Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đặc điểm của ngôn ngữ báo in hiện đại tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.88 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là hệ thống tín hiệu để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí,
ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự hình thành của tác phẩm báo chí.
Thông qua ngôn ngữ là chữ viết, hình ảnh, lời nói, âm thanh... tin tức báo chí
được thể hiện đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Một tác phẩm báo
chí có sức nặng hay không phụ thuộc không chỉ vào bản chất vấn đề thời sự
tác động đến công chúng như thế nào mà còn phụ thuộc rất lớn vào cách thể
hiện của nhà báo. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương thức biểu hiện của nội
dung thông tin.
Bên cạnh những đặc điểm chung, mỗi loại hình báo chí khác nhau,
ngôn ngữ lại mang những đặc điểm khác nhau. Với báo in, yếu tố ngôn ngữ
hàng đầu phải kể đến là hệ thống chữ viết, hình ảnh minh họa. Trải qua thời
gian, ngôn ngữ báo chí có sự vận động phù hợp với nội dung thông tin ở mỗi
giai đoạn khác nhau cũng như nhu cầu, cách thức tiếp nhận thông tin của
công chúng trong mỗi giai đoạn. Sự vận động của ngôn ngữ báo in hiện đại
là một vấn đề mới và hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Ngôn
ngữ báo in có sự thay đổi, biến hóa theo một số xu hướng mới, trong đó có
sự tác động lớn từ xu hướng quốc tế hóa. Một số từ mới cũng ra đời từ cách
giao tiếp mới mẻ của công chúng.
Tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ báo in hiện đại không chỉ giúp các
phóng viên, nhà báo có vốn kiến thức về ngôn ngữ phong phú, vận dụng vào
hoạt động tác nghiệp một cách thành thục, đúng ngữ cảnh và thành công, mà
còn là tài liệu quý cho hoạt động nghiên cứu khoa học về vấn đề này, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Phạm vi nghiên cứu

1


Trong phạm vi tiểu luận này, tác giả dự kiến khảo sát ví dụ từ một số


tờ báo in có đông đảo công chúng để tìm ra sự vận động của ngôn ngữ báo
in hiện đại.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ những đặc điểm của ngôn ngữ báo
in và sự vận động của ngôn ngữ báo in hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tác giả dự kiến triển khai 3 nội dung lớn, trùng với nội dung của 3
chương:
- Chương 1: Những khái niệm cơ bản
- Chương 2: Các đặc điểm của ngôn ngữ báo in hiện đại
- Chương 3: Một số giải pháp vận dụng hiệu quả ngôn ngữ trong báo
in hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu liệt kê, phân tích, tổng hợp.

2


NỘI DUNG
Chương 1

Những khái niệm cơ bản
1. Khái niệm báo chí
Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận
chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC. Do đó,
trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng;
và ngược lại, nói đến TTĐC - trước hết phải nói đến báo chí.
Báo chí trong trường hợp này đươc dùng, đươc hiểu theo nghĩa rộng,
bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử

(“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp,
là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự.
Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp
cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau.
Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống. Khi nhìn nhận xã
hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được
tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu
thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành
và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ
thống (hoặc hệ thống con ).
2. Khái niệm ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí được hiểu là hệ thống tín hiệu dùng để truyền tải
thông tin trong tác phẩm báo chí.
Như vậy, ngôn ngữ báo chí bao gồm cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh,
bảng biểu và một số yếu tố phi ngôn ngữ.

3


Chương 2

Các đặc điểm của ngôn ngữ báo in hiện đại
2.1. Tính đại chúng
Đây là đặc điểm đầu tiên của ngôn ngữ báo in, xuất phát từ yêu cầu
tác phẩm báo chí dành cho quảng đại quần chúng nhân dân.
Ưu điểm
Ngôn ngữ trên báo in hiện nay là thứ ngôn ngữ dành cho số đông vì
thế có đặc điểm chung là dễ hiểu. Kể cả đối với những vấn đề lý luận, phức
tạp, phần lớn người viết cố gắng tìm các cách trình bày, sử dụng ngôn ngữ
cho đại bộ phận công chúng mà báo hướng tới có thể hiểu được.

Nhược điểm
Có một số trường hợp báo chí còn sử dụng các từ chuyên ngành
phức tạp. VD như: Tin trên một số tờ báo có tiêu đề: " Khởi công xây dựng
Nhà máy Polypropylene tại Dung Quất". Từ "Polypropylene" mang tính
chuyên ngành, hơn nữa, trong thông tin cũng không nói rõ đó là chất gì, nhà
máy đó có vai trò nhiệm vụ như thế nào, nên người đọc rất khó hiểu.
Hay có nhiều tờ báo hàng ngày đưa các thuật ngữ như: “Tìm kiếm,
phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng Granitoit
trước đệ tam Bể Cửu Long thềm lục địa Việt Nam”, mà không kèm theo một
lời giải thích nào, gây khó hiểu cho bạn đọc.
Nhiều trường hợp đưa các đồ thị, các bảng thống kê quá phức tạp
cũng làm cho bạn đọc khó hiểu.
Nhiều trường hợp còn dùng từ địa phương, tiếng lóng mà không
có giải thích đi kèm. Trong một truyện ngắn trên báo có viết: Thành hét lớn:
"Ôi chao, bể lè tau rồi". Trung vặc lại: "Cho chết, ai bảo mi ham... " Ở đây
xuất hiện một số từ địa phương như "lè", "tau", "mi" khiến không phải bạn
đọc nào cũng hiểu được.
4


2.2. Tính đa dạng
Mặc dù không đa dạng bằng báo điện tử nhưng báo in cũng đang nỗ
lực đa dạng hóa cách truyền tải thông điệp. Ngoài ngôn ngữ bằng chữ viết
còn có hình ảnh (ảnh, tranh vẽ), biểu đồ, bảng thống kê. Tính đa dạng của
ngôn ngữ báo in nhằm chuyển tải các loại nội dung thông tin dưới nhiều thể
loại và phục vụ nhiều nhóm công chúng khác nhau. Đồng thời, làm sinh
động thêm tác phẩm báo chí, giúp tác phẩm báo chí không chỉ diễn đạt bằng
ngôn từ gây nhàm chán mà còn có cách thể hiện thông tin khác ngắn gọn, dễ
tiếp thu hơn.
2. 3. Tính chính xác

Hiện nay ngôn ngữ trên báo in được yêu cầu phải có tính chính xác
cao. Vì báo chí có sự ảnh hưởng rộng lớn tới xã hội, có chức năng định
hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có
thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, có thể gây ra những
gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Có thể nói, tính
chính xác của ngôn ngữ trên báo in đòi hỏi ở mức độ cao nhất so với các loại
hình báo chí khác bởi sai xót trên báo in khó khắc phục, sửa chữa. Tuy
nhiên, trên thực tế không tránh khỏi những sai xót khi sử dụng ngôn ngữ.
Một số kiểu sai sót trong sử dụng ngôn ngữ trên báo in
Dùng từ sai. VD: "Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của
hai nước Việt - Trung ". Rõ ràng, từ " với " ở đây là không thể chấp nhận
được (vì cụm từ " chia tay với..." biểu đạt ý nghĩa " từ bỏ, từ giã "), cần phải
thay nó bằng từ "trong".
Báo Nhân dân vừa phải đính chính vì dùng sai chữ "Thủ trưởng"
thành "Thủ tướng" trong một bài viết, dẫn tới những cách hiểu khác nhau.
Đưa số liệu sai. VD: Viết về nhập khẩu ô tô, có một tờ báo cho biết:
"Trong quý I năm 2005, kim ngạch nhập khẩu ô tô của nước ta lên tới hàng
5


tỷ USD." Thật ra, con số chỉ là hàng trăm triệu USD. Chỉ một con số sai sót
đã ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ.
Đưa hình ảnh sai:
Hình ảnh cũng được coi là một loại ngôn ngữ. Trong báo chí hiện đại
thì ngôn ngữ hình ảnh ngày càng có vai trò quan trọng, thậm chí có giá trị
cao hơn ngôn ngữ chữ viết.
VD

: Do sự cẩu thả của phóng viên, có một tờ báo đã lấy nhầm hình


ảnh nhà sàn của Bác Hồ để minh họa cho bài báo "Nhà sàn xuống phố" nói
về thói phô trương, tốn kém khi xây nhà sàn ở thành phố.
2.4. Tính cụ thể
Ưu điểm:
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo in còn nằm ở việc tạo ra sự xác định
cho đối tượng được phản ánh. Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo
in thường được gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những
con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ
thể). Ngoài ngôn ngữ bằng chữ viết, còn có ảnh của đối tượng, vấn đề được
nhắc đến. Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó
người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng.
Khuyết điểm:
Vẫn còn những ngôn ngữ phiếm chỉ, mơ hồ xuất hiện trên báo. Ví dụ
như: Một người dân xin giấu tên cho biết...., Có ý kiến cho rằng....
Ảnh kèm theo bài còn mang tính minh họa chung chung. Ví dụ như:
Đưa ảnh công nhân đang ngồi bên máy may rồi chú thích rằng: Ngành dệt
may là mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
2.5. Tính ngắn gọn
Ưu điểm

6


Ngôn ngữ trên báo in ngày càng ngắn ngọn, đậm chất thông tấn
để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc nắm bắt thông tin. Một câu thường có
độ dài dưới 40 chữ, chỉ gồm những thành phần chính yếu nhất trong câu
như: chủ ngữ, vị ngữ. Các câu phức, câu quá dài, có quá nhiều thành phần
được hạn chế sử dụng. Đặc điểm này là một trong những nét mới của ngôn
ngữ báo in hiện đại, bởi công chúng báo in ở thời điểm hiện tại có ít thời
gian để tiếp nhận thông tin. Tác phẩm báo chí càng ngắn gọn, chính xác

càng dễ được tiếp nhận. Không ít bạn đọc ngại ngay khi nhìn thấy những
dòng tít dài, những câu văn dài hay những bài báo dài lê thê.
Khuyết điểm
Vẫn còn nhiều trường hợp báo sử dụng câu quá dài, nhất là khi đăng
toàn văn hoặc trích dẫn các văn kiện đại hội, nghị quyết, văn bản pháp luật...
2.6. Tính định lượng
Thường các báo đều quy định số lượng chữ trong nhan đề, trong mỗi
tin, bài, mỗi dạng chuyên mục. VD: Nhan đề bài viết thường được quy định
tối đa không quá 12 chữ.
Báo Quân đội nhân dân được quy định: Tin vắn có dung lượng không
quá 30 chữ, tin trong khối tin các trang trong không quá 120 chữ và tin trang
nhất không quá 150 chữ. Bài chính trang trong không quá 1.000 chữ, trang
nhất không quá 1500 chữ...
Báo An ninh Thủ đô giới hạn bài viết chính của trang không quá
1.000 chữ, loại bài thường dùng là từ 750 chữ đến 900 chữ kèm theo 1 ảnh
minh họa. Các loại tin ngắn thường từ 150-180 chữ.
2.7. Tính bình giá
Ngôn ngữ trên nhiều tờ báo mang đậm sắc thái bình luận, đánh giá
nhất là đối với các bài chính luận. Đây là đặc trưng của ngôn ngữ báo in bởi
công chúng tìm đến báo in đọc không chỉ nắm bắt thông tin một cách đơn
7


thuần, mà họ còn muốn tìm sự định hướng, sự phân tích, bình luận sâu sắc từ
báo in. Các loại hình báo chí khác không có được lợi thế này. Ví dụ: Món
quà đẹp của Bill Gates (Báo Quân đội nhân dân 23-4-2006), Sự thật ghê rợn
(Báo Quân đội nhân dân, 08-03-2002), Điều bổ ích cho tương lai (QĐND,
12-7-1995)
Một số tin cũng mang ngôn ngữ bình giá. Ví dụ như: Cần thiết ban
hành Nghị định Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (QĐND, 9-10-2012).

2. 8. Tính biểu cảm
Đọc giả thường xuyên bắt gặp ngôn ngữ biểu cảm, giàu màu sắc và
hình ảnh, âm thanh, đầy sự so sánh, ẩn dụ trên báo in. VD như:
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, so sánh: Chuyển dịch lớn trong "vòng cung
lửa" (Nhân Dân cuối tuần, 15-06-2012), Đừng dựng dậy "thây ma" lịch sử
(Quân đội nhân dân, 2-2-2003)
Ngôn ngữ giàu âm thanh: Tiếng kèn rè lạc điệu (Báo Quân đội nhân
dân 25-05-2000)
Ngôn ngữ đầy tính chơi chữ: Yên Thế - Thế sao yên! (Quân đội nhân
dân 2002)
2.9. Tính khuôn mẫu
Tin trên báo in luôn thường phải trả lời được 6 câu hỏi: "Bao giờ? Ở
đâu? Ai? Cái gì? Tại sao? Như thế nào?" Tất nhiên, tùy theo dung lượng mà
thông tin mà có thể trả lời hết cả 6 câu hỏi, hoặc chỉ trả lời 4 câu hỏi là: Bao
giờ? Ở đâu? Ai? Cái gì?
Các tin, bài thường có một số công thức chung trong cách viết, cách
trình bày.
VD:Đối với bài: Tít chính, sa- pô, tít phụ, nội dung, ảnh, hộp thông tin
(box), biểu đồ...

8


Đối với tin: Tít, chữ viết tắt tên của cơ quan báo (QĐND, HNM, LĐ,
TT...), nội dung thông tin.
Nhiều phóng viên rập khuôn nhau trong cách mở đầu tin. Ví dụ: Tít
tin là: "Khẩn trương triển khai Đề án dạy, học ngoại ngữ ở địa phương", sau
đó sẽ mở đầu tin bằng câu: "Đó là chỉ thị của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân..."
2.10. Tính đặc thù

Do hướng tới những đối tượng độc giả nhất định nên ngoài tính đại
chúng, một số tờ báo in còn có tính đặc thù trong sử dụng ngôn ngữ.
Cách viết dài để phục vụ đối tượng có nhiều thời gian như: các bà nội
trợ, người bán hàng, các bác xe ôm... VD: Các tờ báo Đang yêu, Đời sống &
Pháp luật hay xuất hiện các nhan đề bài báo rất dài: Hi hữu xóm đàn ông
nhất quyết không chịu lấy vợ dù chính quyền ra sức khuyên nhủ (Đời sống
& Pháp luật, số 43 tháng 10-2012), Tình duyên lận đận của một mỹ nhân
bỗng dưng trở thành hoa hậu ở miền Nam ngày trước (Đời sống & Pháp
luật, số 43, tháng 10-2012); Lời khai lạnh lùng của gã vũ sư "ra tay" với
"người tình" khi đã "no xôi, chán chè" (Đời sống & Pháp luật, số 43, tháng
10-2012).
Các bài viết này thường dùng thứ ngôn ngữ "kể lể" dài dòng về
chuyện đời tư, với nhiều chi tiết hết sức vụn vặt để thỏa mãn tính hiếu kỳ
của đọc giả.
Các báo đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ thích hợp cho các đối tượng
thích hợp, viết cho thiếu nhi thì vui tươi, nhí nhảnh, viết cho người lớn tuổi
thì nghiêm túc.
Đã xuất hiện các sử dụng ngôn ngữ "lạ", để nhằm phục vụ nhóm đối
tượng muốn hướng tới. Ví dụ: Để phục vụ đối tượng đọc giả tuổi teen
(khoảng từ 10 đến 19 tuổi) các báo Hoa học trò, Sinh viên đã phá cách vô lối
9


trong sử dụng ngôn ngữ như: 2! bạn, 6 chó lại, no 4 go (ý nói: vô tư đi), no
star where (ý muốn nói: không sao đâu), If you like I afternoon ( Ý muốn
nói: Nếu em thích thì anh chiều).
2.11. Tính thẩm mỹ
Ngôn ngữ trên báo in có tính thẩm mỹ, vì ngôn ngữ trên báo in rất
phong phú, giàu tính biểu cảm, giàu màu sắc và hình ảnh. Nhìn chung, ngôn
ngữ hình ảnh trên báo in luôn cố gắng hướng tới cái đẹp.

Ví dụ: Các ảnh trên báo in đều thể hiện tính sống động của cuộc sống.
Tất nhiên, còn nhiều hình ảnh trên báo in còn chưa đẹp, còn khiên
cưỡng.
2.12. Tính biểu đạt phi ngôn ngữ
Thời điểm xuất bản tin, bài; vị trí tin bài..., đó đều là những sự biểu
đạt, cách đưa thông điệp phi ngôn ngữ của báo in. Điều này được thể hiện rõ
đối với các báo chính trị, khi tất cả các tin, bài, ảnh nội chính đều đã được
sắp xếp các vị trí nhất định. Chẳng hạn, cách sắp xếp tin, bài quan trọng của
báo Nhân dân, Quân đội nhân dân theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái
sang phải, bài "đinh" bao giờ cũng ở giữa trang. Chỉ cần một số báo nào đó,
các vị trí ấy bị đảo lộn thì bạn đọc sẽ có cảm giác "hình như có chuyện gì đó
bất thường, chuyện gì đó không ổn"... Ví dụ như: Trên báo Nhân dân,
không bao giờ tin về Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ
tịch Quốc hội bị xếp xuống đáy trang.
2. 13. Tính quốc tế
Ngôn ngữ trên báo in tại Việt Nam hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi
chuẩn mực ngôn ngữ có tính quốc tế về lối hành văn, các trình bày, cách sử
dụng từ ngữ mang tính quốc tế hóa.

10


Đã xuất hiện một số tờ báo hàng ngày, tạp chí bằng tiếng Anh, song
ngữ Anh - Việt. VD: Vietnam News, Heritage… và thường xuyên sử dụng
những ngôn từ tiếng Anh như: ton sur ton, tin “hot”,

11


Chương 3


Một số giải pháp vận dụng hiệu quả ngôn ngữ trong báo
in hiện đại
Tương tự như ngôn ngữ trên báo điện tử, báo in hay phát thanhtruyền hình, ngôn ngữ báo in vận động không ngừng và đậm chất thông tấn.
Những sự kiện thời sự liên tiếp, dồn dập khiến ngôn ngữ diễn đạt cũng phải
phù hợp với tính chất này của sự kiện. Bất kỳ một tình huống nào sử dụng
không đúng từ ngữ với văn cảnh, tình huống sự kiện sẽ phản tác dụng thông
tin. Bạn đọc ngại tiếp nhận thông tin hoặc lĩnh hội không đầy đủ, không trọn
vẹn ý muốn diễn đạt của tác giả bài báo. Nhưng làm thế nào để vận dụng
hiệu quả ngôn ngữ trong báo in hiện đại?
Trước hết, phóng viên, nhà báo là người trực tiếp sáng tạo ra các tác
phẩm báo chí cần nắm rõ đặc điểm của ngôn ngữ báo in, nhất là những xu
hướng vận động của ngôn ngữ báo in trong giai đoạn hiện nay. Điều này rất
cần thiết để phóng viên sử dụng ngôn ngữ đúng văn cảnh, đúng tình huống,
thể loại, đối tượng bạn đọc và linh hoạt chuyển tải thông tin cho hiệu quả
nhất.
Thứ hai, cần đa dạng hóa các hình thức sử dụng ngôn ngữ báo in. Một
tác phẩm báo chí hoàn chỉnh không chỉ sử dụng cách diễn đạt là chữ viết, mà
cần có hình ảnh minh họa, bảng biểu, các yếu tố biểu đạt phi ngôn ngữ khác
cho thông tin sinh động, dễ tiếp nhận.
Thứ ba, nâng cao năng lực của phóng viên, nhà báo trong hoạt động
tác nghiệp. Trong đó, cần nắm vững hơn nữa cách biểu đạt bằng tiếng Việt
thuần túy, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là yêu cầu quan trọng
bởi hiện tại, không ít phóng viên, nhà báo diễn đạt không chuẩn theo văn
phong tiếng Việt, thiếu cẩn thận, và viện lý do do áp lực công việc thời sự…

12


Thứ tư, phóng viên nhà báo cần có trình độ ngoại ngữ nhất định để

nắm bắt và hiểu rõ các xu hướng dùng từ mới, thích nghi với xu hướng quốc
tế hóa và dự báo được các xu hướng vận động của ngôn ngữ trong báo in
hiện đại. Từ đó, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chính xác vào báo in hiện đại
ở Việt Nam.

13


KẾT LUẬN
Tìm hiểu và nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo in hiện đại cung
cấp cho phóng viên, nhà báo, các cơ quan báo chí một nguồn kiến thức, tư
liệu phong phú trong quá trình tác nghiệp. Mặc dù đây mới là những tìm
hiểu ban đầu, sơ lược về đặc điểm của ngôn ngữ báo in hiện đại nhưng phần
nào, người nghiên cứu cũng định hình cho mình được tư duy cần tìm hiểu
sâu hơn về vấn đề này, từ đó vận dụng vào hoạt động tác nghiệp.
Thực tế hoạt động tác nghiệp của bản thân người nghiên cứu cho thấy,
ngôn ngữ báo in hiện đại đã vận động và thay đổi khá nhiều nhưng bản thân
nhiều phóng viên, nhà báo chưa nắm bắt được, chưa tìm hiểu một các có hệ
thống về vấn đề này khiến không ít tình huống, ngôn ngữ được sử dụng
không chính xác, không chuẩn, ảnh hưởng đến chức năng thông tin của báo
chí cũng như hiệu quả tuyên truyền.
Tìm hiểu ban đầu này về đặc điểm của ngôn ngữ báo in hiện đại là
bước đầu tiên để tác giả có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Đồng
thời, có thể mở rộng ra tìm hiểu xu hướng vận động, đặc điểm của ngôn ngữ
báo điện tử, truyền hình, phát thanh trong xu thế hiện đại. Khi nhà báo,
phóng viên có kiến thức nền cơ bản này, sẽ tránh được những bỡ ngỡ, sai xót
khi sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, tăng hiệu quả tuyên truyền và nâng cao
được trách nhiệm với xã hội.

14




×