Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tập hợp và phân tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình thương mại điện tử của một khu vực (châu á, châu âu, bắc mỹ, đông nam á ) hoặc một quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.91 KB, 18 trang )

Học phần Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử
Bài tập số 1:
Tập hợp và phân tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình thương mại điện tử
của một khu vực (Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á...) hoặc một quốc gia
trên thế giới.

Họ và tên: Nguyễn Văn Toàn
Mã sinh viên: 11D140169
Lớp: 1405eCOM1211

1


MỤC LỤC

Lời mở đầu
1.
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
1.1.Thực trạng phát triền thương mại điện tử ở Việt Nam theo

3
4
4

thống kê Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
1.2.Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam theo Báo cáo chỉ số 4
thương mại điện tử Việt Nam 2013
1.2.1. Hạ tầng và nguồn nhân lực
1.2.2. Giao dịch thương mại điện tử B2C
1.2.3. Giao dịch thương mại điện tử B2B
1.2.4. Giao dịch thương mại điện tử G2B


2.
Dự báo tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
2.1.
Thị trường thương mại điện tử
2.2.
Xu hướng thương mại điện tử
Kết luận
Tài liệu tham khảo

4
7
8
10
12
12
14
18
19

LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh
mẽ và là một trong các trụ cột của xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Môi trường kinh
doanh trực tuyến tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt.
2


Doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng mới có thể lớn mạnh rất nhanh, trong khi đó
doanh nghiệp nào lỗi nhịp với xu hướng mới có thể mất khách hàng trong một thời
gian ngắn.
Việc nắm bắt xu hướng phát triển thương mại điện tử trong những năm tới sẽ

giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt nhịp với công nghệ
và mô hình kinh doanh mới, đồng thời các cơ quan nhà nước cũng có sự chuẩn bị phù
hợp cho hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về thương mại điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em xin lựa chọn đề tài: “Tập hợp và phân
tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình thương mại điện tử của Việt Nam”.

1. Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
1.1.
Thực trạng phát triền thương mại điện tử ở Việt Nam theo thống kê Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

3


Năm 2013 Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, trong đó có 31,3 triệu người dùng
Internet và có khoảng 57% số này thực hiện mua sắm online. Giá trị mua hàng trực
tuyến một năm của người Việt Nam là 120USD/ người, khá thấp nên ước tính quy mô
thị trường thương mại điện tử hiện chỉ khoảng 2,2 tỷ USD.
Những loại hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến nhất gồm: quần áo, giày dép,
mỹ phẩm; đồ công nghệ; đồ gia dụng; vé máy bay; thực phẩm; sách; vé xem phim; đặt
chỗ khách sạn; nhạc, video, game…
Hiệu quả mua hàng online: chỉ có 5% người mua hàng qua mạng đánh giá rất hài
lòng về hiệu quả của việc mua hàng online, 29% bày tỏ sự hài lòng, 62% cho biết cảm
thấy bình thường và 4% cho biết không hài lòng.
Có tới 77% người mua hàng trực tuyến tham gia khảo sát của Cục Thương mại
điện tử & CNTT cho biết trở ngại lớn nhất đối với hoạt động mua hàng trực tuyến là
“vấn nạn” sản phẩm kém chất lượng. Rất nhiều trường hợp đặt hàng tốt nhưng khi
nhận hàng lại có chất lượng kém hơn. Bên cạnh đó, 40% người mua hàng đề cập tới trở
ngại giá không tốt, 38% nhắc đến dịch vụ logisitic kém chất lượng, 31% lo ngại lộ
thông tin cá nhân, 29% cho rằng khâu đặt hàng còn rắc rối, 20% chê nhiều website

chưa chuyên nghiệp.
Có 48% website thương mại điện tử tích hợp thanh toán online, 30% sẽ tích hợp,
22% không tích hợp khả năng thanh toán trực tuyến.
1.2.

Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam theo Báo cáo chỉ số thương mại

điện tử Việt Nam 2013
1.2.1. Hạ tầng và nguồn nhân lực
1.2.1.1. Máy tính
Mọi doanh nghiệp đều có máy tính, với xấp xỉ một nửa (55%) doanh nghiệp có từ
1 tới 10 chiếc, một phần năm (19%) doanh nghiệp có từ 11 tới 20 chiếc. Tỷ lệ doanh
nghiệp có từ 51 máy tính trở lên là 10%. Tỷ lệ này bằng với tỷ lệ các doanh nghiệp lớn
tham gia cuộc điều tra.
4


Một điểm đáng lưu ý là sự phân bổ tỷ lệ máy tính của năm 2013 gần như tương
đồng với năm 2012.
1.2.1.2.

Kết nối Internet

Hầu như tất cả doanh nghiệp đều kết nối Internet băng thông rộng với hình thức
phổ biến nhất là ADSL (78%) hoặc đường truyền riêng (21%). Tương tự như tình hình
sử dụng máy tính, số liệu kết nối Internet của các doanh nghiệp tham gia điều tra năm
2013 gần như không thay đổi so với năm 2012.
1.2.1.3.

An toàn an ninh thông tin


Trong số các biện pháp được sử dụng để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, việc
sử dụng các công cụ để diệt virus được các doanh nghiệp dùng phổ biến nhất (86%).
Đặc biệt, năm 2013 tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực
chữ ký số đã tăng lên đến 31%, cao hơn đáng kể so với năm 2012.
1.2.1.4.

Cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin

Cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp cơ bản ổn định so
với năm 2012. Tỷ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho phần cứng (42%), tiếp đó là phần
mềm (24%). Tỷ lệ đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực chỉ chiếm 17%, bằng mức đầu tư
cho tất cả các hoạt động khác như dịch vụ, an toàn thông tin…
1.2.1.5.

Lao động chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại điện tử

Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại
điện tử năm 2013 đạt 65%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 51% của năm 2012. Những lĩnh
vực kinh doanh có tỷ lệ lao động chuyên trách cao nhất là giải trí (80%), tài chính và
bất động sản (80%) và giáo dục đào tạo (79%). So với năm 2012 thì ba lĩnh vực này
cũng có tỷ lệ dẫn đầu, với các tỷ lệ tương ứng là 68%, 61% và 63%. Tuy nhiên, tỷ lệ
doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở
cả ba lĩnh vực này đều cao hơn hẳn so với năm 2012.
1.2.1.6.

Lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc
5



Đa số các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam là các doanh nghiệp kinh doanh trong
các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thủy sản, xây
dựng, cơ khí… Trong các doanh nghiệp này số lượng nhân viên ở bộ phận văn phòng,
nghiên cứu, thiết kế, tiếp thị… thường nhỏ hơn so với số lượng nhân viên ở các bộ
phận sản xuất. Tuy nhiên nhân viên ở nhóm thứ nhất lại sử dụng máy tính nói chung và
email nói riêng cao hơn nhân viên ở nhóm sau.
Điều tra cho thấy tại các doanh nghiệp lớn, 15% doanh nghiệp có dưới 5% nhân
viên thường xuyên sử dụng email, 17% doanh nghiệp có trên 50% nhân viên thường
xuyên sử dụng email.
Tình hình sử dụng email của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt hơn ở
các doanh nghiệp lớn, chỉ có 10% doanh nghiệp có dưới 5% nhân viên thường xuyên
sử dụng email, trong khi đó có tới 23% doanh nghiệp có trên 50% nhân viên thường
xuyên sử dụng email.
Nhìn chung, mức độ sử dụng email thường xuyên của nhân viên trong các doanh
nghiệp năm 2013 cao hơn so với năm 2012. Chẳng hạn, năm 2013 có 27% doanh
nghiệp cho biết có 21-50% nhân viên thường xuyên sử dụng email trong công việc, tỷ
lệ này năm 2012 là 16%.
1.2.1.7.

Đào tạo nguồn nhân lực

Phần lớn doanh nghiệp (53%) có những hình thức bồi dưỡng tại chỗ cho nhân
viên về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, 14% doanh nghiệp mở các lớp tập
huấn cho nhân viên và 26% doanh nghiệp cử nhân viên tới các cơ sở đào tạo.
So với năm 2012, các doanh nghiệp đã chú ý hơn tới các hoạt động nâng cao
nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
1.2.2. Giao dịch thương mại điện tử với người tiêu dùng (B2C)
1.2.2.1. Sử dụng email trong kinh doanh

6



Email tiếp tục là một công cụ quan trọng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, mức độ sử dụng email trong kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp
năm 2013 có xu hướng cao hơn năm 2012. Sự khác biệt rõ nhất là việc sử dụng email
cho mục đích quảng cáo, giới thiệu sản phẩm (66%) và giao dịch với khách hàng
(77%). Sử dụng email cho hai mục đích này vừa chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả hai năm
tiến hành điều tra, vừa tăng trưởng nhanh nhất. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng email cho
mục đích giao kết hợp đồng và hỗ trợ giao kết hợp đồng trong năm 2013 cao hơn một
chút so với năm 2012. Không có sự thay đổi lớn trong việc sử dụng email để chăm sóc
khách hàng.
Phù hợp với mức độ sử dụng email trong kinh doanh tiếp tục tăng, các doanh
nghiệp đánh giá hiệu quả của email trong việc bán hàng khá cao với tỷ lệ 47% năm
2013 so với 43% năm 2012. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng email có hiệu
quả thấp giảm từ 13% năm 2012 xuống còn 10% năm 2013.
Do hiệu quả kinh doanh do email mang lại ngày càng cao nên nhiều doanh nghiệp
có kế hoạch tăng cường sử dụng email trong việc bán hàng với khách hàng cá nhân,
điều tra cho thấy có 67% doanh nghiệp có kế hoạch này, tăng hơn nhiều so với tỷ lệ
54% của năm 2012.
1.2.2.2.

Website thương mại điện tử

Tỷ lệ doanh nghiệp có website là 43%, hầu như không đổi so với tỷ lệ này của
năm 2012. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn tới việc cập nhật thông tin
trên website của mình, điển hình là có tới 54% doanh nghiệp cho biết đã cập nhật
thông tin hàng ngày trên website, cao hơn tỷ lệ 50% của năm 2012. Đồng thời, tỷ lệ
doanh nghiệp cập nhật thông tin hàng tuần hoặc hàng tháng giảm được vài điểm phần
trăm. Tuy nhiên, vẫn có tới 7% doanh nghiệp hầu như không cập nhật thông tin kinh
doanh trên website của mình và tỷ lệ này không thay đổi so với năm 2012.

Các doanh nghiệp đã chú ý tới hoạt động quảng bá cho website và sử dụng nhiều
phương tiện khác nhau cho hoạt động này. Tương tự như năm 2012, các công cụ tìm
7


kiếm tiếp tục là phương tiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất (43%), báo điện tử
đứng thứ hai (40%). Các mạng xã hội được sử dụng ở mức cao để quảng bá website và
tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng phương tiện này (37%) đã tiệm cận với tỷ lệ quảng bá
trên các báo điện tử. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa sử dụng bất cứ hình thức
nào để quảng bá cho website của mình vẫn chiếm tới 15%, bằng với tỷ lệ của năm
2012.
1.2.2.3.

Sàn thương mại điện tử

Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử của năm 2013 là
12%, tăng hơn một điểm so với tỷ lệ này của năm 2012. Tín hiệu lạc quan là có tới
33% doanh nghiệp cho rằng tham gia các sàn thương mại điện tử mang lại hiệu quả
cao. Trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tham gia các sàn thương mại
điện tử ở mức trung bình là 52%. Tỷ lệ này không đổi so với năm 2012. Do đó, tỷ lệ
doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đạt được là thấp tương ứng giảm 3 điểm, từ 18% năm
2012 xuống còn 15% năm 2013.
1.2.2.4.

Thanh toán

Năm 2013 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của thanh toán không dùng
tiền mặt thông qua thẻ thanh toán. Tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ
thanh toán lên tới 39%, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ này năm 2012. Hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất vẫn là chuyển khoản qua ngân hàng (94%).

Các hình thức thanh toán qua ví điện tử và thẻ cào duy trì ở mức khá thấp.
1.2.3. Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
1.2.3.1. Sử dụng các phần mềm quản lý
Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin
ở mức cao để có thể quản trị các giao dịch với đối tác cũng như các hoạt động trong
nội bộ doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tham gia điều tra năm 2013 đã có bước tiến đáng kể trong việc
triển khai các phần mềm quản lý nhân sự và kế toán, tài chính. Có tới 87% doanh
8


nghiệp đã ứng dụng các phần mềm kế toán và tài chính, 57% doanh nghiệp triển khai
phần mềm quản lý nhân sự. Các tỷ lệ tương ứng của năm 2012 là 74% và 48%.
Đối với nhóm phần mềm quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng
(SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), sự tiến bộ không thể hiện rõ như
nhóm phần mềm về nhân sự và kế toán. 26% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết
đã ứng dụng phần mềm CRM, 22% sử dụng phần mềm SCM và chỉ có 16% đã ứng
dụng phần mềm ERP. Các tỷ lệ tương ứng của năm 2012 là 19%, 16% và 14%.
Trước thực tế có nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận với các phần mềm này, phiếu
khảo sát đã thiết kế để người trả lời có ba lựa chọn, đó là doanh nghiệp đã ứng dụng,
doanh nghiệp chưa ứng dụng và chưa biết doanh nghiệp đã ứng dụng hay không ba
phần mềm trên. Kết quả cho thấy tỷ lệ dao động từ 21% tới 29% người trả lời không
biết doanh nghiệp của mình đã ứng dụng hay chưa. Tỷ lệ này khác xa so với tỷ lệ trả
lời chưa biết doanh nghiệp của mình đã ứng dụng hay không phần mềm quản lý nhân
sự và kế toán (7% và 4%).
Rõ ràng là cần nhiều thời gian và nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như các bên
liên quan để thúc đẩy việc ứng dụng các phần mềm tiên tiến về quản lý quan hệ khách
hàng, quản lý chuỗi cung ứng và quản trị nguồn lực doanh nghiệp. Đây cũng là nền
tảng để tạo ra bước ngoặt đối với giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp.

1.2.3.2.

Nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử

Giao kết hợp đồng là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc sử dụng hình thức nào để tiến hành giao kết hợp đồng phản ảnh rõ
nhất mức độ ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp.
Điểm nổi bật của năm 2013 là có tới 83% doanh nghiệp đã sử dụng email để nhận
đơn đặt hàng. Tỷ lệ này cao hơn hẳn tỷ lệ 70% của năm 2012. Đồng thời, 35% doanh
nghiệp đã nhận đơn đặt hàng qua website, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm
9


2012. Tỷ lệ này cũng cho thấy các doanh nghiệp đã sử dụng các website một cách hiệu
quả hơn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tỷ lệ nhận các đơn đặt hàng qua điện thoại ở mức rất cao là 94%. Tỷ lệ này phản
ảnh thực tế phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, còn rất nhiều doanh
nghiệp chưa có website (57%). Đồng thời, điện thoại di động thông minh (smartphone)
có thể kết nối Internet ngày càng trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động giao
dịch kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2.3.3.

Đặt hàng qua các phương tiện điện tử

Có sự không đối xứng của việc sử dụng website để đặt hàng và nhận đơn đặt
hàng. Trong khi chỉ có 35% doanh nghiệp chấp nhận đặt hàng qua website của mình
thì có tới 50% doanh nghiệp đặt hàng qua website của các đối tác kinh doanh. Sự
không đối xứng này phản ánh một phần thực tế là một doanh nghiệp chưa có website
riêng vẫn có thể truy cập Internet và tiến hành đặt hàng trên website của các doanh
nghiệp đối tác.

Trong khi đó, đối với các phương tiện điện tử như email, fax và điện thoại có sự
đối xứng rõ ràng giữa việc đặt hàng với nhận đơn đặt hàng. Tỷ lệ đặt hàng qua email là
83%, qua fax là 67% và qua điện thoại là 95%. Các tỷ lệ này hầu như không khác biệt
so với tỷ lệ nhận đơn đặt hàng với cùng loại phương tiện.
1.2.4. Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B)
1.2.4.1. Tra cứu thông tin trên các website cơ quan nhà nước tại địa phương
Tình hình các doanh nghiệp truy cập các website của các cơ quan nhà nước để thu
thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh năm 2013 không có sự khác biệt so với
năm 2012. Cuộc điều tra cho thấy chỉ có 31% doanh nghiệp cho biết thường xuyên truy
cập website của các cơ quan nhà nước, 56% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới truy cập
và 13% doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập các website này.
1.2.4.2.

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến
10


Cứ hai doanh nghiệp tham gia điều tra thì một doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ
công trực tuyến. Đây là một bước tiến quan trọng của các cơ quan nhà nước trong việc
cung cấp trực tuyến các dịch vụ công. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước các cấp còn phải
nỗ lực rất nhiều để một nửa doanh nghiệp còn lại có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ
công trực tuyến.
1.2.4.3.

Đấu thầu trực tuyến

Chỉ một phần ba doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết đã tìm kiếm thông tin
đấu thầu công trên các website của các cơ quan nhà nước. Tỷ lệ này hầu như không đổi
so với năm 2012.
1.2.4.4.


Lợi ích của dịch vụ công trực tuyến

Cứ bốn doanh nghiệp (25%) thì có một doanh nghiệp đánh giá dịch vụ công trực
tuyến rất có ích cho hoạt động kinh doanh của mình. Tỷ lệ này cùng với tỷ lệ 58%
doanh nghiệp cho biết dịch vụ công trực tuyến tương đối có ích đã phản ảnh dịch vụ
công trực tuyến đã thực sự hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt rõ ràng về đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của dịch
vụ công trực tuyến của năm 2013 so với năm 2012.

2. Dự báo tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam
2.1. Thị trường thương mại điện tử
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối TMĐT của VC Corp cho biết nửa cuối
năm 2013, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ quỹ đầu tư mạo hiểm như Ventures Capital
đến các công ty TMĐT lớn trên thế giới vào Việt Nam.
11


Có thể kể đến những tên như Google, eBay, Amazon, Alibaba hay Rakuten
(Nhật), trong đó Alibaba của Trung Quốc là một trong những công ty tích cực nhất,
hợp tác với công ty Investment & Technology JSC làm đại diện. Còn Amazon và
Rakuten thì đang dò tìm cơ hội hợp tác hay mua lại một đối tác trong nước.
Rocket Internet của Đức đã ra mắt các website TMĐT Lazada, Zalora và
FoodPanda. Chỉ hơn mới một năm, ba website này đã mang lại cho Rocket Internet
hơn 120 triệu USD từ hàng loạt quỹ đầu tư như Holtzbrinck Ventures, AB Kinnevik,
Summit Partners, Tengelmann Group hay Verlinvest...
Mặt khác, các đại gia bán lẻ, các siêu thị điện máy, siêu thị về đồ tiêu dùng nhanh
(FMCG) tại VN trước giờ chỉ tập trung mạnh vào offline thì trong năm 2013 cũng đã
âm thầm chuẩn bị lực lượng, tài nguyên, phương án để mở rộng và đẩy mạnh kênh
online, đặt chỉ tiêu bán hàng online chiếm 5-10% tổng doanh số trong năm 2014 và

2015.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận định, không dễ để các công ty nước ngoài
thâm nhập thị trường dù có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam
hiện nay vẫn được thống trị bởi các công ty trong nước như Chodientu.vn, 5giay.vn,
Vatgia.com…

Ước tính doanh số TMĐT B2C năm 2015 theo Báo cáo thương mại điện tử 2012
Dân số

Tỷ lệ

Ước tính giá trị Tỷ lệ người truy

Ước tính doanh

VN năm dân số

mua hàng trực

cập Internet

số thu được từ

2015

truy cập

tuyến mỗi năm

tham gia mua


TMĐT B2C 2015

Interrnet

của một người

sắm trực tuyến
12


năm 2015 năm 2015
45%
50 USD

93

Mức độ
Cao

Tỷ lệ
70%

1.463 triệu USD

Trung bình

65%

1.360 triệu USD


Thấp

60%

1.255 triệu USD

triệu
dân

Theo dự báo của nhà cung cấp thẻ thanh toán quốc tế MasterCard thì vào năm
2017, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam có triển vọng đạt doanh số khoảng 8 tỉ
USD.
Tờ Bangkok Post dẫn kết quả một cuộc thăm dò do Bộ Công Thương tổ chức gần
đây cho thấy, trong số 3.400 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn
quốc tham dự điều tra, có tới 60% đơn vị chấp nhận phương thức kinh doanh B2B
(trong đó 95% chấp nhận đơn đặt hàng trực tuyến). 1/3 số doanh nghiệp nói rằng,
thương mại điện tử chiếm từ 15% trở lên tổng thu nhập của họ.
Hiện giao dịch thương mại điện tử chiếm 2,5% GDP của Việt Nam, tương ứng
với gần 2 tỉ USD và dự kiến sẽ đạt tới 6 tỉ USD vào năm 2015, báo trên cho hay.
Tuy nhiên bất chấp tiềm năng lớn như vậy, tăng trưởng thương mại điện tử ở Việt
Nam đang bị kiềm chế. Sự thiếu tin tưởng vào việc mua bán trên mạng cũng như việc
thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử
ở Việt Nam chưa thể nào thực sự cất cánh.
2.2.

Xu hướng thương mại điện tử

Năm 2014 được xem là năm bản lề đối với ngành thương mại điện tử (TMĐT) ở
Việt Nam. Đây cũng chính là năm mà các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh

tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài đã và đang tìm cách xâm nhập thị trường trong
nước.
Xu hướng ngách sẽ lên ngôi
13


Theo đại diện một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Internet thì càng nhiều đơn vị
tham gia làm TMĐT càng tốt, nó góp phần làm cho thị trường nóng lên, giúp người
dùng làm quen nhanh hơn với mô hình này đồng thời sẽ giảm thiểu các chi phí huấn
luyện thói quen sử dụng của khách hàng cho các doanh nghiệp làm TMĐT ở Việt
Nam.
Thực tế cho thấy hiện nay không chỉ các công ty lớn mới đẩy mạnh đầu tư vào
lĩnh vực kinh doanh Internet mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tìm cách
tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên mặc dù thị trường còn rất lớn, nhưng sân chơi
này không thực sự dành cho các doanh nghiệp nhỏ nếu không có hướng đi riêng vì
không chỉ gặp trở ngại trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà
con chịu sức ép cực lớn từ các công ty lớn của nước ngoài.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết với tiềm lực tài
chính mạnh thì các công ty nước ngoài sẽ nhanh chóng tiếp cận được đến khách hàng
hơn bằng việc đổ tiền làm marketing, các doanh nghiệp trong nước nếu tài chính hạn
chế cũng là một điểm khó khăn khi đương đầu với họ. Do vậy, chọn thị trường ngách
sẽ hợp lý hơn cho các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam hơn là cách chọn đối đầu. Hoặc
có thể hợp tác giữa hai bên, 1 bên tiềm lực tài chính mạnh, quy trình chuyên nghiệp với
một bên thấu hiểu người dùng Việt Nam, như vậy tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều.
Thị trường ngách theo nhận định của nhiều chuyên gia chính là cơ hội để các
công ty có quy mô vừa có thể tham gia vào lĩnh vực TMĐT cho năm 2014. Khi các
ông lớn củng cố tài chính để cạnh tranh lẫn nhau thì các doanh nghiệp nhỏ có thể chọn
cho mình bất kỳ mô hình nào mà ở đó mình có thế mạnh và phải có khả năng trở thành
top đầu của thị trường ngách đó.
Các mô hình bán lẻ ở thị trường ngách có thể áp dụng như nhắm vào đối tượng

trẻ em, đối tượng phụ nữ, dân văn phòng hay chỉ nhắm đến giới trẻ chẳng hạn. Thậm
chí không cần trực tiếp tham gia làm TMĐT mà có thể cung cấp các giải pháp, dịch vụ
cho TMĐT như: giao vận, thanh toán, marketing online,… Đây là các mô hình đã được
14


nhiều doanh nghiệp nhỏ phát triển thành công trên thế giới. Các dịch vụ đó trên thế
giới gọi là Cloud Services hay cụ thể hơn là Business Process as a Service (BPaaS).
Những nhà kinh doanh TMĐT sẽ rất cần các công cụ như SMS/Email/Social
marketing để triển khai và tối ưu hoá các chiến dịch marketing của họ. Hay như các
công cụ chuyên "lắng nghe", phân tích và đo lường việc được nhắc đến trên các
phương tiện truyền thông, diễn đàn và mạng xã hội…hay xử lý khủng hoảng truyền
thông.
M-Commerce
Thống kê từ eMarketer: tính đến tháng 12/2012, có khoảng 121,7 triệu thuê bao
di động (cao hơn 30 triệu so với 92,5 triệu dân), 30% người sử dụng điện thoại đang sở
hữu điện thoại thông minh, khu vực đô thị có hến 60% người đang sử dụng 3G
Theo Báo cáo Internet 2013 của Hiệp hội Internet Việt Nam, số lượng người dùng
sử dụng 3G 2013: 19 triệu người dùng. Dự báo 2017: 29.5 triệu người dùng.
Theo hãng nghiên cứu Nielsen, người Việt Nam có thói quen sử dụng thiết bị di
động rất thường xuyên, trong đó 54% người dùng kiểm tra thiết bị di động (thường là
điện thoại di động) trước khi ngủ, và 91% luôn có thiết bị di động bên mình trong suốt
cả tuần. Đây chính là tiền đề quảng cáo trên mobile phát triển.
Sự phổ biến và phát triển của các thiết bị di động như điện thoại thông minh
smartphone, máy tính bảng và công nghệ không dây đang dần thay đổi cách người tiêu
dùng tương tác với các nhãn hiệu và cách thức mua hàng hóa của họ. Làn sóng mua
sắm “chạm và lướt” đang là một xu thế rất được ưa chuộng. Điện thoại di động đang là
trợ thủ đắc lực cho cả người bán và người mua. Người bán có thêm kênh tiếp cận
khách hàng mới nhanh chóng mọi lúc mọi nơi và quan trọng nhất là tiện lợi. Thử hình
dung với máy tính, laptop người dùng không thể mang mọi lúc mọi nơi, và phải chờ

thời gian khởi động nhưng với điện thoại thì không. Tất cả thật nhanh chóng. Người
mua dễ dàng so sánh giá cả hàng hóa, thông tin các mặt hàng giảm giá.Sự ra đời của
điện thoại ngày càng thông minh kết hợp với người dùng càng quan tâm giá cả đang
15


đặt ra thách thức và cơ hội lớn cho thương mại điện tử phát triển. Khi thương mại điện
tử đã dần khẳng định niềm tin về thanh toán, bảo mật và sự tiện dụng thì sự thuận tiện
của những thiết bị di động hiện đại sẽ như một đòn bẩy cực mạnh. Điện thoại thông
minh và máy tính bảng sẽ giúp mọi người mua hàng nhanh và nhiều. M-Commerce sẽ
là chiến lược kinh doanh chủ yếu trong thời đại internet bùng nổ hiện nay và doanh thu
do M-Commerce mang lại sẽ là một con số vô cùng ấn tượng. Thói quen sử dụng điện
thoại thông minh và máy tính bảng đang dần làm thay đổi hành vi mua sắm của người
tiêu dùng trực tuyến. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp nhỏ có thể khai thác tối đa
hiệu quả kênh bán hàng này.
SEO
Tại Việt Nam, 75% người truy cập Internet sử dụng “Search Engines (Các công
cụ tìm kiếm)” thường xuyên nhất khi họ thực hiện nghiên cứu tìm kiếm trực tuyến.
(theo VNNIC)
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hầu hết lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm
kiếm tập trung vào 3 kết quả đầu tiên. Nếu bạn muốn website của mình trở nên cạnh
tranh trên thị trường, tập trung vào nội dung có giá trị và hấp dẫn đó chính là chìa
khóa. Người bán hàng trực tuyến cần nghiêm túc và có chiến lược cụ thể, rõ ràng để
phát triển nội dung trên website của họ.
Mạng xã hội
Theo Hiệp hội Internet Việt NamTính đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6
triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng
Internet.
Chúng ta đang chia sẻ những nơi mua sắm, những sản phẩm mới mua hay những
thứ muốn mua trên mạng xã hội. Và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn có được khách

hàng trên mạng xã hội. Facebook, Twitter, YouTube và Google sẽ tạo ra tác động
mạnh mẽ đến việc kinh doanh của bạn trong tương lai gần.
16


Những dự đoán này có thể bị chi phối bởi những xu hướng mới khác đang nổi
lên. Tuy nhiên, những xu hướng này chắc chắn rằng sẽ tiếp tục phát triển trong các
năm tiếp theo và đó là lý do tại sao bắt kịp xu thế mới sẽ giúp doanh nghiệp thương
mại điện tử nhiều cơ hội thành công.

Kết luận
Thương mại điện tử tuy có rất nhiều khó khắn nhưng đã có những phát triển vượt
bậc, thị trường bán lẻ trực tuyến với sự đổi mới và tăng trưởng ngoạn mục tiếp tục là
xu thế trong những năm tới. Với một tiềm năng lớn, một mảnh đất màu mỡ chưa được
khai thác hết, thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn sẽ có một bộ mặt hoàn toàn mới,
mang đến những trải nghiệm và lợi ích thực sự cho người tiêu dùng và cả các doanh
nghiệp tham gia thương mại điện tử.
Đồng thời việc nắm bắt xu hướng phát triển thương mại điện tử trong những năm
tới sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt nhịp với
17


công nghệ và mô hình kinh doanh mới, các cơ quan nhà nước cũng có sự chuẩn bị phù
hợp cho hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về thương mại điện tử.

Tài liệu tham khảo
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2013, tr.17 – 29
Báo cáo Internet Việt Nam 2013, Hiệp hội Internet Việt Nam
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2012, tr.34


18



×