Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền ở xã phong mỹ, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.63 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT CAO
SU TIỂU ĐIỀN Ở XÃ PHONG MỸ, HUYỆN
PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN MINH HẢI


NIÊN KHÓA: 2012 - 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT CAO
SU TIỂU ĐIỀN Ở XÃ PHONG MỸ, HUYỆN
PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:



Nguyễn Minh Hải

ThS. Nguyễn Lê Hiệp

Lớp: K46A- KTNN


Niên khóa: 2012-2016

HUẾ, 5/2016

Lời Cảm Ơn
Được sự đồng ý của khoa Kinh tế và Phát triển cũng như sự đồng ý
của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Lê Hiệp, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất cao su tiểu điền ở
xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Sau một
thời gian thực tập với sự cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ của
mọi người, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Vì vậy, qua đây tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả mọi người.
Thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Lê Hiệp – người đã đònh
hướng, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tình, chỉ
bảo, giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện chuyên đề cuối khoá.
Các cô, các chú, các anh chò cán bộ UBND xã Phong Mỹ đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Các hộ nông dân trồng cao su tiểu điền ở xã Phong Mỹ đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu.

Những người bạn học, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Sinh viên
Nguyễn Minh Hải


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................11
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................11
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................13
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................14
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................14
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................14
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế...............................................................14
1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa, các quan điểm đánh giá của hiệu quả
kinh tế..................................................................................................................14
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế................................17
1.1.2. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành cao su tiểu điền..........19
1.1.2.1. Khái niệm...............................................................................................19
1.1.2.2. Điều kiện hình thành cao su tiểu điền...................................................19
1.1.3. Khái quát và nguồn gốc về cây cao su.........................................................19
1.1.3.1. Khái quát................................................................................................19
1.1.3.2. Nguồn gốc cây cao su ở Việt Nam........................................................20
1.1.4. Đặc điểm cây cao su.....................................................................................20
1.1.4.1. Đặc điểm, các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su............................20
1.1.5. Đặc tính của cây cao su và mủ cao su..........................................................25
1.1.5.1. Đặc tính cây cao su................................................................................25
1.1.5.2. Đặc tính mủ cao su................................................................................26



1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của cây cao su tiểu điền đối với quá trình công nghiệp hóa
– hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn....................................................................27
1.1.7. Ứng dụng của cây cao su..............................................................................27
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả kinh tế cây cao su..........28
1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................31
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới......................................31
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam.......................................34
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tỉnh Thừa Thiên Huế........................36
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAO SU TẠI XÃ
PHONG MỸ....................................................................................................................37
2.1. Đặc điểm của địa bàn xã......................................................................................37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................39
2.2. Thực trạng sản xuất cao su trên địa bàn xã.........................................................41
2.2.1. Tình hình chung............................................................................................41
2.2.1.1. Giai đoạn nhận được sự hổ trợ từ Chính phủ từ năm 1993 đến năm
2006.....................................................................................................................41
2.1.1.2. Giai đoạn hộ nông dân tự trồng không có sự hỗ trợ từ Chính phủ từ
năm 2007 đến nay...............................................................................................43
2.2.2. Nguồn lực, quy mô sản xuất của các hộ điều tra.........................................44
2.2.2.1. Tình hình chung của các hộ điều tra.....................................................44
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất............................................................................45
2.2.2.3. Tình hình sử dụng vốn...........................................................................46
2.2.2.4. Tình hình sử dụng lao động..................................................................46
2.3. Chi phí đầu tư cao su của các hộ điều tra............................................................47
2.3.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản.............................47



2.3.2. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh (vào năm nghiên cứu). 49
2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền................................................50
2.4.1. Kết quả sản xuất của các hộ trồng cao su tiểu điền......................................50
2.4.2. Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cao su tiểu điền......................................52
2.4.2.1. Thông qua các chỉ tiêu: GO/IC, MI/IC, LN/TC....................................52
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016)...................................................................54
2.4.2.2. Thông qua các chi tiêu dài hạn: NPV, IRR, B/C..................................54
2.4. Tình hình tiêu thụ cao su của các hộ nông dân..................................................57
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ điều tra trong sản xuất cao su............60
2.5.1. Thuận lợi.......................................................................................................60
2.5.2. Khó khăn.......................................................................................................60
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CAO SU Ở XÃ PHONG MỸ....................................................................62
3.1. Định hướng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.....................................................62
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất............................................62
3.2.1. Giải pháp về đất............................................................................................62
3.2.2. Giải pháp về vốn...........................................................................................62
3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng............................................................................63
3.2.4. Giải pháp về lao động...................................................................................64
3.2.5. Giải pháp về tiêu thụ.....................................................................................64
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................66
I. Kết luận....................................................................................................................66
II. Đề xuất kiến nghị...................................................................................................67
DANH MỤC THAM KHẢO.........................................................................................69
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
UBND
NN&PTNT

VN
TE
AE
EE
IC
VA
MI
LN
NPV
IRR
B/C
KTCB
KD


Uỷ ban Nhân dân
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả Phân bổ
Giá trị sản xuất
Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng
Thu nhập hỗn hợp
Lợi nhuận
Giá trị hiện tại ròng
Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
Tỷ suất lợi ích trên chi phí
Kiến thiết cơ bản
Kinh doanh

Lao động


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sản lượng cao su ở một số khu vực trên thế giới.............................................33
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2014...........................................35
Bảng 3. Tài nguyên đất của xã Phong Mỹ năm 2015....................................................38
Bảng 4. Tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực của xã Phong Mỹ năm 2015.......................40
Bảng 5: Diện tích trồng cây cao su từ năm 1993 đến năm 2006 xã Phong Mỹ............42
Bảng 6: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra................................................................45
Bảng 7: Diện tích trồng cao su của các hộ điều tra........................................................45
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư của các hộ...........................................................................46
Bảng 9: Tình hình lao động của các hộ điều tra.............................................................47
Bảng 10: Chi phí cho một ha cao su thời kỳ KTCB.......................................................48
Bảng 11: Chi phí cho một ha cao su thời kỳ KD............................................................49
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su...............................................................53
Bảng 13: Giá trị hiện tài ròng NPV định mức cho một ha.............................................55
Bảng 14: Lợi ích chi phí (B/C) định mức cho một ha....................................................56
Bảng 15: Tỷ suất thu hổi vốn nội bộ tại IRR định mức cho một ha..............................57

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1: Các nước tiêu thụ cao su năm 2015..............................................................33
Biểu đồ 2: Các nước sản xuất cao su năm 2015.............................................................33
Biểu đồ 3: Diện tích cây cao su từ năm 2007 đến năm 2015 xã Phong Mỹ..................43

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Cao su thiên nhiên được xem là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành
công nghiệp hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ, than đá và sắt thép. Nó không những mang
lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh
thái. Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và sau đó được trồng phổ
biến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su
trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như tác động tới vấn đề cải tạo môi sinh, môi
trường nên Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển mở rộng diện cao su
đến năm 2015 đạt 10.000 ha.
Để đạt được đường lối của Đảng và Chính phủ và phát huy lợi thế của địa
phương để phát triển kinh tế, xã hội. Xã Phong Mỹ có diện tích đất vùng gò đồi rộng,
điều kiện tự nhiên cũng khá thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày,
đặc biệt là cây cao su. Do vậy, với những giá trị về kinh tế và xã hội, việc trồng và
phát triển ngày càng lớn diện tích cao su ở địa bàn này là vấn đế có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển kinh tế của xã.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế mô hình
cao su tiểu điền ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” trong

quá trình thực tập của mình.
* Mục tiêu chính của đề tài:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
cao su.
- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn xã
Phong Mỹ.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất cao su ở xã Phong Mỹ.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập số liệu các báo cáo, niên giám thống kê
của xã Phong Mỹ qua các năm và qua sách báo, đồng thời cũng tiên hành thu thập số
liệu thô tại cơ sở.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trồng cao su.
- Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế.

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
* Kết quả đạt được
Qua một thời gian nghiên cứu, tôi đã thu được một số kết quả chủ yếu sau:
- Đánh giá được thực trạng, kết quả, và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su theo mô
hình cao su tiểu điền tại xã Phong Mỹ.
- Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi của người nông dân, từ đó đưa ra

được những giải pháp để giúp người dân đẩy mạnh, phát triển mô hình này.
- Xây dựng được hệ thống các giải pháp để phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ
sản phẩm.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, sản phẩm mủ cao su
của nó được xem là một trong những nguyên liệu chủ chốt của ngành công nghiệp
hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ, than đá và sắt thép. Góp phần xóa đói giảm nghèo, mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

Cây cao su được du nhập vào nước ta năm 1897, trải qua hơn 100 năm cây cao su
ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Với khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, nước ta có đủ điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và
phát triển cây cao su. Trong những năm gần đây, cây cao su đã trở thành một cây trồng
thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Vị thế của ngành
cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Năm 2014, Việt Nam đã
vượt lên trở thành quốc gia sản xuất cao su tự nhiên thứ ba thế giới với sản lượng 1
triệu tấn.
Là một xã miền núi, Phong Mỹ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai,
nguồn nước để phát triển, sản xuất nông, lâm nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, trong những năm trước đây, do chưa có định hướng phát triển cụ thể nên nền
sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất nông

lâm nghiệp chuyển dịch chậm, kinh tế trang trại chưa phát triển.
Từ năm 1993, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và các dự án trong
chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây cao su bắt đầu được các hộ
nông dân trồng trọt trên địa bàn xã. Cho đến nay, sau hơn 20 năm có mặt trên đất
Phong Mỹ, diện tích trồng cây cao su tiểu điền trên địa bàn đã phát triển nhanh chóng,
góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của nhân dân, cũng như đổi mới diện
mạo nơi đây.
Mô hình trồng cao su tiểu điền xã Phong Mỹ đã đạt được những thắng lợi bước
đầu quan trọng. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững,
xã Phong Mỹ cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để
phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu
thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát
triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, nhằm tìm hiểu thực tế và cách giảm thiểu các
hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển cao su tiểu điền, tôi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả
kinh tế mô hình cao su tiểu điền ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế” trong quá trình thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

• Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn xã Phong
Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
cao su.
- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn xã
Phong Mỹ.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cao su ở xã Phong Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ nông dân
trên địa bàn anh chị nghiên cứu.
• Đối tượng điều tra
Điều tra 30 hộ nông dân trồng cao su tại địa bàn xã Phong Mỹ, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp trong nhiều năm liên tiếp và số liệu sơ cấp vào
năm gần nhất mà mình chú trọng nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu đề tài: 22/2/2016 – 15/5/2016
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp duy vật biện chứng: để xem xét các hiện tượng trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau
• Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các cơ
quan ban ngành cấp huyện, xã trên địa bàn như UBND xã Phong Mỹ, Phòng TN&MT
huyện Phong Điền, Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền. Ngoài ra, đề tài còn tổng
hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học, sách báo và những tài liệu có
liên quan.
- Thu thập thông tin sơ cấp
Điều tra phỏng vấn 30 hộ nông dân trồng cao su tại địa phương bằng phương

pháp dùng bảng hỏi.

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

• Phương pháp phân tích chuỗi cung: để phân tích quá trình tiêu thụ mủ cao su
của nông hộ.
• Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Thông qua các buổi trao đổi, gặp gỡ và thảo luận với các cán bộ địa phương và
giảng viên hướng dẫn nhằm thu thập nhiều kiến thức chuyên môn và giải quyết các
vướng mắc trong quá trình thực hiện.
• Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để trên cơ sở đó
đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su trên địa bàn nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí để phân tích các chỉ tiêu và kết
quả, hiệu quả kinh tế, tài chính của cây cao su, trong đó có tính đến các chỉ tiêu như
giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR),…
• Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh tình hình, kết quả, hiệu quả trong sản xuất và
tiêu thụ cao su. Đặc biệt là so sánh các nhóm hộ có quy mô, hình thức tổ chức, kinh
nghiệm khai thác cao su khác nhau. Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về
tình hình, quá trình sản xuất cao su trên địa bàn.

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ KHOA HỌC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa, các quan điểm đánh giá của hiệu quả
kinh tế
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được
kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhất định.
Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
• Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số sản phẩm có thể đạt được trên
một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện
cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố
đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản
xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
• Hiệu quả phân bổ: Hiệu quả phân bổ (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu
tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả
năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một
lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân
bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra nên
hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.

• Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất bảo
gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là thước đo phản ánh
mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối
ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE*AE).
Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc
sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải
đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
b. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan
điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có
lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực,
vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu
quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất
lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của
một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền
với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và
quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được
hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt được kết quả nhất định với chi

SVTH: Nguyễn Minh Hải


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra
nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.

c. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
- Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông
nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để
tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.

SVTH: Nguyễn Minh Hải


d. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
• Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra.
H=
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một
đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta xem
xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các
địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
• Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả
tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H=
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
∆Q: Khối lượng tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu
tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá trình
sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
• Quan điểm 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động giữa chi phí
và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả
thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi
phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H=
Trong đó, % ∆ Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
% ∆ C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
a. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
• Tổng giá trị sản xuất bình quân một ha cao su (GO): Là giá trị sản phẩm sản
xuất trong năm của một ha tính theo giá thị trường địa phương.
GO = ∑Qi*Pi
Trong đó: GO: Doanh thu thu được trên một ha diện tích cây cao su (1.000đ)
Qi: Sản lượng mủ của một ha cao su (kg).
Pi: Giá bán 1kg mủ cao su (1.000đ).


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

• Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền
mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong thời gian sản xuất
ra tổng sản phẩm đó.
• Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh kết quả của việc đầu tư các yếu tố trung gian, là
giá trị sản phẩm được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. Nó là hiệu số giữa giá trị

sản xuất và chi phí trung gian.
VA = GO – IC
• Thu nhập hổn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng còn lại sau khi đã trừ đi các
khoản chi phí: khấu hao tài sản cố định, thuế, phí.
MI = VA – KHTSCĐ – Thuế
• Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi chi phí lao
động và chi phí hiện vật của gia đình.
LN = MI – chi phí lao động gia đình – chi phí hiện vật của chủ hộ
b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
• GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm
mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong năm.
• MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm
mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
• LN/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế.
• VA/IC: Chỉ tiêu này thể diện cứ một đồng chi phí trực tiếp tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng. Hiệu suất này càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả.
• Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại các khoản thu
nhập của dự án với tổng giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư trong suốt thời kỳ
trồng cao su.
NPV = ∑Bt - ∑Ct
Trong đó: n: Số năm tồn tại của cây cao su
t: Thứ tự năm
Bt: Giá trị thu nhập của cây cao su năm thứ t
Ct: Vốn đầu tư của cây cao su năm thứ t
r: Lãi suất tính toán
• Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): Là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi suất
này thì việc trồng cao su hoàn toàn không thu được lợi nhuận, các khoản thu nhập vừa
đủ để bù đắp các khoản chi phí. Hệ số IRR được xác định bằng công thức:
IRR = r1 + (r2 – r1)

• Tỷ suất lợi ích trên chi phí (B/C): Được xác định bằng tỷ số giữa khoản thu
nhập với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại.

SVTH: Nguyễn Minh Hải

18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp
B/C = ∑Bt / ∑Ct

1.1.2. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành cao su tiểu điền
1.1.2.1. Khái niệm
Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc quyền sở hữu của nông dân, do nông dân
tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân
dân. Cao su tiểu điền có diện tích nhỏ (dưới 4ha/hộ) và trồng không tập trung, nằm rải
rác quanh khu vực cư trú của nông dân. (Theo tác giả Đinh Xuân Trường, nghiên cứu
mô hình cao su tiểu điền ở Việt Nam, báo cáo tổng kết đề tài cấp Tổng công ty giai
đoạn 1997 – 2000, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2000).
1.1.2.2. Điều kiện hình thành cao su tiểu điền
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thời kỳ kiến thiết cơ bản lâu dài từ 7
đến 8 năm. Do vậy, vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản lớn và trải dài qua nhiều năm,
chu kỳ kinh doanh dài từ 25 – 30 năm. Lao động chủ yếu là lao động gia đình, lao
động thuê ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Quá trình khai thác sản phẩm mủ cao su dài và
phục thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác.
Sản phẩm sản xuất ra đều là sản phẩm hàng hoá nên yếu tố thị trường rất quan trọng
đối với sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Từ những đặc điểm trên để hình thành và
phát triển mô hình cao su tiểu điền cần có các điều kiện sau:

- Quy mô diện tích đất tương đối lớn và ổn định lâu dài.
- Yêu cầu về vốn đầu tư trung và dài hạn lớn.
- Nhà nước có cách chính sách phát triển mô hình này.
- Có cán bộ kỹ thuật tập huấn, chỉ đạo.
- Có các Công ty, Nông trường sản xuất cao su đóng vai trò là thị trường đầu ra
cho các sản phẩm.
- Các hộ nông dân có nguyện vọng và năng lực trồng cao su.
1.1.3. Khái quát và nguồn gốc về cây cao su
1.1.3.1. Khái quát
Cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc
về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất
trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như
nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản
xuất cao su tự nhiên.

SVTH: Nguyễn Minh Hải

19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

1.1.3.2. Nguồn gốc cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế
kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo
chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa
này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt của cây"
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil

diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật
hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng
chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống
đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876
khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được
gửi tới các vườn thực vật tại Singapore.
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài
Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong
1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương),
200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su
đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907.
Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập
trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin... Một số đồn điền cao su tư
nhân Việt Nam cũng được thành lập.
1.1.4. Đặc điểm cây cao su
1.1.4.1. Đặc điểm, các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su
a. Đặc điểm sinh thái
• Các yếu tố khí hậu: Cây cao su là cây lâu năm vì thế nó thường phải trải qua
tất cả những ảnh hưởng về thời tiết xảy ra trong suốt năm và trong nhiều năm, khác
với cây ngắn ngày mà có thể tránh được những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt trong
năm. Mặt khác việc đầu tư ban đầu (giai đoạn KTCB) cho cao su thường tốn nhiều

SVTH: Nguyễn Minh Hải

20


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

thời gian và vốn. Vì thế cần có sự xem xét cẩn thận các yếu tố khí hậu trước khi quyết
định trồng loại cây dài ngày này để có thể thu được kết quả tốt đẹp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ được xem là yếu tố khí hậu quan trọng, tiên quyết nhất vì nó
quy định giới hạn tổng quát vùng trồng. Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên
thường sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 30°C, và khoảng nhiệt
độ tối thích là 26 – 28°C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây
trở ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Ở nhiệt độ nhỏ hơn 18°C sẽ ảnh hưởng
đến sức nảy mầm của hạt một cách rõ rệt do làm giảm khả năng hút nước của hạt
giống, tốc độ sinh trưởng của cây cũng chậm lại, cụ thể là chậm tăng chu vi thân, kéo
dài thời kỳ hình thành 1 tầng lá, mủ sẽ bị chảy dai khi khai thác. Nếu nhiệt độ thấp hơn
10°C hạt giống sẽ mất sức nảy mầm hoàn toàn. Ở nhiệt độ thấp hơn 5°C hoặc lớn hơn
40°C cây sẽ bị nứt vỏ chảy mủ hàng loạt đình chỉ sinh trưởng, bị khô và cây chết.
- Lượng mưa: Cao su thường được trồng trong vùng có lượng mưa từ 1800 –
2500mm/năm. Nhu cầu về lượng mưa hàng năm của cây cao su còn thay đổi tuỳ thuộc
vào điều kiện đất đai, cụ thể là khả năng giữ nước và thành phần sét trong đất. Bên
cạnh đó, sự phân bố mưa và tính chất của cơn mưa còn quan trọng hơn. Số ngày mưa
thích hợp nhất trong năm từ 100 – 150 ngày. Vì việc khai thác mủ luôn xảy ra vào
buổi sáng nên nếu số ngày mưa buổi sáng nhiều sẽ hạn chế năng suất mủ do số lần
khai thác bị giảm, mất sản lượng khi cạo muộn, hoặc mất sản lượng khi gặp mưa trong
lúc khai thác.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cao su là
trên 75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai
thác. Về khả năng chịu hạn của cây cao su có ưu thế hơn cà phê và tiêu vi thế nó được
ưa chuộng hơn tại những vùng mà phương tiện tưới và nguồn nước không sẵn có. Đối
với cao su trồng mới thường có khả năng chịu hạn 4 – 5 tháng, tuy nhiên cao su vừa
trồng mới cũng không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được ổn định.
- Ánh sáng: Khác với tiêu và cà phê, cao su là cây ưa sáng. Thời gian và cường độ

chiếu sáng trong ngày càng lớn thì việc sinh tổng hợp được càng nhiều. Ánh sáng còn
ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cây, nhất là tính chống chịu của cây. Các vườn
ươm trong mùa đông ở những vùng có ánh sáng đầy đủ thường chịu rét khoẻ hơn các

SVTH: Nguyễn Minh Hải

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

vùng khác. Quá trình ra lá mới thường bị kéo dài tại những vườn cao su được trồng ở
vùng Bắc Miền Trung do mây mù. Số giờ chiếu sáng trong năm được gọi là tốt cho cao
su bình quân từ 1800 – 2800 giờ/năm. Sương mù tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Gió: Gió lớn thường gây đổ ngã, đứt rễ, tác nhân đầu tiên cho các bệnh về thân
cành do đó làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất mủ. Gió khô như gió lào sẽ
làm giảm mức độ sinh trưởng của cây đáng kể, cụ thể là tăng vanh chậm và kéo dài
thời kỳ hình thành 1 tầng lá. Đặc biệt khi gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy
rừng và giảm năng suất mủ đáng kể. Những nơi có gió với tốc độ lớn hơn 3m/s cao su
thường sinh trưởng rất chậm và sản lượng thấp. Tuy nhiên gió nhẹ có thể điều hoà
được sinh trưởng. Mức độ gió thích hợp cho cao su là 1 – 2m/s.
• Đặc tính lý hoá học, địa hình của đất trồng cao su:
- Hệ hấp thu: Khả năng trao đổi là hỗn hợp các chất keo gồm mùn và sét. Chính
những hạt này là phần tử hoạt động lý hoá tính chính của đất. Tuỳ điều kiện mà nó hấp
thu hay giải phóng ion. Hệ hấp thu phụ thuộc vào các thành phần sét và chất hữu cơ
trong đất. Ở đất có trên 8meq/100gam đất là đất có hệ hấp thu tốt cho việc trồng cao
su. Nếu dưới mức này cần phải bón thêm phân hữu cơ để cải tạo đất.
- Độ pH: Cao su không có yêu cầu đặc biệt về pH. Nó có thể mọc bình thường

trong phạm vi pH từ 3,5 – 7,5. Tuy nhiên, thông thường vẫn từ 4 – 6.
- Địa hình: Yêu cầu địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình quy
hoạch vùng cao su. Đất trồng có địa hình bẳng phẳng thì việc trồng trọt, vận chuyển và
khai thác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với vùng có dốc lớn. Vì thế, mà chi phí đầu tư
trồng mới, chăm sóc và khai thác sẽ giảm đi đáng kể so với vùng có độ dốc cao. Tuy
nhiên, trên các địa hình bằng phẳng, mực nước ngầm thường cũng thấp hoặc hay lụt
lội, vì thế mà cao su không trồng được trên các địa hình này. Nếu được trồng trên địa
hình dốc thì độ dốc phải nhỏ hơn 8%. Từ 8 – 16% thì phải chú ý đến các biện pháp
chống xói mòn, như làm ruộng bậc thang, trồng theo đường đồng mức và kết hợp
trồng cây chống xói mòn.
- Độ sâu tầng đất: Đất có mức thuỷ cấp nông hoặc có tầng laterite nông đều
không có lợi cho việc trồng cao su, do bị hạn chế sự phát triển của rễ cọc. Cao su trồng
trên những nền đất này thường sinh trưởng kém về chiều cao, chậm tăng trưởng vanh

SVTH: Nguyễn Minh Hải

22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

thân, có khi cành lá còn bị héo vàng sau 2 hoặc 3 năm trồng. Vì vậy, độ sâu tầng đất
thích hợp cho việc trồng cao su lâu dài thường được quy định ít nhất là 2m.
- Bình độ: Thống kê cho thấy cao su càng trồng ở bình độ cao thì năng suất càng
giảm. Ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển, cao su thường cho năng suất rất
kém. Điều này cũng được hiểu như là kết quả của sự giảm nhiệt độ và tăng tốc độ gió
lên vượt những nhu cầu cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Chất đất: Có ba nhóm đất lớn mà cao su thường được trồng tại Việt Nam là đất

đỏ bazan, đất xám podzonlic trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Trong đó đất bazan
và podzonlic có diện tích lớn nhất.
+ Đất đỏ bazan có mặt phần lớn ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một ít
ở Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An. Đặc điểm đất có màu nâu, nâu đỏ, đỏ nâu. Trong
cấu trúc thường chưa nhiều đất sét, khoảng 60 – 65%, chỉ có 3 – 10% cát, vì thế khả
năng trao đổi chất rất tốt về mùa mưa, giữ nước tốt về mùa khô.
+ Đất xám phù sa cổ podzonlic thường thấy nhiều ở Lai Khê, Phước Hoà, Tây
Ninh, Đồng Nai, Biên Hoà, Gia Lai, Kon Tum, Pleiku. Đây là loại đất có cấu trúc rời
rạc, tương đối nghèo dinh dưỡng vì đã bị rửa trôi lâu ngày.
+ Đất sa phiến thạch thấy tại các vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng
Trị. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, pH từ 4 – 4,6; tổng số nghèo
(0,04%), tổng số trung bình (0,1 – 0,13), nghèo P và K dễ tiêu.
b. Đặc điểm thực vật học:
- Thân: Thân cao có hình trụ tròn và thẳng đứng, độ phân cành cao từ 2 – 3m.
Cây cao trung bình 20 - 30m, cây mọc hoang có thể cao tới 50m, vành thân có thể đạt
tới 5m, tán lá rộng.
- Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã
và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần
lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng. Tán lá
rộng tới đâu thì rễ bàng mọc ra đến đó, có thể rộng ra tới 6 – 10m.
- Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng
tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng
có mùa khô rõ rệt.

SVTH: Nguyễn Minh Hải

23


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

- Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc
ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi
ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt
trước khi gieo tương đối ngắn.
c. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su
• Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Giai đoạn này bắt đầu từ lúc gieo hạt cho
đến lúc xuất khỏ i vườn, có thể kéo dài từ 6 tháng đến 24 tháng. Đặc điểm của giai
đoạn này là cây con tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các tầng lá theo chu kỳ
và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân tăng trưởng chậm hơn là chiều cao rất
nhiều. Trong vòng 20 – 30 ngày cây có thể tăng cao 10 – 15cm trong điều kiện thuận
lợi. Bình quân mỗi tháng cây có thể cho thêm một tầng lá mới.
• Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Giai đoạn này được tính từ khi cây con được
trồng ngoài đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ. Giai đoạn KTCB có thể kéo dài
10 năm hoặc chỉ ngắn có 6 năm tuỳ thuộc vào giống, loại cây con đem trồng, điều kiện
đất đai, thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc. Nhiều giống có tăng trưởng nhanh như
PB235, RRIV2 (LH82/156), RRIV4 (LH82/182),v.v... trong điều kiện thuận lợi có thể
thu hoạch sau 6 năm trồng. Cao su KTCB tại vùng Bắc Trung Bộ thường chỉ cho tăng
trưởng mạnh ở năm thứ 3 – 4 sau khi trồng mới. Vì thế, thời kỳ này có thể kéo dài
thêm 1 – 3 năm. Chế độ bón phân và làm cỏ tốt có thể rút ngắn khoảng 1 năm.
Sau một năm tuổi cao su có thể phân cành, tuy nhiên thời kỳ nở rộ nhất vẫn là 3
năm sau trồng. Cành cao su thường gây cản trở cho việc cạo mủ khi chúng xuất hiện
trong khoảng từ 0 – 3m tính từ mặt đất. Vào giữa hoặc cuối thời kỳ KTCB là giai đoạn
cây cao su bắt đầu thành thục có thể cho hoa và quả (khoảng 5 năm sau khi trồng).
Cây cao su lúc này sinh trưởng khoẻ về đường kính thân, cành lá phát triển mạnh về
tổng diện tích lá và số lượng lá. Tuy nhiên, kích thước lá có nhỏ lại. Trong khi vào đầu
thời kỳ KTCB cây thường phát triển mạnh về chiều cao hơn, tốc độ ra lá chậm hơn, số
lượng lá cũng ít hơn rất nhiều nhưng diện tích lá lại lớn hơn rất nhiều.

Thời kỳ KTCB là một thời kỳ dài mà nhà nông chỉ đầu tư mà không thu lợi từ
cây cao su. Vì thế, việc tìm mọi cách để rút ngắn giai đoạn này là hướng quan trọng

SVTH: Nguyễn Minh Hải

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Hiệp

trong việc phát triển diện tích cao su tại nước ta hiện nay. Những giải pháp về giống và
cây con được xem là then chốt nhất có thể đáp ứng những đòi hỏi trên.
• Giai đoạn kinh doanh (khai thác mủ): Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ
khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý (loại bỏ). Căn cứ vào sự biến thiên
về năng suất hằng năm người ta chia thành 3 thời kỳ là: Thời kỳ khai thác cao su non,
thời kỳ khai thác cao su trung niên và thời kỳ khai thác cao su già.
- Thời kỳ khai thác cao su non: Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh về số lượng
cành nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm. Tốc độ tăng
sản lượng hằng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời
kỳ kéo dài chừng 10 – 12 năm. Do vỏ của thân trong thời kỳ này còn mỏng, nên việc
khai thác mủ cần có tay nghề cao tránh phạm vào thân.
- Thời kỳ khai thác cao su trung niên: Khi năng suất không còn tăng thêm nữa và
giữ vững mức năng suất nào đó theo năm thì cây cao su đã bước vào thời kỳ khai thác
cao su trung niên. Tuỳ theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà
thời kỳ này dài hay ngắn. Việc khai thác thái quá trong giai đoạn trước làm cho tỷ lệ
cây khô mủ nhiều hơn xảy ra trong thời kỳ này. Lớp vỏ tái sinh trên đoạn thân khai
thác bị tổn thương nhiều sẽ là trở ngại lớn cho việc khai thác mủ trong thời kỳ này.
- Thời kỳ khai thác cao su già: Khi vườn cây có hiện tượng giảm năng suất trong

nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này. Tốc độ giảm năng suất nhanh
hay chậm còn tuỳ vào giống và chế độ chăm sóc và khai thác trước đó. Vườn cây lúc
này rất âm u, độ ẩm không khí cao nên dễ mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa, có thể
làm giảm sản lượng nhanh chống.
1.1.5. Đặc tính của cây cao su và mủ cao su
1.1.5.1. Đặc tính cây cao su
- Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch
vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
- Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững
thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu
nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa
đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái.

SVTH: Nguyễn Minh Hải

25


×