Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BỘ đề NGỮ văn số 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 7 trang )

B ĐỀ THI THỬ SÓ 15
--------------------------------

Đ THI TH THPT QU C GIA
CHU N C U TRÚC C A BGD 2016
MÔN THI: NG VĂN
Th i gian làm bài: 180 phút

PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4)
Nhìn chung trong thơ cổ điển của nước ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh
trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương
“Thì treo giải nhất chi nhường cho ai!”. Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả,
vì đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là
một “nhà nho” chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối
“mặc áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận
liễu nét ngang” và dùng tên thuốc bắc một cách tài tình. Nhưng Xuân Hương
không chịu khoe chữ. Xuân Hương đối lập hẳn với thái cực Ôn Như Hầu, bài
Cung oán ngâm khúc của ông: “Áng đào kiểm đâm bông não chúng- Khóe thu
ba dợn sóng khuynh thành” lổn nhổn những chữ Hán nặng trình trịch.
Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và
trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta,
vứt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội
của Xuân Hương rõ là đèo Ba Dội, ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt
lẻo, sương đầm đìa, phong cảnh sống cứ cựa quậy lên chứ chẳng phải chiếu lệ
như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, xinh đẹp
nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ.
Dễ ít có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ
Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích… Dễ ít có thi sĩ nào là
người Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo
cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà


Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian.
Xuân Hương vĩnh viễn hóa cái chùa Quán Sứ của thời nàng.
----- Xuân Diệu ----Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên (0,25
điểm)
Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25
điểm)


Câu 3: Câu “ Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao
độ hai tính dân tộc và đại chúng.” là câu có hình thức: (0,5 điểm)
a. Câu đơn.
b. Câu đơn đặc biệt.
c. Câu ghép chính phụ.
d. Câu ghép đẳng lập.
Câu 4: “ Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương:
chợ Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích…Dễ ít thi sĩ nào là người
Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ
Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới
đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian.” Đoạn
văn trên khẳng định điều gì ở Hồ Xuân Hương và thơ của bà? Để làm nổi bật
nội dung này, tác giả bài viết đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào? (0,5 điểm)
Đọc hai văn bản sau và trả lời và trả lời câu hỏi từ câu 5câu 8.
“Tre là loại cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu ở mấu, mọc thành bụi,
thường dùng để làm nhà và đan lát”.
(Từ điển Tiếng Việt)
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên
đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương Có
manh áo cộc, tre nhường cho con.”
(Trích: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của hai văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của hai văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của văn bản b. (0,5
điểm)
Câu 8: Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một
đoạn văn (khoảng từ 57 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh con người Việt
Nam (0,5 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Tràn ngập Facebook giả mạo của người Việt: “Việc lập tài khoản Facebook ăn
theo các sự kiện, nhân vật thu hút sư chú ý của dư luận khá phổ biến trong thời
gian gần đây. Chủ nhân của các tài khoản này có thể thu hút được lượng lớn


“thích” hoặc “theo dõi”… Tuy nhiên, sự việc lần này được đánh là rất phản
cảm bởi liên quan đến vụ khủng bố ở Pari (Pháp) nhiều đau thương”…
(Theo tin tức pháp luật báo Vnexpress.net)
Từ sự kiện một số người giả mạo tài khoản của nhóm khủng bố IS, anh (chị) hãy
viết bài văn (khoảng 600 từ) nêu lên suy nghĩ của bản thân về hiện tượng trên.
Câu 2: (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi , mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu….”
(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi
nhớ thầm…”
( Trích: Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)
……………….. HẾT ………………


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
I

II
1

Ý

Nội dung

Đọc hiểu:
Câu văn nêu ý khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên là: “Nhìn
1
chung trong thơ cổ điển nước ta…. chi nhường cho ai”.
Trong đoạn (1), tác giả sử dụng chủ yếu thao tác lập luận : so sánh.
2
Chọn đáp án a. Câu đơn
3
Đoạn văn trên khẳng định Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có tính
4
tình phóng khoáng, thích đi du lãm nhiều nơi. Những địa danh
Xuân Hương đi qua đều để lại dấu ấn trong thơ của bà. Thơ Hồ
Xuân Hương tả rất chân thực, sinh động những danh thắng mà nữ sĩ

từng đặt chân đến.
Nghệ thuật: Điệp ngữ: “Dễ ít thi sĩ nào”; Liệt kê: chợ Trời, Kẽm
Trống,…
Phương thức biểu đạt của hai văn bản: Thuyết minh; Biểu cảm
5
Phong cách ngôn ngữ của hai văn bản: Khoa học, nghệ thuật.
6
Biện pháp tu từ chính: nhân hóa.
7
“Lưng trần, phơi nắng, phơi sương.
Có manh áo cộc, tre nhường cho con”.
Tác dụng: Khiến hình ảnh cây tre trở nên gợi hình, gợi cảm.
Tre cũng có cuộc sống như con người biết yêu thương, chở che,
giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chịu thương chịu khó
Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng phải nêu
8
được một trong những vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam:
kiên cường bất khuất, chịu thương chịu khó, yêu thương nhau.
Làm văn:
Từ sự kiện một số người giả mạo tài khoản của nhóm khủng bố
IS, anh (chị) hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) nêu lên suy nghĩ
của bản thân về hiện tượng trên.
1.1 Giải thích:
- Facebook là gì? Facebook là là một website mạng xã hội truy cập
miễn phí, là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang
đến cho con người những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao
lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin.
- Ý kiến đã nêu ra một vấn đề nóng hổi khiến nhiều người quan tâm



2

và lo lắng.
1.2 Phân tích, chứng minh:
- Facebook là trang mạng xã hội có nhiều tiện ích, như: tìm kiếm
thông tin, kết nối mọi người lại với nhau. Bên cạnh đó, nó cũng
mang lại những tiêu cực.
- Biểu hiện : Sự kiện 1 số bạn trẻ Việt Nam giả tài khoản của nhóm
khủng bố IS đang bị cả thế giới căm phẫn vì hành động thô bạo và
tàn ác gây nên làn sóng tranh luận lớn. Đó là hành động bị mọi
người đánh giá là phản cảm vì liên quan đến vụ khủng bố tại Pari
(Pháp), nơi vừa xảy ra trận khủng bố lớn làm nhiều người thiệt
maạng. Cụ thể ở Việt Nam có 3 học sinh trường THCS Võ Xán tỉnh
Bình Định, THCS Phú Lộc tỉnh ĐắcLăk, THCS Phan Chu Trinh
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành chiếm dụng trái phép tài khoản
Facebook, thay đổi ảnh đại diện bằng hình ảnh của một thành viên
IS và đăng nội dung kích động đe dọa tấn công khủng bố bằng tiếng
Ả Rập. …
- Nguyên nhân:
+ Do bản thân muốn làm gì đó nổi bật được mọi người chú ý mà
thiếu suy nghĩ.
+ Lợi dung danh tiếng người bị giả mạo để quảng cáo bán hàng; lừa
đảo; chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự người khác….
+ Khiêu khích, thách thức đối tượng khủng bố
+ Do gia đình không giải thích rõ cho con cái hiểu, xã hội quá lỏng
lẻo về thông tin người tạo tài khoản…
+ Nhận thức hạn chế, thiếu hiểu biết.
+ Lợi dụng tính hiếu kì của 1 bộ phận người trong xã hội.
-> Đó là hiện tượng sai trái, cần phê phán, lên án
- Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến 1 bộ phận người dùng mạng
+ Ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam…
- Biện pháp khắc phục:
+ Giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức cho giới trẻ.
+ Có hình thức xử lí nghiêm khắc các trường hợp như trên.
1.3 Bài học nhận thức và hành động:
- Trước khi làm việc gì cũng cần nghĩ đến hậu quả của nó với cộng
đồng.
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ:


2.1 Giới thiệu chung:
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông luôn theo sát những
chặng đường lịch sử cách mạng dân tộc. Dù viết về đề tài gì thì đều
mang đậm tính dân tộc cả trong nội dung lẫn hình thức. Bài
thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu.
Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người
về xuôi với Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954.
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong
nền thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ. Đất Nước là chương V của
trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối năm 1971
(đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này). Có thể nói
đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng
cơ bản nhất của bản trường ca – tư tưởng “Đất Nước của Nhân
Dân”.
- Trích dẫn 2 đoạn thơ.
2.2 Cảm nhận về hai đoạn thơ:
a
Đoạn 1
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần

làm nổi bật được tình cảm sâu nặng của Cán bộ cách mạng với
người dân Việt Bắc biểu hiện qua:
+ Cách ngắt nhịp 3/3 “ta với mình, mình với ta” làm cho người đọc
cảm nhận được nghĩa tình cách mạng: ta với mình tuy hai mà một
gắn bó không thể tách rời. Cấu trúc so sánh và tăng tiến “lòng
ta….đinh ninh” nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của người cán bộ.
+ Câu “Mình đi mình lại nhớ mình” không chỉ là câu hỏi mà còn là
lời tâm tình tự nhủ, nhớ Việt Bắc cũng là nhớ về cuộc sống của bản
thân mình.
+ Cách so sánh đặc biệt “bao nhiêu… bấy nhiêu” vừa cụ thể hóa
tình cảm của người cán bộ, vừa làm câu thơ mang đậm phong vị ca
dao.
b Đoạn 2
- Cần làm nổi bật được Đất Nước là những không gian thân quen,
gần gũi gắn bó với cuộc sống của mỗi người: là nơi anh đến trường,
là nơi em tắm, là nơi gieo mầm cho hạt giống tình yêu, là nơi mang
nỗi tâm tư của người con gái.
- Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật chiết tự, điệp cấu trúc, chất liệu
văn học dân gian…


2.3 So sánh hai đoạn thơ:
a
Giống nhau:
- Thể hiện tình cảm gắn bó quê hương đất nước.
- Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian (ca dao) để thể hiện ý nghĩa
sâu sắc.
- Hình thức thể hiện mang tính chất tình cảm lứa đôi nhưng mục
đích hướng đến lại là tình cảm chung - tình cảm đối với quê hương,
cách mạng.

- Hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc, vừa có ý nghĩa biểu tượng,
giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.
b Khác nhau:
- "Việt Bắc" ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoàn
thành, khung cảnh được tái hiện phù hợp với không khí chia tay
lịch sử ngay sau khi chiến thắng, khi Trung ương chính phủ rời Việt
Bắc về Hà Nội. Chủ yếu thể hiện tình cảm gắn bó của người Cán bộ
với Việt Bắc, đề cao ân tình cách mạng. Hình thức đối thoại đồng
thời là lời tự hứa, khẳng định tấm lòng thủy chung của người ra đi.
Thơ lục bát, kết cấu đối đáp “mình-ta” khiến đoạn thơ mang đậm
tính dân tộc.
- "Đất Nước" ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai
đoạn khốc liệt. Chủ yếu thể hiện Đất nước là tất cả những gì gần
gũi, thân thiết nhất của mỗi con ngườièkhơi gợi lòng yêu nước, góp
phần thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị tạm chiến miền Nam. Hình thức là
lời trò chuyện tâm tình đã thuyết phục người nghe. Thể thơ tự do
với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×