Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CROM VÀ MANGAN BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (F – AAS) TRONG MẪU NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 52 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG



PHẠM THỊ A

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH CROM VÀ MANGAN BẰNG
QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (F – AAS)
TRONG MẪU NƯỚC

Hà Nội, 2015


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG



PHẠM THỊ A

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH CROM VÀ MANGAN BẰNG
QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (F – AAS)


TRONG MẪU NƯỚC

Ngành

: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Mã ngành

: 52510406
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS.Trịnh Thị Thắm
ThS. Lương Thị Hoa

Hà Nội, 2015


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiêp này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến toàn thể quý thầy cô Khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị trong Trung tâm Quan
trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - ThS. Trịnh Thị Thắm
đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến chị Lương Thị Hoa và các anh
chị trong Phòng Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường đã hết lòng chỉ bảo,

truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu giúp em thực hiện đề tài này.
Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm báo cáo, khó tránh khỏi
sai sót, rất mong các Thầy, cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được ý kiên đóng góp của quý Thầy, Cô.
Em xin chân thành cảm ơn !!!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị A

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM



Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AOAC

Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thức (Acconciation of Official
Analytical Chemists)

CENMA

Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội
(Centre For Environmental And Natural Resousces Monitoring And
Analysis)

ĐKĐBĐ

Độ không đảm bảo đo

IEC

Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical
Commission)

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standars Organization)


LOD

Giới hạn phát hiện (Limit Of Detection)

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit Of Quantity)

PTN

Phòng thí nghiệm

QA/QC

Kiểm soát chất lượng/Đảm bảo chất lượng

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

SD

Độ lệch chuẩn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

XNGTSD


Xác nhận giá trị sử dụng

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Bảng 1.1. Các thông số cần xác định khi tiến hành XNGTSD
Bảng 2.1. Đánh giá điều kiện cơ bản của phương pháp phân tích Crôm tổng và
Mangan
Bảng 2.2.Xây dựng dải nồng độ tuyến tính của dung dịch Mangan chuẩn
Bảng 2.3.Xây dựng dải nồng độ tuyến tính của dung dịch Crôm chuẩn
Bảng 2.4.Nồng độ thêm chuẩn của các thông số Cr, Mn.
Bảng 2.5.Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau (theo AOAC)

Bảng 2.6.Nồng độ mẫu môi trường thêm chuẩn
Bảng 2.7.Độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau (theo AOAC)
Bảng 3.1.Giá trị nồng độ và Abs của Crôm
Bảng 3.2. Giá trị nồng độ và Abs của Mangan
Bảng 3.3 Kết quả xác định LOD và LOQ của Crôm và Mangan trong mẫu nước
ngầm
Bảng 3.4.Kết quả độ lặp lại trong mẫu nước ngầm
Bảng 3.5.Kết quả độ tái lặp trong mẫu nước ngầm
Bảng 3.6.Kết quả độ thu hồi của Crôm trong mẫu nước ngầm
Bảng 3.7. Kết quả độ thu hồi của Mangan trong mẫu nước ngầm
Bảng 3.8.Kết quả xác định LOD và LOQ của Crôm và Mangan trong mẫu nước thải
Bảng 3.9.Kết quả độ lặp lại trong mẫu nước thải
Bảng 3.10.Kết quả độ tái lặp trong mẫu nước thải
Bảng 3.11. Kết quả độ thu hồi của Crôm trong mẫu nước thải
Bảng 3.12. Kết quả độ thu hồi của Mangan trong mẫu nước thải
Bảng 3.13. Kết quả độ không đảm bảo đo của Crôm và Mangan.

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường
DANH MỤC HÌNH

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM



Đồ án tốt nghiệp

9

Khoa Môi trường

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh,
Việt Nam đang phải đổi mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong
đó ô nhiễm kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp, làng nghề,... là mốt đe
dọa đến môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay nhiều nhà máy, xí nghiệp không có hoặc có nhưng hệ thống xử lý
không đạt chuẩn đã đưa nước thải không đạt tiêu chuẩn xả thải vào môi trường. Mặt
khác hầu như không một đơn vị xả thải hay cơ quan quản lý nào tính đến khả năng tiếp
nhận của nguồn nước. Đặc biệt là nước thải công nghiệp của ngành cơ khí, điện tử có
hàm lượng kim loại nặng lớn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các kim loại nặng như
thuỷ ngân (Hg), asen(As),chì (Pb), Crôm (Cr),... đều gây độc cho cơ thể con người và
động thực vật dù ở hàm lượng vết.
Trong môi trường, Crôm (Cr) thường tồn tại ở dạng Cr (III) và Cr (VI) tùy
thuộc vào trạng thái oxy hóa khử của nước mà Crôm tồn tại ở dạng nào nhiều hơn.
Trong đó Crôm chỉ gây độc khi tồn tại ở dạng Crôm hóa trị VI, còn Crôm hóa trị III
lại là một dạng vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Mangan (Mn) có trong tự nhiên rất nhiều và là nguyên tố đóng vài trò quan
trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống cũng như trong công nghiệp sản
xuất thép và hợp kim... việc xác định chính xác hàm lượng các kim loại nặng độc
hại (Crôm, Mangan...) trong nước là vô cùng cần thiết góp phần bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, đồng thời cũng góp phần xây dựng quy trình phục vụ kiểm tra chất
lượng nước.

Hiện tại Phòng Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi Trường - Trung tâm
Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội đang tiến hành thực hiện
phân tích Cr tổng và Mn theo tài liệu ”Hướng dẫn xác nhận giá trị sử dụng của
phương pháp phân tích” (Tài liệu nội bộ - CENMA-HD-01.2013) [3] và ISO

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

10

Khoa Môi trường

17025:2005 [4]. Tuy nhiên, để quy trình này áp dụng được trong thực tế, cần có các
nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy và xác định phạm vi áp dụng của phương pháp.
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp là một trong những yêu cầu về mặt
kỹ thuật trong tiêu chuẩn, nhằm hướng dẫn kỹ thuật để xác nhận giá trị sử dụng của
phương pháp thử và cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu xác định
cho việc lựa chọn và sử dụng phương pháp thử đã được đáp ứng. Do hàm lượng Mn
và Cr trong nước nhỏ nên để kiểm soát hàm lượng Mn và Cr đòi hỏi các phương
pháp phân tích phải có độ chọn lọc và độ chính xác cao, trong đó phương pháp FAAS ( quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa ngọn lửa) được sử dụng rộng rãi.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài “Xác nhận giá trị sử dụng của
phương pháp xác định Crom và Mangan bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử
( F-AAS) trong mẫu nước” làm đề tài nghiên cứu cho đồ án tốt nghiệp.

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xác định Crôm và Mangan bằng

quang phổ hấp thụ nguyên tử trong mẫu nước ngầm và nước thải tại phòng Quan
trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường – Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài
nguyên Môi trường Hà Nội.

 Tóm tắt các nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan tài liệu về phương pháp phân tích Crôm và Mangan bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa ngọn lửa (F-AAS) trong mẫu nước.
- Lập kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp bao gồm: thời gian, người
thực hiện, chỉ tiêu thử, mẫu cần phân tích, điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ, độ
ẩm, điều kiện trang thiết bị...)
- Xác định giá trị sử dụng của quy trình phân tích nội bộ đã chọn:
+ Xác định khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn của phương pháp.

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

11

Khoa Môi trường

+ Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương
pháp phân tích.
+ Xác định độ lặp của quy trình phân tích đã chọn.
+ Xác định độ không đảm bảo đo của phương pháp.
- Đánh giá độ lặp, độ đúng của phương pháp trên một số đối tượng trong mẫu nước
ngầm và nước thải.


 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: phương pháp và quy trình xác nhận giá trị sử dụng
của phương pháp phân tích, phương pháp phân tích crom và mangan bằng quang

-

phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, tra cứu tài liệu về thiết bị AAS...
Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát điều kiện đo, xây dựng đường chuẩn cho phép

đo crom và mangan trong nước bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phương pháp xử lý số liệu thống kê để đánh giá độ lặp, độ tin cậy của phép đo. Các
đại lượng thống kê sử dụng trong xử lý số liệu là: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
độ lệch chuẩn tương đối của phép đo.
+ Nghiên cứu sử dụng phương trình hồi quy và phân tích tương quan để xác định mối
liên quan giữa các đại lượng nghiên cứu thông qua hệ số tương quan R 2 bằng cách
sử dụng phần mềm trợ giúp Microsoft Excel, lập bảng để xác định phương trình hồi
quy và hệ số tương quan.

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


12

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005
1.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005
ISO/IEC 17025:2005 là tiêu chuẩn thể hiện năng lực đối với phòng thử
nghiệm và hiệu chuẩn, là kết quả hợp tác giữa tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế
(ISO) với Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) để chứng nhận khả năng của phòng
thử nghiệm và hiệu chuẩn [4]. Tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại,
phát triển sản xuất, sản phẩm và trong việc bảo vệ khách hàng. Từ ngày 12/5/2007
các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn được công nhận bắt buộc phải thực hiện các yêu
cầu của phiên bản tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
TCVN ISO/IEC 17025:2005 tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các phòng
thử nghiệm với các tổ chức khác nhằm hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, kinh
nghiệm, sự hòa hợp của các tiêu chuẩn và mục tiêu đã định. Tiêu chuẩn này phản
ánh xu hướng chung trong một lĩnh vực hợp nhất tạo nên một bộ mặt mới cho luật
pháp, thương mại, kinh tế và kỹ thuật quốc tế.

1.1.2 Tình hình áp dụng
Trên thế giới có khoảng 25000 phòng thử nghiệm được công nhận ISO/IEC
17025:2005. Tại Việt Nam có khoảng 400 đơn vị thực hiện TCVN ISO/IEC
17025:2005 đã được cấp chứng chỉ công nhận BOA/VILAS [4], [14].
1.1.3 Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 bao gồm 5 thành phần, trong đó
phòng thử nghiệm cần phải đáp ứng các yêu cầu trong phần 4 và phần 5 của tiêu
chuẩn này:
- Phạm vi
- Tiêu chuẩn trích dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Các yêu cầu về quản lý (bắt buộc)
- Các yêu cầu về kỹ thuật (bắt buộc)

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn bao gồm:

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp
-

13

Khoa Môi trường

Yếu tố con người
Điều kiện môi trường
Lấy mẫu
Các phương pháp thử
Quản lý
Các thiết bị
Yêu cầu đặt ra hết sức quan trọng đối với mỗi phòng thử nghiệm là phải xác

định mức độ tin cậy của kết quả phân tích, muốn thực hiện được thì phòng thử
nghiệm phải xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử. Xác nhận giá trị sử
dụng của phương pháp là một yêu cầu về kỹ thuật trong tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2005 bắt buộc phòng thử nghiệm phải thực hiện khi xây dựng hệ thống
phòng thử nghiệm đạt chuẩn.
1.2 Tổng quan về xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
1.2.1 Khái niêm
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp là sự khẳng định bằng việc kiểm tra

và cung cấp bằng chứng khách quan chứng minh rằng phương pháp đó đáp ứng
được các yêu cầu đặt ra [3],[11]. Kết quả của xác nhận giá trị sử dụng của phương
pháp có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng, độ tin cậy của kết quả phân tích.
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp là một phần không thể thiếu nếu muốn
có một kết quả đáng tin cậy.
Các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ khái niệm trên như định trị
phương pháp, đánh giá phương pháp, phê duyệt phương pháp, thẩm định phương
pháp. Tất cả
các thuật ngữ này là tên gọi khác nhau của xác nhận giá trị sử dụng của phương
pháp.
Phòng thử nghiệm thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dựa vào

-

nguồn gốc có thể phân loại các phương pháp thành hai nhóm [11].
Các phương pháp tiêu chuẩn: các phương pháp thử theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc
tế, hiệp hội khoa học được chấp nhận rộng rãi trên thế giới như TCVN, ISO,

-

AOAC,…
Các phương pháp không tiêu chuẩn hay phương pháp nội bộ (non
-standard/alternative/in-house method): là các phương pháp do phòng thử nghiệm tự

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp


14

Khoa Môi trường

xây dựng, phương pháp theo hướng dẫn của các nhà sản xuất thiết bị, phương pháp
theo các tạp chí, tài liệu chuyên ngành…
1.2.2 Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
- Kết quả của thẩm định phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng,
-

độ tin cậy của kết quả phân tích.
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp là một phần không thể thiếu nếu muốn

-

có kết quả phân tích đáng tin cậy.
Đánh giá, cải tiến chất phượng hoạt động PTN vì khi áp dụng một phương pháp
thử, muốn chứng minh phương pháp đó đáp ứng yêu cầu đặt ra tức là phương pháp
đó đã được thẩm định, đồng nghĩa với việc kết quả phân tích đó đáng tin cậy, dựa
vào kết quả đó, cơ quan chức năng sẽ đưa ra được những biện pháp, ứng phó kịp

thời khi có sự cố môi trường xẩy ra.
b. Các yêu cầu của xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
Theo yêu cầu của ISO 17025, phương pháp phân tích phải được xác nhận giá
-

trị sử dụng khi:
Phương pháp áp dụng không phải là phương pháp tiêu chuẩn (non-standard


-

methord).
Phương pháp do phòng thử nghiệm tự xây dựng mới trước khi đưa vào sử dụng

-

thành thường quy.
Có sự thay đổi về đối tượng áp dụng nằm ngoài đối tượng áp dụng của phương pháp

-

đã thẩm định hoặc phương pháp tiêu chuẩn.
Có sự thay đổi các điều kiện thực hiện phương pháp đã được xác nhận (như thiết bị

-

với các đặc tính khác biệt, nền mẫu, người phân tích…)
Để chứng tỏ sự tương đương giữa hai phương pháp.
Theo quy định của AOAC đối với các chỉ tiêu hóa học thì phải xác định các
thông số cần xác nhận giá trị sử dụng như bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các thông số cần xác định khi tiến hành XNGTSD
ST
T

Thông số cần xác định

Phạm Thị A


Phương
Phương
pháp
pháp bán
định tính
định
lượng

Phương pháp định
lượng
Định
Định lượng
lượng sử
không sử
dụng
dụng
đường
đường

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11

15

Độ đúng (Trueness)
Độ nhạy (Sensitivity)
+
Độ chọn lọc
+
(Selectibility)
Độ lặp lại
(Repeatability)
Độ tái lặp
(Reproducibility)
LOD* (Limit of
+
+
Detection)
LOQ* (Limit of
Quantitation)
Độ thu hồi
Độ tuyến tính
(Linearity)
Khoảng xác định
+
(Working range)
Độ không đảm bảo đo

(Uncertanty)
Các ký hiệu trong bảng được hiểu như sau:

Khoa Môi trường
chuẩn
+
+(1)

chuẩn
+
+(1)

+(1)

+(1)

+

+

+

+

+

-(2)

+


-(2)

+

-(2)

+

-

+

-(2)

+

+

+: Cần xác định
-: Không cần xác định
*: Không phải tính đối với chỉ tiêu đa lượng
(1): Không cần xác định khi sử dụng phương pháp tiêu chuẩn
(2): Tùy chọn
Việc lựa chọn các thông số xác nhận giá trị sử dụng tùy thuộc vào kỹ thuật áp
dụng trong phương pháp, yêu cầu của phương pháp, điều kiện và nguồn lực của
phòng thử nghiệm…Từng trường hợp cụ thể các thông số xác nhận có thể có sự
khác nhau.
1.2.3 Khái niệm các thông số cần xác nhận giá trị sử dụng
a) Khoảng tuyến tính và đường chuẩn
Khoảng tuyến tính của một phương pháp phân tích là khoảng nồng độ ở đó có

sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo được và nồng độ chất phân tích.
Khoảng làm việc của phương pháp phân tích là khoảng nồng độ giữa giới hạn
trên và giới hạn dưới của chất phân tích (bao gồm các giới hạn này), tại đó được
chứng minh là có thể xác định được bởi phương pháp nhất định với độ đúng, độ
chính xác và độ tuyến tính [3], [11].

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

16

Khoa Môi trường

Sau khi xác định khoảng tuyến tính cần xây dựng đường chuẩn và xác định hệ
số hồi quy tương quan. Trong phân tích thực tế, có thể xây dựng các đường chuẩn
ngắn, trùm lên vùng nồng độ trong mẫu, không nhất thiết phải lập đường chuẩn toàn
bộ khoảng tuyến tính. Nồng độ trong mẫu không được vượt ra ngoài giới hạn cao
nhất và thấp nhất của đường chuẩn và tốt nhất phải nằm ở vùng giữa đường chuẩn.

b) Giới hạn phát hiện (LOD)
Giới hạn phát hiện là nồng độ mà tại đó giá trị xác định được lớn hơn độ
không đảm bảo đo của phương pháp [11]. Là nồng độ thấp nhất của chất phân tích
trong mẫu có thể phát hiện được nhưng không nhất thiết xác định hàm lượng trong
điều kiện thí nghiệm. Có giới hạn phát hiện của thiết bị (IDL) và giới hạn phát hiện
của phương pháp (MDL). Là thông số đặc trưng cho độ nhạy của phương pháp
phân tích [3], [11].


c) Giới hạn xác định (LOQ)
Là nồng độ nồng độ thấp nhất của chất phân tích trong mẫu có thể định lượng
được với độ chụm và độ đúng chấp nhận được trong điều kiện tiến hành phân tích.
Có giới hạn định lượng của thiết bị (IQL) và giới hạn định lượng của phương pháp
(MQL) [3], [11].

d) Độ chính xác
Chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của kết quả thử nghiệm và giá trị
thực. Độ chính xác được biểu thị dưới dạng độ đúng và độ chụm [3], [11].

e) Độ chụm
Chỉ mức độ dao động của các kết quả thử nghiệm độc lập quanh giá trị trung
bình [11]. Độ chụm chỉ phụ thuộc vào sai số ngẫu nhiên và không liên quan đến giá
trị thực. Độ chụm là một khái niệm định tính và được biểu thị định lượng bằng độ
lệch chuẩn hay hệ số biến thiên. Độ chụm càng thấp thì độ lệch chuẩn hay hệ số
biến thiên càng lớn và ngược lại.

f) Độ đúng
Độ đúng của phương pháp là khái niệm chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung
bình của kết quả thực nghiệm và giá trị thực hoặc giá trị được chấp nhận là đúng
[11].

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


17


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Đối với đa số mẫu phân tích, giá trị thực không thể biết một cách chính xác,
tuy nhiên nó có thể có một giá trị quy chiếu được chấp nhận là đúng. Giống như độ
chụm, độ đúng là một khái niệm định tính và được lượng hóa bằng độ thu hồi khi
phân tích mẫu thêm chuẩn [3], [11].

g) Độ lặp lại
Cho cùng một nhân viên thực hiện việc phân tích một chỉ tiêu, xác định trên
cùng một mẫu thử đồng nhất, trên cùng một thiết bị, cùng phương pháp trong một
khoảng thời gian tương đối ngắn và đánh giá mức độ lặp lại các kết quả kiểm tra
[3], [11].

h) Độ tái lặp
Cho thực hiện trên các thiết bị khác nhau hoặc cho các nhân viên khác nhau
thực hiện cùng một phép thử nghiệm và đánh giá mức độ tái lặp các kết quả kiểm
tra [11].

i) Độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo đo của phép đo là thông số gắn với kết quả của phép đo,
thông số này đặc trưng cho mức độ phân tán của các giá trị có thể chấp nhận được
quy cho đại lượng đo của phép đo [11].
Quy trình thực hiện xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
Bước 1: Lựa chọn phương pháp áp dụng

 Phương pháp tiêu chuẩn hay phương pháp nội bộ.

Bước 2: Xác định các thông số của phương pháp cần xác nhận


 Việc lựa chọn các thông số cần xác nhận phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích áp dụng
trong phương pháp, điều kiện kỹ thuật cụ thể của PTN.

Bước 3: Lập kế hoạch xác nhận

 Kế hoạch xác nhận bao gồm thời gian, người thực hiện, chất cần phân tích, xác định
mục đích cần phải đạt (LOD, LOQ, độ đúng…), xác định các thí nghiệm phải thực
hiện [3].

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


18

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Bước 4: Tiến hành các phép thí nghiệm để xác nhận

Bước 5: Báo cáo kết quả xác nhận

 Trong báo cáo cần có các thông tin về tên người thực hiện, thời gian bắt đầu, thời
gian kết thúc, tóm tắt các phương pháp (nguyên lý, thiết bị, hóa chất, quy trình), các
kết quả (có diễn giải và nhận xét).
 Nếu
các tiêu và

chíCrôm
yêu cầu đều đạt, các thông số cần xác định đều xác định
Tổng
quantấtvềcảMangan
được thì kết luận phương pháp phù hợp áp dụng và trình lãnh đạo phê duyệt.

1.2.4 Giới thiệu chung về nguyên tố Mangan

Hình 1.1. Quy trình thực hiện xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
1.3

Tổng quan về Mangan và Crôm

1.3.1 Giới thiệu chung về nguyên tố Mangan
Trong tự nhiêm Mangan là nguyên tố khá phổ biến, chiếm 0,1% trong lượng
vỏ trái đất, Mangan có trong nước suối, nước hổ, nước biển và có trong cơ thể sống
của động thực vật và con người. Các khoáng vật chủ yếu của Mangan là quặng
piroluzit (MnO2), các quặng hosmanit (Mn3O4) và bonit (Mn2O3) cũng có giá trị lớn.
Lượng chứa Mangan tính theo thành phần phần trăm trong thạch quyển là
0,09%, trong đất là 0,085%, trong cơ thể sống là 0,01%.
Các hợp chất của Mangan được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tế
quốc dân, 90% Mangan được sử dụng để sản xuất thép và hợp kim.
Trong các đối tượng sinh học, Mangan đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở thực
vật. Mangan tham gia vào nhiều quá trình như hô hấp, quang hợp, tổng hợp
Clorophylhidrocacbon và vitamin C. Vì tham gia vào phản ứng men, nên Mangan
ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý, như tạo huyết, khả năng sinh trưởng của các
động vật.
Sự thiếu hụt của Mangan sẽ gây dị dạng, xương kém phát triển. Mangan đặc
biệt cần cho gia súc non đang lớn để chống suy dinh dưỡng. Gia cầm rất nhạy cảm


Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

19

Khoa Môi trường

khi thiếu Mangan, chúng sẽ mắc bệnh perozit (làm biến dạng xương chân và cánh).
Mangan không phải là tác nhân gây độc nguy hiểm, vì trong nhiều nguồn
nước, nồng độ của nó dao động từ 0,005- 1 mg/ml. Những hoạt động khai khoáng,
nhà máy sản xuất pin, đốt nhiên liệu hoá thạch là những nguồn cung cấp Mn vào
nước.
1.3.2
a.

Các phương pháp phân tích xác định Mangan trong môi trường nước

Phương pháp khối lượng [12]
Người ta xác định Mn bằng phương pháp khối lượng dựa trên sự kết tủa MnO 2
.MnS. Sau đó kết tủa được lọc, rửa sấy hoặc nung và cân.
Phương pháp này đơn giản, có độ chính xác cao nhưng chỉ phù hợp để phân
tích các chất có hàm lượng lớn bơn 0,1%, Mangan là một nguyên tố vi lượng, thì
phưong pháp này ít được sử dụng.
b.

Phương pháp phân tích thể tích [12]


Nguyên tắc chung của phương pháp này là chuẩn độ, như chuẩn độ phức chất,
chuẩn độ đo thế, chuẩn độ ampe, chuẩn độ oxy hoá khử... với các chỉ thị khác nhau.
Phương pháp này có độ chính xác cao nhưng không cho phép xác định lượng vết
các nguyên tố, thường dùng để xác định hàm lượng Mn(II) ≤ 0,1%. Sự xác định
Manganat(II) bằng phương pháp thể tích dựa vào sự oxy hoá Mn 2+ thành Mn7+
(peManganat MnO4) với cấc chất oxy hoá mạnh và chuẩn độ (MnO 4 ) bằng chất
khử.
Điểm tương đương trong phép chuẩn độ, là điểm chuyển từ màu đỏ tím của
peManganat (MnO4) sang không màu của Mn2+.
Dùng phương pháp chuẩn độ ngược lượng dư EDTA bằng dung dịch Mg(II)
với chỉ thị là của ETOO để xác định Mangan hoặc sử dụng dung dịch Zn(II). Phép
do chuẩn độ được tiến hành ở PH = 10 và thêm chất khử để ngăn cản Mn(n) bị oxy
hoá lên Mn(III), thực tế thường dùng axit ascoobic và hydrazinsunphat. Tuy nhiên
ở pH này khi lượng Mangan lớn sẽ tạo thành kết tủa Manganat(OH) 2, do đó phải
thêm ion tactrat vào làm chất tạo phức phụ để ngăn cản kết tủa.
Ngoài ra còn có thể xác định Mangan bằng cách chuẩn độ lượng dư EDTA

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

20

Khoa Môi trường

bằng dung dịch muối côban hổn hợp 50% - axeton . Tại điểm tương đương sẽ có sự

chuyển màu từ đỏ tím của chỉ thị erioCrômden T sang màu xanh biếc.
1.3.3

Giới thiệu chung về nguyên tố Crôm
Với đặc tính lý hoá (bền ở nhiệt độ cao, khó ôxi hoá, cứng và tạo màu tốt...)

nên nó ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tác hại của nó gây ra cũng càng nhiều,
kết quả nghiên cứu cho thấy Cr(Vl) dù chỉ là liều lượng nhỏ cũng là nguyên nhân
chính gây tác hại nghề nghiệp. Crôm là nguyên tố được xếp vào nhóm các nguyên
tố có khả năng gây ung thư. Crôm có thể tồn tại ở hai dạng hoá trị chính là +3 và
+6. Trong đó, Cr(VI) độc hơn Cr(III).
Crôm chủ yểu gây bệnh ngoài da: tất cả các ngành nghề mà các công việc phải
tiếp xúc, hít, thở,... với crôm hoặc hợp chất của crôm đều có thể xuất hiện các loại
bệnh ngoài da như loét da, loét thủng vành ngăn mũi, viêm da tiếp xúc,...
Crôm kích thích viêm mạc ngứa mũi, chảy nước mũi, nước mắt, niêm mạc bị
xưng đỏ và có thể gây xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi, đau
răng, tiêu hoá kém.
Những công việc có thể gây nhiễm độc Crôm, ví dụ: Luyện kim, sản xuất nến,
sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo, diêm, xi măng, đồ gốm, thuỷ tinh,
chế tạo ác quy, mạ kẽm, mạ điện và mạ Crôm.
Tóm lại, hàm lượng lớn ion kim loại nặng nói chung và Crôm, Mangan nói
riêng đều ảnh hưởng trực tiểp đến sức khoẻ con người. Chính vì vậy, việc xác định
hàm lượng Crôm và Mangan đều cần thiết để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn
nước. Từ đó, có biện pháp xử lí thích hợp, đảm bào cỏ nước sạch cho sinh hoạt và
làm trong sạch môi trường.
1.3.4
a.

Các phương pháp xác định Crôm trong môi trường nước
Phương pháp phân tích thể tích [12]

Đây là phương pháp cổ điển nhất đưọc dùng để xác định Crôm ở nồng độ cao

cỡ 10-2M. Trước hết Crôm cần được oxy hoá lên Crôm(VI) bằng persunlat trong
môi trường axit. Sau khi đuối hết chất oxy hoá dư. Crôm(VI) được chuẩn độ bằng
dung dịch Fe(II) vói chỉ thị là diphcnylamin trong sự có mặt của H3PO4. Thể thay

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

21

Khoa Môi trường

đổi màu của chất chỉ thị la E° =+76V.
Phản ứng chuấn độ là: Cr2O72-+ 6Fe2+ + 14H+ = 2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O
Nếu Crôm ở trạng thái Cr3+ thì chuyển thành Cr(VI) bằng chất oxy hoá mạnh
trong môi trường axit hay môi trường kiềm. Sau đó tiển hành chuẩn độ bằng chất
khử trong môi trường axit:
Cr3+ + S2O8 + H+ = Cr(VI) SO42Cr3+ + H2O2 + OH = CrO42- + H2O
b.

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử [12]
Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử dùng xác định lượng vết Cr trong

mẫu sinh học, nước tự nhiên. Giới hạn xác định của phương pháp này là 0,08ppm,
độ lệch chuẩn tương đối là 0,1 ÷ 0,15 phụ thuộc hàm lượng Cr trong mẫu. Với mẫu

nước sông, hồ độ lệch chuẩn tương đối của việc xác định Cr(III) là 0,05 ÷ 0,2mg Cr
trong 100ml tương ứng là 2,45 và 5,6.

1.4 Phương pháp xác định Mangan và Crôm trong nước bằng quang phổ
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS)
1.4.1 Phương pháp xác định Mangan trong mẫu nước bằng phổ hấp thụ
nguyên tử ngọn lửa
a) Mục đích
Hướng dẫn phương pháp xác định Mangan bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử
ngọn lửa.
b) Tài liệu viện dẫn
Standard methods for the examination of water and wastewater, 22 nd Edition,
SMEWW 3111.B:2012 [2].
c) Nguyên tắc
Hút các phần mẫu thử đã lọc và đã axit hoá (hoặc mẫu pha loãng) vào ngọn
lửa của phổ kế hấp thụ nguyên tử.
Xác định trực tiếp nồng độ của mỗi nguyên tố, hoặc là từ độ hấp thu đặc trưng
của mỗi nguyên tố dùng phổ kế được gắn với hệ thống điều chỉnh nền liên tục, hoặc

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


22

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường


nếu không có hệ thống như vậy, tiến hành xác định sau khi đã điều chỉnh độ hấp thu
không đặc trưng. Các bước sóng lần lượt của các kim loại Mn là 279.48 nm [1].

d) Lấy mẫu và bảo quản mẫu [5], [8]
Phương pháp lấy mẫu: mẫu được lấy theo TCVN 5999:1995, Chất lượng nước
– Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
Phương pháp bảo quản mẫu: TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước – Lấy mẫu
– Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

e) Phân tích
-

Thiết bị cài đặt: theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết nối bộ phản ứng trong với bộ
phụ trợ khí làm sạch được điều chỉnh bằng đồng hồ lưu lượng. Dung dịch pha loãng

-

Mn trực tiếp được đưa vào ngọn lửa để nhận tín hiệu nguyên tử hóa mẫu dễ dàng.
Lập đường chuẩn:
Mẫu trắng (HCl 2%)
Dải đường chuẩn Mn nồng độ 0,05; 0,1; 0,5; ;1; 2; 5 mg /l. Sau đó đem đo quang ở

-

bước sóng bằng 279.48 nm.
Xử lý mẫu: hút 40 ml mẫu cho vào bình đựng phá mẫu, sau đó thêm 4 ml HNO 3

-

đặc. Phá mẫu bằng lò vi sóng theo phương pháp US EPA 3015 [13].

Xác định Mn sử dụng thiết bị Perkin Elmer 900T – Flame để phân tích. Đo đường

-

chuẩn và đo mẫu theo chương trình.
f) Tính kết quả
C (mg/l) = (A – B)* pha loãng

(2.1)

Trong đó: A là kết quả máy (mg/l)
B là kết quả mẫu trắng (mg/l)

1.4.2 Phương pháp xác định Crôm trong mẫu nước bằng phổ hấp thụ nguyên tử
(TCVN 6222:1996)

a) Mục đích
Hướng dẫn phương pháp xác định Crôm tổng trong môi trường nước bằng
quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
b) Nguyên tắc
Hút mẫu vào bộ phận nguyên tử hóa ngọn lửa của thiết bị quang phổ hấp thu
nguyên tử. Xác định nồng độ trực tiếp của Cr bằng phương pháp đường chuẩn (dựa

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


23


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

vào mối tương quan giữa độ hấp thu thu được qua thiết bị quang phổ hấp thu
nguyên tử với nồng độ của Cr – Định luật Lambert Beer) [1].
Xác định trực tiếp nồng độ của mỗi nguyên tố, hoặc là từ độ hấp thu đặc trưng
của mỗi nguyên tố dùng phổ kế được gắn với hệ thống điều chỉnh nền liên tục, hoặc
nếu không có hệ thống như vậy, tiến hành xác định sau khi đã điều chỉnh độ hấp thu
không đặc trưng. Bước sóng của Cr là 357,87nm.

c) Các yếu tố ảnh hưởng
-

Natri, Kali, Sulfat, Clorua > 9000 mg/L, Canxi và Magie, sắt > 4000 mg/L, Nitrat >

2000 mg/L sẽ gây nhiễu cho phương pháp.
d) Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Phương pháp lấy mẫu: mẫu được lấy theo TCVN 5999:1995, Chất lượng nước
– Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
Phương pháp bảo quản mẫu: TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước – Lấy mẫu
– Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

e) Phân tích
-

Thiết bị cài đặt: theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết nối bộ phản ứng trong với bộ
phụ trợ khí làm sạch được điều chỉnh bằng đồng hồ lưu lượng. Dung dịch pha loãng

-


Cr trực tiếp được đưa vào ngọn lửa để nhận tín hiệu nguyên tử hóa mẫu dễ dàng.
Lập đường chuẩn:
Mẫu trắng (HCl 2%)
Dải đường chuẩn Cr nồng độ 0,05; 0,1; 0,5; 1; 2 mg Cr/l.
Xử lý mẫu: hút 40 ml mẫu vào bình phá, thêm 4 ml HNO 3 đặc, sau đó phá mẫu

-

bằng lò vi sóng theo phương pháp US EPA 3015 [13].
Xác định Cr tổng sử dụng thiết bị Perkin Elmer 900T – Flame để phân tích. Đo

-

-

đường chuẩn và đo mẫu theo chương trình.
f) Tính kết quả theo công thức
C (mg/l) = (A – B)* pha loãng

(2.2)

Trong đó: A là kết quả máy (mg/l)
B là kết quả mẫu trắng (mg/l)

1.4.3

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM



24

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM
2.1

Đánh giá điều kiện cơ bản của phòng thí nghiệm

Tên phương pháp: Xác định Crôm tổng, Mangan trong mẫu nước bằng phương
pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F – AAS).
Phương pháp tiêu chuẩn

 Số hiệu phương pháp:- TCVN 6222:1996

- SMEWW 3111.B:2012.
Phương pháp không tiêu chuẩn 
Tiêu chuẩn tham chiếu:

- TCVN 6222:1996 - Xác định Crôm tổng trong nước bằng phương pháp quang phổ
-

hấp thụ nguyên tử.
SMEWW 3111.B:2012 - Standard methods for the examination of water and
wastewater, 22nd Edition.
Bảng 2.1. Đánh giá điều kiện cơ bản của phương pháp phân tích Crôm tổng và

Mangan
T
T

1

Nội dung

Nhân lực

Yêu cầu của phương
pháp
Có kỹ năng chuyên môn,
nắm vững các nội quy,
quy trình thí nghiệm, quy
trình thao tác thiết bị
Dung dịch Cr chuẩn gốc
Dung dịch Mn chuẩn gốc

2

Hóa chất

Dung dịch HCl đặc
Axit nitric đặc (67%)

3

Môi
trường


Phạm Thị A

Kiểm soát môi trường thử
nghiệm không bị nhiễm
bẩn
Kiếm soát độ ẩm, nhiệt

Phù
hợp/
sẵn có

Chưa phù
hợp/cần bổ
sung

Chi
phí

Ghi
chú

x

x

(Merk)

x


(Merk)

x

(Merk)

x

(Merk)

x
x

Lớp ĐH1KM


Đồ án tốt nghiệp

4

25

độ, áp suất phòng thử
nghiệm
Phòng thử nghiệm đảm
bảo hệ thống điện, nước,
có hệ thống cảnh báo
cháy nổ…
Phòng thử nghiệm chia
thành các khu vực ngăn

cách thích hợp
Tủ lạnh bảo quản mẫu
Máy cất nước hai lần
Thiết bị,
Máy phá mẫu
Dụng cụ
Máy quang phổ hấp thụ
nguyên tử AAS

Khoa Môi trường

x

x
x
x
x
x

2.2 Dụng cụ, thiết bị
2.2.1 Dụng cụ
- Pipet loại thẳng loại: 1ml, 2ml
- Giá để dụng cụ
- Bình định mức 25ml, 50ml, 100ml và 1000ml
- Cốc thủy tinh 250ml có mỏ
- Auto pipet loại: (5-50µl) và (100-1000µl)
- Đầu côn: 50µl và 1ml
- Bình tam giác, bình tia nước cất
- Quả bóp
- Giấy lọc và phễu lọc

- Tất cả các dụng cụ thủy tinh đều phải được rửa với axit HNO3 và trang kỹ với nước
cất hai lần.

Phạm Thị A

Lớp ĐH1KM


×