Bính – SN 1947
Nguyễn Văn Bách – SN 1949
Năm 1951 ông An chết không đê lại di chúc (tài sản chưa được
chia). Năm 1999 bà Tần chết cũng không để lại di chúc. Tài sản 2


ông bà để lại gồm có: 252m2 đất thổ cư đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mang tên 2 vợ
chồng ông bà số 10103130107 ngày 2/6/2000 do ủy ban TP cấp.
Trên đất thổ cư có 1 ngôi nhà cấp 4, 1 nhà xây tạm, tường xây bao
quanh, bể nước, sân lát gạch đỏ, 3 cây hồng xiêm và 1 giàn trầu
không.
Ngày 18/7/2005 chị Nguyễn Thị Bằng viết đơn khởi kiện kèm theo
bản di chúc do chị viết cho bà Tần kí tên, đề nghị tòa tòa án nhân
dân quận Tây Hồ phân chia tài sản do bố mẹ để lại theo pháp luật.
Anh Bách lại cho rằng 252m2 đất thổ cư đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mang tên 2 vợ
chồng ông bà số 10103130107 ngày 2/6/2000 do ủy ban TP cấp là
nhà thờ của dòng họ Nguyễn nên anh không đồng ý cho chia.
Quyết định của tòa án:
Không chấp nhận di chúc viết tay ngày 27/3/1999 do hai chị Bằng
và Bính xuất trình.


- Thời hiệu khởi kiện thừa kế tài sản của ông An đã không còn thời
hiệu.
- Thời điểm mở thừa kế của bà Tần là năm 1999.
- Hàng thừa kế thứ nhất của bà Tần là chị Bằng, chị Bính, anh
Bách.
Di sản thừa kế của bà Tần là
- 252m2 đất thổ cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất mang tên 2 vợ chồng ông bà số
10103130107 ngày 2/6/2000 do ủy ban TP cấp được định giá là 3.
024. 000. 000 đồng.
- Trên đất thổ cư có 1 ngôi nhà cấp 4, 1 nhà xây tạm, tường xây
bao quanh, bể nước, sân lát gạch đỏ, 3 cây hồng xiêm và 1 giàn

trầu không theo định giá là 55. 855. 000 đồng.
Tổng trị giá tài sản của bà tàn để lại là 3. 079. 855. 000 đồng.
Tài sản này được chia đều cho ba con mỗi người nhận được là 3.
079. 855. 000 đồng: 3 = 1. 026. 618. 000 đồng.
Chia cụ thể bằng hiện vật như sau:
Chia cho anh Bách được quyền sử dụng 161,19 m2 đất thổ cư tại
số 58 – cụm 1 – phường Xuân La – quận Tây Hồ - TP. HN trị giá 1.
934. 280. 000 đồng. Anh Bách có nghĩa vụ thanh toán phần chênh
lệch di sản của mình cho chị Bính là 591. 934. 000 đồng.


Chia di sản cho chị Bằng được quyền sử dụng 90,81m2 đất thổ cư
tại số 58 – cụm 1 – phường Xuân La – quận Tây Hồ - TP. HN trị giá
1. 089. 720. 000 đồng. Chị Bằng có nghĩa vụ thanh toán phần
chênh lệch di sản của mình cho chị Bính là 74. 675. 000 đồng.
Chia di sản thừa kế cho chị Bính 1. 026. 618. 000 đồng và anh
Bách, chị Bằng có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch di sản
được hưởng của bà Tần cho chị Bính.
2. Nhận xét của nhóm về quyết định của Tòa
Tòa án không chấp nhận di chúc viết tay ngày 27/3/1999 do hai chị
Bằng và Bính xuất trình là đúng với quy định của pháp luật. BLDS
quy định tại Ðiều 653, Ðiều 654, Ðiều 655, Ðiều 656, Ðiều 657 thì
di chúc phải tự tay viết, trừ khi có nhược điểm về thể chất hoặc
không biết đọc, biết viết, trường hợp viết hộ phải có hai người làm
chứng trở lên và bắt buộc phải được công chứng, chứng thực sau
đó. Trong trường hợp di chúc của bà Tần mà chi Bằng gửi lên tòa
án là không hợp pháp cả về nội dung lẫn hình thức vì di chúc
không nêu rõ là mảnh đất nào, không có người làm chứng cũng
như không công chứng, chứng thực. Do vậy nó không đủ điều kiện
để có hiệu lực nên bị hủy. Cách xác định hiệu lực của di chúc theo

quy định của BLDS nhằm hạn chế những trường hợp giả mạo,bắt
ép người có tài sản phải để lại tài sản cho mình sau khi chết.
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế tài sản của ông An không còn hiệu
lực là hoàn toàn đúng theo điều 645 BLDS năm 2005. Theo đó ông
An chết được 48 năm nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế không còn
nữa. Tài sản của ông An sau khi chết vẫn đứng tên hai vợ chồng do


bà Tần quản lý và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước nên tòa xác
định đây là tài sản chung của ông An và bà Tần để lại.
Hàng thừa kế thứ nhất của bà Tần gồm có chị Bằng, chị Bính, anh
Bách nên phần tài sản được chia đều cho 3 con. Hội đồng xét xử
căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể mà quyết định chia di sản bằng hiện
vật một cách hợp lý.
Trong trường hợp này không xác định được nhà thờ này có phải do
các thành viên trong dòng họ góp tiền xây hay không và cũng
không có quy định cụ thể qua bao nhiêu thế hệ thì được coi là lâu
đời. Mặt khác nhà thờ dòng họ này cũng đồng thời là nhà ở nên có
thể coi đây là tài sản riêng của người trưởng họ. Việc các thành
viên trong họ khảng định đây là nhà thờ của dòng họ là thiếu căn
cứ pháp luật. Do đó diện tích đất này được chia thừa kế cho các
con là hoàn toàn hợp lý.
3. Hướng giải quyết của nhóm
Căn cứ vào Điều Ðiều 653, Ðiều 654, Ðiều 655, Ðiều 656, Ðiều
657, Điều 675, Điều 676 Bộ luật dân sự, cách giải quyết của nhóm
em như sau:
- Thời hiệu khởi kiện thừa kế tài sản của ông An đã không còn thời
hiệu.
- Thời điểm mở thừa kế của bà Tần là năm 1999.
- Hàng thừa kế thứ nhất của bà Tần là chị Bằng, chị Bính, anh

Bách.
- Di sản thừa kế của bà Tần là 252m2 đất thổ cư đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mang tên 2


vợ chồng ông bà số 10103130107 ngày 2/6/2000 do ủy ban TP cấp
được định giá là 3.024.000.000 đồng.
Trên đất thổ cư có 1 ngôi nhà cấp 4, 1 nhà xây tạm, tường xây bao
quanh, bể nước, sân lát gạch đỏ, 3 cây hồng xiêm và 1 giàn trầu
không theo định giá là 55. 855. 000 đồng.
- Tổng trị giá tài sản của bà tàn để lại là 3. 079. 855. 000 đồng.
- Tài sản này được chia đều cho ba con mỗi người nhận được là 3.
079. 855. 000 đồng: 3 = 1. 026. 618. 000 đồng.
II. Vụ việc số 2:
Ngày 26- 7- 1994, Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) đã mở phiên
toà sở thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa
các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Lâm Ngọc Lắm, sinh năm 1943; trú tại: Hoa Kỳ
(ông Lắm uỷ quyền cho ông Lâm Ngọc Hiệu, sinh năm 1928; trú tại
ấp Long Hoà 2, xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ nay là
tỉnh Hậu Giang).
Bị đơn: Bà Lâm Thị Mịnh, sinh năm 1927; trú tại: ấp 2, thị trấn
Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (bà Mịnh uỷ quyền cho con
là anh Nguyễn Phước Hành, sinh năm 1961; trú tại: ấp 2, thị trấn
Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ nay là ấp 2 đường Nguyễn
Trung Trực, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:


1. Bà Lâm Thị Ảnh, sinh năm 1946; trú tại: ấp Long Hoà 2, xã Long

Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang);
2. Bà Lâm Thị Kỉnh, sinh năm 1925; trú tại: ấp 5, thị trấn Long Mỹ,
huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (hiện nay không còn cư trú tại địa chỉ
trên);
3. Ông Lâm Ngọc Hiệu, sinh năm 1928; trú tại: ấp Long Hoà 2, xã
Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang);
4. Anh Nguyễn Phước Hành, sinh năm 1961; trú tại ấp 2, thị trấn
Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là ấp 2 đường Nguyễn
Trung Trực, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).
1. NỘI DUNG VỤ VIỆC:
Cụ Lâm Ngọc Hậu (chết năm 1975) có vợ là cụ Hồ Thị Hứng (chết
năm 1990), đều không để lại di chúc. Hai cụ có 5 con là bà Lâm
Thị Mịnh, bà Lâm Thị Kỉnh, ông Lâm Ngọc Hiệu, ông Lâm Ngọc
Lắm, bà Lâm Ngọc Ảnh.
Tài sản của cụ Hậu và cụ Hứng là 1 căn nhà không số trên 76 m2
đất ở tại ấp 2, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (cũ).
Từ năm 1985 nhà, đất do anh Nguyễn Phước Hành (con trai bà
Mịnh) quản lý và sử dụng. Trong quá trình quản lý và sử dụng anh
Hành có sửa chữa nhỏ.
Bà Mịnh, ông Lắm, ông Hiệu, bà Ảnh và bà Kỉnh đều thống nhất
chia thừa kế theo pháp luật căn nhà không số trên 76 m2 đất ở tại
ấp 2 và nhất trí thanh toán tiền sửa chữa nhà cho anh Hành.
Ngoài nhà đất trên, bà Mịnh còn khai: Cụ Hậu và cụ Hứng còn có 1
căn nhà (hiện bà Kỉnh đang quản lý) và số đất ruộng (hiện đang do


bà Ảnh và ông Hiệu quản lý, sử dụng), nên bà Mịnh đề nghị đưa số
tài sản này vào di sản thừa kế của hai cụ để chia.
Ông Hiệu, bà Kỉnh, bà Ảnh, ông Lắm khai: Căn nhà mà bà Kỉnh
đang quản lý là do bà Kỉnh mua và đã dỡ nhà cũ xây nhà mới như

hiện nay; đất ruộng là của ông Hiệu, bà Ảnh mua sau giải phóng
và ông Hiệu và bà Ảnh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nên không phải là di sản của cụ Hậu, cụ Hứng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 17/DSST ngày 26- 7- 1994, Toà án
nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) đã quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu của ông Lâm Ngọc Hiệu đòi chia thừa kế căn
nhà (không số) tại ấp 2, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ. Hiện
nay anh Nguyễn Phước Hành đang ở.
2. Giao căn nhà nói trên cho ông Lâm Ngọc Hiệu quản lý theo yêu
cầu của bà Kỉnh, bà Ảnh, ông Lắm thuộc đồng sở hữu 4 người.
3. Anh Nguyễn Phước Hành có trách nhiệm giao căn nhà hiện nay
anh đang ở cho ông Lâm Ngọc Hiệu trong thời hạn 6 tháng tính từ
khi án có hiệu lực.
4. Ông Lâm Ngọc Hiệu đại diện cho 4 người đồng sở hữu (bà Kỉnh,
bà Ảnh, ông Lắm kể cả ông Hiệu) để trả tiền tu sửa 4. 059. 369
đồng cho anh Nguyễn Phước Hành lúc giao trả nhà và giao cho bà
Lâm Thị Mịnh 9. 683. 251 đồng bằng 1/5 phần thừa kế.
5. Bác yêu cầu phản tố của bà Lâm Thị Mịnh cho rằng căn nhà
hiện nay bà Lâm Thị Kỉnh đang ở và số đất ruộng hiện nay ông


Lâm Ngọc Hiệu, bà Lâm Thị Ảnh đang canh tác sử dụng là tài sản
của cha mẹ cộng chung để chia thừa kế là chưa đủ cơ sở.
2. Nhận xét của nhóm về quyết định của toà:
Nhóm em thấy quyết định của toà là chưa hợp lý:
Thứ nhất, do cụ Lâm Ngọc Hậu và vợ là cụ Hồ Thị Hứng, không để
lai di chúc nên di sản của cụ Hậu và cụ Hứng phải được chia theo
pháp luật. Như vậy theo điều 176 BLDS thì cả 5 người con của Cụ
Hậu và cụ Hứng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, vì vậy việc phân
chia di sản của hai cụ phải được chia đều cho cả 5 người con.

Nhưng toà án lại giao căn nhà cho ông Hiệu và xác định căn nhà
chỉ thuộc đồng sở hữu của 4 người là bà Kỉnh, bà Ảnh, ông Lắm và
ông Hiệu. Trong khi bà Mịnh cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và
có quyền được đồng sở hữu căn nhà di sản của cha mẹ mình để
lại.
Thứ hai, việc toà án uỷ quyền cho ông Lâm Ngọc Hiệu gửi bà Mịnh
số tiền 9. 638. 251 đồng tương ứng với 1/5 phần thừa kế là không
thoả đáng. Vì theo khoản 2 điều 685 BLDS có quy định “ Người
thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu
không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể
thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận
hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để
chia. ” Như vậy việc chia tiền cho bà Mịnh hoàn toàn không có sự
thoả thuận với bà Mịnh.
3. Cách giải quyết của nhóm.


Dựa vào những kiến thức đã được học nhóm chúng tôi giải quyết
tình huống trên như sau:
Căn cứ vào điều 674,675,676 BLDS chúng tôi có hướng giải quyết
như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu của ông Lâm Ngọc Hiệu đòi chia thừa kế căn
nhà (không số) tại ấp 2, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ. Hiện
nay anh Nguyễn Phước Hành đang ở.
2. Theo điều 176 BLDS xác định quyền sở hữu căn nhà không số
trên 76 m2 đất ở tại ấp 2, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh
Cần Thơ (cũ) là của cả 5 người là bà Lâm Thị Mịnh, bà Lâm Thị
Kỉnh, ông Lâm Ngọc Hiệu, ông Lâm Ngọc Lắm, bà Lâm Ngọc Ảnh.
Theo đó tài sản nói trên được chia bằng nhau giữa năm người. Việc
bà Mịnh nhận tiền hay hiện vật phải được sự đồng ý của chính bà.

3. Anh Nguyễn Phước Hành có trách nhiệm giao căn nhà hiện nay
anh đang ở cho ông Lâm Ngọc Hiệu trong thời hạn 6 tháng tính từ
khi án có hiệu l5.
4. Bác yêu cầu phản tố của bà Lâm Thị Mịnh cho rằng căn nhà
hiện nay bà Lâm Thị Kỉnh đang ở và số đất ruộng hiện nay ông
Lâm Ngọc Hiệu, bà Lâm Thị Ảnh đang canh tác sử dụng là tài sản
của cha mẹ cộng chung để chia thừa kế là chưa đủ cơ sở.
III. Vụ việc số 3.


Ngày 04- 6- 1996 Toà án nhân dân huyện Từ Liêm đã mở phiên toà
sơ thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa
các đương sự:
- Nguyên đơn: Bà Trương Thị Bản, sinh năm 1926; trú tại: nhà số
27, phố Lê Lợi, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
- Bị đơn: Ông Trương Gia Hải, sinh năm 1943; trú tại: nhà số 5, tổ
42, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
+ Bà TrươngThị Nhân, sinh năm 1948; trú tại: tổ 19, phường Giáp
Bát, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
+ Ông Lý Quang Hà, sinh năm 1957; trú tại: nhà số 57, ngõ 82 phố
Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
1. NỘI DUNG VỤ VIỆC
Tại đơn khởi kiện ngày 07 - 9- 1995 và các lời khai tại Toà án, bà
Trương Thị Bản trình bày:
Khối tài sản gồm một ngôi nhà ngói 5 gian gắn liền quyền sử dụng
diện tích đất 415,69m2 và diện tích 1010m2 đất tại xóm Sở, Mai
Dịch, Từ Liêm, Hà Nội (nay là số 49, ngách 58 ngõ 23 phường Mai
Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là của tổ tiên để lại cho cụ Trương
Gia Xứng.

Cụ TrươngGia Xứng có hai vợ, vợ cả là mẹ bà (cụ Kim Thị Chính);
vợ hai là cụ Nguyễn Thị Xuyến sinh được hai người con là ông
TrươngGia Hải và bà TrươngThị Nhân.


Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết
năm 1985, đều không để lại di chúc. Bà Bản xin đượcchia thừa kế
căn nhà ngói 5 gian gắn với quyền sử dụng 415,69m2 đất đi kèm,
còn 1010m2 đất cũng là di sản của bố mẹ để lại nhưng ông Hải đã
bán từ năm 1968 nên bà không yêu cầu chia.
Ông Hải không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của bà Bản vì cho
rằng:
Từ năm 1951, cụ Xứng đã mua nhà đất tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà
Tây để chung sống với mẹ con bà Bản, còn nhà đất hiện nay tại
xóm Sở mà ông đang quản lý là cụ Xứng đã cho hẳn mẹ con ông.
Năm 1952 cụ Xứng chết. Năm 1960 cụ Xuyến (mẹ ông) đã đứng
tên kê khai đất trong bản đồ địa chính xã Mai Dịch. Năm 1986, ông
đã kê khai và đứng tên trong bản đồ địa chính của xã diện tích nhà
đất trên cho đến nay.
Bà Nhân cũng cho rằng nhà đất tại xóm Sở, cụ Xứng đã cho hẳn cụ
Xuyến và các con cụ Xuyến, nay bà đồng ý để lại toàn bộ nhà đất
cho ông Hải để thờ cúng tổ tiên.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 04- 6- 1996 Toà án
nhân dân huyện Từ Liêm đã quyết định:
- Xác định ngôi nhà ngói 5 gian diện tích 55,5m2 cùng các công
trình phụ nằm trên diện tích đất 423m2 là di sản thừa kế của 3 cụ
(cụ Xứng, cụ Chính, cụ Xuyến).
- Trích công sức duy trì tài sản cho ông Hải là 5%



- Bác yêu cầu của bà Bản xin nhận thừa kế bằng hiện vật.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22- 8- 1996 Toà án
nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:
- Xác định ngôi nhà ngói 5 gian diện tích 55,5m2 chỉ là di sản thừa
kế của cụ Xứng và cụ Xuyến.
- Không chia hiện vật cho bà Bản.
Nhận xét quyết định của Tòa:
Bản án phúc thẩm chỉ xác định di sản là căn nhà ngói 5 gian và
55m2 đất nền nhà, còn 423m2 đất thổ cư thuộc quyền sử dụng
của ông Hải là không đúng; mà phải xác định di sản thừa kế của
vợ chồng cụ Xứng là căn nhà ngói 5 gian gắn liền diện tích 460m2
đất.
2. Nhận xét của nhóm về quyết định của Tòa:
Chúng em không đồng ý với quyết định tại phiên sơ thẩm của Tòa
án nhân dân huyện Từ Liêm, cũng như quyết định tại phiên phúc
thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, việc xác định di sản thừa kế của Tòa án nhân dân huyện
Từ Liêm tại phiên sơ thẩm bao gồm ngôi nhà ngói 5 gian, diện tích
55,5m2 cùng các công trình phụ nằm trên diện tích đất 423m2 là
của ba cụ (cụ Xứng, cụ Chính và cụ Xuyến) là không chính xác.
Phần di sản thừa kế phải được xác định đầy đủ bao gồm: 1 ngôi
nhà ngói 5 gian gắn liền với quyền sử dụng diện tích đất 415,69m2


và diện tích 1010m2 đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội
(nay là số 49, ngách 58 ngõ 23, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy,
Hà Nội).
Thứ hai, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại phiên phúc thẩm đã
xác định ngôi nhà ngói 5 gian diện tích 55,5m2 chỉ là di sản thừa
ké của cụ Xứng và cụ Xuyến là sai. Theo như ông Hải thì khi còn

sống, cụ Xứng đã cho hẳn mẹ con ông phần tài sản của tổ tiên để
lại. Nhưng việc “cho” như lời ông Hải nói, không thể được xác định
là căn cứ phân chia tài sản. Vì vậy, việc phân chia tài sản phải
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ ba việc quy định bác bỏ yêu cầu và không chia hiện vật cho
bà bản là không đúng. Bà Bản là con đẻ của cụ Xứng và cụ Chính,
khi chết, cụ Xứng, cụ Chính không để lại di chúc. Vì vậy, bà Bản
cũng là một trong số những người được thừa kế di sản do cụ Xứng,
cụ Chính để lại theo quy định của pháp luật.
3. Hướng giải quyết của nhóm
Căn cứ vào Điều 631, 632, 634, 645, 667, 674, 675, 676, 679, 685
Bộ luật dân sự, giải quyết việc chia di sản thừa kế của cụ Xứng, cụ
Chính và cụ Xuyến như sau:
Chia tài sản sau khi chết cụ Xứng để lại:
Tài sản cụ Xứng = cụ Xuyến = cụ Chính = 1/3 ngôi nhà với quyền
sử dụng diện tích đất là: 415,69:3=138,56m2


Sau khi cụ Xứng chết tài sản cụ xứng để lại được chia đều cho 2 vợ
và 3 con:
Tài sản cụ Chính = cụ Xuyến = 1/3 +1/3:5 = 6/15 ngôi nhà cùng
với quyền sử dụng diện tích đất là: 138,56+138,56:5=166,272m2
Tài sản bà Bản = ông Hải = bà Nhân = 1/5 ngôi nhà cùng với
quyền sử dụng diện tích đất là: 415,69:5=83,138m2
Chia tài sản cụ Xuyến và cụ Chính sau khi chết để lại:
Sau khi cụ Xuyến chết năm 1965, tài sản được chia đều cho 2 con:
ông Hải = bà Nhân = (1/5+6/15:2):2=1/5 ngôi nhà cùng với
qiuyền sử dụng diện tích đất là:(83,138+166,272:2):2=83. 138m2
Sau khi cụ Chính chết năm 1985, bà Bản được hưởng số di sản cụ
Chính để lại cộng với tài sản thừa kế từ cụ Xứng: 6/15+1/5=3/5

ngôi

nhà

cùng

với

quyền

sử

dụng

diện

tích

đất:

166,272+83,138=249,41m2.
Kết luận
Pháp luật hiện hành ngày càng mở rộng và đảm bảo quyền năng
của người quản lí, sử dụng đất hợp pháp, thể hiện sự bình đẳng
giữa các chủ thể nhằm khai thác đất đai hợp lí, có hiệu quả. Trong
đó việc quy định quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt. Khoản 5
Điều 114 luật đất đai 2003 quy định: “ cá nhân có quyền để thừa
kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp
luật…” Điều 734, chương 33 phần 5 của bộ luật dân sự khẳng
định: “ cá nhân được nhà nước giao đất cho thuê đất nhận chuyển



quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo
quy định tại phần thứ 4 của bộ luật này và pháp luật về đất đai”.
Các quy định của pháp luật về thừa kế tương đối hoàn thiện. Do
tính chất đặc thù của loại tài sản này nên nhà nước đã đưa ra các
điều kiện cũng như chế độ pháp lí riêng chặt chẽ tránh tạo những
hậu quả pháp lí bất lợi. Vì vậy, khi xem xét về thừa kế quyền sử
dụng đất, đặc biệt là đất ở phải vận dụng các quy định trong bộ
luật dân sự, luật đất đai và luật hôn nhân gia đình để việc giải
quyết tranh chấp hợp pháp hợp lí và hợp tình. Song thực tiễn áp
dụng còn nhiều vướng mắc do sự nhận thức không rõ ràng của chủ
thể sử dụng cũng như người có thẩm quyền gây nhiều tranh chấp
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ liên quan đến đạo
đức xã hội. Trong khi đó, các quy định của pháp luật còn dàn trải,
thiếu tính hệ thống khiến việc áp dụng không thống nhất, một số
vấn đề cần giải thích rõ ràng để đi đến nhận thức chung. Ví dụ, Ủy
ban nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai không dựa vào quy
định của luật dân sự mà căn cứ vào chính sách đất đai vậy, có nên
trao toàn bộ thẩm quyền cho tòa án trong việc giải quyết tranh
chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở để tạo sự thống nhất trong áp
dụng pháp luật hay không? Hay vấn đề liên quan đến các trường
hợp như mua bán đất, “ nhảy dù” trước năm 1987 đã được chính
quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo luật đất đai năm
1987 hoặc 1993 hay xây nhà, sinh sống ổn định trên đất đó mà
chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được để thừa kế
không?... Thực tiễn phức tạp đòi hỏi sự nâng cao hơn nữa chất
lượng pháp luật cũng như chất lượng xét xử.




×