Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ngữ dụng Trực chỉ Ngữ dụng hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.25 KB, 11 trang )

Họ tên: Lê Thu Hương
Lớp: K59 Ngôn Ngữ học ĐCQT

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NGỮ DỤNG
HỌC
ĐỀ BÀI

Câu 1:
“Chúng ta đã biết nhân vật – nghĩa chiếu vật của biểu thức ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai liên tục thay đổi sau một lần nói. Sự vật – nghĩa chiếu vật của một
biểu thức ngôi thứ ba, trái lại, có thể vẫn giữ nguyên trong toàn bộ một diễn ngôn.”
Anh chị suy nghĩ thế nào về tư tưởng trên ( Bằng kiến thức và tư liệu thực tế để
chứng minh luận giải của mình)
Câu 2:
“Thuật ngữ chỉ xuất tiếng Việt được dùng để dịch thuật ngữ ngôn ngữ học quốc
tế deicitics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là chỉ trỏ. Chúng ta có thể làm cho
người đối thoại với mình biết sự vật mà chúng ta nói tới bằng cách dùng tay chỉ
vào sự vật đó. Việc dùng tay chỉ vào sự vật còn gọi là sự trực chỉ.
Trực chỉ có rất nhiều hạn chế. [...] Không gian, thời gian thì làm sao chỉ trỏ
được bằng tay [...] Người nói ở quá xa hoặc người nói, người nghe không nhìn thấy
nhau thì chỉ trỏ là vô ích. Cũng không ai chỉ trỏ trong đêm tối và cũng không ai chỉ
trỏ cho người khiếm thị...”
Quan sát thêm những ý kiến sau đây trích từ giáo trình của J.Lyons
1 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


“[...] Từ nguyên học có thể giải thích nguồn gốc của thuật ngữ trực chỉ nhưng dĩ
nhiên nó không thể giải thích đầy đủ các dùng hiện nay của thuật ngữ này. Để làm
việc đó, ta phải viện đến khái niệm ngữ cảnh trực chỉ [...] mà tâm của nó có thể nêu
ra như là các tọa độ ở đây – bây giờ của người nói. Ở khía cạnh này nó mang tính
lấy “tôi” làm trung tâm.”


Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Lyons, bạn có suy nghĩ gì về đoạn trích đã nêu
lên ở phần đầu.

2 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


BÀI LÀM
Câu 1:
Trước hết, với các yếu tố thuộc phạm vi chỉ xuất, bất kể là trực chỉ
hay không phải là trực chỉ thì quy chiếu đều có sự phụ thuộc vào những nhân
tố của ngữ cảnh. Khi ngữ cảnh biến đổi đi thì quy chiếu cũng biến đổi theo
mặc dù từ ngữ có thể vẫn giữ nguyên.
Với các yếu tố chỉ sự biến đổi, ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, các yếu tố
chỉ xuất như vậy: tôi, ở đây, bây giờ thì khả năng biến đổi theo điểm mốc của
hành động phát ngôn, đặc biệt là trong đối thoại, sẽ dễ biến đổi hơn. Yếu tố
trực chỉ vận động theo khả biến, theo sự thay đổi của hệ trục tọa độ gốc.
Ví dụ:
Một cửa hàng mới khai trương và treo biển “Ngày mai cửa hàng giảm giá”.
Các khách hàng và người đi qua đều bảo nhau ngày mai họ sẽ đến.
Nhưng đến ngày mai, các vị khách đến cửa hàng và hỏi: “Hôm nay cửa hàng
giảm giá đúng không?”
Chủ cửa hàng điềm nhiên chỉ vào tấm biển và trả lời: “Ngày mai chúng tôi mới
giảm giá cơ.”
Tấm biển ngày mai vẫn cứ được treo ở đó suốt, và cứ như vậy cửa hàng luôn
để “ngày mai” họ mới giảm giá....
Trong câu chuyện trên, chủ cửa hàng đã lợi dụng sự thay đổi điểm gốc
trong hệ tọa độ phát ngôn để đánh lừa và không phải giảm giá cho các vị
khách. Bất kì ngày nào cũng có thể là ngày mai, để xác định quy chiếu của
3 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương



“ngày mai” thì người nói và người nghe phải gắn hoạt động phát ngôn của
người nói tại điểm gốc của hệ tọa độ ngữ dụng. Chẳng hạn, trong câu chuyện
trên, “ngày mai” chính là ngay kế tiếp so với ngày chủ cửa hàng treo biển:
“Ngày mai cửa hàng giảm giá”. Tuy nhiên, ngày hôm sau, chủ cửa hàng vẫn
tiếp tục treo biển và bảo “ngày mai” – ông ta đã gắn hoạt động phát ngôn này
vào một gốc tọa độ khác, chứ không tuân theo quy tắc điểm gốc của hệ tọa độ
ngữ dụng thông thường.
“Chúng ta đã biết nhân vật – nghĩa chiếu vật của biểu thức ngôi thứ
nhất và ngôi thứ hai liên tục thay đổi sau một lần nói. Sự vật – nghĩa chiếu vật
của một biểu thức ngôi thứ ba, trái lại, có thể vẫn giữ nguyên trong toàn bộ
một diễn ngôn.”
Bản thân sự so sánh này đã tạo ra sự không chính xác, cũng như đơn
vị so sánh không thống nhất. Một bên lấy lượt lời (lượt lời được xác định là
một lần nói xong của một bên giao tiếp trong khi các bên kia không nói, và khi
có lời hồi đáp là đánh dấu một lượt lời tiếp theo) , đó có thể là một hành động
phát ngôn của cá nhân trong đó để so sánh, một bên lại lấy trong toàn bộ một
diễn ngôn chung để so sánh. Hơn nữa, tác giả còn dùng từ “trái lại” tức chỉ sự
đối lập nhau. Như vậy, sự so sánh này hoàn toàn là khập khiễng, không cùng
đơn vị so sánh.
Trong một đoạn hội thoại, hai người nói chuyện với nhau đổi vai cho
nhau, người này lúc này lấy vai trò làm người nói, người kia lúc sau lại là
người nói. Cái đó được thay đổi nhanh chóng.
Ví dụ: A nói chuyện với B:
A: Hôm nay tớ mua được cái váy đẹp lắm đấy?
4 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


B: Đâu, tớ xem nào.
Trong cuộc đối thoại trên, A và B đổi vai cho nhau. Trước đấy A là người nói,

nhưng sau thì B lấy vai trò làm người nói. Như vậy, trong phạm vi lượt lời,
biểu thức ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai thay đổi liên tục.
Nhưng nếu xét trên cả một diễn ngôn thì mọi chuyện lại khác.
Ví dụ trong giờ giảng bài của một tiết học. Thầy giáo từ đầu đến cuối xưng
“Tôi” và gọi học sinh là “Các em”. “Tôi” trong suốt tiết học đều chỉ vào thầy
giáo và không có sự thay đổi, “các em” cũng vậy, trong toàn bộ diễn ngôn đều
hướng về phía học sinh.
Như vậy, ta có thể thấy, nếu xét trong diễn ngôn, biểu thức ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai chưa chắc có sự thay đổi.
“Sự vật – nghĩa chiếu vật của một biểu thức ngôi thứ ba trái lại có thể vẫn giữ
nguyên trong toàn bộ một diễn ngôn.”
Xét ví dụ: Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, Nam Cao dùng “hắn”
để chỉ Chí Phèo:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế
cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất
cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”.
Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!
Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng
không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?
Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?
5 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân
hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra
Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn
không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… "
Thậm chí, nếu tách ra khỏi phạm vi lượt lời thì quy chiếu của những từ ở ngôi
thứ ba vẫn có thể thay đổi liên tục.

Ví dụ: Người vợ than với chồng:
“Hôm nay thằng con mình nó lại đánh bạn nữa rồi. Nó suốt ngày đánh nhau thế
thể nào cũng có ngày nhà trường nó đình chỉ học.”
“Nó” trong ví dụ trên có sự thay đổi. Nó thứ nhất chỉ đứa con của hai vợ
chồng. Nó thứ hai lại chỉ nhà trường. Như vậy, biểu thức ngôi thứ ba vẫn có sự
thay đổi.
Tóm lại quan điểm tác giả đưa ra còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thứ nhất, đơn vị
so sánh không đồng nhất, một bên là lượt lời, một bế là xét trong toàn bộ diễn
ngôn. Thứ hai, qua từng ví dụ như trên, ta có thể phần nào thấy được dựa vào
từng ngữ cảnh, tình huống sử dụng khác nhau, thì biểu thức ngôi thứ nhất, thứ
hai, thứ ba có sự thay đổi hay giữ nguyên chứ không thể tuân theo một nguyên
tắc nhất định như tác giả đã đề cập “Chúng ta đã biết nhân vật – nghĩa chiếu
vật của biểu thức ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai liên tục thay đổi sau một lần
nói. Sự vật – nghĩa chiếu vật của một biểu thức ngôi thứ ba, trái lại, có thể vẫn
giữ nguyên trong toàn bộ một diễn ngôn.”

Câu 2:
6 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


1.

Khái niệm trực chỉ:
Trực chỉ là những yếu tố chỉ xuất trong đó việc xác lập và đồng nhất
quy chiếu trực tiếp dựa vào điểm gốc của hệ tọa độ ngữ dụng: Tôi, Ở đây,
Bây giờ (Người nói, lúc nói, nơi nói).
- Các phương tiện thực hiện chức năng trực chỉ:
+ tôi, tao, mày...
+ hôm qua, hôm nay, ngày mai...
+ đây, kia...

Ngoài ra, những phương tiện về phạm trù thời cũng mang nội dung có

2.

tính trực chỉ.
Đặc trưng các phương tiện trực chỉ:
Lấy người nói làm trung tâm. Những từ ngữ trực chỉ là những từ ngữ
lấy cái tôi làm trung tâm. Điểm gốc của hệ tọa độ này là cái tôi, phải xuất


o

phát từ người nói để xác định quy chiều của “tôi”
Ví dụ:
“Còn cậu, cậu có đi không?”
“cậu” phải xuất phát từ tôi tức người nói, cái hành động phát ngôn của tôi
hướng tới ai như là người tiếp cận. Xác định “ cậu” vẫn phải liên quan đến


o

o
3.

điểm mốc tọa độ: “tôi” người nói làm trung tâm.
“Ở đây nóng quá.”
“đây” – cũng là chỗ người nói phát ngôn.
“Bây giờ chúng ta đi ăn.”
Bây giờ - thời điểm lúc người nói nói.
Phân tích

Trực chỉ bao gồm phạm vi lớn các từ ngữ hay phương tiên ngôn ngữ.
Mà ở đó, việc xác định quy chiếu đòi hỏi phải trực tiếp viện đến những nhân
tố: tôi, ở đây, bây giờ. Nói cách khác, đó là những nhân tố do hành động nói
của người nói tạo ra.
Quan trọng nhất vẫn là việc xác đinh quy chiếu, đó là phải dựa vào
những điểm mốc quan trọng: tôi, ở đây, bây giờ. Người ta có thể coi “tôi” –
người nói làm trung tâm. Tất cả những yếu tố khác cũng đều gắn với cái tôi.
Ví dụ:
7 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương




“Đằng kia” thì cũng vẫn là ở một phạm vi không gian có sự giãn cách




tương đối xa so với nơi người nói nói và người nói hướng tới.
“Bây giờ” thì vẫn là cái thời điểm, lúc người nói nói.
“Hôm nay” vẫn là thời điểm chứa đựng hành động phát ngôn được
diễn ra của người nói.
Ở đây, tác giả có ghi rằng từ nguyên học có thể giải thích nguồn gốc

của thuật ngữ trực chỉ. Tác giả chỉ ra rằng nếu muốn xem xét nguồn gốc về
mặt từ nguyên học của thuật ngữ thì ta xem thuật ngữ trong tiếng Hy Lạp.
Nguồn gốc ban đầu của nó vốn là một từ mà nghĩa đen của nó là chỉ trỏ
dùng tay, dùng những động tác của cơ thể, cử chỉ của cơ thể để hướng sự
chú ý của người nghe vào đối tượng.
Không phải vấn đề chỉ hay không chỉ bằng tay hay là bằng mắt, hay

bằng hất hàm. Chỉ ở đây có tính chất là cử chỉ thì cũng không nhất thiết là
phải bằng tay
Ví dụ:
• “Nguội rồi”: chỉ vào cốc nước
• “Đi đâu đấy”: hất hàm
Nhưng đó chỉ là những cái ngoài ngôn ngữ, về cơ bản không phải là
những điều nhà ngôn ngữ học quan tâm. Nhà ngôn ngữ học chỉ quan tâm là
trong thực tế giao tiếp, các cử chỉ có thể bổ sung cho hành động phát ngôn
của người nói. Còn việc nó có kèm theo cử chỉ hay không không phải là một
nhân tố bắt buộc trong nội hàm của khái niệm. Tất nhiên, trong những hoàn
cảnh dùng cụ thể, thì yếu tố trực chỉ có thể cần phải đi kèm với những cử chỉ
bên ngoài của sự hỗ trợ. Nhưng không phải đó là bản chất chung, luôn luôn
bắt buộc như vậy. Có những hoàn cảnh sử dụng cụ thể có thêm cử chỉ bên
ngoài bời vì yếu tố ngôn ngữ lúc đó có thể không đủ để phân biệt.
Ví dụ:
• Trong một nhóm, muốn chỉ người này, hay người kia:
o “Cậu, đi với tớ. Còn cậu, đi theo bạn ý.”

8 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


Lúc đó, trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể, có thể đi kèm với những cử
chỉ cụ thể. Việc chỉ trỏ - hành động ngoài ngôn ngữ là để đi kèm, bổ sung
thêm.
Khác với việc chỉ xét riêng về từ nguyên học, trong lập luận của
Lyons, ta thấy có sự tách biệt ra làm hai, một là về từ nguyên học, hai là
Lyons đang trình bày nội dung khái niệm trực chỉ trong ngôn ngữ học hiện
đại:
-


Xét về mặt từ nguyên học, “từ nguyên học có thể giải thích nguồn gốc

của thuật ngữ trực chỉ”
Ông xác nhận nội dung khái niệm thuật ngữ ngôn ngữ học. Xác lập
khái niệm trực chỉ phải bằng cách diễn giải các nhân tố làm nên khái niệm
đó: “tôi, ở đây, bây giờ”, chứ không phải chỉ bằng một định nghĩa ngắn gọn
về từ nguyên học.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, ít nhất là cái nội hàm của thuật ngữ phản
ánh cái quan niệm của phần đông tác giả theo ngôn ngữ học hiện đại. Việc
viện đến từ nguyên hay tìm hiểu từ nguyên không thể giải thích được đầy đủ
cách dùng hiện nay của thuật ngữ.
Theo Lyons, để giải thích được đầy đủ các dùng hiện nay của thuật
ngữ trực chỉ thì cần phải viện đến khái niệm ngữ cảnh của trực chỉ, tức là
tìm ra những đặc trưng, những nhân tố cơ bản chi phối cái cách dùng quen
thuộc nhất của trực chỉ trong ngôn ngữ học hiện nay. “Để làm việc đó, ta
phải viện đến khái niệm ngữ cảnh trực chỉ [...] mà tâm của nó có thể nêu ra
như là các tọa độ ở đây – bây giờ của người nói. Ở khía cạnh này nó mang
tính lấy “tôi” làm trung tâm.”
“Thuật ngữ chỉ xuất tiếng Việt được dùng để dịch thuật ngữ ngôn ngữ
học quốc tế deicitics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là chỉ trỏ”
Ở đây, tác giả chỉ nêu nguồn gốc từ nguyên của thuật ngữ và tác giả
tiến hành lập luận khoa học dựa trên cơ sở của từ nguyên. Các diễn giải ở
phần dưới cũng là diễn giải dựa theo nội dung từ nguyên “Chúng ta có thể
9 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


làm cho người đối thoại với mình biết sự vật mà chúng ta nói tới bằng cách
dùng tay chỉ vào sự vật đó. Việc dùng tay chỉ vào sự vật còn gọi là sự trực
chỉ.” chứ không phải là nêu cái nội dung thuật ngữ ngôn ngữ học. Tác giả
biến nội dung từ nguyên học thành định nghĩa cho lập luận của mình chứ

không phải tác giả đang tư duy và bàn luận khoa học trên cơ sở nội dung
thuật ngữ ngôn ngữ học hiện đại, cái mà khoa học ngôn ngữ gắn cho thuật
ngữ này.
Tác giả không cho ta biết nội dung thuật ngữ ngôn ngữ học quốc tế là
gì mà chỉ cho ta biết nội dung từ nguyên học của nó. Từ đó tiến hành lập
luận khoa học theo nội dung từ nguyên, chứ không theo nội dung thuật ngữ
ngôn ngữ quốc tế để xem nội dung thuật ngữ quốc tế này có thỏa đáng hay
không.
Tác giả xuất phát theo nội dung từ nguyên học và tiến hành lập luận
và phê phán các tác giả khác trên cơ sở nội dung từ nguyên đó. Sau đó, tác
giả dành phần đáng kể để phản đối các tác giả khác, nhưng không phải bác
bỏ dựa trên nội dung khoa học của người ta mà lại bác bỏ trên cơ sở từ
nguyên học thì không được.
Chúng ta có thể làm cho người đối thoại với mình biết sự vật mà
chúng ta nói tới bằng cách dùng tay chỉ vào sự vật đó.
Tác giả đồng nhất luôn khái niệm trực chỉ của từ nguyên học với khái
niệm trực chỉ trong ngôn ngữ học. Việc dùng tay chỉ vào sự vật gọi là trực
chỉ. Khái niệm ngôn ngữ học bị đồng nhất với nghĩa thông thường. Và từ đó,
tác giả tiếp tục biện luận khoa học trên cơ sở nội dung từ nguyên đó. Nếu
theo tác giả, từ nguyên là chỉ vào thì trực chỉ hiểu theo nghĩa từ nguyên còn
rất nhiều hạn chế.
Trực chỉ có rất nhiều hạn chế. [...] Không gian, thời gian thì làm sao
chỉ trỏ được bằng tay [...] Người nói ở quá xa hoặc người nói, người nghe
10 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương


không nhìn thấy nhau thì chỉ trỏ là vô ích. Cũng không ai chỉ trỏ trong đêm
tối và cũng không ai chỉ trỏ cho người khiếm thị...”
Thời gian thì sao mà chỉ được. Tuy nhiên, không gian vẫn có thể chỉ
được.

Ví dụ:
Chỉ vào một đồ vật: “Đây là cái gì?”
Nhưng thời gian thì không thể chỉ vào. Hoặc nếu không gian quá xa
cũng không thể chỉ được, không nhìn thấy được. Tuy nhiên đây chỉ là lập
luận trên từ nguyên và không phải lập luận trên thuật ngữ quốc tế.
Như vậy, lập luận của tác giả còn chưa chặt chẽ và đầy đủ, hơn nữa,
còn phiến diện. Ở đây, tác giả chỉ nêu nguồn gốc từ nguyên của thuật ngữ và
tác giả tiến hành lập luận khoa học dựa trên cơ sở của từ nguyên chứ không
phải từ nội dung khái niệm ngôn ngữ học quốc tế. Ta có thể thấy một sự lẫn
lộn trong quan điểm của tác giả. Nội dung thuật ngữ ngôn ngữ học quốc tế
không được tác giả trình bày. Cuối cùng, tác giả đi tới sự bác bỏ, cho rằng
không có trực chỉ, chỉ xuất, các quan điểm khác là mâu thuẫn và không
đúng. Lyons và rất nhiều các tác giả khác đều sử dụng cặp đối lập chỉ xuất,
phi chỉ xuất dường như cho rằng phi chỉ xuất không phải là chỉ xuất. Tác giả
không thể chỉ sử dụng từ nguyên để phản biện lại các tác giả khác như vậy.
Tác giả cần phải dựa trên những tư liệu thực tế để phản bác lại quan điểm
khoa học của các tác giả khác. Thêm nữa, tác giả cần phải xem nội dung
quan điểm của người ta lấy làm thuật ngữ, làm công cụ khoa học và đứng
trên phương diện tiếp cận của người đó để xem liệu ý kiến đó phù hợp hay
không? Tức là ngoài phương diện từ nguyên học, tác giả còn cần đứng trên
phương diện ngôn ngữ học để xét quan điểm của Lyons và các tác giả khác
là phù hợp hay chưa phù hợp.

11 Ngữ dụng học – Lê Thu Hương



×