Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Báo chí báo phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.77 KB, 9 trang )

Phần 1
Nguồn gốc
Câu 1:
Bật đoạn phát thanh “Đây là đài TIẾNG NÓI VN…”
Câu hỏi: Đây là chương trình gì? Trả lời: Đài phát thanh tiếng nói VN
Giải thích:
Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, câu nói ấy đã làm nức lòng người dân Việt suốt bao thế hệ, nhưng bạn có biết...
.
.
---- 11h30 phút ngày 7-9-1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức cất tiếng chào đời. Nội dung
buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói của Việt Nam, phát
thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà"...
---- Ngày 10/10/54: Khi bộ đội vào giải phóng Thủ đô, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng với
xưng danh: "Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân
chủ Công hoà".
---- 11h30 ngày 02/7/1976: Đài Tiếng nói Việt Nam đổi xưng danh thành: "Đây là Tiếng nói Việt
Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
“Đây là Tiếng nói Việt Nam...”, để có được những lời khẳng định chủ quyền ấy chúng ta đã phải
đổi bằng biết bao xương máu của người dân Việt Nam, để có được ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với thế giới về một nước Việt Nam độc
lập, có tiếng nói chủ quyền riêng.
“Đây là Tiếng nói Việt Nam...”. Vâng. Chỉ bấy nhiêu thôi mà cánh sóng đã mang đến những lời
tâm tình thủ thỉ, gói trọn vào đó biết bao tình cảm, niềm tin qua những tin tức, mang bao ấm áp
như muà đông gặp nắng ấm, như bóng tối có ánh dương soi đường chiếu rọi.

Câu 2
Cái nào dưới đây khơi nguồn cảm hứng đầu tiên cho sự ra đời của radio?
1. Mẹ Đốp của VN
2. Ý tưởng truyền tin
3. Từ khi con người biết giao tiếp với nhau




Khởi nguồn ban đầu về radio là ý tưởng truyền tin của không cần dây của Ambrose Fleming.
Tuy nhiên, để dẫn tới sự ra đời của báo phát thanh, phải kể đến phát minh ra sóng điện tử với sự
đóng góp của các nhà bác học như Maxwell, Faraday, Hertz,… và cuối thế kỷ 19.

Phần 2: Đặc điểm
Câu 3
Ưu điểm của phát thanh là gi?
1.
2.
3.
4.

Dễ ru ngủ
Có thể dùng để tỏ tình với thấy Kiền
Tiện dụng, có thể tiếp cận dễ dàng và phù hợp cho mọi lứa tuổi
Dành cho người lười (nhìn)
Mang tính tỏa khắp:
Đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ của
ánh sáng- xấp xỉ 300.000 km/giây. Nhờ đặc tính này, cùng một lúc, phát thanh tác động
đến hàng triệu người, không phân biệt biên giới quốc gia, lãnh thổ.
-Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời, nguồn thông tin đảm bảo.
Thế mạnh của phát thanh là sử dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm
nhạc trong việc phản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người
nghe.
-Là một kênh truyền thông với chi phí rẻ .
Với công nghệ hiện nay, một chiếc radio chỉ bán với giá vài chục ngàn đồng, hợp với túi
tiền đại đa số người dân, lại được nghe đủ loại chương trình.
- Có thể vừa nghe vừa làm việc khác: không phải tập trung mọi giác quan vào việc tiếp

nhận thông tin.
- Đến với mọi đối tượng: không phân biệt trình độ văn hóa cao hay thấp, biết chữ hay
không, chỉ cần có khả năng nghe
- Có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân tộc.
Có thể phát được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trên sóng phát thanh cùng lúc.
-Có thể mang theo:
Hệ thống phát thanh, truyền thanh lan tỏa đến tận phường, xã, ấp; radio theo bà con lên
rẫy vào nương. Đó là điều mà truyền hình, báo in, báo mạng không thể sánh kịp.

Câu 4
Cái nào sau đây không phải là hạn chế của phát thanh?
1. Tiếp nhận thông tin không toàn diện


2. Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên
3. Khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp
4. Chả đáp án nào đúng cả =))
NHƯỢC ĐIỂM
 Tiếp nhận không toàn diện ~> chỉ tiếng không hình
 Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông tin qua radio

khó khăn và hạn chế, mặc dù hiện nay điều kiện ghi âm, băng từ khá hiện đại.
 Trên sóng phát thanh khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp , nhất là
việc phân tích các số liệu, bởi thế mạnh của phát thanh là thông tin và cổ động.
Câu 5
Đoán tên Kênh phát thanh (có thể hỏi khan giả - 3 cặp)





aaaa


Đáp án.
Câu 7: (câu hỏi gọi khán giả lên chơi) Bất kì ai có đáp án đều có thể tham gia, chọn 3
người nhanh nhất và để họ gọi thêm bạn cùng chơi =))
Hãy sắp xếp theo thứ tự sự ra đời của các loại hình báo chí sau?
1. Báo in
2. Báo phát thanh
3. Báo mạng điện tử
4. Báo truyền hình
Đáp án: 1-2-4-3
Phần 3: Xu hướng
Theo bạn, phát thanh trong tương lai sẽ như thế nào?
1. Bị thay thế bởi các loại hình báo khác nhanh và tiện hơn như báo mạng?
2. Chuyển đổi sang phát thanh kỹ thuật số và xây dựng các chương trình phát thanh mở


3. Who cares?

Giải thích
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
Chuyển đổi sang phát thanh kĩ thuật số
Phát thanh kĩ thuật số ra đời đang mở ra cho phát thanh một tương lai mới: đó là
chất lượng âm thanh tốt như CD, không có nhiễu, giao thoa hay sự cản trở của các
yếu tố tự nhiên.
Xây dựng các chương trình phát thanh mở
Thông tin không chỉ được cung cấp từ phóng viên mà còn được cung cấp từ công
chúng , những người tham gia vào chương trình => thông tin đa dạng, chân thực,
thu hút người theo dõi nhiều hơn.


Kết luận




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×