Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

lẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.86 KB, 45 trang )

ĐỀ TÀI: lẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN
TẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN
1.1 TỔNG QUÁT VỀ KẾ HOẠCH BDSC.
1.1.1 Khái quát về kế hoạch.
a. Khái niệm
Kế hoạch là một bản dự kiến về mục đích, nội dung cũng như phương thức và
các điều kiện để thực hiện một hoạt động nào đó của con người.
Kế hoạch hóa là sự vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào thực tế
SXKD của doanh nghiệp để dự kiến các chương trình mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp trong tương lai. Thực chất của kế hoạch hóa là quá trình dự báo diễn biến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp theo các quy luật phát triển của nó. Muốn xây
dựng kế hoạch đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ quy luật phát triển của hiện
tượng trong quá khứ, đánh giá đúng đắn hiện tượng tại thời điểm hiện tại để từ đó tiên
đoán đúng quy luật vận động của hiện tượng trong tương lai.
b. Vai trò của kế hoạch
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch là một trong những
công cụ điều tiết của nhà nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp hay một tổ chức
thì lập kê hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và là
cơ sở để thúc đẩy hoạt động SXKD có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra.
Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương
hướng hoạt động trong tương lai,làm giảm sự tác động từ những thay đổi từ môi
trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực… và thiết lập nên những tiêu
chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay trong cơ chế thị trường có thể thấy
lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp bao gồm:
Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò trong việc phối hợp nỗ lực của
các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh
nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ cần phải đóng góp để đạt được
mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có


tổ chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường
ziczăc phi hiệu quả.
Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổ
chức. Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở
thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, với nhà quản lý. Lập kế hoạch
Page 1


buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong
nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của
chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
Lập kế hoạch là giảm được sự ảnh hưởng chồng chéo và những hoạt động làm
lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì các mục tiêu đã được xác
định, những phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử
dụng nguồn lực một cách hiệu quả, cực tiểu hóa chi phí bởi vì nó chủ động vào các
hoạt động hiệu quả và phù hợp.
Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác
kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch thì
giống như một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông. Một khi doanh nghiệp không xác định
là mình phải đạt tới cái gì và đạt bằng cách nào thì đương nhiên sẽ không thể xác định
được liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa và cũng không thể có những biện
pháp điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra. Do vậy, có thể nói nếu không có
kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.
c. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
- Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch: Theo nguyên tắc này một kế
hoạch đề ra cần phải đảm bảo có đầy đủ căn cứ khoa học cũng như thực tiễn và phải
phù hợp với quy luật khách quan, mang tính khả thi cao. Tính khả thi được xem xét
trên các phương diện chủ yếu như: công nghệ và kỹ thuật, nhân lực, tài chính.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch cần phải xem
xét đầy đủ các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tận dụng tối đa

các tiềm năng nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Đảm bảo tính toàn diện, cân đối và mang tính hệ thống cao: Khi xây dựng kế hoạch
của một doanh nghiệp cần phải xem nó như là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
bởi vậy nó phải phù hợp với chiến lược chung của ngành và định hướng phát triển của
toàn nền kinh tế quốc dân. Trong kế hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các
mặt kế hoạch và giữa các kế hoạch với nhau. Ngoài ra cần phải cân đối giữa nhu cầu
thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, cân đối giữa thị phần và
khả năng các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
d. Các phương pháp xây dựng kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch là tập hợp các cách thức dự báo, tính toán được sử
dụng trong quá trình lập kế hoạch.
• Phương pháp cân đối
Thực chất của cân đối là so sánh giữa nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp về
một hoạt động kinh doanh nào đó cũng như một loại nguồn lực nào đó.

Page 2


Về mặt chỉ tiêu trong kế hoạch có thể cân đối theo chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ
tiêu giá trị. Thông thường các mối cân đối chủ yếu trong kế hoạch là:
- Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về nguồn các yếu tố đầu vào cho quá trình SXKD
vận tải ( đầu vào: nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng vật tư, phương tiện vận tải…)
- Cân đối giữa năng lực SXKD của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ sản phẩm vận tải
trên thị trường. Đây là mối cân đối quan trọng nhất là cơ sở cho các mối cân đối khác.
- Cân đối về mặt thời gian và không gian: về mặt thời gian cân đối giữa các mục tiêu lâu
dài, trung, ngắn hạn. Về mặt không gian vận tải cân đối giữa năng lực sản xuất và nhu
cầu tối đa.
• Phương pháp phân tích tính toán
Được sử dụng trong xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn bởi vì nó đi sâu vào
phân tích tính toán các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch.

Thông thường khi sử dụng phương pháp này, người ta dùng các chỉ tiêu như chỉ
số tăng bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân để tính toán các chỉ tiêu. Để tính toán
cần xác định các nhân tố ảnh hưởng trong kỳ kế hoạch và lượng hóa các mức độ ảnh
hưởng của nó đến các chỉ tiêu tính toán bằng phương pháp tính toán để xác định mức
độ đạt được của từng chỉ tiêu kế hoạch.
Phương pháp toán thống kê
Thường được dùng để xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, thực chất là sử dụng
các mô hình toán kinh tế được xây dựng trên cơ sở thu thập, xử lý số liệu thống kê qua
nhiều năm. Có hai dạng mô hình sử dụng phổ biến là:
- Hàm xu thế: đây là mô hình đơn giản với nhân tố ảnh hưởng là thời gian.
- Phân tích tương quan nhiều yếu tố ( mô hình hồi quy đa nhân tố): trong mô hình này
người ta thường chọn các nhân tố có ảnh hưởng chính đến chỉ tiêu cần lập kế hoạch để
đưa vào mô hình.
Ưu điểm : phương pháp này lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng nên cho kết
quả khá chính xác.
Nhược điểm: các nhân tố tiêu cực cũng như xu thế tiêu cực đều được ngoại suy
trong tương lai.
• Phương pháp tương tự
Bản chất của phương pháp tương tự là phát triển các hiện tượng đã xuất hiện
vào các địa điểm và thời gian khác nhưng với điều kiện là bản chất của hai hiện tượng
là giống nhau hay chính là sự vận dụng các hiện tượng hoặc quá trình diễn ra ở không
gian, thời gian khác với thời gian, không gian mà ta cần nghiên cứu. Phương pháp này
có 3 dạng:
- Tương tự về hình thức biểu hiện của hiện tượng.
- Tương tự về bản chất của hiện tượng.
- Tương tự về quy luật vận động của hiện tượng.


Page 3



Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong xây dựng kế hoạch trung và dài hạn
như là một phương pháp để kiểm tra các phương pháp khác.
Ưu điểm: Phương pháp này có thể giải quyết vấn đề thiếu kinh nghiệm thực tế
cũng như thiếu thông tin.
Nhược điểm: Trong thực tế khó có thể tìm được hiện tượng có mức độ tương tự
về bản chất cũng như quy luật vận động giống như hiện tượng ta cần nghiên cứu.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA .
1.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa.
Trong quá trình sử dụng, các chi tiết, tổng thành và cả ô tô đều bị biến xấu trạng
thái kỹ thuật. Muốn duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ô tô trong quá trình khai thác cần
phải có các biện pháp kỹ thuật với các chi tiết và tổng thành.
- Bảo dưỡng ô tô: là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận
hành nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì
trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô.
- Sửa chữa ô tô: là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách phục
hồi hoặc thay thế các chi tiết, cụm, tổng thành, hệ thống đã bị hư hỏng.
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BDSC.
a. Mục đích
Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện được tiến hành nhằm mục đích :
- Duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ thuật tối ưu.
- Hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sử dụng.
- Phục hồi tính năng khai thác kỹ thuật PTVT.
Mục đích của BDKT là duy trì tình trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa
các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho
ô tô vận hành với độ tin cậy cao.
Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng
thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng.

Page 4



b. Ý nghĩa

Công tác quản lý kỹ thuật PTVT có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng
phương tiện. Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ
thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sử dụng, tối
thiểu hoá chi phí sửa chữa phương tiện. Chính điều này góp phần làm nâng cao hiệu
quả khai thác kỹ thuật phương tiện và thông qua đó sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm
vận tải cũng như hiệu quả SXKD chung toàn doanh nghiệp.
Ngoài ra, chất lượng công tác quản lý kĩ thuật phương tiện còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn SXKD của doanh nghiệp được
đầu tư cho việc mua sắm và đổi mới đoàn phương tiện trong doanh nghiệp.
c. Tính chất của BDSC
Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm phòng
ngừa những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phải
hoàn thành các công việc theo từng định ngạch mà Bộ Giao thông vận tải đã ban hành.
Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng
các cấp. Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà sản xuất
hoặc nhà nước ban hành. Ngoài ra, sửa chữa là công việc mang tính đột suất, không
được báo trước các hư hỏng xảy ra khi nào và hư hỏng như thế nào.
1.2.3 Nội dung của chế độ BDSC.
Chế độ BDSC phương tiện vận tải là các văn bản quy định khung của Nhà
nước, bộ GTVT và các ban ngành có liên quan về công tác BDKT và sửa chữa các loại
phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn vận hành và nâng cao hiệu quả sử dụng
tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện
Quy chế BDSC phương tiện vận tải bao gồm 5 nội dung chủ yếu sau:
a. Các hình thức bảo dưỡng sửa chữa
• Bảo dưỡng kỹ thuật
Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

được chia làm hai cấp:
- Bảo dưỡng hàng ngày: Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong
trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động
hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành.
- Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách
nhiệm và được thực hiện sau một kỳ hoạt động của ô tô được xác định bằng quãng
đường xe chạy hoặc thời gian khai thác.
• Sửa chữa
Căn cứ vào tính chất và nội dung công việc, sửa chữa ô tô được chia làm 2 loại:

Page 5


-

Sửa chữa nhỏ: là những lẫn sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bản trong
tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch đã xảy ra
trong quá trình sử dụng ô tô. Các công việc đó được thực hiện ở trạm hoặc xưởng bảo
dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô.

-

Sửa chữa lớn được chia thành 02 loại:
+ Sửa chữa lớn tổng thành: là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết
chính của tổng thành đó.
+ Sửa chữa lớn ô tô: là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa
đồng thời động cơ và khung ô tô.

b. Quy định về định ngạch chu kỳ BDSC
• Bảo dưỡng kỹ thuật


-

Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác
của ô tô, tuỳ theo định ngạch nào đến trước.
Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:
Đối với những ô tô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ bảo
dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
Đối với những ô tô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định
kỳ phải tính theo quãng đường ô tô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ô tô được
quy định trong bảng 1.
Bảng 1.1: Chu kỳ bảo dưỡng phương tiện
Loại ô tô

Trạng thái kỹ thuật

Ô tô con

Chạy rà
Sau chạy rà
Sau sửa chữa lớn
Chạy rà
Sau chạy rà
Sau sửa chữa lớn

Ô tô khách

Ô tô tải, Moóc,
Sơmi rơmoóc


Chu kỳ bảo dưỡng
Thời gian
Quãng đường (km)
(tháng)
1.500
10.000
6
5.000
3
1.000
8.000
6
4.000
3

Chạy rà

1000

-

Sau chạy rà
Sau sửa chữa lớn

8000
4000

6
3


Page 6


Đối với ô tô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công
trường ....) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 điều này
Đối với ô tô mới hoặc ô tô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong
thời kỳ chạy rà trơn nhằm nâng cao chất lượng đôi bề mặt ma sát của các chi tiết tiếp
xúc động, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ
tổng thành, hệ thống của ô tô.
Đối với ô tô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo
dưỡng của nhà sản xuất.
Đối với ô tô sau sửa chữa lớn thời kỳ chạy rà trơn được qui định là 1500km đầu
tiên. Trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km.
Nội dung các công việc trong thời kỳ này được quy định tại phụ lục số 3.
Khi ô tô đến chu kỳ quy định của bảo dưỡng kỹ thuật, phải tiến hành bảo
dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
• Sửa chữa
Chu kỳ sửa chữa lớn là khoảng thời gian ô tô hoạt động được tính bằng số ngày
hoặc số km ô tô đã đi được.
Chu kỳ sửa chữa lớn thông thường được nhà chế tạo quy định sau khi ô tô chạy
được số km nhất định. Được xác định dựa trên biểu đồ hao mòn của các chi tiết, khi
các chi tiết bị mòn đến giới hạn cho phép.
Chu kỳ sửa chữa có thể thay đổi theo điều kiện khai thác, khi ô tô hoạt động ở
điều kiện khai thác khắc nghiệt thì chu kỳ sửa chữa sẽ phải rút ngắn hơn so với quy
định.
Sửa chữa lớn áp dụng cho ô tô đã hoạt động hết thời gian ( hoặc quãng đường)
làm việc cho phép giữa hai kỳ đại tu. Khoảng thời gian hay quãng đường này được cụ
thể cho từng loại xe, loại máy khác nhau do nhà chế tạo quy định, có thể từ 100.000 –
200.000 km lăn bánh của ô tô, tương ứng với 4.000- 8.000 giờ hoạt động của động cơ.
Đối với các phương tiện làm việc trong điều kiện khắc nghiệm ở miền rừng núi, vùng

khai thác mỏ…) thường rút ngắn từ 10- 15% thời gian định mức.
c. Quy định về nội dung thao tác của các cấp bảo dưỡng sửa chữa.
• Bảo dưỡng
Bảo dưỡng gồm các công việc: Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết
chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy.
Sửa chữa
Sửa chữa ô tô bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, tháo lắp điều chỉnh
và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ô tô.


Page 7


d. Định mức giờ công, ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa.

Tùy từng chủng loại xe, tình trạng kỹ thuật của xe cũng như điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ công tác BDSC của doanh nghiệp mà áp dụng các hệ số điều
chỉnh giờ công cho phù hợp.
Các hệ số điều chỉnh giờ công BDSC:
- Hệ số điều chỉnh theo mác kiểu xe ( xe thông dụng, xe chuyên dụng, xe đặc biệt, loại
động cơ lắp trên xe…)
- Hệ số điều chỉnh thời hạn sử dụng xe
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô đoàn xe, trình độ trang trang thiết bị của xưởng BDSC,
trình độ tay nghề của đội ngũ thợ BDSC.
e. Định mức nhu cầu vật tư bảo dưỡng sửa chữa
1.2.3 Các phương pháp tổ chức BDSC
a. Phương pháp BDKT
• BDKT trên trạm tổng hợp.
Theo hình thức này, người ta tổ chức các trạm BDSC vạn năng có thể thực hiện
đồng thời các loại công việc BDSC khác nhau và với các mác kiểu xe khác nhau. Tuy

vậy, tính tổng hợp cũng chỉ ở một mức độ nhất định.
- Ưu điểm: phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tránh được sự đơn điệu
cho thợ BDSC.
- Nhược điểm: năng suất lao động thấp và chất lượng BDSC chỉ có thể đạt được ở một
mức độ nhất định.
• BDKT theo trạm chuyên môn hóa.
Việc chuyên môn hóa có thể tiến hành theo cấp BDSC, theo mác kiểu xe hoặc
theo loại công việc. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là quy mô BDSC phải
tương đối lớn.
- Ưu điểm: năng suất lao động và chất lượng BDSC cao do có điều kiện áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho thợ.
- Nhược điểm: sự đơn điệu trong sản xuất dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp, phức tạp việc
điều phối, điều hành giữa các khâu.
BDKT theo trạm chuyên môn hóa có 2 loại: BDKT theo phương pháp dây
chuyền và theo phương pháp nguyên công.
+ BDKT theo tuyến dây chuyền.
Theo phương pháp này, toàn bộ khối lượng công việc BDSC được tiến hành
trên một số cầu, mỗi cầu thực hiện một số công việc nhất định. Các xe vào BDSC theo
phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng.
Các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phải đảm
bảo quá trình sản xuất được liên tục và có nhịp điệu, tức là: thời gian tiến hành công
việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi.
- Ưu điểm: năng suất lao động cao, phù hợp với quy mô lớn.
Page 8


Nhược điểm: không thích hợp với xưởng BDSC có quy mô nhỏ, việc tiến hành công
việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi khó có thể thực hiện được, khoảng
thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, vì nó phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật
của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa. Theo đó, quá tình BDSC được tiến hành

không liên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trạm.
+ BDKT theo trạm nguyên công.
Tất cả công việc BDSC được tiến hành trên một cầu, không có sự di chuyển các
xe trong suốt thời gian BDSC. Tất cả phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bố trí
xung quanh cầu.
Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một trình tự nhất
định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc.
b. Phương pháp sửa chữa phương tiện.
• Phương pháp sửa chữa từng xe.
- Khái niệm
Phương pháp sửa chữa từng xe là khi xe hư hỏng chi tiết tổng thành nào thì tháo
chi tiết tổng thành đó ra sửa chữa, khôi phục rồi lắp lên đúng xe mang vào sửa chứa đó
-

Đặc điểm.
Sau khi xe sửa chữa xong thì toàn bộ các tổng thành trên xe đều là các tổng
thành của xe cũ (trừ các tổng thành không phục hồi được phải thay thế).
Khó đồng bộ hóa các khâu trong quá trình sửa chữa nên thời gian sửa chữa
thường dài, dễ sinh ra hiện tượng khung xe chờ tổng thành, tổng thành chờ phụ tùng,
chi tiết.
- Ưu điểm: Quản lý theo dõi chất lượng phương tiện tốt.
- Nhược điểm:
+ Thời gian xe nằm chờ sửa chữa dài.
+ Nâng suất sửa chữa phương tiện không cao.
+ Khó áp dụng phương pháp sửa chữa theo chuyên môn hóa và cơ giới hóa trong quy
trình sản xuất.
- Phạm vi áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản
và có nhiều mác kiểu xe.
• Phương pháp sửa chữa bằng thay thế tổng thành.
- Khái niệm

Phương pháp sửa chữa thay thế tổng thành là khi xe hư hỏng chi tiết tổng thành
nào thì tháo chi tiết tổng thành đó ra và thay thế bằng chi tiết tổng thành đã được sửa
chữa rồi lấy trong kho dự trữ của xe khác.
- Đặc điểm.
Sau khi ô tô sửa chữa xong toàn bộ các tổng thành trên xe không phải là tổng
thành của xe cũ trừ khung xe.
-

Page 9


+
+
+

+
+
-

-

1.3.2

-

-



Thời gian sửa chữa chỉ phụ thuộc vào thời gian tháo lắp tổng thành lên, xuống

xe và thời gian sửa chữa khung xe (thời gian này chỉ chiếm 12% - 15% thời gian sửa
chữa xe) nên rút ngắn thời gian sửa chữa xe, tăng thời gian sử dụng xe.
Ưu điểm.
Rút ngắn thời gian xe nằm chờ sửa chữa.
Dễ dàng đồng bộ trong các khâu sản xuất.
Có thể chuyên môn hóa cao các khâu trong sản xuất và thực hiện lắp ráp các tổng
thành theo dây chuyền. Do đó có thể áp dụng việc chuyên môn hóa cao trong sửa chữa
nên nâng cao được chất lượng sửa chữa.
Nhược điểm.
Khó khăn trong việc quản lý phụ tùng của phương tiện.
Vốn dự trữ vật tư phụ tùng tăng lên.
Điều kiện án dụng: các doanh nghiệp có quy mô lớn và ít mác kiểu xe.
1.2.4 Hình thức tổ chức lao động của công nhân BDSC.
Đối với bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thường xuyên phương tiện vận tải,
thông thường người ta có thể sử dụng các hình thức tổ chức lao động của đội công
nhân như sau:
Đội chuyên môn hóa theo cấp BDSC.
Đội chuyên môn hóa theo tổng thành.
Đội tổng hợp
1.3 Khái quát về kế hoạch bdsc phương tiện vận tải.
1.3.1 Căn cứ để lập kế hoạch BDSC.
Căn cứ vào chế độ quy định của Nhà Nước về công tác BDSC phương tiện.
Điều kiện khai thác phương tiện của công ty bao gồm: điều kiện thời tiết khí hậu, điều
kiện nhiệt độ, điều kiện đường sá, điều kiện vận tải, điều kiện tổ chức và kỹ thuật.
Kết quả phân tích công tác lập kế hoạch BDSC của công ty kỳ trước.
Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phương pháp lập kế hoạch bdsc
 Căn cứ để xác định nhu cầu BDSC phương tiện
Nhu cầu BDSC phương tiện của doanh nghiệp được xác định dựa trên các căn
cứ chủ yếu sau :

Chế độ BDSC theo quy định.
Các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật và giờ công cho BDSC các cấp.
Kế hoạch khai thác phương tiện bao gồm: điều kiện khai thác phương tiện và tổng
quãng đường xe chạy theo kế hoạch.
Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác BDSC ở doanh nghiệp kỳ trước.
Các kết quả điều tra, khảo sát và các định mức có liên quan ở doanh nghiệp.
 Phương pháp lập kế hoạch bdsc :
1. Phương pháp xác định nhu cầu bdsc
Phương pháp biểu đồ: căn cứ vào kế hoạch khai thác phương tiện và biểu đồ đưa xe ra
vận doanh để xác định thời gian đưa xe vào từng cấp của từng xe sau đó tổng hợp lại.
Phương pháp này thường được dùng để theo dõi, đưa xe vào BDSC theo kế hoạch cụ
thể.
Page 10


Phương pháp phân tích tính toán: Thực chất của phương pháp này là kết hợp giữa
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định ngạch và định mức BDSC kết hợp với các
cách thức tính toán. Phương pháp này có các dạng:
a. Tính toán theo số km xe chạy trong năm
 Xác định số lần BDSC các cấp.
NBDSCi =
Trong đó:
NBDSCi
: Số lần BDSC của cấp i trong năm
: Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1
LBDSCi
: Định ngạch BDSC cấp i
Xác định số lần BDSC các cấp bằng phương pháp tính theo số km xe chạy
trong năm đơn giản hơn phương pháp tính toán theo chu kỳ SCL. Tuy nhiên phương
pháp này khi tính số lần SCL sẽ không thật chính xác khi doanh nghiệp có nhiều

phương tiện mới hoặc xe đưa ra hoạt động không đồng đều nhau.
b. Tính toán theo chu kỳ sửa chữa lớn
 Xác định số lần SCL tính toán trong kỳ kế hoạch
NSCL = .
Trong đó:
: Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1
LSCL : Định ngạch sửa chữa lớn
Số lần SCL có thể tính chung toàn doanh nghiệp hoặc tính riêng của từng loại
xe sau đó tổng hợp lại.
 Xác định số BDĐK trong 1 chu kỳ SCL:
nBDĐK = – 1
Trong đó: nBDĐK là số lần BDĐK trong 1 chu kỳ SCL.
 Xác định tổng số lần BDĐK các cấp trong kỳ kế hoạch:
NBDĐK = nBDĐK x NSCL.
Trong đó:
NSCL : Số lần sửa chữa lớn trong năm
NBDĐK : Số lần BDĐK trong năm
Ưu điểm: Phục vụ cho công tác khoán theo chu kỳ SCL.
Nhược điểm: phức tạp hơn phương pháp tính theo số km xe chạy trong năm vì
phải xác định hệ số chuyển đổi từ chu kỳ sang năm.
1. Xác định giờ công BDSC các cấp
∑TBDSC = ∑ NBDSCij × tBDSCij
Trong đó:
: Tổng giờ công bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.


Page 11


tBDSCij: Định mức giờ công cho 1 lần BDSC của cấp i mác xe j.

NBDSCij: Số lần BDSC của cấp i mác xe j.
Tổng giờ công sửa chữa thường xuyên được xác định trên cơ sở định mức SCTX
tính bình quân cho 1000 Km xe chạy.
= x tSCTX
Trong đó :
tSCTX là định ngạch giờ công sửa chữa thường xuyên tính bình quân cho 1000 km
xe chạy.
2. Xác định ngày xe nằm BDSC các cấp
= x dBDSCij
= x dSCTX
Trong đó
, : Tổng số ngày xe nằm BDSC và SCTX.
dBDSCij, dSCTX: Định mức ngày xe nằm BDSC của cấp i mác xe j, và định mức ngày
xe nằm SCTX.
3. Xác định nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDCS các cấp
= x VTBDSCij + x VTSCTX
Trong đó:
: Tổng nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDSC các cấp.
VTBDSCij,VTSCTX: Định mức vật tư phụ tùng cho 1 lần BDSC cấp i mác xe j, và định
mức vật tư phụ tùng cho 1 lần SCTX.
4. Xác định hệ số ngày xe tốt

=
Trong đó:
∑ADC
: Tổng số ngày xe có
∑ADBDSC
: Tổng số ngày xe nằm BDSC
∑ ADT
: Tổng số ngày xe tốt


Page 12


Page 13


CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÔNG
TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ
2.1 Khái quát tình hình chung của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ
phần môi trường Tây Đô
a, Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần môi trường Tây Đô là Xí nghiệp Môi trường đô
thị số 5 được thành lập theo quyết định số 280/QĐ-UB ngày 22/01/1997 của UBND
Thành phố Hà Nội – là đơn vị trực thuộc Công ty Môi trường Đô Thị Hà Nội nay là
Công ty TNHH NN MTV môi trường đô thị. Từ 02/11/2005 Xí nghiệp MTĐT số 5
chuyển thành Công ty Cổ Phần Môi trường Tây Đô.
Từ 1997-2005 Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 thực hiện nhiệm vụ duy trì vệ
sinh môi trường trên địa bàn quận Tây Hồ với chất lượng luôn được đảm bảo. Từ
tháng 11/1997 đến 6/1/2005 Xí nghiệp liên tiếp được UBND Quận Tây Hồ khen
thưởng với thành tích ‘‘Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản
xuất ’’.
Từ 2010 đến nay, Công ty đã trúng gói thầu duy trì vệ sinh môi trường trên địa
bàn 04 Phường Quận Cầu Giấy (giai đoạn 2011-2015), duy trì VSMT tuyến Đại Lộ
Thăng Long, chất lượng duy trì vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo đáp ứng sự tin
tưởng của lãnh đạo Thành phố và nhân dân trên địa bàn 2 Quận Tây Hồ, Cầu Giấy.
b, Tên gọi, trụ sở
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ

Tên tiếng Anh: TAYDO ENVIRONMENT CORPORATION
Tên giao dịch: URENCO5
Logo công ty:

Trụ sở chính: Số 2 – Tổ 45 – Phú Thượng – Tây Hồ - Hà Nội.
Điện thoại: 04-37582579
Fax: 04-37582421
Email:
Giấy CNĐKKD: Số 0103008724 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp lần đầu: Ngày 02 tháng 11 năm 2005. Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 25 tháng 05
năm 2009.
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng Việt Nam)
Tổng số nhân lực: 531 người
Page 14


c, Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty
- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bao gồm: (Chất thải sinh hoạt đô thị,
chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng).
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thi công, trồng mới, duy trì và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh đường
phố và cây xanh cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Duy trì, cải tạo và làm vệ sinh môi trường mặt hồ nước.
2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô kết cấu đoàn phương tiện
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá đầy đủ, tổng diện tích khoảng 2500 ,
trong đó các phòng ban, đội quản lý điều hành sản xuất là khoảng hơn 2000 , khu
xưởng bảo dưỡng sửa chữa và kỹ thuật là khoảng 300 - 400 với các thiết bị phục vụ
bảo dưỡng sửa chữa cấp 1 và 2 cho phương tiện như máy hàn hơi, máy tiện, ... ngoài
ra còn có bãi để xe chuyên dụng.
Quy mô đoàn phương tiện: nhằm phục vụ cho việc vận chuyển thu gom rác và

các chất thải công nghiệp, xây dựng nên công ty đã đầu tư được 1 đoàn phương tiện
khá đầy đủ về số lượng cũng như chủng loại để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh,
tổng số là 33 xe bao gồm các xe chuyên dụng (xe vận chuyển rác, rửa đường, quét
hút...), ngoài ra còn có thêm một số xe phục vụ công nhân viên công ty:
Về phạm vi hoạt động: công ty hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, chủ
yếu là khu vực các quân Cầu Giấy, Tây Hồ, đại lộ Thăng Long
Bảng2.1: Cơ cấu đoàn phương tiện
STT

Công dụng
1 Xe vận chuyển rác thải

Số
lượng
18

Tỷ trọng
(%)
54,54

2 Xe vận chuyển đất, phế
thải xây dựng

03

3 Xe quét hút

02

4 Xe tưới nước rửa đường


09

5 Xe ủi xúc

1

9,09
6,06
27,27
3,04
6
Tổng số xe

33

Page 15

100


 Xe vận chuyển rác: (tổng 18 xe)

STT
1
2
3
4



Mácxe

Sốlượng

ISUZU
DAEWOO
MITSUBISHI
HINO

3
4
2
9

Nướcsảnxuất

TrọngTải(Tấn)

Nhật
HànQuốc
Nhật
Nhật

10,1
9,75
6,2
9

Xe vận chuyển đất, vật liệu xây dựng: (tổng 3 xe)
STT

1
2

Mácxe
HINO (Xe container)
ISUZU(Xe Container)

Sốlượng
1
2

NướcSảnXuất
Nhật
Nhật

Trọngtải(Tấn)
7
7

 Xe Rửa đường ( Tổng 9 xe )

Số lượng

Trọng tải(m3)

STT

Mác Xe

Nước Sản Xuất


1

FAW

2

Trung Quốc

15,5

2

DONGFENG

5

Trung Quốc

16

3
4

KAMAT
HUYNDAI

1
1


Nga
Hàn Quốc

10,5
16

 Xe Quét hút ( Tổng 2 xe )



Mác Xe
Số lượng
Nước Sản Xuất
Trọng tải(m3)
DEAWOO
2
Hàn Quốc
5
Ngoài ra còn có nhóm phương tiện phục vụ công trình, các xe gom rác
Phương tiện phục vụ công trình
Chủng loại
1
Xúc lật cát



Số lượng
1

Nước Sản Xuất

Nhật Bản

Công suất

Xe Gom ( Tổng 510 xe )
Mác Xe
Xe gom rác XG97

Số lượng

Nước Sản Xuất

510

Việt Nam

Trọng tải(m3)
0.40

Do tính chất, địa bàn hoạt động của các điểm cẩu là khác nhau nên tại mỗi điểm
cẩu, số lượng xe gom cũng khác nhau. Có những điểm cẩu nhỏ chỉ cần khoảng 3 - 5 xe
gom, nhưng có những điểm cẩu lớn lại cần đến 10 - 20 xe gom. (mỗi xe gom có trọng
tải trung bình từ 0,3 - 0,44 tấn )
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
Công ty tổ chức quản lý theo phương thức, cấp trên trực tiếp chỉ đạo ra lệnh cho
cấp dưới thực hiện nhiệm vụ (hội đồng quản trị chỉ đạo xuống giám đốc rồi xuống các
Page 16


ban ngành). Ngoài ra còn áp dụng quản lý theo mối quan hệ chức năng (giữa các

phòng ban, các đội sản xuất có trách nhiệm tương đương hỗ trợ lẫn nhau).
Mỗi một bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp từ lãnh đạo cấp cao hơn. Ban giám
đốc quản lý các phòng, đội. Phòng, đội quản lý các tổ sản xuất. Đây là mô hình điều
hành trực tuyến mà Công ty đang áp dụng. (cơ cấu bộ máy công ty được thể hiện ở sơ
đồ 2.1)
Phương pháp tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Hiện nay, Công ty đang thực hiện quản lý trực tuyến, nghĩa là cấp trên trực tiếp
chỉ đạo cấp dưới. Các phòng đội trong Công ty có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc và thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao, các tổ sản xuất
thuộc quyền quản lý của các đội. Các phòng ban làm công tác phối kết hợp trong công
tác điều hành và tổ chức sản xuất.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng các phòng ban, đội sản xuất:
Công ty Cổ phần môi trường Tây Đô có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình
Công ty cổ phần bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giám đốc, các đơn
vị chức năng.
Ban Giám đốc:Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám
đốc (Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Kinh doanh, Phó Giám đốc phụ trách nội
chính).
Các đơn vị chức năng: Là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc của
Công ty theo chức năng chuyên môn và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.
Công ty có các đơn vị chức năng sau: Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính-Kế toán,
Phòng kỹ thuật – Vật tư, Phòng Tổ chức - Hành chính và các Đội, tổ sản xuất.

Page 17


hòng Kế Hoạch

Sơ đồ 2.1: cơ cấu bộ máy quản lý của công ty


Page 18


1- Phòng Kế hoạch:
- Xây dựng định mức, lập dự toán và hợp đồng trong công tác duy trì vệ sinh môi
trường trên địa bàn Công ty quản lý với các chủ đầu tư, các liên danh nhà thầu, các đơn vị
thực hiện nội bộ trong công ty.
- Thực hiện công tác nghiệm thu AB.
- Xây dựng và triển khai, giám sát nghiệm thu việc thực hiện các kế hoạch, phương
án sản xuất
- Xây dựng kế hoạch, lịch trình hoạt động và tổ chức sản xuất hạng mục rửa
đường, quét hút bụi.
2- Phòng kỹ thuật - vật tư:
a/ Chức năng:
Phòng Kỹ thuật vật tư là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc
Công ty trong công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa, tư vấn mua sắm trong lĩnh vực xe
máy, vật tư, trang thiệt bị phục vụ sản xuất; quy trình công nghệ thu gom vận chuyển.
b/ Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ môi
trường trong công tác thu gom, vận chuyển và các công tác khác.
- Quản lý kỹ thuật xe máy thiết bị chuyên dùng, dụng cụ thu chứa chuyên dùng có
hồ sơ lý lịch theo dõi, nghiệm thu công tác BDSC thiết bị phương tiện.
- Quản lý kỹ thuật, nhà xưởng, kho tàng, và các cơ sở kỹ thuật hạ tầng khác.
- Quản lý vật tư, lập kế hoạch và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch vật tư.
- Xây dựng định mức kỹ thuật vật tư, tiêu hao vật tư nhiên liệu. Giám sát việc sử
dụng vật tư nhiên liệu.
- Xây dựng và kiểm tra các quy chế quản lý vật tư: mua sắm cung ứng bảo quản
cấp phát, thanh quyết toán vật tư.
3- Phòng Tổ chức - Hành chính:
- Tham mưu đề xuất xây dựng triển khai các chế độ chính sách của Nhà nước liên

quan đến người lao động trong nội bộ Công ty.
- Tổ chức công tác quản lý lao động
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động , ATLĐ - ATGT.
4 – Phòng Tài chính - Kế toán
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Page 19


-

5. Đội vệ sinh môi trường Cầu Giấy – Tây Hồ:
Tổ chức triển khai các phương án sản xuất để thực hiện tốt các chỉ tiêu duy trì vệ sinh môi
trường đã được giao.
Triển khai công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng duy trì vệ sinh môi trường
hàng ngày, đột xuất theo đúng quy trình công nghệ, quy định của chủ đầu tư và định mức
công ty ban hành,
6. Đội xe rửa đường và quét hút bụi:
- Đội xe rửa đường và quét hút bụi chịu sự quản lý của Phòng Kế hoạch .Đội xe có
chức năng giúp việc và tham mưu cho phòng kế hoạch - Ban Giám đốc Công ty trong các
công việc sau:
- Xây dựng định mức , lịch trình và tổ chức duy trì hạng mục rửa đường và quét
hút bụi trên địa bàn của Công ty quản lý .
- Công tác quản lý, điều hành hoạt động rửa đường và quét hút bụi;.
7. Đội xe vận chuyển rác
- Thực hiện nghiêm chỉnh lệnh vận chuyển hàng ngày hoặc lệnh vận chuyển đột
xuất của đội xe giao.
- Ra địa điểm sản xuất đúng giờ theo lệnh vận chuyển, làm việc theo sự hướng dẫn
của cán bộ chuyên quản được công ty ủy quyền.
8. Đội Dịch vụ:

- Sử dụng phương tiện xe máy và lao động của đơn vị để tổ chức sản xuất liên tục
thực hiện đầy đủ các kế hoạch sản xuất của Công ty giao đúng tiến độ đạt chất lượng.
- Thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc kỹ thuật xe máy theo đúng nội quy, quy trình
chăm sóc bảo dưỡng để đảm bảo công tác tổ chức sản xuất theo đúng các định mức lao
động, định mức vật liệu Công ty giao.
9. Xưởng cơ khí – sửa chữa phương tiện
- Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tại xưởng sửa chữa của Công ty.
- Kết hợp với phòng Kỹ thuật vật tư xây dựng quy trình tiểu tu, trung tu, đại tu,
quy trình sửa chữa, bảo dưỡng… thiết bị trong Công ty.
- Thực hiện tốt công tác an toàn VSLĐ, VSCN, VSMT…
- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ công tác
sửa chữa.

Page 20


10. Đội thu phí vệ sinh:
- Thu phí vệ sinh trên địa bàn được phân công, tuyên truyền , vận động người dân
đóng phí đúng hạn và đầy đủ.
11. Các tổ sản xuất :
- Bố trí nhân lực của tổ , đảm bảo VSMT trên toàn bộ phường theo các hạng mục
VSMT của đội giao cho
- Thực hiện duy trì VSMT và tuyên truyền nhân dân trên địa bàn không vứt rác
bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định
2.1.4

Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty

a Điều kiện khai thác



Điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng hoặt động của công ty

Quận Tây Hồ có diện tích 24 Km 2, số dân: 130.632.163 người và mật độ: 5.443
người/km² được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa của Hà Nội. Do vậy
công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị ở quận Tây Hồ được công ty đặc
biệt chú trọng.
Quận Cầu Giấy với diện tích: 12.04 km², số dân: 236.981 người và mật độ dân số
là: 19.683 người/km², là nơi tập trung nhiều các trường đại học, cơ sở đào tạo và nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ chính bởi vậy nơi đây có rất nhiều nhà trọ sinh
viên, chợ,.. Khối lượng rác thải sinh hoạt cần thu gom cao hơn rất nhiều so với quân Tây
Hồ.
Công ty cổ phần môi trường Tây Đô hoạt động chủ yếu trên địa bàn của 2 quận
Tây Hồ và Cầu Giấy, trong những năm gần đây 2 quận này phát triển mạnh về các dự án
nhà ở, các khu chung cư. Kinh tế tăng cao đi kèm với lượng rác thải sinh hoạt, rác thải
xây dựng tăng cao, tạo điều kiện phát triển cho công ty hoạt động.
• Điều kiện thời tiết khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về
nửa cuối mùa. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớnCùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu).
Page 21


Những năm trở lại đây sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến cho thời tiết ở
Hà Nội có nhiều thay đổi. Vào mua mưa có những đoạn đường gây ngập lụt khiến cho
công nhân vệ sinh không làm việc dược, các đoạn đường lên bãi rác Nam Sơn xấu ảnh
hưởng lớn bởi đường xá kém chất lượng, gây khó khăn cho việc thu gom và tập kết rác
thải…ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển của phương tiện.
• Mạng lưới đường

Mạng lưới đường trên địa bàn hoạt động của công ty (Quận Tây Hồ, Quận Cầu
Giấy) là đường nội đô có cấu trúc hỗn hợp, lòng đường hẹp, chiều rộng của đường chủ
yếu là 7-11m. Khu vực dân cư ở nhiều trong ngõ và đông người đi lại, hay tắc nghẽn vào
các giờ cao điểm, gây khó khăn cho việc thu gom và vận chuyển rác, hạn chế sự vận
chuyển của xe rác lớn, chủ yếu phải thu gom từ các xe nhỏ rồi tập kết chuyển ra xe lớn.
Bên cạnh đó do đặc điểm là đường nội đô nên có nhiều đường cấm, hạn chế giờ hoạt
động của các phương tiện chuyên chở của công ty.
• Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật
Đó là chế độ làm việc của phương tiện, chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện,
trình độ trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản cũng như BDSC phương tiên.
- Chế độ bảo quản phương tiện:
Hiện nay hầu hết phương tiện phương tiện của Công ty đều được bảo quản theo
phương pháp lộ thiên, mặc dù phương pháp bảo quản này có một số nhược điểm nhưng
đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi đối với các xe ô tô trong tất cả các trường hợp
khi bị hạn chế về vốn đầu tư cơ bản, hoặc sự cần thiết tạm thời tổ chức khai thác, hoặc
việc khai thác theo giai đoạn.
2.1.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
a , Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm,các loại hàng và khối lượng của
từng hàng
- Loại hàng vận chuyển chủ yếu là rác sinh hoạt trong các ngõ xóm, trên đường
phố. Ngoài ra còn có loại hàng đất, phế thải xây dựng, các công tác vệ sinh như rửa
đường, hút bụi.. cũng được Công ty thực hiện
- Khối lượng vận chuyển : Trung bình 250 tấn rác thải / ngày đêm.
- Lượng luân chuyển
: 28750 Tấn.Km / ngày đêm.
- Cự ly vận chuyển bình quân : LM = 115 Km
- Tuyến vận chuyển rác chủ yếu : Hà Nội - Bãi rác Nam Sơn ( huyện Sóc Sơn, Xã
Nam Sơn)
Page 22



- Ngoài ra còn tuyến: Hà Nội –Bãi Vĩnh Quỳnh ( ở Thanh Trì) và Bãi Vân Nội. Ở
đây chuyên đổ đất.
Khối lượng hàng hóa trên từng tuyến không cố định do căn cứ vào địa hình thực tế
của các Quận phân chia các điểm cẩu rác phù hợp với dân cư trong vùng, mỹ quan đô thị.
b Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Bảng 2.2 Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm
Đơn vị: tấn
S

Khối lượng
TT
vận chuyển
1 Khối lượng
Rác sinh hoạt
2 Khối lượng
đất,phế thải
xây dựng

2012

2013

2014

97.012,31

98235,05

103792


21.385,55

21.362,46

25500

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động và kết quả SXKD của doanh nghiệp
5 năm gần đây
Đơn vị tính: triệu đồng
STT

Chỉtiêu

1
2

Tổng tài sản
Doanh thu

3

4
5

2010

2011

2012


2013

2014

44.032
89.195

46.466
108.708

48.800
127.000

44.345
125.560

47.200
139.934

Chi phí

86.640

106.159

124.500

123.000


137.334

Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau
thuế

2.555

2.549

2.500

2.560

2.600

2.390

2.370

2.250

2.100

2.270

Page 23



-

Hình 2.1 : Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2010 –
2014.
Nhận xét: trong giai đoạn năm 2010 – năm 2014
Doanh thu năm 2010 là 89,195 tỷ đồng, năm 2014 là 139,934 tỷ đồng, tăng 50,739
tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 56,89 % so với năm 2010.
Chi phí năm 2010 là 86,640 tỷ đồng, năm 2014 là 137,334 tỷ đồng tăng 50,694 tỷ
đồng, tương ứng tăng thêm 58,51% so với năm 2010
Lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 2,390tỷ đồng , năm 2013 là 2,270 tỷ đồng giảm
120 triệu đồng , tương ứng giảm đi 5,02% so với năm 2010 .
Qua các số liệu trên ,doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí cũng tăng do vậy lợi
nhuận trước thuế của công ty tăng chậm và lợi nhuận sau thuế có phần giảm đi so với
những quãng thời gian trước đó.
Doanh thu từ 2010-2012 tăng khá mạnh do Thành phố điều chỉnh đơn giá các hạng
mục duy trì vệ sinh và Công ty mở rộng thêm dịch vụ vận chuyển chất thải công nghiệp
nguy hại. Tuy nhiên với đặc thù là đơn vị phục vụ công ích và áp dụng công nghệ thu
gom chủ yếu là thủ công nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không cao và
tăng trưởng chậm. Kết quả kinh doanh của Công ty 2010-2013 nhìn chung có xu hướng
giảm từ 2.390 triệu xuống còn 2.100 triệu đồng. Mặc dù doanh thu từ năm 2010- 2013
tăng 36,365 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí năm 2010- 2013 tăng 36,36 tốc độ tăng của chi
phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho kết quả sản xuất kinh doanh
giảm 290 triệu đồng.
………………………………
Hiện nay thì công ty đang có xu hướng thanh lý dần xe cũ nát, sắp hết thời gian
hoạt động và đầu tư thêm xe mới để vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất.
Kết quả sản xuất năm 2014 đã có xu hướng tăng trở lại
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
BDSC PHƯƠNG TIỆN CỦA CÔNG TY
2.2.1 Phân tích tình hình xây dựng kế hoạch BDSC

a Căn cứ xây dựng kế hoạch BDSC của công ty
Trước khi đi xây dựng kế hoạch BDSC công ty đã căn cứ vào các văn bản, quy
định của nhà nước, tình hình đoàn phương tiện, điều kiện khai thác, cụ thể:
Quy định về chế độ bảo dưỡng.
Page 24


-

-

Các chế độ bảo dưỡng sửa chữa được thực hiện theo QĐ 694/QĐ/KT4 của Bộ
GTVT ban hành năm 1981. Các nội dung BDTX và SCTX được công ty giao khoán cho
lái xe thực hiện còn SCL và bảo dưỡng định kỳ các cấp thì bắt buộc phải về xưởng của
công ty.
Chu kỳ bảo dưỡng cấp 1 : 4500 km
Chu kỳ bảo dưỡng cấp 2 : 13500 km
Thông tư 21 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10
năm 2009 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô
tô chở người
Thông tư này hướng dẫn cụ thể các loại xe ô tô chở hàng và ô tô chở người thuộc
phạm vi điều chỉnh về niên hạn sử dụng, cách thức xác định niên hạn sử dụng của các loại
ô tô quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ.
Tình hình khai thác phương tiện của công ty:
Chất lượng của phương tiện: phương tiện của công ty đa phần có chất lượng khá và
tốt.Gần 50% phương tiện của công ty được đưa vào hoạt động dưới 5 năm, số phương
tiện còn lại được công ty đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 5-10 năm trở lại
đây.Mỗi năm Công ty lại mua thêm xe mới để phục vụ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển được
nhanh chóng và kịp thời. Cũng như thanh lý xe cũ nát không còn khả năng hoạt động.


Page 25


×