Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng quản lý lao động tiền lương ở công ty cổ phần vận tải quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.82 KB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội,
là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Lao động của con
người trong phát triển kinh tế xã hội có tính chất hai mặt: Mộtmặt con người là tiềm
lực của sản xuất, là yếu tố của quá trình sản xuất, cònmặt khác con người được hưởng
lợi ích của mình là tiền lương và các khoản thu nhập.
Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng,
chất lượng và kết quả lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập của công nhân viên
chức, đồng thời là những yếu tố chi phí sản xuất quan trọng cấu thành giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp.
Quản lý lao động tiền lương là một yêu cầu cần thiết và luôn được các chủ
doanh nghiệp quan tâm nhất là trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế
bao cấp sang cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ
phần vận tải Quốc Tế, tôi đã nhận thức rõ vấn đề này và lựa chọn đề tài là: "Thực
trạng quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần vận tải Quốc Tế".
Báo cáo thực tập nghiệp vụ gồm 3 phần:
Chương I: Lý thuyết cơ bản về quản lý lao động tiền lương.
Chương II: Thực trạng về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần vận tải
Quốc Tế.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài nhưng bài làm chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu xót nên em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp
ý kiến của quý thầy cô để cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
QUỐC TẾ
1.1, Tổng quan về công ty cổ phần vận tải Quốc Tế :
1.1.1, Cơ sở pháp lí thành lập công ty cổ phần vận tải Quốc Tế:
- Công tycổ phần vận tải Quốc Tế là một đơn vị vận tải chuyên nghiệp, được thành lập


ngày 02/06/2008. Công ty đã có nhiều thành tích, bề dày trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tên công ty: Công ty cổ phần vận tải Quốc Tế.
- Tên tiếng anh: INTERNATIONAL TRANSPORT JOINT STOCK COMPANY.
- Trụ sở chính: Số 10 tầng 4 toà nhà Thành Đạt, số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ,
Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
- Điện thoại: 0906186966
- Mã số thuế: 0200817871
- Giấy phép kinh doanh: 0200817871- ngày cấp 02/06/2008.
- Ngày hoạt động: 02/06/2008.
- Giám đốc: Nguyễn Văn Hoà.
- Ngành nghề kinh doanh:
• Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.
• Vận tải hành khách nội tỉnh bằng xe buýt.
• Cho thuê xe hợp đồng.
• Quảng cáo trên phương tiện vận tải.
• Vận chuyển hàng hóa.
1.1.2, Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải Quốc Tế:
Năm 2008: Công ty được thành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ vận
tải khách bằng phương tiện ô tô. Khởi đầu với 8 phương tiện xe ô tô 50 chỗ, số cán bộ
công nhân viên là 20 người. Chạy trên các tuyến Hải Phòng - Hà Nội, Hải Phòng- Thái
Bình, Hải Phòng- Móng Cái.
Năm 2010: Mở thêm tuyến xe buýt Chợ Kênh- Bưu điện thành phố với 10 đầu xe
và số lượng nhân viên tăng lên là 50 người.
2


Năm 2012đến nay: Tăng lên 60 đầu xe khách và xe buýt với đội ngũ nhân viên
lên đến 112 người. Ngoài ra, công ty còn đầu tư thêm một số các công trình như trung
tâm thương mại, trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật.

* Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty:
Lãnh đạo cao nhất của Công ty là Giám đốc Nguyễn Văn Hòa. Ông là người tạo
dựng và gắn bó với Công ty từ những ngày đầu thành lập. Từng bước xây dựng và phát
triển Công ty vững mạnh, với khẩu hiệu: “Khách hàng là người trả lương cho chúng
ta” và định hướng chiến lược “Phát triển bền vững”. Với chặng đường 9 năm xây dựng
và phát triển lúc thăng lúc trầm, trên cương vị Giám đốc, với sự năng động, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm, vượt khó để đi lên, với bầu nhiệt huyết yêu nghề, bản
thân ông cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã đưa Công ty có bước phát triển
nhanh hơn, mạnh hơn, đủ năng lực để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Thành tựu đạt được của công ty:
Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong công tác thi đua khen thưởng như:
Thành tích mà doanh nghiệp đã được trong những năm qua: Tốp 10 doanh nghiệp tiêu
biểu xuất sắc của Tp Hải Phòng năm 2011, 2012; được nhận nhiều Bằng khen và Cờ thi
đua xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải; Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Giải thưởng Chất
lượng Việt Nam, 1 lần được nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cùng nhiều danh hiệu
thi đua cao quý khác.

3


1.2, Cơ cấu tổ chức của công ty:
1.2.1, Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vận tải Quốc Tế:
Hội đồng quản trị

GIÁM ĐỐC
P.Giám đốc phụ
trách kĩ thuật

P.Giám đốc phụ trách

kinh doanh

Phòng kĩ
thuật
Phòng
hành
chính

Phòng
kế toán

Phòng
kinh
doanh

Tổ quản

phương
tiện

Tổ bảo
trì

Tổ sửa
chữa

1.2.2, Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban:
Hội đồng quản trị:



Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty;



Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;



Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;



Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;



Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;



Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
4




Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp

đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;



Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công
ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó;
cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn
góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;



Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong
điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;



Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;



Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua
quyết định;




Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;



Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử
lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;



Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;



Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty,

chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công
ty.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
5


+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty.
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Tuyển dụng lao động;
+ Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao
động kí kết với công ty.
Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động
của công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện
nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt
động.
1.2.2.1, Chức năng của các phòng ban:
a, Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc Công ty trong về
Tổ chức bộ máy và mạng lưới.
Quản trị nhân sự.
Quản trị văn phòng.
Công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường.
b, Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán Tín dụng của Công ty:
Kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản
lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty.
Quản lý chi phí của Công ty.
Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc Công ty.
c,Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về:
Công tác kế hoạch và chiến lược phát triển Công ty.
Công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong Công ty.
Công tác quản lý kinh tế.
Công tác quản lý kỹ thuật.
Tham mưu cho giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh.
Hỗ trợ kinh doanh cho các Xí nghiệp, Chi nhánh trong Công ty.
6


Trực tiếp kinh doanh các mặt hàng lớn.

d, Phòng kĩ thuật: tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về lĩnh vực quản lý chất lượng
phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Tiến hành sửa chữa,
bảo trì phương tiện. Đáp ứng các nhu cầu về phương tiện.
e,Các chi nhánh, văn phòng đại diện: Đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty
trong quan hệ giao dịch với các đối tác và tổ chức liên quan tại một địa phương có quan hệ
với Công ty trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
1.2.2.2, Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
a, Phòng hành chính:Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Về công tác nhân sự, bộ máy:
• Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn Công ty theo đúng luật pháp và quy chế của
Công ty.
• Tham mưu tổ chức về phát triển bộ máy, mạng lưới Công ty phù hợp với sự phát
triển của Công ty trong từng giai đoạn.
• Xây dựng chiến lược phát triển nguồn vốn nhân lực.
• Tham mưu về quy chế, chính sách trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự, thiết lập cơ
chế quản trị nhân sự khoa học tiên tiến, tạo động lực phát triển sản xuất kinh
doanh.
• Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực toàn Công ty đáp ứng
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn
• Quản lý tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng chính
sách, chế độ, Pháp luật. Quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của cán bộ công
nhân viên trong toàn Công ty.
- Về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ:
• Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ Công ty cũng như
gửi các cơ quan, các đơn vị bên ngoài.
• Thực hiện công việc lễ tân khánh tiết, đón tiếp khách hàng ngày, tổ chức Đại hội,
hội nghị, hội thảo, tiệc liên hoan cấp Công ty.
7



• Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
• Quản lý con dấu Công ty và các loại dấu tên, chức danh của cán bộ trong Công ty,
cấp phát và quản lý theo chức năng các loại giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy
uỷ nhiệm của Công ty.
• Quản lý phương tiện thông tin liên lạc của Toàn Công ty.
• Quản lý xe con phục vụ đi công tác theo Quy chế Công ty.
• Quản lý cấp phát văn phòng phẩm làm việc cho văn phòng Công ty theo định mức
quy định.
• Quan hệ với các cơ quan địa phương và các đơn vị liên quan trong các vấn đề liên
quan đến Công ty về mặt hành chính.
- Công tác trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường:
• Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra công tác tự vệ, bảo vệ an ninh, an toàn cơ sở,
phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty.
• Quản lý công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi toàn Công ty (Nghiên cứu
hướng dẫn triễn khai, kiểm tra, xử lý vi phạm)
- Về công tác quản lý tài sản:
• Quản lý tài sản phục vụ làm việc của Văn phòng Công ty (tính toán nhu cầu, tổ
chức mua sắm, phân phối, cấp phát, định mức sử dụng, bàn giao sử dụng, theo dõi
quản lý, sửa chữa, thay thế)
• Quản lý toàn bộ tài sản cố định của Công ty.
• Quản lý các hệ thống cấp điện, cấp nước.
• Quản lý việc di tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tài sản cố định do Công ty trực tiếp quản
lý (Trừ các tài sản cố định đã giao cho các đơn vị trực thuộc quản lý).
• Quản lý toàn bộ đất đai của Công ty theo các hợp đồng thuê đất và quy định của
Pháp luật.
b, Phòng kế toán: Nhiệm vụ.
- Công tác tài chính:
• Quản lý Hệ thống kế hoạch tài chính Công ty (Xây dựng, điều chỉnh, đôn đốc
thực hiện, tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá, kiến nghị).

8


• Tổ chức quản lý tài chính tại Công ty, gồm:
• Quản lý chi phí: Lập dự toán chi phí; Thực hiện chi theo dự toán, theo dõi tình
hình thực hiện, tổ chức phân tích chi phí của Công ty.
• Quản lý doanh thu: Tham gia đàm phán Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng ngoại; Tổ
chức nghiệm thu thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, theo dõi doanh thu từng hoạt
động; Tham gia thanh lý hợp đồng; lập báo cáo thu hồi tiền bán hàng hàng tháng
và đột xuất.
• Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản Công ty và giao dịch Ngân hàng, thực
hiện các thủ tục đặt cọc, thế chấp của Công ty; Quản lý tiền mặt.
• Quản lý công nợ: Tổ chức quản lý, thu hồi công nợ phải thu; Quản lý các khoản
công nợ phải trả; Dự kiến phương án quản lý nợ khó đòi hoặc nợ không ai đòi;
• Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm tài sản cố định: Tham
gia các dự án đầu tư của Công ty; Quản lý chi phí đầu tư các dự án trên cơ sở
Tổng dự toán và quy chế quản lý đầu tư; Quản lý theo dõi, tổ chức kiểm kê tài sản
cố định; Làm các thủ tục, quyết định tăng giảm tài sản cố định; Chủ trì quyết toán
dự án đầu tư hoàn thành.
• Quản lý các quỹ doanh nghiệp theo chế độ và Quy chế tài chính của Công ty.
- Công tác tín dụng, công tác hợp đồng:
• Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn; kế hoạch tín dụng vốn lưu động để
huy động vốn cho nhu cầu đầu tư và sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Xây dựng mức lãi xuất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty và ngoài
Công ty.
• Dự thảo, đàm phán các hợp đồng tín dụng của Công ty.
• Làm việc với cơ quan Nhà nước xin cấp ưu đãi đầu tư: Đôn đốc, hướng dẫn và
làm thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án thuộc đối tượng được ưu đãi đầu
tư.
• Tham gia đàm phán hợp đồng theo chức năng: Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng với

các đối tác nước ngoài.
• Làm thủ tục thanh toán hợp đồng theo điều khoản hợp đồng.
9


- Công tác đầu tư tài chính:
• Giám sát tình hình sử dụng vốn của Công ty tại các Công ty con, Công ty liên kết.
• Đôn đốc Công ty con gửi báo cáo kế toán định kỳ và hợp nhất với báo cáo của
Công ty theo quy định.
• Báo cáo, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn vào Công ty con, Công ty liên kết.
- Tổ chức, thực hiện công tác kế toán:
• Tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Công ty , bao gồm:
• Thu thập, xử lý thông tin, chứng từ kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung
công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
• Tổ chức ghi sổ kế toán.
• Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định.
• Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước.
• Tổ chức bộ máy kế toán.
• Lập báo cáo kế toán tổng hợp của Công ty.
• Lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
• Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán.
- Công tác thuế; Thanh, kiểm tra tài chính; Phân tích hoạt động kinh tế:
• Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp. Phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm Pháp luật về tài chính kế toán tại Công ty.
• Phân tích báo cáo kế toán hàng quý, năm của Công ty; Đánh giá và kiến nghị, xử
lý.
• Công tác thanh tra tài chính.
• Thường trực công tác thanh tra.
• Tổ chức thanh tra công tác ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế; Quản lý vốn và
tài sản; Tình hình quản lý doanh thu, chi phí; Việc chấp hành các quy định quản

lý tài chính của Nhà nước và Quy chế Công ty.
c,Phòng kinh doanh:
-Về công tác kế hoạch:
• Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm.
10


• Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Về công tác kinh tế:
• Quản lý các Hợp đồng kinh tế (quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện, thanh lý
Hợp đồng).
• Quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (nghiên cứu, triển khai, áp dụng...).
• Phối hợp với các Phòng, ban khác trong việc xây dựng và áp dụng các định mức
kinh tế kỹ thuật, các quy chế nội bộ Công ty.
- Về công tác đầu tư và quản lý dự án:
• Nghiên cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp với nguồn
lực Công ty trong từng giai đoạn phát triển.
• Quản lý dự án đầu tư (quá trình lập, thẩm định, triển khai dự án...).
• Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết.
- Về công tác kỹ thuật:
• Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện tốt công tác
quản lý chất lượng.
• Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, chất lượng theo quy định.
• Lập sổ sách theo dõi số lượng, chất lượng xe máy, thiết bị và kế hoạch sửa chữa
thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị.
• Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Việc thông tin kinh tế:
• Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế của Công ty, đảm bảo việc nắm bắt, xử lý kịp
chính xác, phục vụ cho công tác quản lý của giám đốc.

• Thực hiện nhiệm vụ Trung tâm thông tin kinh tế của Công ty.
• Lập báo cáo biểu thống kê, các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh cho giám
đốc và gửi các cơ quan theo quy định của Pháp luật.
- Nghiên cứu phát triển:
• Nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh: các chính sách của Đảng, Nhà
nước, hệ thống pháp luật.
11


• Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.
• Xác lập định hướng chiến lược phát triển toàn diện Công ty, các chính sách phát
triển, các kế hoạch dài hạn.
• Xây dựng chiến lược Maketing, chính sách maketting phù hợp với từng giai đoạn
phát triển, từng sản phẩm, từng dịch vụ.
• Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược, chiến thuật nâng cao sức
mạnh canh tranh của Công ty.
- Về nghiệp vụ kinh doanh:
• Quản lý các chính sách kinh doanh (quá trình xây dựng các chính sách, triển khai
áp dụng, bổ sung hoàn chỉnh...).
• Nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh (nghiệp vụ mua, bán, giá cả, hợp
đồng kinh tế), các hình thức thương mại tiên tiến, từng bước đổi mới và hiện đại
hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty.
• Quản lý thống nhất các nghiệp vụ kinh doanh trong Công ty.
• Hỗ trợ kinh doanh cho các Chi nhánh với các điều kiện tốt nhất để thực hiện
nhiệm vụ chung toàn Công ty.
d, Phòng kĩ thuật:Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; xây dựng các định
mức vật tư, kỹ thuật cho các loại hình hoạt động. Khôi phục tính năng của phương tiện,
trang thiết bị.
e,Các chi nhánh, văn phòng đại diện:
- Nghiên cứu tình hình kinh tế - thương mại khách hàng tiềm năng để phát triển các hoạt

động của Công ty tại địa phương.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng thương mại và dịch vụ Công ty đã
kí tại địa phương.
- Báo cáo định kỳ hoặc đội xuất (khi có yêu cầu) với Công ty tình hình hoạt động
của văn phòng đại diện.
- Thiết lập, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Công ty tại địa phương.
- Quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các Phòng, Ban, tổ chức đơn vị kinh tế
trực thuộc Công ty để thực hiện tốt cam kết của Công ty với các đối tác.
12


- Được uỷ nhiệm giao dịch với các đơn vị và cơ quan hữu quan trong phạm vi của
mình.
- Được chủ động trong nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, đối tác.
- Được giám đốc uỷ quyền tuyển chọn và sử dụng lao động theo yêu cầu công việc.
- Các nhiệm vụ khác Công ty giao.
1.3, Cơ sở vật chất và lao động của công ty cổ phần vận tải Quốc Tế:
1.3.1, Cơ sở vật chất:

Bảng 1: Cở sở vật chất tính đến tháng 12/2015
STT
1

Chứng từ
Ký hiệu
SHĐ
NT
01 08/08/2008 Xe khách

Số


Biển số

lượng
8
15C-2378, 15C-2569, 15C- 1478,
15C-3246, 15C- 2782, 15C- 2889,

2
3

12
48

10/09/2010 Xe buýt
31/03/2011 Xe buýt

8

15C-2990, 15C- 2992
15B-2367, 15B-2456, 15B-3478,

10

15B- 4789, 15B- 5687, 15B-5795
15B- 15672, 15B-45682, 15B56780, 15B-23468, 15B- 37890,

4
5
6

7
8
9

112
236
240
320
489
512

12/11/2011 Xe khách
01/04/2012
13/03/2012
15/06/2014
04/05/2015
12/10/2015

Xe khách
Xe buýt
Xe buýt
Xe 46 chỗ
Xe buýt

15

15B- 14789
15C- 00234, 15C-01245, 15C-

10

11
10
8
5

02456, 15C- 03412, 15C-04123
15B- 34561, 15B- 56478
15B- 45121, 15B- 12450
15B- 87900, 15B- 64573
15B- 10297, 15B- 35485
15B- 02645, 15B- 7463

1.3.2, Nguốn nhân lực:
Tổng số lao động của Công ty là 112 người. Trong đó:
Số người ở trong các phòng ban của công ty là 30 người chiếm 26.78%
Số người lao động trực tiếp trong công ty là 82 người chiếm 73.21%.
Số lao động nữ là 35 người, chiếm 31.25% tổng lao động của công ty.
Số lao động nam là 77 người, chiếm 68.75% tổng lao động của công ty.
Bảng 2: trình độ học vấn của công nhân viên trong công ty
13


STT
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu

Tổng số lao động
Trình độ đại học trở lên
Trình độ đại học
Trình độ cao đẳng
Trình độ trung cấp
Trình độ sơ cấp

Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
112
100
2
1.78
32
28.57
15
13.39
53
47.32
10
8.92
Nguồn: báo cáo phòng kế hoạch năm 2015

14


1.4, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của công ty cổ phần vận tải Quốc Tế:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015

Đơn vị tính: VND

Năm
STT

Chênh lệch 2014/2013

Chỉ tiêu

Chênh lệch 2015/2014

Số
2013

2014

2015

Số tuyệt đối

Số tương

tương

Số tuyệt đối

đối

đối
I

1


Sản lượng
Sản lượng

2

vận chuyển
Sản lượng

3

luận chuyển
Quãng đường

50.000

55.000

61.675

5.000

10

6.675

12,14

6.250.400


7.007.500

9.707.750

757.100

12,11

2.700.250

38,53

1100

1100

1100

0

0

0

0

II

bình quân
Tài chính


1
2

Doanh thu
Chi phí

1.701.908.129.763

1.758.465.046.367,01

2.012.500.660.231

3.677.573.915

5.143.651.488,03

4.971.999.890

5.655.6916.604
1.466.077.573

3,32
39,86

254.035.613.864
(171.651.598)

4,45
(0,44)


3

Lợi nhuận

231.577.593

246.289.615,23

659.295.696,7

14.712.022,23

6,35

413.006.081

67,69

80

96

112
16

20

16


16,66

500,000

20

500,000

16,66

III

1

Lao động- tiền lương
Số lượng lao
động

2

Tiền lương

2.500.000

3.000.000

3.500.000
15



3
4
IV
1

Tổng quỹ

9.100.815.140

lương
NSLĐ BQ

2

Thuế TNDN

3

hiện hành
Thuế TNDN

9.863.428.880
523.042.060

_
Đóng góp ngân sách nhà nước
BHXH

9.623.857.200


_

_

105.057.000

123.670.046

170.440.020

77.192.531

94.503.391

219.765.232,3

_

_

_

5,74

_

_

239.571.680


_

2,48

_

_

18.613.046

17,71

46.769.974

37,81

17.310.860

22,42

125.261.841

32,54

_

_

_


hoãn lại

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015

16


Nhận xét:Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây của
công ty ta thấy được có thể thấy, qua các chỉ tiêu đánh giá ở trên thì hầu hết các chỉ tiêu
đều tăng nhanh qua 3 năm từ năm 2013-2015. Nhất là tổng lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp tăng nhanh thể hiện được sự lớn mạnh của công ty do đã áp dụng được khoa học
công nghệ mới, cải tiến bộ máy, phát huy những thế mạnh mình có. Đem lại được hiệu
quả kinh tế cao và tạo tiềm lực vững chắc để đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp.

17


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ
2.1, Cơ sở lí thuyết về lao động tiền lương:
2.1.1, Khái niệm, phân loại, bản chất, chức năng của tiền lương:
2.1.1.1, Khái niệm và phân loại tiền lương:
* Khái niệm:
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành theo thoả thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ và các quy luật trong nền
kinh tế thị trường
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho
người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của họ dùng để bù đắp lại
hao phí lao động của mọi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là
một vấn đề thiết thực đối với cán bộ công nhân viên.Tiền lương được quy định một

cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động và
làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao
động.
Tiền công là giá trị của lao động thì giá cả này sẽ hình thành trên cơ sở thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức lao động hay tiền
công có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá sức lao động. Như vậy
giá cả tiền công thường xuyên biến động nhưng nó phải xoay quanh giá trị sức lao
động cung như các loại hàng hoá thông thường khác, nó đòi hỏi một cách khách quan
yêu cầu tính đúng, tính đủ giá trị của nó. Mặt khác giá tiền công có biến động như thế
nào thì cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động có thể tồn tại và tiếp
tục lao động.

18


Mặt khác tiền lương còn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm do
vậy giá trị của sức lao động (tiền lương) còn phụ thuộc vào giá cả của sản phẩm khi
được tiêu thụ trên thị trường.
* Phân loại:Quỹ tiền lương của doanh nghiệp được phân ra 2 loại cơ bản sau:
Tiền lương chính: Là các khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong
thời gian họ hoàn thành công việc chính đã được giao, đó là tiền lương cấp bậc và các
khoản phụ cấp thường xuyên, và tiền thưởng khi vượt kế hoạch.
Tiền lương phụ: Là tiền lương mà doanh nghiệp phảI trả cho người lao động
trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ
quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc khác như: Đi
họp, học, nghỉ phép, thời gian tập quân sự, làm nghĩa vụ xã hội.
2.1.1.2, Bản chất và chức năng của tiền lương:
Bản chất phạm trù tiền lương theo cơ chế thị trường:
• Trong nhiều năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn. Song tình hình thực tế cho thấy rằng sự đổi mới một số lĩnh

vực xã hội còn chưa kịp với công cuộc đổi mới chung nhất của đất nước. Vấn
đề tiền lương cũng chưa tạo được động lực phát triển kinh tế xã hội.
• Hiện nay có nhiều ý thức khác nhau về tiền lương, song quan niệm thống nhất
đều coi sức lao động là hàng hoá. Mặc dù trước đây không được công nhận
chính thức, thị trường sức lao động đã được hình thành từ lâu ở nước ta và hiện
nay vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở nhiều vùng đất nước. Sức lao động là một
trong các yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản, của quá trình sản xuất, nên
tiền lương, tiền công là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao
động. Vì vậy việc trả công lao động được tính toán một cách chi tiết trong
hạch toán kinh doanh của các đơn vị cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế. Để
xác định tiền lương hợp lí cần tìm ra cơ sở để tính đúng, tính đủ giá trị của sức
19


lao động. Người lao động sau khi bỏ ra sức lao động,tạo ra sản phẩm thì được
một số tiền công nhất định. Vậy có thể coi sức lao động là một loại hàng hoá,
một loại hàng hoá đặc biệt. Tiền lương chính là giá cả hàng hoá đặc biệt đó hàng hoá sức lao động.
Chức năng của tiền lương:Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao
gồm các chức năng sau:
• Chức năng đòn bẩy cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Tiền lương
gắn liền với lợi ích của người lao động. Nó là động lực kích thích năng lực
sáng tạo, ý thức lao động trên cơ sở đó thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Bởi vậy, tiền lương một mặt gắn liền với lợi ích thiết thực của người lao
động và mặt khác nó khẳng định vị trí của người lao động trong doanh
nghiệp. Bởi vậy, khi nhận tiền lương thoả đáng, công tác trả lương của
doanh nghiệp công bằng, hợp lý sẽ tạo động lực cho quá trình sản xuất và
do đó tăng năng suất lao động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm được nâng cao,
từ đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên.
• Chức năng kích thích người lao động: Thực hiện mối quan hệ hợp lý trong
việc trả lương không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích

cho người lao động, khuyến khích họ tăng năng suất lao động.Khi lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng thì nguồn phúc lợi trong doanh nghiệp sẽ phát
triển, là nguồn bổ sung thu nhập của người lao động, tạo ra động lực lao
động, tăng khả năng gắn kết giữa người lao động vối doanh nghiệp.
• Chức năng tái sản xuất sức lao động: Tiền lương là thu nhập chính của
người lao động, là nguồn nuôi sống bản thân và gia đình họ. Thu nhập bằng
tiền lương tăng lên sẽ đảm bảo cho đời sống vật chất và văn hoá của người
lao động tăng lên và do đó tái tạo sức lao động cho xã hội.Thực hiện đúng
đắn chế độ tiền lương đối với người lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp có
20


nguồn lao động ổn định nhất là đối với nghề mà lao động có tính chất
truyền thống đối với các vùng chuyên canh hoặc khai thác lâu dài như trồng
cao su, khai thác than đá….
2.1.2,Vai trò và ý nghĩa của tiền lương:
Vai trò của tiền lương:Về mặt sản xuất và đời sống tiền lương có 4 vai trò cơ bản sau
• Vai trò tái sản suất sức lao động: Sức lao động là một dạng công năng sức cơ
bắp và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người, là một trong các yếu tố thuộc
“đầu vào” của sản xuất. Trong quá trình lao động sức lao động bị hao mòn dần
với quá trình tạo ra sản phẩm do vậy tiền lương trước hết phải đảm bảo tái sản
xuất sức lao động. Đây là yêu cầu tất yếu không phụ thuộc vào chế độ xã hội, là
cơ sở tối thiểu đầu tiên đảm bảo sự tác động trở lại của phân phối tới sản xuất.
Sức lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất để đảm bảo tái
sản xuất và sức lao động cũng như lực lượng sản suất xã hội, tiền lương cần thiết phải
đủ nuôi sống người lao động và gia đình họ. Đặc biệt là trong điều kiện lương là thu
nhập cơ bản.
Để thực hiện chức năng này, trước hết tiền lương phải được coi là giá cả sức
lao động.Thực hiện trả lương theo việc, không trả lương theo người, đảm bảo nguyên
tắc phân phối theo lao động. Mức lương tối thiểu là nền tảng của chính sách tiền

lương và tiền công, có cơ cấu hợp lí về sinh học, xã hội học… Đồng thời người sử
dụng lao động không được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định.
• Vai trò kích thích sản xuất: Trong quá trình lao động, lợi ích kinh tế là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sự hoạt động của con người là động lực mạnh mẽ nhất của
tiến bộ kinh tế xã hội. Trong 3 loại lợi ích: xã hội, tập thể, người lao động thì
lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp và quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế. Lợi ích của người lao động là động lực của sản xuất. Chính
sách tiền lương đúng đắn là động lực to lớn nhằm phát huy sức mạnh của nhân
21


tố con người trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì vậy tổ chức
tiền lương và tiền công thúc đẩy và khuyến khích người lao động nâng cao
nâng suất, chất lượng và hiệu quả của lao động bảo đảm sự công bằng và xã hội
trên cơ sở thực hiện chế độ trả lương. Tiền lương phải đảm bảo: Khuyến khích
người lao động có tài năng. Nâng cao trình độ văn hoá và nghiệp vụ cho người
lao động. Khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, biến phân phối trở
thành một động lực thực sự của sản xuất.
• Vai trò thước đo giá trị: Thước đo giá trị là cơ sở điều chỉnh giá cả cho phù
hợp. Mỗi khi giá cả biến động, bao gồm cả giá cả sức lao động hay nói cách
khác tiền lương là giá cả sức lao động, là một bộ phận của sản phẩm xã hội mới
được sáng tạo nên. Tiền lương phải thay đổi phù hợp với sự dao động của giá
cả sức lao động.
• Vai trò tích luỹ: Bảo đảm tiền lương của người lao động không những duy trì
được cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi
họ hết khả năng lao động hoặc xảy ra bất trắc.
Ý nghĩa của tiền lương:Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao
động. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ
cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu

thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng
lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cở sở đó tính đúng thù lao lao động,
thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động
quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao
động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiện chi phí về lao động sống, hạ giá
thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
2.1.3, Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương:
Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung - cầu lao động
22


• Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm,
khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng,
còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới
sự cân bằng. Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị
phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng
suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …).
• Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo
tiền lương thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực
tế sẽ giảm. Như vậy buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương
danh nghĩa cho công nhân để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động,
đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm.
• Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân,
Nhà nước, liên doanh … chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức
độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy,
Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý.
Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp:
• Các chính sách của doanh nghiệp: các chính sách lương, phụ cấp, giá thành…
được áp dụng triệt để phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân.
• Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới tiền lương.Với
doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương cho người
lao động sẽ thuận tiện dễ dàng. Còn ngược lại nếu khả năng tài chính không
vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh.
• Cơ cấu tổ chức hợp lý hay bất hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền
lương.Việc quản lý được thực hiện như thế nào, sắp xếp đội ngũ lao động ra
23


sao để giám sát và đề ra những biện pháp kích thích sự sáng tạo trong sản xuất
của người lao động để tăng hiệu quả, năng suất lao động góp phần tăng tiền
lương.
Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động:
• Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao
hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao
động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó. Có thể đào
tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm được
những công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực
hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương
cao là tất yếu.
• Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một
người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế
được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm
của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của
họ sẽ ngày càng tăng lên.
• Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không
đều ảnh hưởng ngay đến tiền lương của người lao động.
Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc:
• Mức hấp dẫn của công việc: công việc có sức hấp dẫn cao thu hút được nhiều

lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lương, ngược lại với
công việc kém hấp dẫn để thu hút được lao động doanh nghiệp phải có biện
pháp đặt mức lương cao hơn.
• Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì
định mức tiền lương cho công việc đó càng cao. Độ phức tạp của công việc có
24


thể là những khó khăn về trình độ kỹ thuật, khó khăn về điều kiện làm việc,
mức độ nguy hiểm cho người thực hiện do đó mà tiền lương sẽ cao hơn so với
công việc giản đơn.
• Điều kiện thực hiện công việc: tức là để thực hiện công việc cần xác định phần
việc phải làm, tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện công việc, cách thức làm việc với
máy móc, môi trường thực hiện khó khăn hay dễ dàng đều quyết định đến tiền
lương.
• Yêu cầu của công việc đối với người thực hiện là cần thiết, rất cần thiết hay chỉ
là mong muốn mà doanh nghiệp có quy định mức lương phù hợp.
Các nhân tố khác: Ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi,
thành thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh
được mức lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc
trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại. Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh
trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của lao động.
2.1.4, Các khoản trích theo lương:
Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích một só
tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm ( % ) của tiền lương để hình thành các quỹ
theo chế độ quy định nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động. Đó là các khoản trích
theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm:
Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH) nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích lập
bằng 26% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động, trong đó 18% trích
vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 8% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình.

Quỹ BHXH dùng chi: BHXH thay lương trong thời gian người lao động đau ốm, nghỉ
chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp, chi trợ cấp hưu

25


×