Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Nghiền cứu dự báo độ lún công trình theo các số liệu trắc địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.01 KB, 47 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN DỊCH VÀ BIẾN DẠNG CÔNG
TRÌNH

1.1 Những khái niệm chung
1.2 Các quy định chung trong quan trắc chuyển địch và biến dạng công trình
1.3 Thực trạng biến dạng công trình hiện nay


CHƯƠNG 2: QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG
PHÁP TRẮC ĐỊA
2.1 Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quan trắc độ lún
công
trình

2.2 Lưới khống chế và các loại mốc dùng trong quan trắc độ lún công trình
2.3 Độ chính xác và chu kỳ quán trắc độ lún công trình
2.4 Các phương pháp quan trắc độ lún công trình
2:5 Máy móc và dụng cụ đo trong quan trẩc độ lún công trình
2.6 Tiêu chuẩn độ ổn định của các điểm khống chế cơ sở

3.3 Dự báo chuyển dịch thẳng đứng theo số liệu quan trắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng Ở nước ta đang phát triển rất
mạnh mẽ. Các công trình công nghiệp, công trình xây dựng công trình giao


thông được tiến hành xây dựng rất nhiều.
Trong quá trình sử dụng các công trình xây dựng công trình công
nghiệp nói trên có thể bị trồi lún. Thời gian tắt lún của chúng có thể dài ngắn
khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất cơ lý của nền đất đá dưới chân công trình cũng
như tải trọng bản thân công trình và tác động của điều kiện ngoại cảnh.Xún của
công trình kéo theo những biến dạng khác làm hư hại tới công trình và có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong thực tế, chúng ta mối chỉ quan tâm tới công tác đo lún công trình mà
chưa qua tâm tời vấn đề dự báo lún. Dự báo lún công trình giúp cho những nhà
quản lý có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình, ngăn chặn những hậu quả xấu
có thể xảy đến vói công trình. Vì thế công tác dự báo độ lún công trình .có ý
nghĩa xã hội và kinh tế hết sức sâu sắc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dự báo độ lún công trình nên
khi được giao làm đồ án tốt nghiệp tôi đã chọn để tài: “NGHIỀN CỨU DỰ BÁO ĐỘ
LÚN CÔNG TRÌNH THEO CÁC SỐ LIỆU TRẮC ĐỊA”.

Nội dung của đồ án được trình bày trọng ba chương:
Chương 1: Tổng quan về chuyển dịch và biến dạng công trình
Chương 2: Quan trắc độ lún công trình bằng phương pháp trắc địa
CHƯƠNG 3: Dự báo độ lún công trình theo số Liệu trắc địa.
Do thời gian và trình độ bản .thân còn hạn chế nên cuốn đổ án không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy,
Cô giáo cùng các bạn ĐỒNG nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầỵ Nguyễn Quang Phúc đã huớng dẫn tận
tình sâu sắc trong suốt quá trình làm đồ án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa cùng bạn
bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn đồ án này.
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2006
Sinh viên: Nguyễn Văn Quang



CHƯƠNG :1
TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN DỊCH VÀ BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH

1.1 NHŨNG KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.1. Khái niệm về chuyển dịch và biến dạng công trình
a.

Chuyển dịch công trình

Chuyển dịch công trình là sự thay đổi vị trí của công trình trong không gian
và theo thời gian.
Chuyển dịch công trình được chia là hai loại:
*

Chuyển dịch thẳng đứng (sự trồi lún): là chuyển dịch thẳng đứng của công

trình theo phương dây dọi.
*

Chuyển dịch ngang: là sự chuyển dịch của công trình trong mặt phẳng

nằm ngang.
b.

Biến dạng công trình

Biến dạng công trình là sự thay đổi hình dạng, kích thước của công trình
theo thời gian.
Trong thực tế, có rất ít công trình biến dạng đều nhau và chỉ có một số

công trình có giá trị biến dạng nằm trong giói hạn cho phép.
Các biến dạng thường gập là cong, vặn xoắn, rạn nứt công trình. Nếu công
trinh bị biến dạng nghiêm trọng thì có thể gây nên sự cố.
*

Độ vặn xoắn công trình là hiện tượng các phần tử của công trình bị biến

dạng không đều theo các hướng khác nhau làm cho vị trí không gian của các
điểm trên công trình bị thay đổi dẫn tới sự trồi lún, nghiêng không đều trên từng
bộ phận.


*

Độ cong của công trình là hiện tượng biến dạng làm cho vị trí hình thể

không gian của công trình bị uốn cong so với vị trí ban đầu.
*

Vết nứt giữa các liên kết công trình theo các hướng khác nhau hoặc do

hiện tượng trồi lún không đều hay do kết cấu công trình không đảm bảo kỹ thuật.
1.1.2. Nguyên nhăn của chuyển dịch, biến dạng công trình
Các công trình bị chuyển dịch, biến dạng là do tác động của hai nhóm yếu
tố chủ yếu là tác động của điều kiện tự nhiên và quá trình xây dựng, vận hành công
trình
*

Tác động của các yếu tố tự nhiên bao gồm:


a-Khả năng lún, trượt của lớp đất đá đuối nền móng công trình và các hiện
tượng địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khác.
b-Sự co giãn của đất đá.
c-Sự thay đổi của điều kiện thuỷ văn theo nhiệt độ, độ ẩm và mực nước
ngầm.
*

Các yếu tố liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành công trình:

a-Do tải trọng công trình
b-Do sự hoạt động của máy MÓC, thiết bị trong công trình, hoạt động của
các phương tiện giao thông.
c-Sự suy yếu của nền móng công trình do thi công các công trình ngầm dưói
công trình.
d-Sự sai lệch trong khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.
e-Do sai lệch trong tính toán, thiết kế.
1.1.3. Đặc tính và các tham số chuyển dịch.

a) Độ lún tuyệt đối
Độ lún tuyệt đối của một điểm là đoạn thẳng (tính theo chiều thẳng đứng)
từ mặt phảng ban đầu của nền móng đến mặt phẳng lún Ồ thời điểm quan trắc
sau đó.
Độ lún tuyệt đối của các điểm khác nhau trong công trình có giá trị bằng
nhau thì lún đó được coi là lún đều. Lún đều chỉ xảy ra khi áp lực của công trình
và mức độ chịu nén của các lớp đất đá ở những điểm khác nhau là như nhau. Độ
lún không đều xảy ra khi áp lực lên nền móng công trình và mức độ chịu néncủacác
lớp đất đá là khác nhau. Lún không đều làm cho công trình bị


nghiêng, cong,

vặn xoắn và các biến dạng khác. Biến dạng lớn có thể gây nên hiện tượng nứt,
gãy Ở nền móng và tường của công trình.

b) Độ lún tương đối
Khi có ít nhất hai chu kỳ đo, có thể tính được độ lún tương đối của các
công trình theo công thức sau:
Độ lún tương đối của mốc thứ j trong chu kỳ đo thứ i được xác định thèo:
SjHji-Hji-1

(1.1)

Trong đó: Hji là độ cao của mốc thứ j trong chu kỳ đo thứ i
Hji-1 là độ cao của MỐC thứ j trong chu kỳ đo thứ i-1
C

) CHÊNH LỆCH TƯƠNG ĐỐI ĐỘ LÚN CỦA HAI ĐIỂM: là tỷ số giữa hiệu độ lún và

khoảng cách giữa hai điểm đó:
D)

ĐỘ NGHIÊNG CỦA NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH : là tỷ số giữa hiệu độ lún giữa

hai điểm ở hai đẩu công trình và chiều dài công trình.
E

) ĐỘ CONG CỦA CÔNG ƯÌNH: Độ cong tươũg đối của công trình là tỷ số

giữa tên trương cung và dây cung
Độ cong tuyệt đối dọc theo trục công trình:
(1.2)

1,2, 3 là số hiệu của 3 điểm đo độ lún phân bố dọc theo trục công t rình theo
thứ tự 1,2, 3 (đầu, giữa, cuối).

Hình 1.1 Sơ đồ lún các điểm dọc theo trục công trình.
f)

ĐỘ VẶN SOẮN TƯƠNG ĐỐI: của công trình được đặc trưng bằng góc oe

g) Độ lún trung bình của nền móng Stb

Độ lún trung bình của công trình trong chu kỳ đo thứ i được xác định theo
công thức:
Stbi =

(1.4)

Độ lún trung bình của công trình từ khi bắt đầu đo đến chu kỳ đo thứ i là:


Stbi =

(1.5)

Trong đó: là diện tích của nền móng chịu ảnh hưởng của mốc lún thứ j.
p là diện tích của toàn bộ nền móng cồng TRÌNH.
Thông thường, có thể tính độ lún trung bình theo công thức sau:
(1.6)
Trong đó: n là số mốc lún được đo trên công trình.
h) Tốc độ lún của công trình '


Tốc độ lún trung bình của công trình trong chu kỳ đo độ lún thứ I được
tính theo công thức sau:
(1.7)
Tốc độ lún trung bình tổng cộng của cống trình từ chu kỳ đầu tiên đến chu kỳ đo
hiện tại được tính theo công thức:
Trong đó: 30 là số ngày trong tháng.
VỊ và VỊ là tốc độ lún tính theo đơn vị mm/tháng
T

là khoảng thời gian giữa hai chu kỳ kề trước và chu kỳ hiện tại (tính

bằng ngày)
T là khoảng thời gian giữa hai chu kỳ đo đầu tiên và chu kỳ đo hiện tại
(tính bằng ngày).
Ỉ)

ĐỘ LÚN LỆCH CỦA CÔNG TRÌNH: là hiệu độ lún lớn nhất giữa hai điểm trên

công trình:
k ) Biểu diễn đồ hoạ quá trình lún
Độ lún công trình có thể được thể hiện bằng phương pháp đồ hoạ, cách thể
hiện này cho phép cảm nhận độ lún công trình một cách trực quan. Thông thường kết
hợp phân tích đồ hoạ kết hợp phân tích số sẽ cho phép phân tích,
đánh giá chuẩn xác hơn. Có nhiều hình thức thể hiên đồ hoạ. Trong đó có ba loại
hiểu diễn đồ hoạ thường gặp là:
I.Biểu đồ lún công trình theo hướng chỉ định (Hình 1.2).
Biểu đồ lún theo hướng chỉ định cho phép đánh giá độ lún công trình trong
không gian hai chiều ở cùng một thời điểm so sánh. Trục ngang đánh dấu vị trí
điểm quan trắc, trục đứng thể hiện giá trị độ lún của các điểm đó. ở chu kỳ quan
trắc cần đánh đấu các vị trí tương ứng với độ lún của điểm quan trắc, nối lần lượt



các điểm đánh dấu sẽ được một đường gấp khúc thể hiện biểu đồ lún công trình
theo hướng chỉ định trong ttìng chu kỳ quan trắc.
2.

Biểu đồ lún theo thời gian của các điểm kiểm tra (Hình 1.3)

Biểu đồ lún theo thời gian của các điểm kiểm tra cho phép thể hiện độ lún
của các điểm đó theo thòi gian. Trạc ngang thể hiện thời gian ,trên trục này đánh
dấu thòi điểm thực hiện quan trắc độ lún các điểm, trục đứng thể hiện giá trị độ
lún của các điểm. Đối với mỗi điểm kiểm tra đánh dấu vị trí độ lún ở tong chu kỳ
quan trắc và nối các điểm đánh dấu tuần tự chu kỳ đầu đến chu kỳ cuối sẽ thu
được đường biểu đồ lún theo thời gian.
3.

Bình đồ lún công trình (Hình 1.4)

Bình đồ lún cũng được thể hiện tương tự như cách thể hiện địa hình bằng '
các đường đồng mức. Trên sơ đồ mặt bằng công trình, tại vị trí điểm quan trắc
ghi giá trị độ lún Ờ một chu kỳ. Dùng phương pháp nội suy nối các đường có
cùng giá tri độ lún sẽ thu được đường đẳng lún. Bình đồ lún cho phép đánh giá
trực quan công trình trong không gian ba chiều.


Hình 1.3 Biểu đồ lún theo thòi gian của các điểm kiểm tra

Hình 1.4 Bình đồ lún công trình

1.2 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH VÀ

BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH
Tổ chức quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình cần căn cứ vào tầm
quan trọng của công trình, tình hình địa chất tại công trường, vị trí các mốc
chuẩn, mốc quan trắc.
Việc quan trắc được tiến hành ngay từ khi xây xong phần móng công trình Cơ
quan tổ chức đo xác định và theo dõi chuyển dịch và biến dạng công trình là chủ đầu
tư.
Độ chuyển dịch và biến dạng của nền móng công trình cần phải đo một
cách hệ thống và báo cáo kết quả kịp thời theo chu kỳ, để nhận được các thông
số chuyển dịch, biến dạng của nền móng đồng thòi kiểm tra những số liệu dự
tính về độ chuyển dịch, biến dạng của công trình cho từng loại nền. Việc quan
trắc chuyển dịch, biến dạng được tiến hành thường xuyên cho đến khi đạt được
độ ổn định. Đồttg thời cũng có thể dừng ngay việc quan trắc nếu như trong quá
trình đo, giá trị chuyển dịch, biến dạng theo chu kỳ của điểm quan trắc thay đổi
trong giói hạn độ chính xác cho phép.
Kết quả quan trắc dùng để đánh giá kiểm chứng lại lý thuyết của các giải
pháp nền móng. Đồng thcti, nó còn làm cơ sở để đưa ra những biện pháp cần
thiết phòng tránh sự cố có thể xảy ra.
Trước khi quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình cần nghiên cứu và
tham khảo các tài liệu sau:
-Đạc điểm về nền, móng quy mô xây dựng của công trình và yêu cầu kỹ
thuật hoặc quy phạm về giá tộ chuyển dịch, biến dạng cho phép.
-Mặt bằng tổng thể của công trình.


-Mặt bằng, mặt cắt của từng công trình riêng biệt
-Các kết quả về khảo sát địa kỹ thuật.
-Sơ đồ tải trọng tác động lên nền đất.
Khi tiến hành quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình cần căn cứ vào
yêu cầu, nhiệm vụ để lựa chọn giải pháp kỹ thuật.

Máy và dụng cụ đo phải có tính năng kỹ thuật phù hợp, đảm vảo độ chính
xác và cần được kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ trước khi đo.
Việc quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình được tiến hành theo các
giai đoạn sau:
-Lập chương trình đo: Trong đó nêu mục đích, nhiệm vụ của công tác. Cụ
thể là chuẩn bị kế hoạch đo đạc và lựa chọn phương pháp đo.
-Tổ chức đo: Bao gồm việc xác định khối lượng công việc,chuẩn bị mốc,
kiểm nghiệm máy, mia và đo ngoài thực địa theo các chu kỳ.
-Xử lý số liệu đo đạc: Bao gồm việc kiểm tra kết quả đo ngoài thực địa, bình
sai và tính toán các giá tộ chuyển dịch, biến dạng, đánh giá độ chính xác kết
quả đo.
-Tổ chức nghiệm thu.
Hiện nay, Ở Việt Nam việc tổ chức quan trắc chuyển dịch công trình
thường được thực hiện bằng phương pháp trắc địa, nguyên lý chung để quan trắc
là xác định vị trí của một điểm quan trắc ở các chu kỳ trong một hệ toạ độ thống
nhất. Cụ thể đối vối quan trắc độ lún công trình là xác định độ lún tuyệt đối tại
từng vị trí quan trắc và các tham số lún chung của công trình. Độ lún tuyệt đối
được xác định thống qua các mốc quan trắc lún gắn tại những vị trí chịu lực của
công trình. Số lượng mốc quan trắc tại mỗi công trình phụ thuộc vào điều kiện
nền móng, kết cấu, quy mô, kích thước của CÔNG trình đó. Độ lún của các mốc
quan trắc đặc trưng cho độ lún công trình ở vị trí mà mốc được gắn.
Phương pháp quan trắc là đo cao chính xác trong mỗi chu kỳ để xác định
độ cao của các đỉểm mốc tại thời điểm đo trong một hệ đô cao thống nhất ngay
từ chu kỳ đầu tiên. Hệ độ cao này có thể là hệ độ cao Quốc gia hoặc hệ độ cao
giả định nhưng yêu cầu là các mốc cơ sở (khống chế độ cao) được chọn là cơ sở
so sánh phải có độ ổn định trong suốt thời kỳ quan trắc chuyển dịch công trình.


1.3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH VÀ BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH
HIỆN NAY

ở nước ta, trong các năm 1988-1995 để phục vụ cho công tác quan trắc
biến dạng sụt lún thành phố do khai thác nước ngầm dưới đất, đã xây dựng một
mạng lưới độ cao hình học hạng n, trong đó phần lớn các mốc quan trắc bố trí
tại các lỗ khoan thăm dò và khoan khai thác nước. Nhờ đó, kết quả đo lặp trong
khoảng thời gian 7 năm đã bước đầu đánh giá được mức độ sụt lún của thành
phố.

1.3.1Một số nhà dân dụng
Hiện nay có rất nhiều công trình bị chuyển địch, biến dạng như trượt, lún,
nghiêng, rạn nứt...
Các công trình bị lún, biến dạng thường tập trung Ở thành phố, thị xã. Đặc
biệt là ở thành phố Hà Nội hiện đang có rất nhiều công trình bị biến dạng. Do
ảnh hưởng của tính chất địa chất dưới lòng thành phố cũng như quá trình xây
dựng và vận hành công trình. Cụ thể có thể kể ra một số công trình như: nhà B2
Ngọc Khánh, khu tập thể Thành Công (nhà B2, B7). Đây là những khu tập thể đã
được xây dựng từ lâu, qua quá trình sử dụng, đến nay các công trình các ngôi
nhà đã bị biến dạng và kết quả đo được là: Độ lún tổng cộng 60-70 cm.
Đặc biệt, một số nhà bị biến dạng rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới an
toàn và tính mạng của người dân. Ví dụ như nhà T1 Thành Công, nhà đã bị biến
dạng rất lớn, có thể xảy ra đổ vỡ bất cứ lúc nào. Ngoài ra các công trình bị nứt,
nghiêng như nhà B, C, D của bệnh viện Nhi Thuỵ Điển có vết nứt 6-7 cm.
Các công trình bị trượt thường nằm Ở SƯỜN đồi, sườn núi. Đó là do đặc điểm
địa chất dưói nền móng của công trình. Các hiện tượng sói mòn, sạt lở sảy ra làm
cho công trình bị trượt theo.

1.3.2Một số công trình công nghiệp.
Hiện nay, nước ta đã xây dung được khá nhiều công trình lớn như: nhà máy
thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện YALY... là những công trình có tầm cỡ, mang lại
nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước.
Bên cạnh đó còn có các nhà máy, xí nghiệp được xây dung trên khắp các

vùng của tổ quốc. Các công trình nhà máy, xí nghiệp xây dung đã lâu do ảnh


hưởng của nhiều yếu tố nên đã bị chuyển dịch, biến dạng gây ảnh hưởng tới điều
kiện kỹ thuật và năng suất sản xuất. Ví dụ như nhà máy xi măng Hoàng Thạch,
Silô bột liệu 362 của dây chuyền 2 đã có:
-

Độ lún tổng cộng là 40 cm

-

Độ lún lệch là 16 cm

-

Độ nghiêng của silô đó là 40 cm trên độ cao 70 m.

Các công trình kể trên phần nhiều là do ảnh hưởng của quá trình vận hành
công trình. Các silô đã không đảm bảo được tải trọng thiết kế dẫn tới làm giảm
năng suất và chất lượng của nhà máyl
Ví dụ: Silô 362, tải trọng thiết kế là 25000 tấn nhưng do bị lệch nên chỉ
được phép cấp tải 16.000 tấn nghĩa là chỉ sử dụng 2/3 tải trọng thiết kế.
Với những công trình bị chuyển dịch, biến dạng như vậy cần phải có biện
pháp xử lý kỹ thuật hoặc phá bỏ để đảm bảo an toàn cho sản xuất và lao động.
Trên đây chúng tôi chỉ giới thiệu một và công trình điển hình bị biến dạng
ở nước ta. Ngoài ta còn rất nhiều công trình khác mà chúng tôi chưa có diều kiện
đề cập, kiểm tra được.
Như vậy quan trắc lún nói riêng và quan trắc chuyển dịch, biến dạng công
trình nói chung là một việc là cấp thiết. Về mặt thực tiễn, nó giúp các cơ quan

chủ quản có trắc nhiệm xử lý và quản lý công trình một cách hệ thống. Về mặt lý
thuyết, kết quả quan trắc chuyển dịch, biến dạng cho phép chúng ta chính xác
hoá lại các vấn đề, các phương án thiết kế nền móng công trình.


Chương 2: QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TRẮC ĐỊA

2.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC
QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH

2.1.1Mục đích, ý nghĩa của quan trắc độ lán công trình
Quan trắc độ lún công trình vừa có ý nghĩa khoa học (xác định tính đứng
đắn của phép tính lý thuyết về độ bền vững của công trình) vừa có ý ngỉna thực
tiễn (để sử dụng các công trình bình thường và có biện pháp xử lý khi phát hiện
hệ số chuyển dịch vượt quá giới hạn cho phép).
Quan trắc độ lún công trình là để xác định mức độ chuyển dịch công trình
trong mặt phẳng thẳng đứng, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân chuyển dịch từ đó
có biện pháp xử lý, đề phòng tai biến với công trình. Cụ thể là:
a.

Xác định giá tri chuyển dịch biến dạng để đánh giá mức độ ổn định của

công trình.
b.

Kiểm tra việc tính toán thiết kế công trình

c.


Nghiên cứu quy luật chuyển dịch, biến dạng công tình trong những .

điều kiện khác nhau và dự đoán chuyển dịch, biến dạng của công trình trong
tương lai
d.

Xác định các loại chuyển dịch, biến dạng có ảnh hưởng đến quá trình

công nghệ, vận hành công trình.

2.1.2Yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quan trắc độ lún công trình
Trong quá trình quan trắc độ lún công trình, yêu cầu đặt ra là:
-

Xây dựng hệ thống lưới quan trắc

-

Phân tích đô ổn đinh của các mốc cơ sở

-

Tính toán các thông số độ lún

-

Thành lập mô hình dự báo quan trắc độ lún

-


Rút ra các kết luận từ lý thuyết và thực nghiệm.

Để quan trắc chuyển dịch biến dạng một công trình, trước hết cần phải
thiết kế phương án kinh tế - kỹ thuật bao gồm:
a. Nhiệm vụ kỹ thuật
b. Khái quát về công trình, điều kiện tự nhiên và chế độ vận hành
c.

Sơ đổ phân bố mốc khống chế và mốc kiểm tra


d.

Sơ đồ quan trắc

e. Yêu cầu độ chính xác quan trắc ở những giai đoạn khác nhau
f.

Phương pháp và dụng cụ đo

g.

Phương pháp chỉnh lý kết quả đo

h.

Sơ đồ lịch cho công tác quan trắc

i.


Biên chế nhân lực và dự toán kinh phí

2.2 LƯỚI KHỐNG CHẾ VÀ CÁC LOẠI MỐC DÙNG TRONG QUAN
TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH

2.2.1Lưới khống chế
Để đảm bảo tính chặt chẽ và độ chính xác cần thiết cho việc xác định độ
cao cần thành lập một mạng lưới liên kết các mốc trong một hệ thống nhất. Như
vậy mạng lưới độ cao quan trắc lún công trinh có cấu trúc là một hệ với ít nhất
gồm hai bậc lưới:
A

) BẬC LƯỚI CƠ SỞ

Bao gồm các điểm độ cao cơ sở đặt ngoài công trình có tác đụng là cơ sở độ
cao hoặc đo nối độ cao đến các điểm quan trắc gắn trên thân công trình'trong
suốt thời gian theo dõi độ lún công trình và có các yêu cầu sau đây:
-Số lượng các điểm gốc lớn hơn hoặc bằng 3 (vì 3 điểm trở lên mới tạo được
vòng khép kín, lúc đó mới có điều kiện để phân tích, đánh giá mức độ ổn định
của các điểm khống chế cơ sở).
-Không quá xa công trinh
-Có yêu cầu cao về mức độ ổn định vị tá, độ cao.
b ) Bậc lưới quan trắc
Bậc lưới này được thành lập bằng cách đo nối liên kết các điểm kiểm tra
gắn trên nền hoặc tường công trình, cùng chuyển dịch với công trình. Các điểm
kiểm tra này gắn chặt vào công trinh Ở những nơi dự kiến là chuyển dịch lớn
nhất. Do đó thường các điểm này được gắn tại nơi chịu lực chính của công trình
và thuận tiện cho quá trình quan trắc. Toàn bộ bậc lưới quan trắc được đo nối với
lưới cơ sở. Khi thiết kế lưới quan trắc nên tạo thành nhiều vòng để bảo đảm độ
vững chắc đồ hình và có điều kiện kiểm tra sai số khép tuyến trong quá trình đo

đạc Ở thực địa.


2.2.2Các loại mốc dùng trong quan trắc độ lún công trình
a) Mốc cơ sở
Mốc cơ sở dùng trong đo lún công trình là mốc khống chế độ cao, là cơ sở
để xác định độ lún công trình. Mốc cơ sở thoả mãn các yêu cầu sau:
-

Giữ được ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình.

-

Cho phép kiểm tra độ tin cậy của các mốc khác.

-

Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi.

Vị trí các mốc cơ sở được đặt vào lớp đất tốt, ổn định (có bề dày lớn), cách
nguồn gây ra chấn động lớn hơn chiều sâu của mốc cơ sở đến công trình (công
trình dân dụng và công nghiệp thường là từ 50 - 100 m).
Khi lợi dụng các công trinh cũ để đặt mốc cơ sở thì các công trình này phải
hoàn toàn ổn định (không có hiện tượng chuyển dịch, biến dạng). Không đặt
mốc cơ sở tại các công trình có tải trọng động (tải trọng thay đổi).
Tuỳ theo tính chất,diện tích mặt bằng và tầm quan trọng của công trình, mà
thiết kế số lượng mốc cơ SỞ cho phù hợp với TCVN 3972:85 và được chia thành
ba loại: A, B, c. Mốc cơ sở loại A là mốc có dạng cọc ống. Mốc này thường áp
dụng khi đo lún các công trình quan trọng xây trên nền đất đá ổn định, chiều sâu
khá lớn, khu vực thi công chịu tác động của lực động học. Mốc cơ SỞ loại B là loại

mốc có dạng cọc bê tông cốt thép. Mốc này thường áp dụng khi đo độ lún
của các công trình xây dựng trên móng cọc có chiều sâu đạt đến lớp đất đá tốt
được sử dụng để tựa cọc công trình. Mốc cơ sở loại c là mốc có dạng cọc ngắn
hoặc khối bê tông được chôn vào lớp đất tốt nguyên thổ đầu tiên. Loại mốc này
thường áp dụng khi đo độ lún các công trình dân dụng được xây trên nền đất đá
kém ổn định.

Mốc cơ sở loại A

Mốc cơ sở loại B

Hình 2.1 Mốc cơ sở quan trắc lún công trình


Cấu tạo đầu đo của mốc cơ sở có dạng hình cầu, chỏm cầu bằng thép
không gỉ, bằng đồng hoặc bằng sứ. Phần đầu của các mốc cơ sở cần được xây
bảo vệ có nắp đạy sao cho tác động của mặt đất không làm ảnh hưởng tới vị trí
của mốc.
Trong những trường hợp cần thiết hoặc chủ đầu tư yêu cầu thì dẫn độ cao
từ điểm độ cao nhà nước gần nhất vào hệ thống các mốc cơ sở.
B)

MỐC QUAN TRẮC
Mốc quan trắc lún là mốc được gắn trực tiếp vào các vị trí đặc trưng cho độ

lún công trình. Ví dụ các kết cấu chịu lực trên nền móng hoặc thân công trình.
Mốc này dùng để quan trắc độ trồi lún của công trình. Mốc quan trắc lún được
phân ra như sau:
-Mốc gắn tường, cột.
-Mốc gắn nền.

-Các mốc chôn sâu dùng để quan trắc các lớp đất.
Mốc quan trắc độ lún phải có kết cấu vững chắc, đơn giản và thuận tiện cho
việc đo đạc, khi đặt mia, treo mia, không làm thay đổi độ cao của nó.
Khi thiết kế các mốc quan trắc lún phải nghiên cứu các tài liệu mặt bằng bố
trí móng, mặt bằng công trình để đặt mốc vào đúng vị trí cần thiết kế, tránh sự
phá hỏng hoặc mất tác dụng của mốc trong các chu kỳ đo sau.
Mốc quan trắc lún cần bố trí sao cho phản ánh được đầy đủ nhất về độ lún
toàn công trình và bảo đảm được các điều kiện đo đạc, khi bố trí mốc quan trắc
lún cần tham khảo ý kiến của người thiết kế. Số lượng mốc quan trắc độ lún cho
một công trình cần được tính toán hợp lý sao cho vừa phản ánh được đầy đủ tính
chất lún của công trình, vừa đảm bảo được tính kinh tế. Khoảng cách giữa các
mốc quan trắc độ lún phụ thuộc vào điều kiện địa chất công trình, cấu tạo máy
đo, giá trị độ lún ước tính và mục đích của việc đo lún....
Mốc quan trắc độ lún được đặt sao cho có thể chuyền độ cao trực tiếp từ
mốc này sang mốc khác, đặc biệt ở vị trí có liên quan đến sự thay đổi kết cấu,
đồng thời có thể đo nối vói mốc cơ sở một cách thuận lợi nhất.
Mốc quan trắc lún phải được đặt Ở những noi đặc trưng về độ lún khổng
đều, các vị trí dự đoán là lún manh, các kết cấu chịu lực khác nhau, các vị trí
thay đổi về điề kiện địa chất cồng trình, nơi có thay đổi về tải trọng công trình...


Đối với các công trình công nghiệp và nhà khung chịu lực, mốc quan trắc
độ lún được đặt tại các cột chịu lực theo chu vi của công trình bên trong sao cho
công trinh có các mốc được phân bố theo trục ngang, trục dọc tối thiểu 3 mốc
mỗi hướng. Tại khu vực bệ lò hoặc móng máy các mốc qua trắc lún được bố trí
dày hơn theo các trục đối xứng.
Đối vói các nhà chung cư cao tầng ca các sàn tấm panen lớn và các nhà tập
thể có các móng lắp ghép thì các mốc được đặt theo chu vi và trục của nhà cách
nhau từ 6 - 8 m(tương ứng với hai TẤM panen hay còn gọi là tương ứng qua hai
bước panen)

Đối vói các nhà xưởng được xây trên nền móng cọc thì các mốc phân bố
cách nhau tối đa là 15 m theo trục dọc và trục ngang của công trình. Khi chiều
rộng của nhà xưởng lớn hơn 25 m thì số lượng mốc quan trắc lún được bố trí
tăng thêm một hàng 10 m theo các trục.
Đối với các nhà sản xuất nhiều tầng và các công trình có móng bãng giao
thì mốc quan trắc lún sẽ được bố trí theo hướng dọc và ngang của trục móng và
theo chu vi của công trình, với mật độ một mốc trên 100 m 2 diện tích.
Đối với các công trình loại ống khói, silô, lò luyện gang, công trình dạng
tháp... mốc được đặt tối thiểu 4 chiếc theo chu vi. Với các công trình cần bảo
đảm chuyển động theo một trục, cần đặt mốc quan trắc lún đối xứng qua hai bên
của chúng. Đối với các dầm cầu chạy,, giá đỡ, đặt mốc tại các cột chịu lực và bố
trí theo đường trục.
Đối vcd các công trình qua trọng, các công trình nghệ thuật mặt ngoài ốp
bằng vật liệu quý nên chọn loại mốc quan trắc lún có bản lề quay, có nắp đạy
nhằm bảo đảm mỹ quan cho công trình.
Khi đặt mốc lún cần lưu ý đến độ cao của mốc so với mặt nề đất xung
quanh và khoảng cách từ đầu mốc đến mặt phẳng của tường hay cột để cho việc
đặt mía được thuận tiện. Đối với các loại mia đạt trên đầu mốc, nên đặt mốc Ở độ
cao từ 15 - 20 cm so với mặt nền. Khoảng cách từ đầu mốc tới tường hoặc cột
thưòng là từ 3 cm - 4 cm. Noi đặt các mốc cần phải kí hiệu quy ước trên đồ án
của công trinh hay toà nhà với tỷ lệ 1:100 - 1:500 và đặt tên cho mỗi mốc.


Trong quá trình đo đạc nếu phát hiện thất mốc bị mất, cần phải bổ sung
mốc mới. Vị trí của nó cách mốc cũ không qua 3 m. Sauk hi gắn mốc phải đặt
tên cho mốc và ghi ký hiệu quy ước.
Số lượng mốc quan trắc lún đặt cho nhà dân dụng hoặc công trình công
nghiệp được ước tính theo công thức sau đây [ Ổ ] :

(2.1)

Trong đó:
N - số lượng mốc quan trắc lún
p - chu vi nhà hoặc chiều dài móng(m)
L - khoảng cách giữa các IĨ1ỐC quan trắc lún.
Đối với các nhà xây trên móng cọc hoặc mổng bè, số lượng đầu mốc
được tính bằng công thức:

(2.2)
Trong đó:
s - diện tích mặt móng (m2).
F - diện tích khống chế của một mốc(m2).
Mốc quan trắc lún công trình cần được bảo quản, có nắp bảo vệ và tránh
va đập. Trường hợp cần thiết nên có biên bảo bàn giao việc bảo quản mốc vói
đơn vị chủ quản và thi công công trình.

Mốc quan trắc lún nền đất

Mốc quan trắc lún gắn tường

Hình 2.2 Các loại mốc quan trắc lún

2.3 ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ CHU KỲ QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH
2.3.1Yêu cầu độ chính xác quan trắc độ lún công trình
Trong quan trắc lún, yêu cầu độ chính xác phụ thuộc chủ yếu vào tính chất
cơ lý đất đá dưới nền móng công TRÌNH và phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu, vận
hành CÔNG trình.


Độ chính xác quan trắc lún được xác đinh bằng công thức:
(2.3)

Trong đó: msti - độ chính xác quan trắc độ lún Ở thòi điểm ti
Sti, St(i-1) độ lún dự báo ở thời điểm ti, t(i-l)
- hệ số đặc trưng cho độ tin cậy của kết quả quan trắc, thông
thường =4-6.
Xác định độ chính xác quan trắc độ lún là cần thiết cho công tác đo đạc. Khi xác
định yêu cầu độ chính xác quan trắc độ lún công trình cần tham
khảo chỉ tiêu giới hạn lún từng công trình cụ thể. Theo quy phạm thì việc quan
trắc độ M E của công trình xây dựng được thực hiện bằng phương pháp thuỷ
chuẩn hình học có độ chính xác cần thiết của quan trắc chuyển dịch được đề ra
trên cơ sờ quy mô của công trình, mục đích sử dụng của công trình và tính chất
cơ lý của nền đất. Cụ thể sai số cho phép xác định độ lún của công trình không
được vượt quá ±1 mm đối với những công trình xây trên nền đá cứng; ±2 mm
đối với các công trình xây trên nền đất chịu nén tốt; ± 5 mm đối với các công
trình xây trên nền đất đắp, nền đất lún và nền đất chịu nén kém.
Từ yêu cầu độ chính xác quan trắc độ lún công trình có thể xác định được
sai số tổng hợp các bậc. Nếu yêu cầu độ chính xác đưa ra là sai số tuyệt đối độ
lún công trình thì việc xác định sai số đô cao tổng hợp được xác định như sau:
Do độ lún công trinh được tính là hiệu đọ cao của hai chu kỳ quan trắc theo
công thức:
s = Hi - Hj

(2.4)

Nên sai số trang phương độ lún (ms) được xác định theo công thức:
( 2.5)
Các chu kỳ quan trắc thưcmg được thiết kế với đồ hình và độ chính xác đo
đạc tương đương nhau, nên có thể coi MH, = MHJ = MH . Như vậy cống thức tính
sai số tổng hợp độ cao là:
(2.6)
Thông thường hệ thống lưới quan trắc độ lún công trình được thiết kế với

hai bậc lưới (bậc lưới cơ sở và bậc lưới quan trắc) vì vậy sai số độ cao tổng hợp bao
gồm hai sai số sẽ được thể hiện dưới dạng sau:


(2.7)
Trong đó

là sai số tổng hợp, sai số độ cao điểm khống chế

và sai số độ cao điểm quan trắc.
Đối vối mạng lưới được xây dựng từ hai bậc lưới trở lên thì sai số bậc lưới
thứ i được xác định theo công thức:
(2.8)
Như vậy đối với mạng lưới có hai bậc lưới ta có:
(2.9)
Sai số độ cao điểm quan trắc là:
(2.10)
Dựa vào các công thức trên và yêu cầu độ chính xác quan trắc ta sẽ xác
định được giá trị sai số độ cao của từng điểm và sai số độ cao của điểm yếu đối
với từng bậc lưới.

2.3.2Chu kỳ quan trắc
Quan trắc lún được tiến hành nhiều lần, mỗi lần quan trắc được gọi là
một chu kỳ. Thời gian tiến hành các chu kỳ được xác định trong khi thiết kế kỹ
thuật quan trắc lún. Chu kỳ quan trắc phải được tính toán sao cho kết quả quan
trắc phản ánh được thực chất quá trình lún của công trình. Nếu chu kỳ qua/trắc
thưa thì sẽ không phản ánh đúng quy luật chuyển dịch, ngược lại nếu chu kỳ
quan trắc quá dày sẽ dẫn tới lãng phí nhân lực , tài chính và các chi phí khác.
Có thể phân ra các chu kỳ quan trắc trong ba giai đoạn:
-Giai đoạn thi công;

Chu kỳ quan trắc đầu tiên được tiến hành lúc thi công xong phần móng
công trình.
Các chu kỳ tiếp theo được ấn định tuỳ thuộc tiến độ xây dựng và mức
tăng tải trọng công trình.
Thường thực hiện các chu kỳ quan trắc vào lúc công trình xây dựng đạt
25%, 50 %, 75%, 100% tải trọng của bản thân công trình. Khi tiến độ xây dựng
đều thì có thể bố trí chu kỳ đo theo tuần hoặc theo tháng.
Đối với các côngtrình quan trọng có điều kiện địa chất đạc biệt, có thể tăng thêm
chu kỳ đo.
-Giai đoạn đầu vận hành công trình.


Giai đoạn độ lún công trình giảm dần, tuỳ thuộc vào dạng móng, loại nền
quyết định chu kỳ đo cho thích hợp. Các chu kỳ quan trắc phụ thuộc vào tốc độ
lún của công trình, đặc điểm vận hành công trình. Thời gian đo giữa hai chu kỳ
trong giai đoạn này có thể chọn từ 2-6 tháng. Các chu kỳ được quyết định trên cơ
sở độ lún của chu kỳ gần nhất đã xác định. Số lượng chu kỳ trong giai đoạn này
tuỳ thuộc vào giá trị và tốc độ lún của côngtrình mà quyết định.
-Giai đoạn công trình đi vào ổn định.
Thời gian giữa hai chu kỳ kế tiếp có thể từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 2
năm. Trong một số trường hợp đặc biệt khi xuất hiện yếu tố ảnh hường đến độ ổn
định của công trình, cần thực hiện các chu kỳ quan trắc đột xuất.
Đối với các công trình có tải trọng động: nhà kho, silô.. .các chu kỳ đo
thường được tăng cường trước khi chất tải, khi dỡ tải....trước khi công trình đưa
vào vận hành, khi vận hành và sau khi vận hành.

2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH
Trong quan trắc độ lún công trình bằng phương pháp trắc địa người ta sử
dụng các phương pháp đo sau:
-Phương pháp đo cao hình học.

-Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh.
-Phương pháp đo cao lượng giác.

2.4.1Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh
Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh được áp dụng để quan trắc lún của nền các
kết cấu xây dựng trong điều kiện rất chật hẹp, không thể quan trắc bằng phương
pháp đo cao- hình học. Máy đo cao thuỷ tĩnh là một hệ thống bình thông nhau.
Tuỳ điều kiện cụ thể có thể cố định máy thuỷ tĩnh vói công trình trong suốt quá
trình quan trắc độ lún hoặc dùng các máy thuỷ tĩnh cơ động.

Hình 2.3. Sơ đồ đo cao tại một trạm đo thuỷ tĩnh


Dụng cụ đo thuỷ tĩnh là những khối bình kín nối liền với nhau bằng
những ống mềm chúa nước và ống mềm chứa không khí, do đó ngăn chặn được
sự thay đổi của áp lực bên ngoài và nâng cao độ chính xác đo đạc. Các bộ phận
của dụng cụ đo thuỷ tĩnh gồm : bình thuỷ tinh đặt trong lớp vỏ bảo vệ bằng
đồng, Ở trên có nắp kín. Trên đầu bình có ốc đo cực nhỏ và vành đọc số. Các
hình thuỷ tinh được nối vối nhau bằng các ống cao su mềm chứa không khí và
chứa nước.
Nguyên lý đo cao thuỷ tĩnh: Chênh cao tại một trạm đo sẽ được xấc định
bằng 2 vị trí thuận và nghịch của các bình.
Giả sử hệ thống đo thuỷ tĩnh gồm hai bình Nl, N2 dùng xác định chênh
cao giữa hai điểm A và B. Chênh cao cần xác định được tính theo công thức:
h= (dl - Sl) - (d2 - Tl) (2.11)
Trong đó dl,d2 là chiều cao của các bình và cũng chính là khoảng cách từ
điểm “0” của thang vạch khắc đến mặt phẳng tựa của các bình Nl, N2.
Sl, TI là số đọc trên vành đọc số của bình sau và trước.
Như vậy ở vị trí thuận ta có:
h=(Tl-Sl)+(dl-d2)

ở vị trí ngịch ta có:

h=(T2-S2)-(đl-d2)

Suy ra giá trị trung bình của chênh cao tại một tram đo là:
Độ chính xác của phương pháp:
Từ công thức xác định chênh cao ta có:

mk = mi

(2.13)

Sai số xác định chênh cao khi dùng dụng cụ thuỷ tĩnh bằng sai số đọc số
trên mỗi bình.
Các nguồn sai số chủ yếu trong đo cao thuỷ tĩnh là:
-Sự không cân bằng của chất lỏng trong các bình và ảnh hưởng của hiện
tượng mao dẫn. Nguồn sai số này sẽ được giảm thiểu nếu tăng đường kính của
bình và chỉ thực hiện đo khi đã đặt máy khoảng 2 đến 3 phút để tránh giao động
của chất lỏng trong bình.


-

Sai số tiếp xúc giữa đầu nhọn của vít đo cực nhỏ với màng chất lỏng, khi

di chuyển đầu đo với tốc độ chậm thì sai số này trong khoảng 1 -ỉ- 2FJỈAN
-Ảnh hưởng của sai số đặt dụng cụ vào bề mặt cần đo thuỷ chuẩn.
-Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất và nhiệt độ, đây là nguồn sai số có ảnh
hưởng lớn nhất đến độ chính xác đo cao thuỷ tĩnh, vì vậy khi thực hiện đo cao
thủy tĩnh ở thực địa cần phải chọn tuyến và thời điểm đó có áp suất vá nhiệt độ ổn

định.
Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh có nhược điểm cơ bản là dụng cụ đo cồng
kềnh, dẫn tới hiệu quả thấp trong sản xuất.
Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh có thể được áp dụng để quan trắc độ lún của
nén và các kết cấu xây dựng chật hẹp, không thuận tiện cho quan trắc bằng
phương pháp đọ cao hình học. Đo cao thuỷ tĩnh cũng được sử dụng tại những
khu vực độc hại, khu vực không thuận tiện cho việc tiếp xúc của con người.

2.4.2Phương pháp đo cao lượng giác
Một số trường hợp không yêu cầu độ chính xác cao có thể áp dụng phương
pháp đo cao lượng giác tia ngắm ngắn (chiều dài tia ngắm không quá 100 m)
trong quan trắc lún.
Hiện nay để đo cao lượng giác thường sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử
có độ chính xác cao như TC-2002,TC-2003 và các máy có độ chính xác tương
đương. Những loại máy này cho phép đo góc thiên đỉnh (hoặc đo góc đứng) và
đo chiều dài cạnh với độ chính xác cao. Cũng có thể sử dụng một số loại máy
kinh vĩ chính xác như Theo010, Wild-T2.tuy nhiên trong trường hợp này phải
có biện pháp xác định chiều dài cạnh với độ chính xác cần thiết.
Trong đo cao lượng giác, chênh cao giữa trục quay của ống kính và điểm
ngắm trên mia được tính theo công thức:
h=lcotgZ (2.14)
Trong đó 1 - khoảng cách nằm ngang từ máy -tới mia, được đo trực tiếp hoặc
được tính ra theo công thức
L = b.(2.15)
Khi đó, phải ngắm hai điểm trên mia để có hai góc thiên đỉnh Z1 ,Z2.
Khoảng cách b là khoảng cách giữa hai điểm ngắm trên mia, phải được xác
định chính xác.


Các nguồn sai số trong đo cao lượng giác là sai số đo chiều dài m ]; sai số

ĐO

góc thiên đinh mz (hoặc sai số đo góc đứng mv), sai số đo chiều cao máy m

sai số đo chiều cao tiêu mt và sai số chiết quang mf.
Ưu điểm của phương pháp đo cao lượng giác là khả năng đo được chênh
cao lớn tại một trạm máy, tuy nhiên do còn hạn chế về độ chính xác nên đo cao lượng
giác chỉ áp dụng cho những trường hợp yêu cầu độ chính xác không cao
hoặc không thuận tiện cho đo cao hình học.
Để bảo đảm độ chính xác đo cao lượng giác quan trắc độ lún công trình
cần áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm ảnh hưởngxủa các nguồn sai số cơ
bản khi thực hiện đo đạc ngoài thực địa:
-Hạn chế chiều dài tia ngắm. Chiều dài tia ngắm không được vượt quá 100
m trong mọi trường hợp.
-

Chọn thời điểm quan trắc để giảm ảnh hưởng của chiết quang môi trường

-

Nâng cao độ chính xác đo chiều dài, góc thiên đỉnh , chiều cao máy và

chiều cao tiêu ngắm.

2.4.3Phương pháp đo cao hình học
Hiện nay, phương pháp đo cao hình học tia ngắm ngắn được sủ dụng-phổ
biến trong quan trắc độ lún công trình. Nguyên lý của phương pháp này dựa vào
tính chất tia ngắm nằm ngang, nghĩa là trong phạm vi hẹp coi tia ngắm song
song với mặt thuỷ chuẩn và vuông góc với phương dây dọi. Dụng co đo là máy
và mia thuỷ chuẩn.

Để xác định chênh cao giữa các điểm người ta đưa trục ngắm của ống kính
máy thuỷ chuẩn về vị trí nằm ngang và đọc SỐ trên các mía dựng tại các điểm đo
Trong kỹ thuật đo cao hình học quan trắc lún, người ta dùng phương pháp đo cao
từ giữa.
Tia ngắm truyền thẳng và song song với mặt thuỷ chuẩn, các trục đứng
của máy và mia theo phương dây dọi vuông góc với mặt thuỷ chuẩn, chênh cao
PVM

hai điểm, A, Bký hiệu là hAB:
hAb = HB-HA

(2.16)

Tại A và B đặt hai mia thẳng đứng, mia có khắc vạch theo đơn vị độ
dài(cm, ran). Tại điểm giữa đoạn AB đặt máy thuỷ chuẩn, máy này có bộ phận
đưa trục ngắm về vị trí nằm ngang (ống thuỷ dài gắn trong ống kính), ống kính
của nó có cấu tạo là hệ thống thấu kính ghép với nhau.


×