Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO VẤN ĐỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.47 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO VẤN ĐỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Ở TỈNH AN GIANG
I. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở An Giang
1. Điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý :
An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông và phía
Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần
100 km, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp thành
phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.506 km 2 An Giang là tỉnh thuộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây
Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, phía Nam và Tây Nam
giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên
của tỉnh là 3.506 km2
1.2. Địa hình.
An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng ở có 2 loại
chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồi núi kéo dài gần 100 km khởi
đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần
hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi
dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn. Đồi núi ở An Giang được phân chia
thành 6 cụm và 2 núi độc lập: Cụm núi Sập; Cụm Ba Thê; Cụm núi Phú Cường;
Cụm núi Cấm; Cụm núi dài; Cụm núi Tô. Núi độc lập: Núi Nổi; Núi Sam.
1.3. Khí hậu.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 0C, lượng mưa
trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%. Khí hậu cơ bản
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
2. Tài nguyên thiên nhiên.


1


2.1. Tài nguyên đất :
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ
yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. Đất đai của An Giang phần
lớn màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng,
thích nghi đối với nhiều loại cây trồng
2.2. Tài nguyên rừng.
An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là
cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng
tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý
nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có
nhiều loại quí hiếm.
2.3. Tài nguyên khoáng sản.
So với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có tài
nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá; đá granít trên 7 tỷ m 3; đá cát
kết 400 triệu m3; cao lanh 2,5 triệu tấn; than bùn 16,4 triệu tấn; vỏ sò 30 – 40 triệu
m3; ngoài ra còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…
2.4. Tài nguyên du lịch.
An Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh
vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng.
3. Điều kiện về kinh tế - xã hội.
3.1 Cơ cấu kinh tế
-Nông nghiệp - thủy sản (KV I): 34,04%
- Công nghiệp - xây dựng (KV II): 12,10%
- Dịch vụ (KV III): 53,86%

3.2. Cơ sở hạ tầng.


2


Theo Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã đầu tư
nâng cấp, xây dựng mới 637 công trình cấp nước tập trung, với tổng vốn đầu tư trên
691 tỷ đồng. Xây dựng 344 công trình nhà vệ sinh trường học, 54 công trình nhà vệ
sinh cho trạm y tế, 66 công trình nhà vệ sinh cho các chợ, 16.826 mô hình vệ sinh
cho hộ gia đình, 500 mô hình chuồng trại hợp vệ sinh. Tổng vốn đầu tư các công
trình nhà vệ sinh là 411 tỷ đồng.
Đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 82%, trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng
nước hợp vệ sinh 77,43%, tăng 37,51% so năm 2008. Tỷ lệ số dân nông thôn sử
dụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn của Bộ Y tế là 63,33%, tăng 29,84% so với năm
2008.
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm thường xuyên theo quy hoạch, tạo
được sự chuyển biến về ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân, các
cơ sở sản xuất và doanh nghiệp. Các hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô
nhiễm môi trường được thực hiện thường xuyên hơn, kiên quyết hơn.
Cũng trong thời gian từ năm 2009 đến nay, tỉnh An Giang đã triển khai thực
hiện tổng số 3.213 công trình thủy lợi với chiều dài là 3.600 km, kinh phí gần 1.117
tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh An Giang còn đầu tư xây mới thêm 951 trạm biến áp với tổng
kinh phí 319,228 tỷ đồng. Trang bị, đầu tư 936 trạm bơm điện, trong đó có trạm bơm
phục vụ tưới tiêu 137 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp 3 vụ.
Hệ thống đê bao của tỉnh cũng được bồi đắp, gia cố, hiện toàn tỉnh An Giang có
572 tiểu vùng, với chiều dài 4.620 km đê kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất cho hơn 242
nghìn ha lúa và hoa màu.
Đường giao thông nông thôn ở An Giang được đầu tư xây dựng mới gần 40 km
và có trên 1.267 km đường nông thôn được nâng cấp.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các vùng sâu, vùng có nhiều kênh
rạch đi lại, An Giang đã xây mới 496 cầu bằng bê tông kiên cố góp phần đẩy mạnh

giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng với nhau.
Sau 5 năm tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, số xã của An Giang có đường giao
thông đến trung tâm xã đạt chuẩn đến nay đã là trên 100 xã, chiếm tỷ lệ trên 80%
trong tổng số xã, thị trấn, tăng 58 xã so với năm 2008./.

3


3.3.Giao thông vận tải
- Đường bộ: Quốc Lộ 91 dài 150 km từ TP. Cần Thơ - An Giang - cửa khẩu
Quốc tế Tịnh Biên nối vào Quốc lộ 2 của Campuchia. Năm 2012 khởi công xây
dựng Cầu Vàm Cống, Cầu Cao lãnh sẽ rút ngắn thời gian 50% đi lại từ Tp. Hồ Chí
Minh đến An Giang. Đang xúc tiến kêu gọi đầu tư đường bộ cao tốc CầnThơ- An
Giang – PhnomPenh Campuchia
- Đường thủy: Sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang 100 km,
đây là hai con sông quan trọng thuộc hạ lưu sông Mekong thông thương ra biển
Đông, phục vụ cho vận chuyển chiến lược hàng hóa giữa An Giang với ĐBSCL Campuchia và các nước khu vực
- Cảng biển Mỹ Thới - An Giang tiếp nhận tàu tải trọng 10 ngàn tấn, hàng năm
tiếp nhận hàng hóa đến 5 triệu tấn. Đây là cảng hoạt động có hiệu quả và năng động
nhất vùng, khả năng chuyển tải hàng hóa trực tiếp đến các cảng trong khu vực như
Campuchia, Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipine, Bắc Á, trung chuyển đến
hầu hết các cảng trên thế giới.
- Sân bay An Giang được Chính phủ đưa vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng
không Việt Nam. Quy mô sân bay cho phép máy bay ART72/F70 hạ cất cánh. Tương
lai phục vụ nhu cầu phát triển thương mại và du lịch, định hình năm 2020 đón khách
110 ngàn - năm 2030 là 300 ngàn lượt hành khách.
3.4. Dân số và lao động.
Dân số An Giang năm 2014 ước tính là 2.157.00 triệu người, là tỉnh đông dân
thứ 6 trong cả nước và thứ nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ
dân số cao 612 người/km2.

4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản của tỉnh An Giang
4.1. Những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
- Có các con sông chảy qua như sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, sông
Bình Di, sông Châu Đốc,.. là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng. Mạng lưới
sông ngòi tạo nên nguồn nước mặt ở An Giang rất dồi dào, là tài nguyên quan trọng
đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của dân cư. Nó còn
cung cấp phù sa màu mỡ, cung cấp nguồn nước góp phần cải tạo đất ở vùng Tứ giác

4


Long Xuyên mang lại nguồn thủy sản vô cùng phong phú và giải quyết nước tưới
tiêu vào mùa khô, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất …
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch cùng với hệ thống giao thông đường bộ giúp
cho việc giao thông trong và ngoài tỉnh được thuận lợi, dễ dàng.
- Nhiều công trình thuỷ lợi lớn với những kênh thoát lũ, các đập nước lớn đã
được Trung Ương tập trung đầu tư xây dựng, góp phần to lớn cho việc từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những vụ nuôi, trồng thâm canh, tăng vụ, những tiến
bộ khoa học kỹ thuật được chủ động áp dụng, phục vụ cho canh tác của người dân.
4.2. Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
- Chế độ thủy văn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất và đời
sống dân cư như: thiếu nước vào mùa khô ngập lụt kéo dài trong nhiều tháng nạn sạt
lở bờ sông diễn ra nhiều nơi … đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhất là các
công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng hàng đầu các kênh T4, T5, T6 băng qua
khu vực Bắc Hà Tiên đổ vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên có ý nghĩa quan trọng tiêu
nước ra Vịnh Thái Lan (biển Tây), giảm bớt lũ lụt cho cả vùng, công trình đập tràn
cao su Tha La và Trà Sư có tác dụng ngăn dòng lũ từ vùng trũng Campuchia chảy
qua tuyến Bảy Cầu đổ vào Tứ giác Long Xuyên.
II. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

1.Lao động nuôi trồng thuỷ sản của An Giang
Do trình độ văn hóa thấp, phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng, điều kiện
kinh tế đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật mới, khả
năng tiếp nhận trình độ công nghệ… bị hạn chế.
Các loại dịch vụ phổ biến trong nuôi thủy sản là dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi
thủy sản (tấm cám, cá biển,..) dịch vụ cung cấp thuốc thú y thủy sản (cửa hàng thuốc
thú y thủy sản ), dịch vụ vận chuyển cá (cá giống, cá thương phẩm)...

5


Lao động nuôi trồng thủy sản
Năm
Lao động
NTTS

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


2013

36.451 38.607 38.613 42.253 38.736 36.017 35.976 35.553

(người)
(Nguồn: Cục thống kê An Giang)
Theo điều tra thống kê thì trình độ văn hóa trung bình của người hoạt động
trong ngành nuôi trồng thủy sản tương đối thấp, vì vậy cần phải chú trọng nâng cao
trình độ cho phù hợp với xu hướng phát triến nuôi trồng thủy sản công nghiệp
2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của An Giang
2.1. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
Tính đến năm 2013, diện tích nuôi thồng thủy sản theo các quy hoạch nêu trên
thực tế có 4 huyện đạt < 50%, cá biệt huyện An Phú chỉ đạt khoảng 15%; 06 huyện
đạt từ 50 – 76%, chỉ có huyện Thoại Sơn đạt quy hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, nhìn
chung công tác quy hoạch thủy sản trong thời gian qua mặc dù chưa đạt được yêu
cầu nhưng đã thành công trong các mục tiêu định tính như: đã định vị được vùng
nuôi trồng thủy sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hoàng hóa lớn, phát
triển nuôi trồng theo phương thức công nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào
đầu tư phát triển ngành hàng và đã tạo niềm tin, an tâm sản xuất; bước đầu quan tâm
đến các vấn đề xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường sinh
thái,…

6


Bảng: Tổng hợp so sánh diện tích nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch tại
các thời điểm năm 2007, 2010, 2013
Diện tích
DT nuôi
DT

nuôi DT
nuôi theo QH
thực
tế
Diện tích
thực tế nămthực tế nămthủy sản
năm
2010
2013
đến năm
2007*
2010**
Tổng số (ha)
3.038
2.415
2.496
4.621
Long Xuyên
236
268
170
545
Châu Đốc
64
33
45
218
An Phú
78
92

98
644
Tân Châu
279
217
230
299
Phú Tân
329
227
271
522
Châu Phú
470
404
538
918
Tịnh Biên
22
37
28
53
Tri Tôn
37
42
42
115
Châu Thành
227
253

327
482
Chợ Mới
367
303
324
425
Thoại Sơn
929
268
422
401

Tỷ lệ đạt
Tỷ lệ đạt
được
so
được so với
với 2013
2010 (%)
(%)
52,3
49,2
15,1
14,3
72,6
43,5
44,0
69,8
36,5

52,5
71,3
66,8

54
31,2
20,6
15,2
76,9
51,9
58,6
52,8
36,5
67,8
76,2
105,2

Ghi chú: * Năm 2007 là năm có diện tích nuôi lớn nhất.
2.2. Thực trạng phát triển năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản củaTỉnh.
Tổng diện tích nuôi thủy sản đến tháng 3 năm 2015 là 542 ha (kể cả diện tích
sản xuất giống) bằng 102,36% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 340 bằng
103,1% so cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản đến tháng tháng 3 năm 2015 là 52.000 tấn, bằng
104,8% so cùng kỳ trong đó sản lượng cá tra là 44.000 tấn, bằng 102,1% so với cùng
kỳ năm 2014.
Tổng diện tích nuôi tôm càng xanh trái vụ trên địa bàn tỉnh năm 2015 tính đến
thời điểm này là 17 hộ với tổng diện tích 23,6 ha, tổng lượng giống thả là 2.155.000
con post. Trong đó, huyện Châu Phú 05 hộ với diện tích 4,7 ha, lượng giống thả
450.000 post; huyện Thoại Sơn 09 hộ với diện tích 14 ha, lượng giống thả 905.000
con post (trong đó có 01 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích 5 ha, lượng giống thả

200.000 con post); huyện Châu Thành 03 hộ nuôi tôm càng xanh trong ao với diện
tích 4,9 ha, lượng giống thả 350.000 con

7


3. Đối tượng nuôi và hình thức nuôi.
3.1. Đối tượng nuôi.
Bảng 1: Tổng hợp tình hình nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2002 -2013

Chỉ tiêu
Tổng diện tích nuôi TS (ha)
Trong đó:

2002
1,788

2003
1,561

2004
1,896

2005
1,836

2006
1,909

2007

3,038

2008
2,777

2009
2,506

2010
2,415

2011
1924.5

2012
2.618,50

2013
2.496,38

cá tra (ha)
Sản lượng TS (tấn)
Trong đó: cá tra (ha)
Năng suất (tấn/ha)
SPCBTSXK (tấn)
Kim ngạch XK (1.000 USD)
Tôm càng xanh(ha)
Sản lượng TS (tấn)
Năng suất (tấn/ha)


679,4
111599
111157
62
23200
66600
282
305
1,08

860.9
151231
150120
75
26913
59570
370
459
1,24

731.4
154675
131652
93
44000
128700
560
651
1,16


770.3
180890
145510
68
54982
122323
588
698
1,18

785.7
181952
145421
180
95400
224400
600
815
1,35

1394
263592
216526
155
125710
332105
650
1060
1,63


1185
315036
268091
226
190300
423400
600
1297
2,16

1118
288235
242507
219
130423
291510
550
1045
1,9

999
279774
231071
231
151652
341226
491
1000
2,03


960
295000
267990
262
144080
400325
390
1029
2,63

1.331,10
339323
245690
291
145592
398076
320
719
2,25

1.269,25
327200
242524
290
170626
409837
238
356
1,49


(Nguồn: Cục Thống kê An Giang)

8


Trước năm 2002 đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá hú, cá
he, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống
tượng, cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường.
Từ năm 2003 đến nay: đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá
hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc,
cá rô đồng, cá thát lác, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường.
Trong giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là: cá tra được nuôi ao,
các đối tượng khác được nuôi trong ao và lồng bè chủ yếu tiêu thụ nội địa
3.2. Hình thức nuôi.
3.2.1.Nuôi ao:
Đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc, cá rô, tôm càng xanh, rô phi, cá trê, cá
thát lát. Hiện nay, người nuôi cá đang tận dụng đất bãi bồi, đất dọc theo bờ sông
Tiền, sông Hậu đào ao nuôi cá có hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cá tốt. Song phần
lớn không có hệ thống xử lý nước thải (ao lắng, xử lý nước bằng hóa chất,…) trước
khi thải ra sông, điều này cũng báo động trong một vài năm tới việc ô nhiễm chất
lượng nước mặt đối với sông Tiền, sông Hậu là điều không thể tránh khỏi. Do đó,
cần xúc tiến nhanh các biện pháp, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi
trồng thủy sản nói riêng và nuôi cá tra nói chung là hết sức cần thiết và cấp bách
trong thời gian tới.
3.2.2. Nuôi lồng, bè:
Đối tượng nuôi chính: hú, he, rô phi, cá lóc bông, chim trắng, điêu hồng,…
Trước năm 2002, loại hình nuôi bè phát triển chủ yếu ở một số đối tượng nuôi phục
vụ tiêu thụ nội địa, một số ít là xuất khẩu (cá tra, cá basa). Tuy nhiên, từ năm 2003
đến nay, số lượng lồng bè nuôi cá của tỉnh tăng mạnh trong giai đoạn 2004 - 2007, từ
năm 2008 đến nay, số lượng lồng bè giảm dần chủ yếu nuôi các đối tượng phục vụ

cho tiêu thụ nội địa.
Khu vực tập trung nhiều bè nhất (về số lượng lồng bè, thể tích nuôi) là khu vực
ngã ba sông Châu Đốc nơi giáp ranh của các huyện An Phú (xã Đa Phước), Châu
Đốc (Vĩnh Ngươn, Vĩnh Mỹ), Tân Châu (xã Châu Phong), Phú Tân (xã Mỹ Hiệp).
Các khu vực bè tập trung khác (ít hơn so với khu vực trên) là Đoạn sông Hậu thuộc
huyện Châu Phú (xã Khánh Hòa, Mỹ Thuận - Mỹ Phú), Đoạn sông Kênh Xáng

9


thuộc huyện Tân Châu (xã Long An, Tân An), Đoạn sông Cái Vừng thuộc huyện
Phú Tân (thuộc xã Long Sơn, Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh), Đoạn sông Hậu
thuộc Mỹ Hòa Hưng - Long Xuyên (xung quanh xã Mỹ Hòa Hưng), Đoạn sông Hậu
thuộc huyện Châu Thành (thuộc xã Hòa Phú I, II , xã Hòa Long), Đoạn sông Hậu
thuộc xã Phước Hưng huyện An Phú, Đoạn sông Tiền khu vực thuộc xã Vĩnh Xương
– Châu Đốc.
3.2.3. Nuôi trên ruộng lúa:
Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm càng xanh, cá rô phi, chép, mè vinh, rô, cá lóc.
Nuôi tôm chân ruộng phát triển từ năm 2000 đến nay tăng nhanh về diện tích, sản
lượng nuôi. Khu vực nuôi tôm chân ruộng chủ yếu tập trung ở huyện Thoại Sơn một
số vùng thuộc huyện Châu Thành, Châu Phú.
Số liệu thủy sản năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê An Giang 2011 và thống kê tình hình KTXH năm
2012
STT Hạng mục

ĐVT

Ước


2010

2011

2415
491
1262
999
185
478
2101

2370
391
1160
960
186
634
1423

322576 327139
802
720
12049 11465
671

2012

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
I

1
2
3
4
5
II

1

sản
ha
Diện tích nuôi tôm
ha
Diện tích nuôi cá
ha
Trong đó: DT nuôi cá basa, cá tra
ha
Diện tích nuôi thủy sản khác
ha
Diện tích sản xuất giống thủy sản
ha
Số lượng bè nuôi cá, thả cá
cái
Sản lượng thủy sản thu hoạch trong
năm
- Cá
- Tôm
- Thủy sản khác
- Giống các loại


tấn
tấn
tấn
triệu con

304802
941
11239
689

Trong đó:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng
- Cá

tấn
tấn

279773 295216 300837
276942 292471 298395

10


2

Trong đó:
+ Sản lượng cá tra, cá basa
+ Sản lượng cá lồng, bè
- Tôm
- Thủy sản khác

- SX cá giống các loại
Khai thác thủy sản
- Cá
- Tôm
- Thủy sản khác
- Giống các loại

tấn
tấn
tấn
tấn
triệu con
tấn
tấn
tấn
tấn
triệu con

231071
10493
916
1916
686
37208
27860
26
9323
2,8

251055

11300
774
1971
667
40211
30105
28
10078
3,4

265176
697
1745
38487
28744
23
9720

III- Nguyên nhân
1.Tình hình kinh tế xã hội
1.1: Tình hình KTXH của các nước trên thế giới
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng tăng trưởng chậm;
tình hình kinh tế, chính trị một số nước, trong khu vực và thế giới còn diễn biến phức
tạp. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn khó khăn, sức mua thị trường nội địa
yếu, sản phẩm hàng hoá tiêu thụ chậm, tình trạng nợ xấu đang là gánh nặng của nền
kinh tế,…Trong tỉnh, hai mặt hàng chủ lực tiếp tục gặp khó khăn về giá cả và thị
trường, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp vẫn chưa
hồi phục, chi phí đầu vào tăng mạnh đã tác động nhiều đến đời sống người dân, thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp vẫn còn bấp bênh.
1.2:Tình hình KTXH của Việt Nam và tỉnh An Giang

* Tình hình KTXH của Việt Nam
Phát triển ngành thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục
giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.
Phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt
mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch

11


cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi
trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái
Thuỷ sản ở vùng An Giang: Do giá cá tra nguyên liệu luôn biến động tăng giảm
thất thường trong khi giá thức ăn ở mức cao, người nuôi vẫn chưa thật sự an tâm đầu
tư sản xuất. Diện tích nuôi trồng thủy sản được thu hoạch 2.396 ha (kể cả diện tích
sản xuất giống), bằng 96% so cùng kỳ, trong đó: diện tích nuôi cá tra 1.218 ha
(không kể diện tích sản xuất giống), bằng 96% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản thu
hoạch cả năm đạt 308 ngàn tấn, bằng 94,3% so cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra
236 ngàn tấn, bằng 97,4% so cùng kỳ.
Phát triển sản xuất thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi
trồng và chế biến tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, hạn chế
không gia tăng khai thác thủy sản tự nhiên, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng
tự đầu tư, đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn, góp phần đáng kể trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Khai thác thủy sản trên cơ sở cân đối với việc
bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
1.2.1:Chỉ tiêu tăng trưởng.
- Giá trị tăng thêm ngành thủy sản tăng bình quân 13,8%/năm

- Sản lượng thủy sản tăng bình quân 14,88%/năm. Trong đó, sản lượng thủy
sản nuôi trồng tăng bình quân 18,36%/năm.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 23,4%/năm.

12


1.2.2:Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 đạt 464.500 tấn.
Trong đó:
- Sản lượng nuôi trồng đạt 420.000 tấn;
- Sản lượng khai thác đạt 44.500 tấn.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD.
Tổng công suất chế biến thủy sản năm 2010 đạt trên 130ngàn tấn/năm.
IV- Giải pháp
1: Giải pháp đổi mới công nghệ chế biến
- Đầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến.
Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO, HACCP, EU, TCVN,….
- Đầu tư nâng cao công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của những nhà
máy hiện có. Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản mới ở khu công nghiệp
tập trung Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống....
2: Giải pháp về thị trường.
a) Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu song
song với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.Tích cực thu thập thông tin về thị
trường trong và ngoài nước.
b) Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất
lượng, tổ chức tiếp thị trên các thị trường cả trong nước và nước ngoài, khai thác thị
trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thủy sản tươi sống.
3. Giải pháp về lưu thông phân phối.

a) Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong tiêu
thụ sản phẩm thông qua mạng lưới với giá hợp lý và công nghệ nuôi đạt chuẩn.
b) Tiến hành xây dựng chợ nông thủy sản hoặc trung tâm giao dịch thủy sản để
tạo gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, ngư dân và khách hàng tiêu dùng, tạo điều
kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến.

13


4. Giải pháp về quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu.
a) Đào tạo và huấn luyện cho tất cả ngư dân và lao động nghề cá về kỹ năng
nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư trang thiết bị để
kiểm nghiệm chất kháng sinh, hóa chất dùng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.
c) Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhanh chóng xây dựng và
đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao uy tín trên thị trường.
5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
a) Quản lý chặt chẽ ngành thủy sản về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy
sản phải theo đúng quy định của Nhà nước về xử lý nước thải trong quá trình nuôi,
chế biến.
b) Nghiêm cấm việc khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt để bảo vệ môi
trường và nguồn lợi thủy sản.
6. Giải pháp về vốn và huy động vốn.
a) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để
phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
b) Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định, khuyến khích các
ngân hàng thương mại bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây
dựng có sở hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch.
c) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành

thủy sản theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
7. Giải pháp về cơ chế chính sách.
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính phủ.
b) Đổi mới công tác thông tin trong thống kê ngành thủy sản, đặc biệt quan tâm
đến thông tin dự báo thương mại, nguồn lợi, cảnh báo môi trường, nâng cao trình độ
tin học trong quản lý thủy sản.
c) Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước trong phát triển thủy
sản, giải quyết đầu vào, đầu ra, đầu tư phát triển năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở
hạ tầng, khoa học công nghệ.

14


8. Giải pháp về dịch vụ hỗ trợ sản xuất:
a) Giải pháp về giống.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bằng các biện pháp cấp giấy
chứng nhận hành nghề cho các đối tượng đã qua huấn luyện, bắt buộc đăng ký nhãn
hiệu, nơi sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng con giống do mình sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính
sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống thủy sản
đảm bảo tốt về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất.
b) Giải pháp thuốc phòng trị bệnh.
- Tăng cường hướng dẫn ngư dân cách phòng trị bệnh có hiệu quả, thường
xuyên mở các lớp tập huấn phòng trị bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra các đại lý thuốc thú y thủy sản nhằm ngăn chặn việc
sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi
thủy sản.
c) Giải pháp thức ăn và các dịch vụ khác.
- Phát huy năng lực sản xuất của nhà máy chế biến thức ăn thủy sản hiện có.
Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản ở khu

công nghiệp tập trung Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống… với tổng công suất 50.000
tấn/năm.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng của các dịch vụ cung cấp thức ăn. Các dịch
vụ vận chuyển cá tươi sống phải đảm bảo đủ điều kiện để tránh hao hụt, cá không bị
nhiễm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
9. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất.
a) Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập
trung tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
b) Củng cố các HTX thủy sản đã có, từng bước phát triển thêm các HTX thủy
sản mới, chú ý tại các khu vực nuôi tập trung theo quy hoạch.
c) Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngư dân thông qua hợp
đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm.

15


10. Giải pháp về huấn luyện, đào tạo.
a) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thủy sản, xây
dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo
ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, phấn đấu mọi lao
động nghề cá (khoảng 60.000 người) đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có
khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
- nông thôn.
b) Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý,
đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình phát triển
ngành.
11. Giải pháp về khuyến ngư.
a) Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong
sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài

ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản
xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
b) Huấn luyện ngư dân kỹ thuật sản xuất thủy sản sạch, giúp ngư dân định
hướng sản xuất theo kế hoạch, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
12. Giải pháp về an toàn giao thông đường thủy.
a) Chấp hành các quy định pháp luật liên quan về trật tự an toàn giao thông
đường thủy nội địa.
b) Vị trí neo đậu bè phải thuộc vùng nước được quy hoạch.
c) Các hộ nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm lắp đặt và duy trì tín hiệu đường
thủy nội địa.
13. Giải pháp về thủy lợi.
Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản vùng tứ giác Long Xuyên, vùng
giữa sông Tiền - sông Hậu.
14. Giải pháp phát triển nông thôn.
- Nâng cao mặt bằng dân trí của nông dân.
- Mở rộng hợp tác hóa sản xuất.
- Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

16


V- Kết luận
Trong thời gian qua sự phát triển của ngành thủy sản An Giang đã tác dộng tích
cực đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển đổi
cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đóng góp đáng
kể vào nguồn thu của tỉnh, tạo kinh ngạch xuất khẩu từ đó góp phần thúc đẩy kinh tếxã hội của tỉnh phát triển. Thế mạnh, tài nguyên thủy sản đã được chủ động khai
thác, từ đó giải quyết việc làm cho nhiều lao dộng, từng bước thay đổi dần bộ mặt
nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp
phần phát triển mô hình sinh thái. Nhưng quá trình phát triển ngành thủy sản An
Giang cumgx đã trải qua những bước thăng trầm, bên cạnh những thuận lợi còn có

những khó khăn.
Với những chủ trương chính sách phù hợp cộng với truyền thống cần cù, sang
tạo trong lao dộng ngư dân An Giang từng bước vượt qua những khó khăn và đạt
được nhiều hiệu quả. Đây cũng là cơ sở tiền đề để ngành thủy sản An Giang không
ngừng phát triển trong thời gian tới.
An Giang đã và đang xem phát triển ngành thủy sản là một trong những ngành
mũi nhọn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Vì vậy
phát triển thủy sản tỉnh An Giang theo hướng sản xuất hang hóa lớn là một hướng đi
đúng, phục vụ cho việc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.Nhưng sự phát triển phải dựa
trên cơ sở phát triển ổn định, bền vững kế hợp, hợp lý giữa khai thác, nuôi troongf và
chế biến để tạo ra khối lượng hang hóa lớn,lấy thị trường làm căn cứ đẩy mạnh sản
xuất, sản xuất phải phù hợp với nhu cầu và thị yếu của thị trường trong và ngoài
nước.
Với những tiềm năng và lợi thế chắc chắn rằng ngành thủy sản An Giang sẽ
không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà và cả đất nước Việt Nam.

17



×