Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.07 KB, 17 trang )

SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5”
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Nhựt
Nam, nữ: Nam
- Năm sinh: 1991
- Nơi thường trú: Ấp Mỹ Phước, xã: Mỹ Hội Đông, huyện: Chợ Mới, tỉnh: An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường TH "D" Mỹ Hội Đông
- Chức danh: Giáo viên
- Lĩnh vực công tác: Giáo dục
II. Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử
dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5.
III. Lĩnh vực: Khoa học
IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
 Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc
biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi
này. Bởi vậy Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy.
* Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là
con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh (HS). Phương pháp tổ chức
trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo
cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của
học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên (GV) hướng dẫn HS hoàn
thành tốt phẩm chất của con người mới XHCN.
* Tổ chức trò chơi: Là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập
có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, HS được tập luyện, làm việc cá nhân, làm
việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác cao.
 Tìm hiểu và tổng kết được những khó khăn, thuận lợi của học sinh và giáo viên khi


tham gia và tổ chức Trò chơi học tập.
 Tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và giáo viên
mắc phải khi tham gia Trò chơi học tập. Qua đó dần nâng cao hiệu quả của phương pháp
Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp các
em phát triển toàn diện ngay từ bậc học đầu tiên.
 Để đạt được mục đích trên, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Nghiên cứu những vấn đề chung về môn khoa học lớp 5.
 Nghiên cứu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn khoa
học.
 Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi HS.
Sáng kiến kinh nghiệm

1

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

 Tìm hiểu thực tế của học sinh, về sở thích tham gia trò chơi học tập, về sự tiếp nhận
kiến thức khoa học … Để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cần giải
quyết.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
 Sau khi được phân công giảng dạy khối 5 ở đơn vị mới trường Tiểu học “D” Mỹ
Hội Đông, Năm học: 2014 – 2015, năm học 2015 -2016, tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về
tình hình học sinh, sự mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập trong môn khoa
học nói riêng và trong các môn học khác nói chung. Kết quả như sau:
 Đầu năm học: 2014 – 2015 Tổng số: 29 HS và 2015 – 2016 Tổng số: 35 HS


Nội dung

Năm học: 2014 - 2015

Năm học: 2015 - 2016

Học sinh

Tỉ lệ

Học sinh

Tỉ lệ

Số HS muốn được tham gia, hiểu mục
đích và thu được kết quả sau trò chơi học
tập trong môn khoa học.

6

207%

8

22,9%

Số HS muốn được tham gia, nhưng chỉ
tham gia với mục đích vui chơi là chính
mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau
trò chơi học tập.


18

62,1%

21

60%

Số học sinh HS chưa muốn tham gia trò
chơi học tập

5

17,2%

6

17,1%

 Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là do
một số nguyên nhân sau:
- Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì?
- Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng - phạt”…giữa các đội
chơi.
- Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
- Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia.
- Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng
trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

 Hồ Chủ tịch người thầy vĩ đại của Đảng của Cách mạng Việt Nam đã nói: “Muốn
có đạo đức cách mạng thì phải có tri thức”. Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật
tốt. Để có được tri thức ấy thì phải học tất cả các lĩnh vực và các môn học. Để thực hiện
mục tiêu giáo dục của Bộ GD-ĐT đã đặt ra: Giáo dục cho HS Tiểu học là phải giáo dục toàn
diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn khoa
học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho HS.
 Để dạy tốt môn Khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp
dạy học như: Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp thảo luận
Sáng kiến kinh nghiệm

2

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

nhóm; phương pháp trò chơi học tập …Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một
trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói
quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ
dàng ghi nhớ nội dung của bài học.
“ Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích
hoạt động hơn… Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”
- Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái,
thông cảm...
+ Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ HS thấy nhanh nhẹn, cởi mở hơn.
+ HS tiếp thu bài tự giác hơn, tích cực hơn.

+ HS được hệ thống và củng cố kiến thức một cách chủ động.
* Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật tự ảnh
hưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là hình thức và thay
bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép, miễn cưỡng.
 Mặt khác, một số giáo viên khi sử dụng Trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn
nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa ra không
có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò học tập chơi chưa đạt
hiệu quả cao…
Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúp
HS tự khám phá, hình thành, có hứng thú, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có
sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển
toàn diện ở học sinh.
 Qua 4 năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia Trò chơi
học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các
hoạt động này. Mặt khác, trong môn khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến
phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học.
Xuất phát từ những thực tế trên, qua nghiên cứu quá trình dạy học môn Khoa học lớp 5 ở
bậc tiểu học, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, kết hợp với những hiểu biết đã có và
những điều mới mẽ lĩnh hội được, trong khuôn khổ cho phép của một đề tài nghiên cứu, tôi
quyết định chọn đề tài: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua
sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình và thời gian thực hiện:
- Để thực hiện được đề tài này tôi đã chuẩn bị từ năm học 2013 – 2014 tại trường
Tiểu học "B" Thạnh Mỹ Tây và năm học 2014 – 2015 đến nay tại đơn vị mới trường Tiểu
học “D” Mỹ Hội Đông tôi đã tiến hành thử nghiệm một số tiết dạy ở lớp và rút ra được
những lưu ý sau:

Sáng kiến kinh nghiệm


3

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

+ Bước đầu cần phải tìm hiểu thực trạng học sinh còn thụ động, chưa tích cực trong
giờ học. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp đỡ những học sinh này phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo hơn.
+ Tìm ra các trò chơi phù hợp trong mỗi bài học nhằm tạo kiến thức mới hoặc củng
cố kiến kiến thức đã học cho học sinh.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng phương pháp trò chơi.
- Thời gian thực hiện:
+ Tháng 9/2013 tìm hiểu và xác định đề tài.
+ Tháng 9/2014 - 5/2015 tiến hành thử nghiệm và ghi nhận hiệu quả đạt được ở lớp
5C trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông ( Năm học 2014-2015).
+ Tháng 9/2015 - 10/2015 tiến hành áp dụng ở lớp chủ nhiệm và ghi nhận kết quả
làm báo cáo.
+ Tháng 11/2015 hoàn chỉnh đề tài và viết báo cáo.
3.2. Biện pháp tổ chức:
3.2.1. Biện pháp xây dựng:
a/ Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi.
 Không phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học
tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế, với mỗi tiết dạy,
giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp
với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho
tiết học trở nên nhẹ nhàng, HS tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo

viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được phương
pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức
tổ chức cho hoạt động đó.
b/ Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi.
 Trước khi tổ chức cho HS tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Qua
trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu, hệ thống được
những kiến thức gì?
 Phần lớn Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở 2 dạng kiến thức: Chơi để
khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học. Cụ
thể như sau:
 Trò chơi để hình thành kiến thức mới:
Tiết - Trang

T1-Trang 4
T2,3-Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm

Tên trò chơi

Bé là con ai?
Ai nhanh, ai đúng?
4

Mục đích trò chơi

Học sinh (HS) nhận ra, mỗi trẻ em đều
có những đặc điểm giống bố, mẹ mình.
Học sinh (HS) biết phân biệt đặc điểm
Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông



SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

về mặt sinh học và xã hội của nam và nữ.
T6-Trang 14

Ai nhanh, ai đúng?

Học sinh (HS) hiểu một số đặc điểm
chung của trẻ ở từng giai đoạn từ 3 đến 10
tuổi.

T11-Trang 30

Ai nhanh, ai đúng?

Học sinh (HS) biết tác nhân gây bệnh,
sự nguy hiểm của bệnh viêm não.

T16-Trang 34

Ai nhanh, ai đúng?

T17-Trang 36

HIV không lây
qua….?

Học sinh (HS) biết các hành vi tiếp xúc

thông thường không lây HIV.

T35-Trang 72

Ai nhanh, ai đúng?

Học sinh (HS) biết đặc điểm của chất
rắn - chất lỏng - chất khí.

T36-Trang 74

Nhà khoa học trẻ

Học sinh (HS) biết các phương pháp
tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

T37-Trang 77
T38,39-Trang 78

Đố bạn
Bức thư bí mật

T55-Trang 112

Ghép chữ

T57-Trang 116

Bắt trước tiếng kêu


Học sinh (HS) giải thích được HIV,
AIDS là gì? Các đường lây bệnh HIV.

Học sinh (HS) biết phương pháp sản
xuất muối từ nước biển, sản xuất nước cất
tiêm.
Học sinh (HS) biết vai trò của nhiệt
trong biến đổi hoá học.
Học sinh (HS) biết đặc điểm bên ngoài
của động vật đẻ con, động vật đẻ trứng.
Học sinh (HS) biết thời gian, địa điểm
sinh sản của ếch.

 Trò chơi để củng cố hoá kiến thức:
Tiết- trang

Tên trò chơi

Mục đích của trò chơi

T7-Trang 16

Ai, đang ở giai đoạn
nào?

Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị thành
niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.

T9,10-Trang 20


Chiếc ghế nguy hiểm

Thực hành để củng cố sự hiểu biết về
tác hại của chất gây nghiện.

T11-Trang 24

Sáng kiến kinh nghiệm

Ai nhanh, ai đúng?

5

Củng cố về giá trị dinh dưỡng của
thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn.

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

T18-Trang 38
T20,21-Trang 42
T34-Trang 68
T49,50-Trang 100
T52-Trang 106
T63-Trang 130

Ứng xử khôn khéo

Ai nhanh, ai đúng?
Ô chữ kì diệu
Ai nhanh, ai đúng?
Ghép chữ
Ai nhanh, ai đúng?

Học sinh (HS) biết cách ứng xử khi bị
xâm hại.
Củng cố cách phòng tránh 1 số bệnh
thường gặp đã học.
Củng cố kiến thức về chủ đề:Con
người và sức khoẻ.
Củng cố về tính chất 1 số vật liệu và
sự biến đổi hoá học.
Củng cố về sự sinh sản ở thực vật có
hoa.
Hệ thống 1 số nguồn tài nguyên và tác
dụng của chúng.

T63-Trang 133

Ai nhanh,ai đúng?

Hệ thống kiến thức về môi trường.

T69-Trang 142

Chữ gì?

Củng cố kiến thức có liên quan đến sự

ô nhiễm môi trường.

 Cách nêu mục tiêu của trò chơi, giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, hấp dẫn,
có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh.
 Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của trò
chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc. Để có được điều
đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý; hợp lý về thời gian; hợp lý về
hình thức chơi; về luật chơi; về hình thức khen thưởng…
3.2.2. Biện pháp thực hiện:
a/ Cách xây dựng trò chơi học tập.
- GV có thể tổ chức một hoạt động học tập thành một trò chơi học tập khi đã có đủ các
điều kiện sau:
 Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
 Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi.
 Có cách chơi, luật chơi rõ ràng.
 Có cách tính điểm để phân định “thắng - thua”, khen thưởng…
- Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết định sự
thành công hay không của trò chơi.
 Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho HS tham gia trò chơi.
Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng, giáo viên cần
xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào? Dụng cụ nào?

Sáng kiến kinh nghiệm

6

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng

phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

Phương tiện nào?... Từ đó, giáo viên dành thời gian để chuẩn bị (hoặc giao cho học sinh
chuẩn bị ) chu đáo.
• VÍ DỤ:
 Thực hiện trò chơi tiếp sức “HIV lây hay không?’’ (T17-Trang 36) cần chuẩn bị:
- 2 bộ thẻ chữ ghi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm hoặc không lây nhiễm như:

Khoác vai

Dùng chung
dao cạo

Cầm tay.

Nghịch bơm, kim
tiêm đã dùng.

Cùng chơi bi

-

Uống chung ly
nước
Đánh răng
chung bàn chải

2 bảng từ có nội dung giống nhau:
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV


Các hành vi không có nguy cơ lây
nhiễm HIV

- Những tấm thẻ chữ, giáo viên không cần làm cầu kì, không có dấu hiệu phân biệt ở 2
hành vi khác nhau, nhưng chữ viết phải rõ ràng, phía sau thẻ có gắn nam châm để học sinh
gắn thẻ lên bảng lớp một cách dễ dàng.
 Chuẩn bị cho trò chơi “Ghép chữ” (T52-Trang 106)
Giáo viên cần vẽ:
- 2 tranh câm:
Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

Sáng kiến kinh nghiệm

7

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

-

2 bộ thẻ chữ có ghi tên các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

Hạt phấn

Đầu nhụy

Vòi nhụy


Ống phấn

Bao phấn

Bầu nhụy
Noãn

Với tranh câm giáo viên cần vẽ đúng các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật có
hoa. Các bộ phận phải rõ nét, phân biệt bằng màu sắc cụ thể, đảm bảo tính khoa học
và thẩm mỹ cho bức tranh.
Sự chuẩn bị chu đáo, hấp đẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút HS tham gia. Sự rõ ràng,
khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến thức, nhiệm vụ của bản thân trong
quá trình tham gia chơi. Sự chuẩn bị cho một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi
khi còn dễ tìm, dễ kiếm.
 Để chuẩn bị “Chiếc ghế nguy hiểm” cho trò chơi (T10-Trang 20), giáo viên chỉ
cần lấy luôn chiếc ghế của mình, phủ lên ghế một tấm vải tối màu để học sinh không phát
hiện được bên trong ghế là cái gì? Sự chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo được sự tò
mò, tâm trạng hồi hộp của học sinh khi đến gần chiếc ghế, chiếc ghế ấy sẽ thu hút học sinh
tham gia vào trò chơi.
Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên sẽ khuyến khích các em tham gia vào trò chơi.
Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần biết bố trí thời gian cho các hoạt động
trong tiết học một cách hợp lý. Trò chơi học tập cũng là một hoạt động trong tiết học. Bởi
vậy, giáo viên cần sắp xếp thời gian, thời điểm phù hợp cho mỗi trò chơi.
 Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.
- Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêu tiết dạy,
mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý.
- Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiết học hoặc
đầu một phần nội dung bài học. Những trò chơi để củng cố nội dung kiến thức đã học
thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối một phần nội dung vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn

ra vào thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không để ảnh hưởng
đến thời gian của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác.
* VÍ DỤ:

Sáng kiến kinh nghiệm

8

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

 Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” (Tiết 14 -Trang 30), đây là hoạt động đầu tiên của
tiết học, cũng là một hoạt động chính giúp học sinh hiểu được:
+ Tác nhân gây bệnh viêm não.
+ Tác hại của bệnh viên não.
+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não.
+ Đường lây truyền bệnh viêm não.
Bởi vậy, giáo viên cần dành từ 4-5 phút để HS có đủ thời gian để đọc các thông tin
trong sách giáo khoa (SGK) - Thảo luận rồi lựa chọn đáp án đúng. Đáp án đúng chính là
những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, khám phá cho bản thân.
 Trò chơi: “Ghép chữ” (Tiết 52-Trang 106), đây là trò chơi có mục đích để củng cố
kiến thức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy giáo viên không cần quá nhiều thời gian cho trò
chơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chỉ cần từ 5-7 phút, đủ để học sinh đọc
nhanh nội dung ghi trên các tấm bìa rồi gắn vào: Sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa.
Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết dạy. Bởi vậy
ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời điểm cho hợp lý giáo viên
cần xác định địa đểm, số lượng học sinh tham gia chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về

không gian, thời gian, phù hợp với cả 2 đối tượng học sinh.
 Địa diểm và đối tượng HS tham gia chơi.
Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trò chơi cũng cần
có khoảng không gian chơi cho phù hợp
* VÍ DỤ:
- Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các HS được tham gia
chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng đội chơi, như trò chơi: Ai
nhanh, ai đúng? (Tiết 16-Trang 33). Hay trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm (Tiết 20-Trang
23), mặc dù đây là trò chơi để củng cố nội dung nhưng tất cả học sinh cần được tham gia,
các em cần xếp thành hàng dọc để lần lượt đi qua chiếc ghế nguy hiểm. Bởi vậy, nếu trời
không mưa, các em sẽ xếp hàng ngoài sân rồi lần lượt đi qua chiếc ghế vào lớp.
- Nếu trời mưa, giáo viên cần sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh xếp hàng trong
lớp.
- Những chuẩn bị này, dù là rất nhỏ nhưng giáo viên cũng cần để ý tới để chủ động
trong mọi tình huống.
- Khi sự chuẩn bị đã chu đáo, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi học tập cho các em tham gia
sao cho học sinh hào hứng làm việc và thu được kết quả tốt, đó là điều hết sức quan trọng.
b/ Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập.
Với mỗi trò chơi giáo viên cần tiến hành qua 3 bước sau:
Bước1: Giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
+ VD: “Chiếc ghế nguy hiểm”; “Bức thư bí mật”; “Ô chữ kì diệu”…

Sáng kiến kinh nghiệm

9

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông



SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

- Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? Mình
sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?...Từ đó học sinh xác định nhiệm vụ của bản thân
trong khi chơi.
- Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động mà mình
phải tiến hành.
- Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác.
- Hình thức “thưởng-phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình.
Bước2: HS tham gia chơi. ( Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).
- Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia trò chơi
một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này học sinh là người quyết định cho kết quả
của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, tuy nhiên ở một số trò chơi học sinh vẫn
cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự tán thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành
kiến thức mới, giáo viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng.
Ở trò chơi củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những tràng vỗ
tay… ( nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên. Bởi vậy, giáo
viên không được coi nhẹ bước này.
- Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ là trọng tài để
phân định “thắng-thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút ra để hình thành kiến thức
mới hoặc để nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức đã học.
- Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi ) báo cáo kết quả .
- Trọng tài đánh giá, phân định “thắng-thua’’- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Em học tập được gì qua trò chơi?
* VÍ DỤ:
 Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” ( Tiết 14-Trang 30):


Sáng kiến kinh nghiệm

10

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

Bước 1: GV giới thiệu:
- Viêm não là một loại bệnh hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là gì? lứa tuổi
nào hay mắc bệnh? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Các em sẽ khám phá qua trò chơi: “Ai
nhanh, ai đúng?”.
- Mỗi tổ thành một đội chơi, các em sẽ cử đội trưởng cho đội mình.
- Các em sẽ đọc thông tin trong SGK trang 30, bàn bạc trong đội để chọn câu trả lời
tương ứng với từng câu hỏi. Sau khi cả đội thống nhất, đội trưởng sẽ ghi đáp án theo thứ tự
câu hỏi vào bảng phụ.
- Sau 7 phút đội nào có đáp án gắn lên bảng lớp nhanh nhất và đúng nhất là thắng cuộc,
đội thắng cuộc sẽ được nhận một phần thưởng xứng đáng.
Bước 2: Học sinh hoạt động theo các yêu cầu trên.
Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh (nếu học sinh còn lúng túng ).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả. Mỗi đội có thể trả lời thêm một số câu hỏi mà trọng tài
đưa ra:
+ Vì sao từ 3-15 tuổi hay mắc bệnh viêm não?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? …..
- Trọng tài phân định “thắng – thua”, thưởng cho đội thắng một tràng pháo tay.
- Em rút ra được kiến thức gì qua trò chơi này?
Với cách tiến hành như trên, các em sẽ chủ động tìm tòi và phát hiện kiến thức mới

cho bài học, hình thành kiến thức cho bản thân..
 Trò chơi: “ Ghép chữ vào hình” Tiết 52-Trang 106:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu:
- Để thể hiện lại quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa, thầy sẽ tổ chức cho các
em chơi trò: “Ghép chữ vào hình”.
Sáng kiến kinh nghiệm

11

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

- Có 2 đội chơi, mỗi đội 7 em, các em sẽ chọn tấm thẻ có ghi chú thích ( hạt phấn; ống
phấn ; bao phấn ; bầu nhuỵ ; đầu nhuỵ ; noãn ; vòi nhuỵ ) để gắn vào sơ đồ câm: “Cơ quan
sinh sản ở thực vật có hoa” .Mỗi em chỉ được gắn một lần, bạn sau có thể sửa lại cho bạn
trước trong đội của mình, hết lượt mình, sẽ xuống đứng vào cuối hàng của đội. Đội nào
nhanh và đúng hơn là đội thắng cuộc, thời gian tối đa là 3 phút.
- Giáo viên cử HS tham gia chơi, (có đủ cả 3 đối tượng ).
Bước2: Học sinh hoạt động theo các yêu cầu trên.
Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh (nếu học sinh (HS) còn lúng túng ).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả của đội. ( Chỉ vào từng bộ phận và nêu tên của bộ phận
đó).
- Trọng tài nhận xét, phân định “thắng-thua”, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Em học được gì qua trò chơi?
Học sinh (HS) có thể học tập được về: Nội dung, kiến thức của bài học; về sự cẩn thận

khi làm việc; về sự nhanh nhẹn, khéo léo khi hoạt động…
Với sự chuẩn bị chu đáo, từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đến khâu tổ chức
cho học sinh (HS) tham gia trò chơi và bước thu hoạch ở phần đánh giá, nhận xét rồi đi
đến nội dung bài học cần rút ra, tôi thấy kết quả việc dạy và học ở lớp tôi đã có sự thay
đổi.
 Trò chơi: “ Ai nhanh - ai đúng” Tiết 16-Trang 34:

Bước 1: GV giới thiệu:
- Để biết căn bệnh HIV?AIDS nguy hiểm như thế nào?. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Ai có nguy cơ bị nhiễm ? Nó có thể lây truyền qua những đường nào ? Các em sẽ khám phá
qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”.
- Mỗi tổ thành một đội chơi, các em sẽ cử đội trưởng cho đội mình.

Sáng kiến kinh nghiệm

12

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

- Các em sẽ đọc thông tin trong SGK trang 34, bàn bạc trong đội để chọn câu trả lời
tương ứng với từng câu hỏi. Sau khi cả đội thống nhất, đội trưởng sẽ ghi đáp án theo thứ tự
câu hỏi vào bảng phụ.
- Sau 7 phút đội nào có đáp án gắn lên bảng lớp nhanh nhất và đúng nhất là thắng cuộc,
đội thắng cuộc sẽ được nhận một phần thưởng xứng đáng.
Bước 2: Học sinh hoạt động theo các yêu cầu trên.
Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh (nếu học sinh còn lúng túng ).

Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả. GV kết hợp bổ sung thông tin cho HS nắm:
+ Thông tin : Năm 1981, các nhà khoa học Mĩ đã phát hiện những ca nhiễm HIV đầu
tiên
+ Khi phát bệnh, người nhiễm HIV/AIDS thường không sống quá 2 năm. Người
nhiễm HIV/AIDS thường chết vì những bệnh như : viêm phổi, tiêu chảy, lao,…
+ Hiện nay, ở châu Á có khoảng 180.000 trẻ em bị nhiễm HIV
- Trọng tài phân định “thắng – thua”, thưởng cho đội thắng một tràng pháo tay.
- Em rút ra được kiến thức gì qua trò chơi này?
Với cách tiến hành như trên, các em sẽ chủ động tìm tòi và phát hiện kiến thức mới
cho bài học, hình thành kiến thức cho bản thân..
V. Hiệu quả đạt được:
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng:
* Về phía học sinh: Tôi nhận thấy không khí trong những giờ tôi dạy môn Khoa học
trở nên phong phú, sôi nổi, học sinh học rất tích cực, các em tiếp thu bài một cách tự giác
tích cực hơn, quá trình học tập của các em trở nên nhẹ nhàng; các em được củng cố và hệ
thống hóa kiến thức một cách chặt chẽ; những em thụ động nhúc nhát vậy mà giờ đây các
em đã ham thích học tập, còn những em hoàn thành thì ngày càng năng động sáng tạo hơn.
* Về phía bản thân tôi: Tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền
thụ kiến thức tới học sinh vì các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực thông
qua trò chơi. Kỹ năng vận dụng trò chơi của tôi kinh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều
kinh nghiệm trong việc lựa chọn và tổ chức trò chơi hơn, đảm bảo kiến thức và kỹ năng bài
học cho học sinh.
* Về phía nhà trường: Ban giám hiệu và chuyên môn ngành cũng đã chỉ đạo rất sát
về việc phát huy tính tích cực của học sinh làm trọng tâm nên tôi cũng cố gắng tích cực
giảng dạy, theo dõi, uốn nắn để các em luôn phát huy tính tích cực của mình thông qua sử
dụng phương pháp trò chơi học tập.
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:
 Trong thời gia qua, tôi đã cố gắng tìm các biện pháp để khắc phục những khó
khăn mà học sinh và giáo viên còn mắc phải trong khi sử dụng phương pháp Trò chơi trong

môn khoa học lớp 5. Áp dụng những biện pháp mới đó vào việc giảng dạy cho HS lớp 5B

Sáng kiến kinh nghiệm

13

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

và 5C trường tiểu học “D” Mỹ Hội Đông, tôi thấy các em đã có nhiều tiến bộ trong khi tham
gia Trò chơi học tập ở môn khoa học. Cụ thể là:

Nội dung
Số HS muốn được tham gia, hiểu
mục đích và thu được kết quả sau
trò chơi học tập trong môn khoa
học.
Số HS muốn được tham gia,
nhưng chỉ tham gia với mục đích
vui chơi là chính mà chưa hiểu,
chưa thu được kết quả sau trò
chơi học tập.
Số học sinh HS chưa muốn tham
gia trò chơi học tập

Năm học: 2014 - 2015


Năm học: 2015 - 2016

Học
sinh

Tỉ lệ

Học
sinh

Tỉ lệ

20

69%
(tăng 48,3% so
với đầu năm)

30

85,7%
(tăng 62,8% so
với đầu năm)

6

20,7%
(giảm 41,4%
so với đầu
năm)


5

14,3%
(giảm 45,7%
so với đầu
năm)

3

10,3%
(giảm 6,9% so
với đầu năm)

0

0%
(giảm 17,1%
so với đầu
năm)

3. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
 Thành công: Tôi thấy rất vui, khi học sinh của mình có tiến bộ, không những về
kiến thức mà các em còn trở nên vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở, khéo léo…trong hoạt động và
trong giao tiếp, đáp ứng đúng mục tiêu: Giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ bậc học
đầu tiên mà Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Góp phần tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh, tạo không khí vui tươi, sinh
động trong lớp học. Giúp học sinh phát triển tư duy, linh hoạt, năng động hơn trong học tập.
Học sinh có điều kiện phát triển, củng cố, thực hành các kiến thức đã học. Giáo viên chỉ cần
thay đổi linh hoạt các hình thức là đã có thể tạo nên một trò chơi cho các em, giúp các em

học tập có hiệu quả hơn. Qua các hình thức tổ chức trò chơi, tôi thấy các em bắt đầu ham
học hơn, cố gắng tập trung hơn để nhớ bài lâu hơn.
Hầu hết các em học chậm, chay lười đến các em học khá, giỏi cũng đều tham gia trò
chơi rất nhiệt tình, hào hứng với ý thức kỉ luật, ý thức đồng đội cao. Từ đó dẫn đến các em
học tập ngày một chăm hơn, hăng say hơn và sử dụng trò chơi học tập cũng là một nhu cầu
đối với các em, qua đó chất lượng phân môn Khoa học ở lớp tôi cũng được nâng lên rõ rệt.
 Tồn tại: Lớp học các em không đồng đều về kiến thức, đa số con em sống bằng
nghề nông và làm thuê, các em có hoàn cảnh khó khăn (trong lớp có 3 em khó khăn) gia
đình đi làm thuê làm mướng ở nơi xa, nghỉ học theo mùa, nên cũng ảnh hưởng đến việc
giảng dạy và chất lượng.

Sáng kiến kinh nghiệm

14

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

Bên cạnh những việc tôi và nhà trường làm được nhưng vẫn còn có những khó khăn
như đồ dùng dạy học, tranh ảnh, các phương tiện để phục vụ cho các trò chơi….
VI. Mức độ ảnh hưởng:
 Theo tôi song song với việc đặt áp lực lên học sinh học một cách thu động thì việc tạo
nên sự hứng thú học tập của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng của lớp, của trường, của địa phương và của toàn xã hội.
Đề tài mang nội dung “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
thông qua sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5” sẽ phần nào
giúp các em học tập một cách thoải mái, dễ chịu hơn, các em sẽ tiếp thu bài tự giác, tích cực

hơn, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách vững chắc.
 Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta, nó tựa như
những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Bất cứ ai cũng có
thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào đối tượng học sinh thụ
động cũng được giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm người thầy, cần phải coi học
sinh như chính những đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra. Khi những cố gắng của người giáo
viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong
cuộc đời dạy học của mình.
 Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý vị đón
nhận và triển khai trong tương lai để chứng minh tính khả thi của đề tài.
VII. Kết luận:
 Qua việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả của Phương pháp trò chơi
trong môn khoa học lớp 5 Trường Tiểu học “D” Mỹ Hội Đông, tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
 Giáo viên và học sinh cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi trong mỗi tiết học,
từ đó có hướng đi đúng đắn cho việc làm tiếp theo của mình.
 Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập để phục vụ trò chơi, đồ
dùng cần đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em;
giáo viên cần có sự chuẩn bị về không gian, thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, không lạm
dụng trò chơi biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học
tạo cho học sinh sự thái quá; giáo viên cần chuẩn bị về hình thức tổ chức, có luật chơi rõ
ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Giáo
viên cần xác định về số lượng học sinh tham gia sao cho đủ cả các đối tượng đều được hoạt
động.
 Tổ chức trò chơi theo 3 bước:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn.
- Giáo viên nêu tên và mục đích trò chơi.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi, thời gian chơi, hình thức khen thưởng…
- Cử số lượng thành viên trong mỗi đội chơi ( đủ 2 đối tượng ).
- Cử đội trưởng, trọng tài.


Sáng kiến kinh nghiệm

15

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

Bước2: Học sinh tham gia trò chơi.( Học sinh có thể chơi thử nếu giáo viên thấy cần
thiết).
HS cần nỗ lực, tự giác thực hiện đúng cách chơi, luật chơi mà giáo viên đã nêu ra.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Các đội chơi tổng kết, báo cáo.
- Trọng tài nhận xét, phân định “thắng-thua”, tuyên dương, khen thưởng…
 Học sinh rút ra điều cần ghi nhớ về nội dung bài học qua trò chơi.
 Nếu giáo viên thực hiện tốt những việc làm trên, có ý thức coi trọng Phương pháp
Trò chơi học tập, hiểu được tầm quan trọng của phương pháp này: không chỉ đơn thuần là
cung cấp kiến thức cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá kiến
thức cho học sinh mà còn tạo cho các em niềm vui học tập mỗi khi đến trường…Chắc chắn
chất lượng dạy và học môn khoa học nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ được nâng
cao.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian nên việc xây dựng đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong quý thầy góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn !

Người viết sáng kiến


Nguyễn Văn Nhựt

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Sáng kiến kinh nghiệm

16

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông


SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sử dụng
phương pháp trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm

17

Trường Tiểu học "D" Mỹ Hội Đông



×