Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.25 KB, 2 trang )

Anh thanh niên:
Có những âm thanh rất nhỏ, đến gần như câm lặng, nhưng lại vang rất xa. Có những con người
nói rất ít nhưng để lại trong lòng ta những ấn tượng khó quên. Anh thanh niên trong truyên ngắn
Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long đã để lại trong người đọc những ấn tượng sâu sắc đó. Vẻ
đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của anh tiêu biểu cho cách sống, cách suy
nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng; những trang viết mộc mạc, chân thực của Nguyễn
Thành Long đã khiến cho trái tim người đọc thổn thức. Hình ảnh anh thanh niên được khắc họa
đậm nét trong từng trang viết. Anh không có tên cụ thể, có lẽ đây chính là dụng ý nghệ thuật của
tác giả, muốn nhấn mạnh sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của những con người trên tổ quốc hình chữ
S. Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm
gian khổ của mình. Anh không phải là một con người đặc biệt, còn rất đổi bình thường, anh hai
mươi bảy tuổi có vóc dáng nhỏ bé, bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì anh sống
trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc hàng ngày
của anh là “đo gió, đo mưa, đó chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung
tâm. Nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ. Nhưng anh hiểu rõ: “Công việc
của cháu gián khổ thế đây, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất!”, anh xem công việc là bạn: “khi ta
làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện
lên là một người đáng kính, anh không ngại khó khăn, thử thách vẫn dẫn thân vào con đường biết
rằng không mấy bình lặng. Bởi với anh đó chính là lẽ sống. Có lẽ đây là điều mà rất nhiều người
trẻ cần phải học tập. Đó chính là việc không được chùn bước, phải luôn ngẩng cao đầu và nhiệt
huyết hết mình với công việc.Phải nói, anh thanh niêm là người lạc quan, rất kiên cường, có bản
lĩnh.
Nhưng trong sự cô độc ấy, tâm hồn anh gần gũi con người biết chừng nào, ấm áp tình người biết
chừng nào! Luôn luôn khao khát được gặp gỡ con người, được trò chuyện với con người, anh thật
đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác. Anh đã
nghĩ ra cái mẹo vừa thông minh vừa tinh nghịch dùng những thân cây chắn ngang đường để mỗi
xe đi qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không ai trách anh bởi hành động ấy, trái
lại khiến cho ta cảm động. Rồi một ngày anh đã được gặp và trò chuyện với ông họa sĩ cùng cô kĩ
sư mặc dù chỉ có 30P.
Ngay từ giây phút đầu gặp gỡ ông họa sĩ và cô kĩ sư anh đã thể hiện rõ lòng mến khách của mình.


Niềm vui đón khách dạt dào trong anh, toát lên qua cử chỉ, nét mặt. Anh biếu bác lái xe củ tam
thật để bác ấy cho vợ ngâm tượi uống bồi bổ sức khỏe, anh mừng quýnh đón lấy quyển sách bác
mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà, cắt một bó hoa to tặng cô kĩ sư với lời chân thành: cô
muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý, có thể cắt hết nếu cô thích, hồn nhiên kể về công việc của mình,
tặng làn trứng cho hai bác cháu, vô tư trả lại khăn mùi xoa cho cô kĩ sư. Đọc đến đây ai lại không
cảm động trước tấm lòng của anh. Tất cả đã chứng tỏ đó là người con không chỉ đáng yêu, đáng
mến còn hết sức tâm lí.
Anh thanh niên còn có đời sống rất phong phú, có tổ chức, có tâm hồn khoáng đạt, yêu thiên
nhiên. Anh có một vườn hoa với đủ loài hoa nhiều màu sắc. Căn phòng luôn gọn gàng, sách dẽ,
ngăn nắp, anh làm việc. ăn uống, nghỉ ngơi, đọc sách, đọc báo,… như một người đang sống giữa
một xã hội đông người. Đó là thái độ sống tự trọng, sống đẹp, sống có văn hóa. Giữa không gian


vắng vẻ nơi Sapa, anh thanh niên đã thắng nỗi cô đơn bằng cách tạo cho mình cuộc sống đầy ý
nghĩa, vui tươi. Anh làm cho cuộc sống, cho quần áo, mặt mũi, nhân cách của mình, tất cả đều rất
đẹp!
Theo mạch kể của Nguyễn Hoàng Long, công việc dù có vất vả, có nhiều đóng góp quan trọng cho
đất nước nhưng anh thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Điều làm chúng ta xúc
động mạnh trước anh là vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng ẩn sau những nét ngoài tầm thường. Bác họa
sĩ, với những suy nghĩ chín chắn, kĩ càng của tuổi về hưu, cũng phải khâm phục anh và chẳng thể
nào thể hiện được trên bức chân dung vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn anh. Nhưng anh lại ngượng
ngùng, cảm thấy đóng góp của mình còn nhỏ bé so với những người khác. Đó là ông kĩ sư ở vườn
rau dưới Sapa, tìm cách tạo ra củ su hào cho nhân dân miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn trước.
Là anh đồng chí nghiên cứu khoa học, luôn trong tư thế chờ sét. Đọc đến đây, ta lại không khỏi bồi
hồi mà tự hỏi: Vì sao anh có thể giản dị như thế, khiêm tốn, thật thà, mến khách, kiên cường, bản
lĩnh, vô tư như thế?
Với tất cả những chi tiết đó, bằng một mạch văn nhẹ nhàng, tình cảm NTL đã khắc họa thành
công hình ảnh một anh thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời, đam mê công việc, hiếu khách lại rất
mực khiên tốn. Đây chính là một tinh thần rất đáng quý và đáng học tập cho thế hệ trẻ.
Nhân vật anh thanh niên trên trạm khí tượng Yên Sơn chỉ là một trong muôn vạn người trẻ tuổi

đang cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà văn Nguyễn Thành Long
dường như đã dồn tình cảm vào ngòi bút để xây dựng nên một hình tượng văn học vừa cụ thể,
vừa khái quát, ghi dấu vào tâm hồn người đọc.



×