Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.73 KB, 37 trang )

Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP MỘT

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây đạo đức học sinh đang là một vấn đề được dư
luận xã hội quan tâm và đánh giá khác nhau: khen ngợi, đồng tình ủng hộ và phê
phán gay gắt,… Tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, học sinh bỏ học đã
và đang xảy ra ở từng bậc học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Phổ thông trung
học đang là nỗi đau cho toàn xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng nhau
“Chung tay góp sức” để loại bỏ những điều không hay không tốt xa rời các em.
Là người làm công tác giáo dục, tôi nhận thấy rằng: Bồi dưỡng đạo đức
cho học sinh là rất quan trọng. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh được nhà
trường, gia đình và xã hội quan tâm. Trong cuộc sống hiện nay, tình hình học
sinh suy thoái về đạo đức quá nhiều. Chính vì thế, qua những năm giảng dạy tôi
luôn mong muốn học sinh mình lớn lên sẽ thành đạt về tri thức, nhưng đặc biệt
phải là những con người có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng cho các em thành
những con người mới, con người xã hội chủ nghĩa mới nhưng dạy không ngoài
đạo lí mà nền giáo dục nước nhà đã nung đúc “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, các em bắt đầu
có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách
cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách
rõ rệt “Cái tôi” của mình. Ngoài ra các em còn phải chịu nhiều tác động từ phía
gia đình và xã hội.
Như chúng ta đã biết trẻ em sinh ra không phải là có ngay hành vi đạo
đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em mà do nhiều yếu tố chi

- 1 -




Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
phối. Đặc biệt gia đình là “cái nôi văn hoá” góp phần lớn vào việc hoàn thiện
hành vi đạo đức của các em. Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều gia đình hiện nay
chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo
đức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mặt các em. Mà ở lứa tuổi
các em lại nhảy cảm những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng
học theo, các em không biết những điều các em bắt chước là không hay.
Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp Một, các em chưa phân biệt được những
việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu
mà chưa có sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình.
Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành vi
đúng, sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trong
việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức. Ngoài ra, mỗi khi các em mắc phải các
hành vi đạo đức sai, giáo viên thường không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà
cứ cho rằng em đó làm như vậy là sai mà không có biện pháp giáo dục nhẹ
nhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáo viên chỉ áp đặt các sai phạm mà học
sinh đã gây ra.
Với những quan điểm nêu trên, là người trực triếp giảng dạy ở lớp Một
nhiều năm liền, tôi nhận thấy mình cần phải làm gì để những điều đó ăn sâu vào
tiềm thức các em sẽ không xóa bỏ được.
Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp Một của trường, tôi nhận thấy
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên như sau:
1.1. Về Giáo viên
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng
to lớn của việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh
lớp Một.
1.2. Về học sinh
- Chưa xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập.

- 2 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
- Chưa có được lòng nhân ái và ý thức trong công việc; xây dựng, bảo vệ
trường học, lớp học.
- Chưa có ý thức biết và tôn trọng lao động.
- Chưa thực sự biết đoàn kết với bạn bè, còn gây gỗ, đánh lộn, nói lời
không hay, ngay trong cả cách xưng hô cũng chưa đúng.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vệ sinh công cộng chưa tự giác thực
hiện.
1.3. Về phụ huynh học sinh
- Phần đông các em thuộc gia đình vùng biển nên các em đều được ông
bà, bố mẹ cưng chìu.
- Một số em ít được bố mẹ quan tâm đến việc học tập.
Với tư cách là một giáo viên dạy học sinh lớp Một nhiều năm của trường,
tôi luôn trăn trở làm thế nào để bồi dưỡng những hành vi đạo đức chuẩn mực.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp
Một” để nghiên cứu.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp
2.1. Ý nghĩa
Trẻ đến trường là một bước ngoặc trong cuộc sống và trong sự phát triển
tâm lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa dám tự
mình quyết định cách ứng xử .Chỉ sợ những việc mình làm sẽ là sai, sẽ không
được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách
làm thì việc bồi dưỡng đạo đức cho các em sẽ đáp ứng các yêu cầu đó.
Chính vì thế, bồi dưỡng đạo đức cho học sinh là một việc làm cần thiết
đối với bất kì một cấp học nào hay một loại hình trường học nào. Ở mỗi lứa tuổi,
mỗi cá nhân thì các em có sự khác nhau về yếu tố tâm lý, sinh lý và khác nhau
về yếu tố môi trường giáo dục. Càng có sự thay đổi về tính cách, tình cảm...


- 3 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm bổ ích trong công tác rèn
luyện, bồi dưỡng đạo đức, giúp cho các trường Tiểu học có thêm nguồn tư liệu
trong công tác chủ nhiệm “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa hồng vừa
chuyên” theo mục tiêu GD-ĐT đã đề ra.
2.2. Tác dụng
Các giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức, nhân
cách của mỗi học sinh. Chính qua việc rèn luyện bồi dưỡng đạo đức cho học
sinh thì chất lượng học tập của các em sẽ được nâng cao toàn diện. Chính những
mầm non “hồng” này là những nhân tài trong tương lai của đất nước.
Mặt khác với đề tài “Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một” làm tiền
đề cho những năm còn lại ở cấp Tiểu học và sau này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Phạm vi về quy mô
Về vấn đề bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một, một số hành vi đạo
đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản
thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn
mực như:
- Biết xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập.
- Có được lòng nhân ái và ý thức trong công việc, xây dựng , bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
- Có ý thức tôn trọng lao động và yêu lao động.
- Thực sự biết đoàn kết với bạn bè, không gây gỗ, đánh lộn, chửi thề, biết
cách xưng hô với bạn bè, thầy cô giáo và người lớn.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng .
3.2 Phạm vi về không gian

Tại Trường Tiểu học Mỹ An.
- 4 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
3.3 Phạm vi về thời gian
Từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2014 – 2015.
II . PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người
hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.
Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ
khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể
nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những
nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực
hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một là một mặt của hoạt động giáo dục
nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em
những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác…
là nền móng giúp các em đứng vững trong cuộc sống.
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói
chung và của học sinh Tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của
nhiều nguyên nhân: Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng cũng dễ phát triển những thói hư, tật
xấu ảnh hưởng đến các em.
Ta đã biết rằng trẻ em lớn lên, hình thành và phát triển tâm lí chính bằng
các hoạt động phong phú đa dạng của các em. Ngoài học tập ở Nhà trường, học
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng còn được sống và vui
chơi với nhiều mối quan hệ trong làng xóm, tiếp xúc nhiều phương tiện thông

tin đại chúng tạo nên nhiều yếu tố chi phối và phát triển hành vi đạo đức của các
em chưa thực sự đúng. Trong đó, các bậc phụ huynh, những người xung quanh,

- 5 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
các đoàn thể chưa nhắc nhở chỉnh đốn các em kịp thời về những hành vi đạo đức
mà các em mắc phải.
Ví dụ như: Tin học phát triển các em được học nâng cao hơn qua các
phương tiện thông tin đại chúng rất vui và thỏa mái để lĩnh hội kiến thức. Nhưng
cũng là nơi mà các em dễ tiếp xúc với các trò chơi không lành mạnh dẫn đến các
em không còn thích học nữa.
Trong công tác giáo dục trước tiên phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho
học sinh và nhất là học sinh lớp Một, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát
triển nhân cách và là nền tảng trong việc tiếp thu tri thức của các em trong hiện
tại và trong tương lai.
Chính vì thế, tôi cho rằng người giáo viên dạy lớp Một phải là người thật
sự nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em, ta phải dạy cho các em lễ nghĩa
trước, sau đó mới dạy chữ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Được phân công giảng dạy ở lớp Một nhiều năm liền là điều kiện để cho
tôi tìm tòi và nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho
học sinh lớp Một. Tôi tự tìm ra những mặt còn hạn chế về đạo đức của học sinh
lớp mình đồng thời đưa ra những hướng giải quyết khác nhau để khắc phục hạn
chế trên dần dần. Hướng các em tiến dần đến chuẩn mực đạo đức cần thiết của
người học sinh. Đồng thời giúp các em có được những chuẩn mực đạo đức ban
đầu làm hành trang để các em bước vào đời.
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp
2.1. Các biện pháp tiến hành

Để nghiên cứu tìm giải pháp cho đề tài này, tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Đối với học sinh lớp Một, thật ra các em đã tiếp xúc với cô giáo ngay từ
Nhà trẻ, Mẫu giáo vì hầu hết học sinh vào lớp Một các em đã thông qua Mẫu
- 6 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
giáo. Nhưng ở giai đoạn đó các em chỉ tiếp xúc với môi trường giáo dục để các
em chơi. Nên khi bước vào lớp Một các em mới có cảm giác thật sự là đến
trường. Khi được tiếp xúc với môi trường học tập thì các em như một tờ giấy
trắng chưa hình thành những chuẩn mực đạo đức của người học sinh. Các em
còn rất bỡ ngỡ cả nói chưa thành câu, câu trả lời còn sơ sài bằng tiếng một “ có ”
hay “ không ”. Ngay cả chỗ ngồi hôm trước hôm sau cũng quên. Chưa xác định
được việc học, có những em được gia đình đưa đến thì bỏ về không chịu học
hoặc những em chịu đến lớp nhưng không chịu học. Thậm chí có những em
không cần biết đến cô giáo ở bên cạnh, các em chưa biết cách ứng xử trong cuộc
sống hằng ngày, thích gì làm nấy. Điều đó đã làm cho các bậc phụ huynh hoang
mang trước khi đưa con đến trường. Họ luôn suy nghĩ con mình sẽ như thế nào
về chuẩn mực, hành vi đạo đức trong học tập và trong cuộc sống.
Hiểu được những mong muốn đó trong giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm ra
những nguyên nhân để điều chỉnh đạo đức của học sinh lớp mình. Bởi vì các em
còn nhỏ chưa tiếp xúc nhiều trong cuộc sống. Được gia đình cưng chìu, lứa tuổi
của các em chỉ chịu gò bó trong cái nôi ăn, ngủ, vui chơi. Khi được Nhà trường
phân công giảng dạy lớp Một, tôi thực hiện các biện pháp tiến hành bồi dưỡng
đạo đức cho học sinh như sau:
- Xây dựng niềm tin cho học sinh khi mới bước vào lớp Một.
- Những bài học đạo đức được đúc kết trên lớp qua giờ dạy trên lớp.
- Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua các buổi lao động.
- Thông qua hoạt động xã hội, Sao nhi đồng, sinh hoạt tập thể để bồi

dưỡng đạo đức cho học sinh
- Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh; giữa nhà trường và xã hội
hóa trong việc bồi dưỡng đạo đức cho học sinh.
- Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua buổi họp lớp cuối cùng.
2.2 Thời gian tạo ra giải pháp
- 7 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
Từ năm 2010 tôi được phân công giảng dạy lớp Một tại trường Tiểu học
Mỹ An.Tôi đã có suy nghĩ và trăn trở về vấn đề đạo đức cho học sinh lớp Một.
Đến năm học 2013 – 2014 tôi vẫn được nhà trường phân dạy lớp Một, tôi nhận
thấy học sinh ở đây khả năng tiếp thu rất tốt nhưng cũng rất nghịch. Điều đó
cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục trong Nhà trường. Tôi tự
thấy mình phải làm một việc gì đó góp phần vào công tác giáo dục của Nhà
trường, cộng với tinh thần nhiệt huyết với nghề tôi bắt tay vào việc bồi dưỡng
đạo đức học sinh lớp Một.
- Viết nháp đề tài từ tháng 8 năm 2013.
- Hoàn thành đề tài cuối tháng 01 năm 2015.

B. NỘI DUNG

- 8 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
I. MỤC TIÊU
- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp
với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà
trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.

- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân
và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình
huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con
người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái
xấu.
- Học sinh có kĩ năng nhận nhận xét, đánh giá các hành vi đạo đức, giải
quyết các tình huống, lựa chọn và thực hiện các hành động phù hợp với các
chuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện thói quen đạo
đức tích cực.
- Kĩ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc bồi dưỡng
đạo đức cho học sinh. Có thể nói, để đạt được đến kết quả này cả giáo viên và
học sinh phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua quá trình rèn luyện thường
xuyên, liên tục vì đạo đức con người nói chung và của học sinh Tiểu học nói
riêng được đánh giá qua hành động, việc làm mà không phải là lời nói.
II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuyết minh tính mới
Để học sinh có kĩ năng hành vi đạo đức, có thái độ nhận biết cái đúng cái
sai thì người giáo viên cần phải tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học
tập, không có dấu hiệu vô cảm trước một việc làm, hành vi,. … Muốn đạt được
những yêu cầu trên thì người giáo viên cần phải khắc phục được những thực
trạng mà đề tài đã nêu ra ở trên:
1. 1 Xây dựng niềm tin cho học sinh khi mới bước vào lớp Một
- 9 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một

Đón học sinh lớp Một trong buổi Lễ Khai giảng

Năm học 2013 – 2014
- Ngày đầu tiên các em bước vào lớp Một. Điều mà các em quan tâm nhất
là cô giáo để các em tìm điểm tựa cho mình. Chính vì thế, cô giáo khi đến
trường nhận lớp phải chuẩn bị cho mình một hành trang ( trang phục, đầu tóc,
nét mặt, cử chỉ….) như là ngày đầu tiên đến nhận nhiệm sở. Tâm hồn của các em
lớp Một là một tờ giấy trắng các em đều thích đẹp. Ở các em thì cái gì của mình
vẫn hơn của bạn.
Cụ thể: Có một số học sinh khi vào lớp Một các em nhìn thấy cô giáo khó
chịu, cáu gắt các em sẽ không muốn học đòi về. Trong những lúc như vậy giáo
viên phải chuẩn bị nhiều tình huống ứng xử để khỏi bị bối rối. Luôn trong tư thế
mềm mỏng, tạo cặp mắt quan sát từng em để nắm bắt những yêu cầu, mong
muốn của các em. Làm cho học sinh cảm thấy tin tưởng và hứng thú khi vào lớp
Một. Để các em cảm thấy yêu thích trường, lớp, cô giáo và các em sẽ nghĩ rằng
trường học như là ngôi nhà thứ hai của mình. Với những tình cảm như thế làm
cho các em về nhà lại nhớ đến trường, lớp, cô giáo. Giáo viên đã xây cho các em
có được niềm tin đó thì bắt đầu hướng các em theo mình về chuẩn mực đạo
- 10 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
đức.

Tiết mục văn nghệ trong buổi lễ Khai giảng Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014
- Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động
của các em, nhất là học sinh lớp Một. Sau khi đến trường, vào lớp học các em
rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè và các thầy cô giáo
khác. Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hòa đồng vào mối quan hệ
đó. Nhưng trong thực tế, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức sai , giáo
viên không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà cứ cho rằng làm như vậy là sai

mà không có biện pháp giáo dục nhẹ nhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáo
viên chỉ áp đặt các sai phạm mà học sinh đã gây ra.
- Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức đúng chuẩn
mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các
chuẩn mực đạo đức ở lớp Một và ở Trường Tiểu học nói chung. Thể hiện rằng: “
Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo ”, từ hành vi
đến cử chỉ và lời nói.

- 11 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một

Học sinh đang dự Lễ Khai giảng
Năm học 2014 – 2015
1.2. Bài học đạo đức được đúc kết trên lớp qua giờ dạy học
- Trẻ được đến trường là một niềm vui, cũng là bước ngoặc trong cuộc
sống và là sự phát triển tâm lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ
ngỡ rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử. Chỉ sợ những việc mình
làm là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn
trong cách nghĩ, cách làm thì môn Đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh trước buổi học là một việc làm cần thiết.
Chính vì thế, trước khi bắt đầu một buổi học chúng ta nên cho học sinh đọc “5
Điều Bác Hồ dạy” để giáo dục các em có sự yêu mến những điều mà ta sẽ được
học. Các em sẽ thấy được những việc các em cần yêu thích và học tập tốt mà
Bác đã dặn dò. Muốn những Điều Bác Hồ dạy được học sinh khắc sâu và thực
hiện được trước tiên giáo viên phải cần giải thích từng Điều một cách cụ thể.
Ví dụ: giải thích “ Học tập tốt ” nghĩa là chăm chỉ, cần cù ham học hỏi để

- 12 -



Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
tiếp thu kiến thức. “ Lao động tốt ” nghĩa là chúng ta phải tự giác tự nguyện, tự
nguyện lao động vì yêu lao động sẽ đem lại cho các em sức khỏe...
Người giáo viên phải giáo dục học sinh trong tất cả các môn học mà các
em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khóa.
Sau đó, thông qua các giờ học học sinh sẽ được rèn luyện các hành vi đạo
đức từ những việc nhỏ của từng môn học.
Giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theo
chuẩn để hình thành thói quen cho các em.
Giáo viên thường xuyên tạo ra các tình huống để các em có thể sử dụng
những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được để ứng xử nhằm cũng
những kiến thức về chuẩn hành vi đạo đúc mà các em đã lĩnh hội được thông
qua các bài học và các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Giáo dục học sinh về hành vi đạo đức thông qua môn đạo đức có
trong bài như: “Gia đình em” . Rèn luyện các hành vi đạo đúc cho các em là khi
nhận quà phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn; xin phép ông đi chơi; chào
bố, chào mẹ con đi học về, ...
Ví dụ : Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”- giáo
dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, …
Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Nghệ thuật,… thì giáo viên cần
giáo dục các em phải có tính cẩn thận, kiên trì,…
Giáo dục hành vi đạo đức hằng ngày cho học sinh, giáo viên đưa ra câu
hỏi, tình huống để giáo dục các em.
Ví dụ : Tập vở, đồ dùng học tập của bạn, em lấy chơi bỏ chỗ khác điều đó
là đúng hay sai ?
+ Trong khi giảng dạy từng môn học giáo viên cần nhắc nhở học sinh trả
lời đầy đủ câu hỏi một cách có nội dung.


- 13 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
Ví dụ: Trong giờ Tập đọc ( Bài: Tặng cháu ), cô đưa ra câu hỏi:
T - Con hãy cho cô biết Bác Hồ tặng vở cho ai?
HS1: Nhi đồng.
HS2: Bác Hồ tặng vở cho các bạn nhi đồng.
Đối với những trường hợp như vậy giáo viên cần đánh giá từng câu trả lời
để học sinh biết được trả lời như thế nào là chính xác và đầy đủ. Điều đó sẽ giúp
cho các em có được thói quen khi nói hoặc khi giao tiếp,….
Cũng như nói, viết cũng vậy giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh viết
cẩn thận được thể hiện qua tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở… Ngoài ra học
sinh hiểu được viết chữ rõ ràng là một cử chỉ tôn trọng người khác ( chữ viết rõ
ràng để người khác dễ đọc ). Tuy nhiên quan trọng hơn cả là giáo viên cần chú ý
đến các tiết học Đạo đức. Theo cấu tạo chương trình mỗi bài Đạo đức là những
chuẩn mực và hành vi. Học sinh sẽ tự mình đánh giá hành vi nào đúng, hành vi
nào sai qua các tình huống cụ thể. Để các em ý thức được và thực hiện tốt cần
phải cho các em tiếp xúc với các qui định gần như bắt buộc.
Cụ thể: Muốn các em biết ở lứa tuổi các em là phải đến trường học qua
bài Đạo đức đầu tiên (Em là học sinh lớp Một) sẽ giúp các em biết được đều đó.
Khi học sinh nắm được các qui định đó ta cho các em biết được các đức tính mà
người học sinh cần có như: gọn gàng, sạch sẽ, cẩn thận (Bài 2,3 SGK Đạo đức
1) Cần cho các em biết thế nào là đức tính tốt của người học sinh qua các bài
đạo đức.
Ví dụ: Qua bài Cảm ơn, xin lỗi thì học sinh biết khi nào cần nói lời cảm
ơn, khi nào sẽ nói lời xin lỗi…
- Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ dạy cho các em trong phạm vi ở
trường mà còn ở nhà hay ra ngoài xã hội. Các em phải biết đi thưa, về trình, lễ
phép và nhường nhịn. Chúng ta cần giúp học sinh có được những thói quen qua

các bài tập tình huống. Mỗi bài tập tình huống học sinh được thực hành nhiều
- 14 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
lần, biết nhận biết hành vi đúng sai. Từ những việc làm đó đã tích lũy cho học
sinh ít nhiều kinh nghiệm đạo đức, trở thành nhu cầu và thói quen. Các em sẽ
tiến bộ trong học tập. Do vậy giáo dục đạo đức là nhu cầu xuyên suốt đối với
các em. Đòi hỏi giáo viên đặc biệt coi trọng ngoài giờ Đạo đức trên lớp còn phải
chú ý nhiều nhiều trong các giờ học khác. Không phải dạy Đạo đức là giáo dục
đạo đức được hết mà phải lồng ghép các phân môn khác ( Tập đọc, Kể chuyện,
Tập viết, Thủ công …) để bồi dưỡng đạo đức cho học sinh.
- Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo
viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn nhận được
thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động
đến đạo đức của các em. Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua
các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục
đạo đức cho các em học sinh nhàm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các em
học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình
thành nhân cách học sinh Tiểu học.
1.3. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua lao động
- Giáo dục đạo đức cho học sinh không phải học tập tốt mà còn phải xây
dựng cho các em trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa “ Vừa hồng, vừa
chuyên ”. Qua các buổi lao động ta sẽ thấy được những mặt tích cực của các em
và những mặt còn hạn chế để khắc phục, giúp các em có sự đoàn kết trong lao
động. Các em còn nhỏ nên việc muốn thể hiện mình là rất lớn. Vậy chúng ta sẽ
là người hướng dẫn để các em làm.
Ví dụ: Tổ chức lao động dọn vệ sinh lớp học ( giáo viên nói lí do, làm
mẫu, theo dõi, nhắc nhở…)
- Các em rất thích được khen và được động viên. Cho nên trong khi các

em lao động giáo viên phải dùng lời khen hoặc động viên đế cho các em phấn
khởi. Vì vậy, trước khi tổ chức một buổi lao động dù lớn hay nhỏ giáo viên cần
phải giải thích lí do và cho các em thấy được ích lợi của việc làm đó. Các em sẽ
- 15 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
thấy rằng lao động là vinh quang. Từ đó chúng ta sẽ giáo dục cho các em yêu lao
động.
- Thông qua lao động chúng ta cần trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu
biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới
dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các
nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức,… để giúp cho học sinh ý thức được ý
nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để
ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.

Tiết mục văn nghệ học sinh lớp 1C Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014
1.4. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động xã hội, Sao
nhi đồng sinh hoạt tập thể
- Các hoạt động xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo
đức cho các em. Cũng như mọi hoạt động khác ta cũng nói cho học sinh hiểu ý
nghĩa mà việc mình sẽ làm.
Ví dụ: Gây quỹ “ Ủng hộ bạn nghèo” trước khi có sự nhiệt tình ủng hộ

- 16 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
của các em ta nên cho các em hiểu hoàn cảnh những bạn mà các em sẽ ủng hộ

và các em biết được việc của mình rất có ý nghĩa đồng thời giáo dục lòng
thương thể hiện theo câu châm ngôn “ Lá lành đùm lá rách ”
- Nếu như làm được đều đó là ta đã cho các em có được lòng vị tha, tâm
luôn hướng đến cái thiện. Chính những điều đó sẽ giúp cho các em sau này khi
lớn lên sẽ không trở thành những con người vô cảm.
- Đối với giáo viên ngoài coi trọng giờ dạy trên lớp thì hoạt động ngoài
trời không kém phần qua trọng. Giúp các em biết đúng và làm đúng thực tế. Để
học sinh có những chuẩn mực đúng qua các hoạt động ngoài trời. Mỗi giáo
chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Cụ thể: Tổ chức một giờ Sinh hoạt sao, giáo viên phải chuẩn bị nội dung (
Điểm số báo cáo, hát Nhi đồng ca, báo điểm, báo công…)

Bài viết bảng của cô giáo cho học sinh lớp 1C Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014 tập hát.
Bằng phương pháp nêu gương các em sẽ phát hiện ra những điểm tốt của
bạn mình mà mình chưa làm hay chưa có được. Các em sẽ dễ học hỏi bạn mình
vì chính những điều đó là những bài học gần gũi nhất của các em.
- Ngoài các hoạt động trên một việc ta cần chú ý nhiều trong công tác bồi
- 17 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
dưỡng đạo đức cho các em đó tiết Sinh hoạt lớp. Câu châm ngôn người ta
thường nói “ Học thầy không tày học bạn ”. Đúng các em là người dễ bắt chước
nhanh nhất những cái tốt hay cái xấu ở bạn mình là các em làm được ngay.
Chính vì thế, tổ chức một giờ Sinh hoạt lớp có nội dung và nghiêm túc sẽ đem
lại cho ta nhiều thắng lợi lớn trong việc giáo dục các em. Vì để các em nhận xét
bạn mình là việc làm thiết thực và hiệu quả. Các em dễ nhận thấy cái tốt, cái xấu
của bạn mình hơn là thầy, cô giáo nhận xét.
- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua

việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã
hội, sinh hoạt tập thể,…). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên
bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em
tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức.
- Giáo dục đạo đức đầy đủ, có đầu tư chuẩn bị chu đáo là một phương
tiện, biện pháp quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động trên lớp, ngoài trời, giờ chính khóa hay ngoại khóa…là
những quan điểm, tri thức đạo đức có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó khắn khít, hình
thành niềm tin đạo đức. Từ đó quyết định hành vi ứng xử của các em trong cuộc
sống.

Học sinh Trường TH Mỹ An hát bài “ Quốc ca ”
trong buổi chào cờ đầu tuần.

1.5. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh; giữa nhà trường và
xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
- Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp Một, các em chưa phân biệt được những
việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu
mà chưa có sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình.

- 18 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
- Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động
của các em, nhất là đối với các em học sinh lớp Một. Sau khi đến trường, vào
lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, bạn bè và các thầy cô
giáo khác. Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hoà đồng vào mối
quan hệ đó.
- Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành vi

đúng , sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trong
việc thục hiện các hành vi đạo đức.
- Chính vì thế, việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh là rất
quan trọng. Nhà trường có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với công việc
hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu rõ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục
hành vi đạo đức cho học sinh lớp Một nói riêng để các bậc phụ huynh thấy được
sự cần thiết phải giáo dục các hành vi đạo đức cho các em, từ đó có sự kết hợp
với nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm.
Ban giám hiệu nhà trường phải là người cố vấn tin cậy giúp các bậc phụ
huynh hiểu rõ hạnh phúc gia đình là mọi người trong gia đình phải biết cùng
nhau chăm lo đến việc học hành của con em.
Ví dụ : Cha mẹ theo dõi, quan tâm sát sao đến các nhu cầu vật chất và tinh
thần của con cái, không nên nuông chìu, đáp ứng những nhu cầu không chính
đáng của con em mình, cần giải thích cho con em mình hiểu những đòi hỏi đó là
không tốt.
Giúp đỡ, động viên con cái học tập, xây dựng nền nếp, thói quen tốt như :
giờ nào việc ấy, học hành, vui chơi, giải trí có điều độ, không a dua các tật xấu.
Giáo viên cần phối hợp với các đoàn thể xã hội để góp phần cho các hoạt
động ở nhà trường, ở lớp như giúp đỡ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cả
về vật chất và tinh thần, từ đó động viên khuyến khích các em cùng nhau tích
cực trong học tập và cả trong việc thực hiện các hành vi đạo đức tốt.

- 19 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một

1.6. Đạo đức học sinh được lưu giữ qua buổi họp lớp cuối cùng
- Đối với bản thân từ khi đứng trên bục giảng tôi luôn coi trọng buổi chia
tay của cô và trò. Vì tôi thiết nghĩ mình đã bồi dưỡng cho các em có một số đức

tính tốt mà mình không giúp cho các em lưu giữ thì nó sẽ mất đi (Tạo nên thì
khó chứ mất đi thì dễ ).
Cụ thể: Buổi họp lớp cuối cùng tôi thường cho học sinh đọc bài Tập đọc
“ GỬI LỜI CHÀO LỚP MỘT ” sau đó hỏi một vài câu hỏi để các em hiểu ý
nghĩa của bài Tập đọc.
H - Các em có muốn cô lúc nào cũng ở bên các em không?
H - Các em sẽ làm gì để được cô ở bên?
- Để cho buổi họp cuối cùng thành công, chúng ta cần phải chuẩn bị nội
dung cụ thể. Tất cả nội dung ta chuẩn bị không ngoài mục đích chỉ bảo, nhắc
nhở, động viên các em phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà các em đã
được học và học hỏi thêm những phẩm chất đạo đức mà mình chưa có. Qua buổi
họp mặt đó cô và trò có dịp tâm sự những gì trò muốn nói. Ta cần gợi ý để các
em cởi mở tâm hồn. Bằng những tình cảm đó giúp học sinh khắc sâu thêm thói
quen đạo đức mà các em đã có được. Hãy xây dựng cho các em niềm tin về đạo

- 20 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
đức để các em tự tin bước vào cuộc sống.

1.7. Phối hợp với phụ huynh giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một
Như chúng ta đã biết: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi
dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
Người viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu, từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta phải hết sức chú
ý đến việc giáo dục đạo đức cho các em. Tùy theo mức độ, tùy theo điều kiện
sống, hãy nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho các em.

Việc giáo dục cho học sinh là công việc khó khăn, diễn ra liên tục trong
mọi thời gian tùy đối tượng và mục đích giáo dục dưới tác động của nhiều nhân
tố, trong đó thầy cô, phụ huynh là nhân tố chính. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp
tinh tế, thống nhất giữa thầy cô và phụ huynh :
Không thể có sự đối nghịch trong tư cách, hành vi đạo đức của người thầy
và người làm cha, làm mẹ. Những điều tốt đẹp học sinh học được trong nhà
- 21 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
trường phải được các em nhìn thấy qua sự thể hiện của thầy, cô, của cha, mẹ và
ngoài xã hội. Muốn vậy: Thầy cô và phụ huynh phải rèn luyện theo những chuẩn
mực đạo đức nhất định để trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
Thầy cô và phụ huynh nỗ lực xây dựng gia đình, nhà trường và xã hội một
cách thống nhất.
Thầy cô và phụ huynh có trách nhiệm thông tin hai chiều để thông báo
cho nhau những biến đổi tích cực hay tiêu cực của học sinh để điều chỉnh hay
thay đổi phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp.

Hình ảnh về phụ huynh và giáo viên
Đối với học sinh lớp Một nhân cách các em vừa mới hình thành. Giáo
viên và phụ huynh phối hợp giáo dục các em theo các nội dung sau:

- 22 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
Học sinh phải thực hiện nội quy trường lớp:
+ Không ăn quà vặt.

+ Không đi học trễ.
+ Không nói dối.
+ Không nghỉ học tùy tiện.
+ Đi đến nơi về đến chốn.
Học sinh đến lớp nên thực hiện các yêu cầu sau:
+ Ăn mặc sạch sẽ, đồng phục.
+ Nghỉ học phải có giấy xin phép của cha mẹ.
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Đem đầy đủ dụng cụ học tập.
+ Đến lớp phải mang dép có quai hậu.
+ Lập thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu
1.8. Thông qua câu chuyện kể về Bác Hồ giáo dục đạo đức cho học sinh
Đây là một giải pháp rất mới mang tính nhân văn sâu sắc được hình thành
từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những đợt học tập bồi dưỡng chính
trị và vận dụng một cách khoa học vào công tác chuyên môn một cách thực tiễn
bằng những việc làm cụ thể:
- Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Giáo viên tiểu học soạn đề cương và đưa chỉ tiêu thi đua cụ thể cho học
sinh tiểu học thực hiện.
Kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”
là một vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng học tập làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- 23 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một

- Sau giờ chào cờ đầu tuần giáo viên sẽ kể những câu chuyện về Bác,
trước học sinh, trước tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em đã

hứa với Bác sẽ học tập thật tốt sẽ trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống thật tốt để
xứng đáng với mong muốn của Bác.
Mỗi tuần chọn một câu chuyện kể có thật về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh để xây dựng thành một đề cương hoàn chỉnh, có đăng ký chỉ tiêu thi đua
thực hành theo gương Bác cụ thể. Kế hoạch đưa chia thành 2 giai đoạn, được
thực hiện xuyên suốt trong 2 học kỳ của năm học.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà
trường phổ thông qua kể
chuyện đạo đức chủ đề:
“Dưới cờ Tổ quốc - Em
hứa làm theo lời Bác”,
mang một ý nghĩa rất quan
trọng và là việc làm hết
sức cần thiết, bởi lẽ các
em sẽ học được ở Bác
những đức tính tốt qua
những câu chuyện kể về
Bác. Các em học được ở Bác lòng yêu thương sự đồng cảm, chia sẻ nỗi đau
Câu chuyện nói về đạo đức của bữa cơm.
- 24 -


Đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một
của đồng bào, đồng chí qua câu chuyện: “Chú ngã có đau không?” Hay học
được ở Bác tính tiết kiệm - tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ việc lớn đến
việc nhỏ qua câu chuyện: “Thời gian quí báu lắm” hay câu chuyện “Bác Hồ về
thăm quê hương” các em sẽ thấy được nỗi lòng của một vị lãnh tụ khi trở về
thăm quê hương sau nhiều năm xa cách. Qua đó các em sẽ học được tình yêu
quê hương, yêu Tổ
quốc,


yêu

đồng

bào… và sẽ xúc
động hơn, ý nghĩa
hơn khi các em thấy
được hình ảnh một vị
lãnh tụ khi đến thăm
các em bé mồ côi ở
trại Kim Đồng, hay
trong đêm giao thừa
lạnh buốt, Bác đến
thăm gia đình chị gánh nước thuê rất nghèo ở ngoại thành Hà Nội, tất cả hình
ảnh ấy là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện
mình.
Mỗi khi nghĩ về Bác là tôi nghĩ đến một nhân cách vĩ đại ở Hồ Chủ
Minh, đó là một sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa
hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Để
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lời
nói, để có thể cảm nhận cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức của Bác từ trái tim ngay
từ đầu năm theo chỉ đạo, chủ trương của nhà Trường, Phòng đào tạo chúng tôi
cam kết, nghiêm túc, tự giác thực hiện chính sách “tiến kiệm” bằng những việc
làm cụ thể thiết thực hàng ngày chứ không phải hình thức. Các cơ sở đều thực
hiện theo phương châm dù là việc nhỏ nhất tiết kiệm được thì phải cố tiết kiệm,
việc gì có lợi cho nhà trường thì làm.
- 25 -



×