Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUY HOẠCH VÀ PHÂN BỔ NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN NƢỚC
***

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

QUY HOẠCH VÀ PHÂN BỔ NGUYÊN NƢỚC

Biên soạn: ThS Hoàng Thị Nguyệt Minh
ThS. Trần Ngọc Huân Trần Ngọc Huân

HÀ NỘI – 2015


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
Lời nói đầu
Nhóm tác giả hy vọng nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các em
sinh viên để tập bài giảng sớm trở thành cuốn giáo trình chính thức!

2


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN QUY HOẠCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƢỚC ....... 7
1.1. Tổng quan về tài nguyên nƣớc và hiện trạng sử dụng nguồn nƣớc...................... 7
1.1.1. Tổng quan tài nguyên nƣớc ........................................................................... 7
1.1.1.1. Tài nguyên nƣớc trên Thế giới ............................................................... 7
1.1.1.2. Tài nguyên nƣớc Việt Nam ..................................................................21
1.1.2. Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nƣớc ở Việt Nam .............................. 29
1.1.2.1. Khai thác sử dụng nguồn nƣớc mặt ...................................................... 29


1.1.2.2. Khai thác sử dụng nguồn nƣớc dƣới đất............................................... 34
1.2. Hệ thống Tài nguyên nƣớc ................................................................................. 34
1.2.1. Định nghĩa hệ thống Tài nguyên nƣớc ........................................................ 34
1.2.1.1. Định nghĩa hệ thống ............................................................................. 34
1.2.1.2. Định nghĩa hệ thống trong Tài nguyên nƣớc (Dooge, 1973) ............... 35
1.2.1.3. Sơ đồ hóa hệ thống tài nguyên nƣớc .................................................... 35
1.2.2. Đặc trƣng và đặc điểm hệ thống TNN ......................................................... 35
1.2.2.1. Đặc trƣng hệ thống TNN ...................................................................... 35
1.2.2.2. Đặc điểm hệ thống TNN ....................................................................... 35
1.2.3. Phân loại hệ thống TNN .............................................................................. 36
1.2.4 Các thành phần hệ thống TNN ..................................................................... 37
1.3. Quy hoạch HTTNN ............................................................................................ 38
1.3.1. Khái niệm quy hoạch HTTNN .................................................................... 38
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch và quản lý tài nguyên nƣớc ................. 39
1.3.2.1. Mục tiêu (22, QH QL NN, HVK)......................................................... 39
1.3.3. Các bài toán quy hoạch HTTNN (NĐ 120/2008 CP)..................................39
1.3.3.1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phân bổ tài nguyên nƣớc trong lƣu
vực sông ............................................................................................................. 39
1.3.3.2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ tài nguyên nƣớc lƣu vực sông
........................................................................................................................... 40
1.3.3.3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả
tác hại do nƣớc gây ra trong lƣu vực sông. ....................................................... 41
1.3.3.4. Những nội dung cơ bản của bài toán Quy hoạch Tài nguyên nƣớc ..... 41
3


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
1.3.4. Cách tiếp cận trong quy hoạch HTTNN ...................................................... 48
1.3.5. Các yếu tốt trong quy hoạch HTTNN ......................................................... 49
1.3.5.1. Yếu tố kỹ thuật ..................................................................................... 49

1.3.5.2. Yếu tố kinh tế ....................................................................................... 49
1.3.5.3. Yếu tố thể chế ....................................................................................... 50
1.3.6. Quy mô quy hoạch HTTNN ........................................................................ 50
1.3.6.1. Quy hoạch theo mục đích ..................................................................... 50
1.3.6.2. Quy hoạch theo ngành .......................................................................... 50
1.3.6.3. Quy hoạch theo không gian ..................................................................51
1.3.6.3. Quy hoạch theo thời gian ...................................................................... 52
1.3.7. Các bƣớc quy hoạch HTTNN ...................................................................... 52
1.3.7. 1. Kiểm kê đánh giá tài nguyên nƣớc ...................................................... 52
1.3.7. 2. Xác định những yêu cầu về nƣớc ........................................................ 52
1.3.7.3. Hoạch định chiến lƣợc và phƣơng án khai thác nguồn nƣớc ............... 53
1.3.7.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá quy hoạch ..................................53
1.3.7. 5. Mô hình hoá hệ thống nguồn nƣớc ...................................................... 54
1.3.7.6. Phân tích đánh giá các phƣơng án quy hoạch ...................................... 54
1.3.7.7. Quyết định ............................................................................................ 55
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG TÀI NGUYÊN NƢỚC ............................................................................... 56
2.1. Nhiệm vụ và nội dung phân tích kinh tế trong QHHTTNN ........................... 56
2.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 56
2.2.1. Khái niệm chung về kinh tế ......................................................................... 56
2.2.2. Khái niệm về phân tích tài chính và phân tích kinh tế ................................ 57
2.2.2.1. Phân tích tài chính ................................................................................ 58
2.2.2.2 Phân tích kinh tế .................................................................................... 58
2.2.3. Khái niệm về chi phí và lợi ích .................................................................... 59
2.2.3.1. Theo quan điểm tài chính ..................................................................... 59
2.2.3.2. Theo quan điểm kinh tế ........................................................................ 59
2.2.3.3. Ví dụ ..................................................................................................... 60

4



Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
2.2.4. Giá trị và giá cả ............................................................................................ 61
2.3. Nhân tố triết khấu ............................................................................................... 62
2.3.1. Giá trị tiền tệ theo thời gian ......................................................................... 62
2.3.2. Sơ đồ dòng tiền tệ ........................................................................................ 64
2.3.3. Nhân tố triết khấu ........................................................................................ 65
2.4. Phân tích chi phí lợi ích ...................................................................................... 67
2.4.1. Phƣơng pháp giá trị hiện tại thuần ............................................................... 68
2.4.2. Phƣơng pháp giá trị tƣơng lai thuần (Net Future Worth Method) .............. 69
2.4.3. Phƣơng pháp giá trị hàng năm thuần (Net Annual Worth Method) ............ 70
2.4.4. Phƣơng pháp chỉ số nội hoàn....................................................................... 71
2.4.5. Phƣơng pháp tỷ số lợi ích – chi phí (Cost – Benefit Ratio) ........................ 72
3.4 Giá nƣớc và định giá nƣớc................................................................................... 73
CHƢƠNG 3 MÔ HÌNH HOÁ TRONG QUY HOẠCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN
NƢỚC ............................................................................................................................ 74
3.1. Vai trò của mô hình và kỹ thuật phân tích HTTNN ........................................... 74
3.2. Mô hình hóa HTTNN ......................................................................................... 77
3.2.1. Thách thức hệ thống TNN ........................................................................... 77
3.2.1.1. Các thách thức với các nhà quy hoạch và quản lý................................ 77
3.2.1.2. Các thách thức với mô hình ..................................................................79
3.2.1.3. Những thách thức của việc ứng dụng mô hình trong thực tiễn ............ 81
3.2.2. Các bƣớc ứng dụng mô hình hệ thống Tài nguyên nƣớc ............................ 82
3.2.2.1. Lựa chọn mô hình ................................................................................. 83
3.2.2.2. Thu thập, phân tích và chỉnh lý số liệu đầu vào. ..................................83
3.2.2.3. Hiệu chỉnh mô hình .............................................................................. 83
3.2.2.4. Kiểm định mô hình ............................................................................... 85
3.2.2.5. Mô phỏng mô hình ............................................................................... 85
3.3. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) ..................................................................85
3.3.1. Mô hình chia sẻ tâm nhìn ............................................................................ 85

3.3.2. Hệ thống mô hình mở .................................................................................. 89
3.3.3. Ví dụ hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho việc quản lý lũ. ............................ 89

5


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
CHƢƠNG 4: VÍ DỤ NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN
NƢỚC ............................................................................................................................ 94
4.1. Đánh giá hiệu quả phân bổ Tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Sê San xét đến bối
cảnh biến đổi khí hậu" ............................................................................................... 94
4.1.1. Giới thiệu bài toán, tổng quan lƣu vực nghiên cứu ..................................... 94
4.1.2. Tính toán Tài nguyên nƣớc.......................................................................... 94
4.1.3. Tính toán nhu cầu sử dụng nƣớc .................................................................94
4.1.4. Quy hoạch phân bổ Tài nguyên nƣớc .......................................................... 94
4.1.5. Đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn nƣớc ...................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95

6


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN QUY HOẠCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƢỚC
1.1. Tổng quan về tài nguyên nƣớc và hiện trạng sử dụng nguồn nƣớc.
1.1.1. Tổng quan tài nguyên nƣớc
1.1.1.1. Tài nguyên nước trên Thế giới
a. Các số liệu về lượng nước trên trái đất [7]
Rất khó có kết quả chính xác về lƣợng nƣớc có trên trái đất, nhƣng qua nhiều kết
quả khảo sát, tính toán và suy diễn cho ta con số tổng lƣợng nƣớc có trên hành tinh
này ƣớc chừng 1,4 - 1,8 tỷ km3 nƣớc. Khối lƣợng nƣớc này chiếm chừng 1% khối

lƣợng trái đất, nếu đem rãi đều trên toàn bộ bề mặt địa cầu ta sẽ đƣợc một lớp nƣớc
dày vào khoảng 4.000 m và nếu đem chia đều cho mỗi đầu ngƣời hiện nay trên trái đất
(trên 6 tỷ ngƣời) thì bình quân sẽ đƣợc xấp xỉ 30 triệu m3 nƣớc/ ngƣời. Các số liệu
dƣới đây là các số liệu khái quát, số liệu về sự phân phối nƣớc trên trái đất lúc nào
cũng biến động do trái đất luôn luôn vận động làm các điều kiện khí hậu nhƣ nhiệt độ,
bức xạ, bốc thoát hơi, gió… thay đổi làm lƣợng nƣớc thay đổi.
Hình 1.1 và Hình 1.2 cho thấy sự phân phối nƣớc trên trái đất theo chiều dày lớp
nƣớc trong chu trình thủy văn. Các Bảng 1.1, Bảng 1.2 là các số liệu cho sự phân nƣớc
trên trái đất, trên lục địa và đại dƣơng.

Hình 1.1. Minh họa chiều dày lớp nƣớc trong chu trình thủy văn

7


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội

Hình 1.2. Nƣớc trên trái đất (Gleick, P. H., 1996)
Bảng 1.1. Ứớc tính phân bố nƣớc toàn cầu
Thể tích nƣớc
tính bằng km3

Phần trăm của
nƣớc ngọt

Phần trăm của
tổng lƣợng
nƣớc

1.338.000.000


--

96,5

Đỉnh núi băng, sông băng, và
vùng tuyết phủ vĩnh cửu

24.064.000

68,7

1,74

Nƣớc ngầm

23.400.000

--

1,7

+ Ngọt

10.530.000

30,1

0,76


+ Mặn

12.870.000

--

0,94

Độ ẩm đất

16.500

0,05

0,001

Băng chìm và băng tồn tại vĩnh
cửu

300.000

0,86

0,022

Các hồ

176.400

--


0,013

+ Ngọt

91.000

0,26

0,007

Nguồn nƣớc

Đại dƣơng, biển, và vịnh

8


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
Thể tích nƣớc
tính bằng km3

Phần trăm của
nƣớc ngọt

Phần trăm của
tổng lƣợng
nƣớc

+ Mặn


85.400

--

0,006

Khí quyển

12.900

0,04

0,001

Nƣớc đầm lầy

11.470

0,03

0,0008

Sông

2.120

0,006

0,0002


Nƣớc sinh học

1.120

0,003

0,0001

Nguồn nƣớc

Tổng số

1.386.000.000

100

Nguồn: Gleick, P. H., 1996: Tài nguyên nƣớc: Bách khoa từ điển về khí hậu và thời tiết,
S.H Scheneide, Nhà xuất bản Đại học OXford, New york, quyển 2, trang 817 - 823.

Hình 1.3. Lƣợng mƣa biến đổi theo không gian và thời gian
Nguồn: />Nhận xét phân phối nước trong thiên nhiên:
1. Lƣợng nƣớc trên trái đất tập trung chủ yếu ở đại dƣơng và biển cả, chiếm đến
96.5% tổng lƣợng nƣớc trên trái đất.

9


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
2. Đa số lƣợng là nƣớc mặn không sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

và công nghiệp đƣợc. Nƣớc mặn có thể gây nghộ độc muối cho cơ thể sinh vật và gây
ăn mòn các thiết bị kim loại trong công nghiệp.
3. Lƣợng nƣớc ngọt ở trong lòng đất và băng hà ở 2 cực là lƣợng nƣớc ngọt khá tinh
khiết, chiếm trên 1.74 % tổng lƣợng nƣớc trên trái đất, tuy nhiên do xa nơi ở của loài
ngƣời, vị trí thiên nhiên khắc nghiệt nên chi phí khai thác rất lớn.
4. Lƣợng nƣớc mƣa phân phối trên trái đất không đều và không hợp lý. Tùy theo vị
trí địa lý và biến động thời tiết, có nơi mƣa quá nhiều gây lũ lụt, có nơi khô kiệt, hạn
hán kéo dài.
Bảng 1.2. Phân phối lƣợng nƣớc ngọt trên lục địa (theo Livovich, 1973)
Chảy tràn
Diện tích

Lƣợng mƣa

Bốc hơi

Lục địa

Tổng số

Chảy ngầm

Triệu km2

mm

km3

mm


km3

mm

km3

mm

km3

Châu Âu

9.8

734

7165

319

3110

109

1065

415

4055


Châu Á

45.0

726

32690

293

13190

76

3410

433

19500

Châu Phi

30.3

686

20780

139


4225

48

1465

547

16555

Bắc Mỹ

20.7

670

13910

287

5960

84

1740

383

7950


Nam Mỹ

17.8

1648

29355

583

10380

210

3740

1065 18975

Châu Úc

8.7

736

6405

226

1965


54

465

510

4440

Liên Xô

22.4

500

10960

198

4350

46

1020

300

6610

Tổng


132.3

834

110305

294

38830

90

11885

540

71468

b. Vấn đề sử dụng tài nguyên nước trên thế giới
Con ngƣời chỉ mới khai thác đƣợc 0.017 % lƣợng nƣớc có trên địa cầu. Theo số liệu
báo động của Liên hiệp quốc, hiện nay có trên 50 quốc gia trên thế giới đang lâm vào
cảnh thiếu nƣớc, đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng Châu Phi, vùng Trung Đông, vùng
Trung Á, Châu Úc và cả ở các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Nhật, Đức,
Singapore... Lịch sử thế giới cũng đã ghi nhận có các cuộc xung đột giữa một số nƣớc
cũng nhƣ lãnh thổ vì muốn tranh giành nguồn nƣớc. Mỗi ngày trên thế giới cũng có
10


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
hàng trăm ngƣời chết vì những nguyên nhân liên quan đến nƣớc nhƣ đói, khát, dịch

bệnh...
Khi con ngƣời bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở
miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lƣu vực các con sông lớn. Lúc đầu cƣ dân còn ít và
nƣớc thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài
thì cũng chỉ cần chuyển cƣ không xa lắm là tìm đƣợc nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy,
nƣớc đƣợc xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ nhƣ thế qua một thời gian dài, vấn đề
nƣớc chƣa có gì là quan trọng. [5]
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng
ngày càng phát triển nhƣ vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời, từng dòng
ngƣời từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hƣớng này vẫn còn tiếp tục
cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cƣ quá đông đúc, tình
trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nƣớc càng ngày càng trở nên nan giải. [5]

Hình 1.4. Hai công nhân đang đổ chất thải vệ sinh từ nhà máy ra một con suối ở
khu ổ chuột Korogocho, Nairobi, Kenya. Đây có lẽ là một trong những nguồn
gây ra cái chết cho 1,5 triệu trẻ em hàng năm do bệnh ký sinh từ ô nhiễm nguồn
nƣớc
Nhu cầu nƣớc càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông
nghiệp và sự nâng cao mức sống của con ngƣời. Theo sự ƣớc tính, bình quân trên toàn
thế giới có chừng khoảng 40% lƣợng nƣớc cung cấp đƣợc sử dụng cho công nghiệp,
50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nƣớc sử dụng lại thay

11


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nƣớc
đƣợc sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và
giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung Quốc thì 7% nƣớc đƣợc dùng cho công nghiệp, 87%
cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. (Chiras, 1991).

Nhu cầu về nƣớc trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công
nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nƣớc, đặc biệt đối với một số ngành
sản xuất nhƣ chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản
xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lƣợng nƣớc sử dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần
1.700 lít nƣớc để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nƣớc để lọc một
thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nƣớc để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn
thép, cần 2.000.000 lít nƣớc để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Theo đà phát triển của
nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nƣớc sử
dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm
1900. Phần nƣớc tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 2% tổng lƣợng nƣớc tiêu hao không hoàn lại và lƣợng nƣớc còn lại sau khi đã sử dụng
đƣợc quay về sông hồ dƣới dạng nƣớc thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm (Cao
Liêm, Trần đức Viên - 1990).
Nhu cầu về nƣớc trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp nhƣ
sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lƣợng nƣớc
ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tƣơng lai do thâm canh nông nghiệp
mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm đi khoảng 700
km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nƣớc đƣợc thỏa mãn nhờ mƣa ở vùng có khí hậu ẩm,
nhƣng cũng thƣờng đƣợc bổ sung bởi nƣớc sông hoặc nƣớc ngầm bằng biện pháp thủy
lợi nhất là vào mùa khô. Ngƣời ta ƣớc tính đƣợc mối quan hệ giữa lƣợng nƣớc sử dụng
với lƣợng sản phẩm thu đƣợc trong quá trình canh tác nhƣ sau: để sản xuất 1 tấn lúa
mì cần đến 1.500 tấn nƣớc, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nƣớc và 1 tấn bông vải cần đến
10.000 tấn nƣớc. Sở dĩ cần số lƣợng lớn nƣớc nhƣ vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của
quá trình thoát hơi nƣớc của cây, sự bốc hơi nƣớc của lớp nƣớc mặt trên đồng ruộng,
sự trực di của nƣớc xuống các lớp đất bên dƣới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản
phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nƣớc trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên
tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nƣớc trên toàn thế giới.
Nhu cầu về nƣớc Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ƣớc tính thì các cƣ dân sinh sống
kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nƣớc/ ngƣời/ ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã
hội loài ngƣời ngày càng cao nên nhu cầu về nƣớc sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng
tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nƣớc sinh hoạt tăng gấp hàng chục

đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ƣớc tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nƣớc

12


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu
nƣớc trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990).
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nƣớc trong các hoạt động khác của con
ngƣời nhƣ giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời nhƣ đua thuyền, trƣợt ván, bơi lội ...
nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
c. Các vấn đề quy hoạch phân bổ tài nguyên nước của một số lưu vực lớn trên thế
giới:
Quản lý tài nguyên nƣớc chắc chắn yêu cầu những kiến thức mang tính khoa học và
công nghệ, dù ít nhƣng khá quan trọng nhƣ vấn đề mâu thuân liên quan đến đa thể chế,
xã hội hoặc chính trị giữa những nhà quy hoạch và quản lý về tài nguyên nƣớc. Một số
ví dụ nghiên cứu cụ thể dƣới đây sẽ minh chứng cho những vấn đề trên:
 Xây dựng đập trên dòng chính sông Mê Kong [3]
Sông Mê Kong (Hình 1.5) có chiều dài khoảng 4,200 Km chảy qua các Đông Nam
Á và đổ ra Biển Đông của Việt Nam, qua Tây Tạng, Myanma, Thái Lan, Cam pu chia,
Lào và Việt Nam. Sự phát triển của lƣu vực sông Mê Kong bị trì trệ trải qua hàng thập
kỷ do ảnh hƣởng của mâu thuẫn giai cấp, tranh giành sắc tộc giữa các vùng với nhau,
thực vậy vùng Mê Kong đã làm thay đổi lịch sử thể giới. Ngày nay những mâu thuẫn
đã giảm bớt căng thăng, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trở nên có hiệu quả trong việc phát
triển tài nguyên thiên nhiên để cải thiện các ngành: chăn nuôi thủy sản, nông nghiệp,
thủy điện, du lịch, giải trí và giao thông thủy. Lợi ích tiềm năng có thể nhận thấy ở đây
tuy nhiên có những rủi ro về môi trƣờng và sinh thái có thể ảnh hƣởng lâu dài đến khu
vực.
Trong vài tháng màu cạn trong năm do lƣợng mƣa sông Mê Kong giảm mạnh. Độ
mặn có thể xâm nhập (xuyên qua) vào sâu trong đất liền đến tận 500 Km, Ở những

tháng khác dòng chảy có thể lên tới gấp 30 lần dòng chảy nhỏ nhất, gây nên nƣớc
trong sông chảy vào vùng ngập nƣớc và ngập khoảng 12,000 km2 rừng và lúa màu ở
vùng Đồng Bằng sông Cửa Long –Việt Nam. Tonle Sap, hệ sinh thái của một hồ lớn ở
Campuchia, phụ thuộc vào lƣợng nƣớc trao đổi ra vào hồ trong các thời kỳ khác nhau.
Trong khi áp đặt rủi ro khoảng 50 triệu dân của vùng ngập lụt sông Mê Kong, ở đó
có những lợi ích khác nhau. Nƣớc lớn lắng đọng phù sa giầu chất dinh dƣỡng trên nền
đất thấp, do vậy vùng đất bạc màu vận chuyển và lây lan phân bón trên đồng ruộng.
Ngoài ra hồ nông cung cấp cho dân cƣ khoảng 90% lƣợng cá trên lƣu vực sông Mê
Kong. Tổng sản lƣợng cá trên nửa triệu tấn mỗi năm.

13


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội

Hình 1.5. Hạ lƣu sông Mê Kông
Sông Mê Kong là một trong số ít sông vẫn còn giữ đƣợc cân bằng với cuộc sống
xung quanh. Điều gì sẽ xẩy ra xã hội… và đối với môi trƣờng tự nhiên nếu kế hoạch
xây dựng những con đập lớn ngăn sông trên dòng sông chính sông Mê Kông đƣợc
thực hiện. Dựa vào kế hoạch vận hành, quản lý của hộ, chúng có thể làm gián đoạn
(disrupts) chu kỳ sinh sản, môi trƣờng sống và thói quen của thủy sinh trên sông. Làm
tăng xói mòn phía hạ du ảnh hƣởng từ những hồ chứa lớn, đây cũng là vấn đề cần phải
giải quyết. Hơn nữa những tác động bất lợi cần đƣợc sơ tán và thiết lập lại hàng ngàn
hộ dân phía sau đập. Làm thế nào họ có thiết lập lại? Và mất bao lâu để họ thay
đổi/điều chỉnh với những điều kiện sản xuất mới.
Có những kiến nghị và kế hoạch xây dựng một số đập làm thủy điện ở Lào có thể
phá hủy khoảng 3,000 km2 đất bỏ hoang. Nhiều động vật hoang dã nhƣ: voi, mèo rừng
và những loại động vật quý kiếm khác nên đƣợc bảo vệ nếu không chúng sẽ trở nên
nguy hiểm.
 Chia sẻ nguồn nước của lưu vực sông Jordan: Đó có phải là 1 cách?[3]


14


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
Với dân số phát triển khoảng 12 triệu ngƣời và tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở
sông Jordan (Hình 1.6) đã để lại nhu cầu sử dụng nƣớc ngày càng tăng, tình trạng khan
hiếm nguồn nƣớc ngọt. Cho dù 1 rộng vùng khô cằn nhận ít hơn 250 mm lƣợng mƣa
mỗi năm, tổng lƣợng sử dụng nƣớc cho hoạt động nông nghiệp và kinh tế tăng đều.

Hình 1.6. Bản đồ sông Jordan nằm giữa Israel và Jordan
Sự kết hợp phân chia nƣớc giữa các hộ sử dụng nƣớc ven sông đã thay đổi dòng sông,
chất lƣợng nƣớc giảm đi khi mà có một ít …. Hơn lƣợng nƣớc thải tích đọng. Với 1.3
triệu m3 nƣớc đổ vào Biển Chết những năm 1950, và hiện nay chỉ còn là một lƣợng
nhỏ. Hàng năm dòng chảy phía hạ hồ Tiberias (đƣợc gọi là Biển Galilee hay hồ
Kinneret) là 60 triệu m3 khoảng 10% dòng chảy tự nhiên so với trƣớc. Hầu hết là nƣớc
mặn và nƣớc thải. Dòng chảy sau đó nối lại bởi những cái gì còn lại ở Yarmouk, bởi
một số dòng chảy hồi quy và lƣợng nƣớc mùa đông, them vào đó toongrr lƣợng dòng
chảy hàng năm khoảng 200 – 300 triệu m3. Lƣợng nƣớc này chƣa phù hợp đối với nhu
cầu tƣới về số lƣợng và chất lƣợng, cũng không đảm bảo cung cấp cho dòng chảy tự
nhiên. Nƣớc mặn trên sông Jordan vào sâu trong đất liền khoảng 2‰ tại vị trí xa nhất,
điều này không phù hợp tƣới cho cây trồng. Đối với năm lũ nƣớc ngọt xả xuống hạ du
sông Jordan Valley.
Kết quả là làm tăng áp lực về nguồn nƣớc ngọt, làm suy giảm vùng đầm lầy. điều này
quan trọng đối với điều tiết lũ và xói mòn đất. Hoạt động nông nghiệp mở rộng, vùng
đầm lầy trở nên khô hạn, và sông, tầng chứa nƣớc, hồ và nhƣng con suối nhỏ trở nên ô
nhiễm với dòng chảy gồm chất phú dƣỡng và thuốc trừ sâu. Đảo ngƣợc tình hình này

15



Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
bắng cách bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên là điều cần thiết cho nguồn nƣớc ngọt của vùng
trong tƣơng lai.
Để đảm bảo cung cấp đủ số lƣợng, chất lƣợng cho thế hệ mai sau, thì chính
quyền các nƣớc Israel, Jordan và Palestin sẽ phải làm việc với nhau để bảo vệ hệ sinh
thái thủy sinh (Hội đồng nghiên cứu Quốc Gia, 1999). Nếu không hệ sinh thái thủy
sinh, sẽ là rất khó và tốn kém để đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc cấp. Vai trò của hệ
sinh thái trong việc duy trì nguồn nƣớc phần lớn không đƣợc khu vực chú ý tới trong
bối cảnh hiện nay. Thảm phủ thực vật có chức năng điều tiết dòng chảy lũ, lọc các chất
ô nhiễm trong nƣớc và giảm xói mòn và lƣợng trầm tích vào trong nguồn nƣớc cấp.
Những dòng sông có thể hòa tan lƣợng nƣớc thải, hồ chứa làm sạch nƣớc và lƣợng mặt
cung cấp cho môi trƣờng sống nhƣ là cây trồng và động vật.
Lƣu vực sông Jordan, giống nhƣ hầu hết các lƣu vực sông khác, nên đánh giá
và quản lý toàn bộ để cấp phép đánh giá toàn diện ảnh hƣởng của phƣơng án quản lý
nƣớc ở đầm lầy, hồ, vùng hạ du và vùng biển Chết. Tác hại cho hệ sinh thái và sự biến
mất của động vật và loại cây quý, nên đƣợc cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng phát triển
trong khu vực và việc phải tìm kiếm một nguồn nƣớc khác. Ví dụ, dự án chuyển nƣớc
của một con sông lớn đến vùng khô hạn đẫ tạo thúc đẩy canh tác thâm canh vả phát
triển đô thị, nhƣng nguồn nƣớc của cong sông đã trở nên cạn kiệt và ô nhiễm nguồn
nƣớc. Cố gắng để đáp ứng nhƣ cầu hiện tại bằng khai tận dụng khai thác nguồn nƣớc
mặt, nƣớc dƣới đất có thể dẫn đến suy thoái dòng chảy môi trƣờng và cạn kiệt nguồn
nƣớc ngọt
Có những chính sách, nếu đƣợc thực hiện, có thể giúp bảo tồn lƣợng trữ nƣớc của
lƣu vực sông Jordan để đáp ứng nhƣ cầu sử dụng nƣớc trong tƣơng lai. Hầu hết các sự
chọn lựa có liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc: đó là, chúng liên quan đến
bảo tồn và sử dụng công nghệ tiên tiến hiện nay. Cũng nhƣ việc xem xét chính sách
mà nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và giảm lƣợng nƣớc sử dụng. Áp giá cao cho việc sử
dụng nƣớc vào thời gian cao điểm và phụ phí chi thêm cho việc sử dụng quá mức,
nhằm khuyến khích bảo tồn. Hơn nữa, các nguồn nƣớc mới có thể thu nhận đƣợc từ

việc thu nƣớc trên các mái nhà và hệ thống thu nƣớc lƣu vực cũng nhƣ ao hồ. Nhƣ vậy
nó có thể là sự lựa chọn thay thế cho sự suy giảm ổn các nguồn tài nguyên nƣớc của
lƣu vực sông Jordan. Họ sẽ yêu cầu một sự phối hợp và hợp tác giữa những ngƣời
sống trong lƣu vực. Điều này có thể xảy ra?


Sự hoàn trả nước những con sông và biển ở Châu Âu [3]

Sông Rhine
Bản đồ (Hình 1.7) thể hiện lƣu vực sông Rhine qua 9 quốc gia. Ở phần diện tích của

16


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
Hà Lan, một phần lƣợng nƣớc đƣợc dẫn về phía Bắc qua Ijssel và chuyển về phía Tây
qua hệ thống sông Rhine liên kết với sông Muese và sông Waal. Khoảng 50 triệu
ngƣời sinh sống trên lƣu vực sông Rhine và khoảng 20 triệu ngƣời trong số đó sử dụng
nguồn nƣớc sông.

Hình 1.7. Lƣu vực sông Rhine ở Tây Âu và sự mở rộng của nỏ ở đất Hà Lan
Vào giữa những năm 1970, ngƣời ta gọi sông Rhine là cống ngầm dẫn nƣớc ngầm lãng
mạn ở Châu Âu. Tháng 9 – 1986, một lƣợng hoá chất đổ xuống sông Rhine làm ảnh
hƣởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh. Sự việc này đã lan rộng ra cả thế giới. Sông Rhine
chống chọi với báo chí thế giới trong hai tháng đầu của năm 1995 khi mà mực nƣớc
đạt cao hơn so với trung bình nhiều năm trong 10 năm trƣớc đấy. Ở Hà Lan, ƣớc tính
có khoảng khoảng 200,000 ngƣời, 1,400,000 con lợn và cừu và 1,000,000 con gà. Và
vào 2 tháng cuối cùng năm có sự khan hiếm nƣớc ở sông Rhine cho giao thông thuỷ.
Công bằng mà nói những sự kiện trên phản ánh ý thức ngày càng tăng cao về điều cần
thiết để khôi phục và bảo vệ sông Rhine.

Hơn nữa chỉ làm tthees nào để khôi phục sông Rhine, ít là hữu ích để tìm kiếm
điều mà đang xảy ra đối với dòng sông trong suốt 150 năm qua. Sông Rhine, là con
sông duy nhất kết nối từ dãy Alps với biển Bắc, nơi bắt nguồn của con sông. Để đạt

17


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
đƣợc hiệu quả kinh tế từ sông, cần phải đƣợc xây dựng, thiết kế phục vu giao thông
thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nƣớc cho công nghiệp và sinh hoạt, và phòng lũ. Bãi đất
trũng, hiện nay đƣợc bảo vệ, và bổ sung đất đai phù hợp cho sự phát triển. Trên dòng
chính của sông Rhine hiện nay thu hẹp và đào sâu một cách đáng kể so với trƣớc.
Kể từ khi có nhìn nhận về phát triển kinh tế, thực hiện xây dựng các hạng mục
công trình trên sông chính cũng nhƣ trên lƣu vực sông. Lƣu vực sông Rhine hiện nay
là một trong những vùng công nghiệp trên thế giới và đặc trƣng bởi hoạt động công
nghiệp và nông nghiệp rất sôi nổi: có khoảng 20% về công nghiệp hoá chất trên thế
giới. dòng sông theo nhƣ báo cáo thì mật độ giao thông thuỷ đông nhất thế giới, gồm
những con kênh dài và sâu, kết nối với dòng chính và các phụ lƣu của nó cũng với các
sông quanh lƣu vực sông khác, nhƣ lƣu vực Dauube. Điều này cung cấp nƣớc cho giao
thông thuỷ từ phía Bắc đến Biển Đen.
Từ vấn đề môi trƣờng và hệ sinh thái, và từ quan điểm về kiểm soát lũ cũng nhƣ
là, phát triển kinh tế, điều này đã đặt ra từ 2 thế kỷ trƣớc và chƣa thực sự hoàn hảo.
Mối quan tâm gần đây những vấn đề nhƣ xả chất hoá học và lũ lụt, và từ những vấn đề
quan tâm ngày càng tăng nhƣ khôi phục hệ sinh thái và môi trƣờng lƣu vực sông và
bảo tồng thiên nhiên tƣơi đẹp, kết quả ở những lƣu vực sông tự nhiên lỗ lực để phục
hồi lƣu vực để một “sự sống” tồn tại bền vững.
Một chƣơng trình hành động đã đƣợc tạo để làm sống lại hệ sinh thái sông Rhine.
Mục tiêu của chƣơng trình và sống lại dòng chính với đặc trƣng vốn có của hệ sinh
thái là sự cƣ trú của các loài cá, và bảo vệ, duy trì và làm sống lại những vùng sinh thái
quan trọng của sông Rhine. Thực hiện ở những năm 1990, kế hoạch đã đƣa ra với tên

gọi “ Cá hồi 2000”. Kể từ khi cá hồi xuất hiện trên sông Rhine đƣợc coi nhƣ là biểu
tƣợng sự trở lại của hệ sinh thái. Con cá hồi khoẻ mạnh cần bơi dài theo chiều dài dọc
sông. Điều này là một thách thức, không ai lại nghĩ rằng các công trình đƣợc xây dựng
trên sông cung cấp cho giao thông thuỷ và thuỷ điện, lại ngăn cản sự di chuyển của
loài cá.
Sông Danube
Sông Danube (Hình 1.8) là vùng đất trái tim của Châu Âu. Lƣu vực rộng liên quan
đến 13 quốc gia. Hơn nữa nó nhận lƣợng bổ cập từ những tiểu lƣu vực ở một số quốc
gia khác. Lƣu vực có khoảng 85 triệu ngƣời sống. Lƣu vực sông có những đảng chính
trị lớn, đa dạng về kinh tế và xã hội bất kỳ một lƣu vực sông napf khác ở Châu Âu.
Sông Daunabe chảy vào biến Chết. Vùng đồng bằng sông Danube và vùng bờ
Biển Đen đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hơn một nửa
vùng đồng bằng đã sử dụng “là một vùng đầm lầy có ý nghĩa quốc tế”. Dọc chiều dài

18


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
sông Daunabe cung cấp những tài nguyên thiết yếu cho tƣới/ tiêu, giao thông, thuỷ
điện, thuỷ sản, du lịch sinh thái, giải trí. Nó đƣợc xem xét để trở thành khu sinh thái có
giá trị về môi trƣờng không thể thay thế.

Hình 1.8. Bản đồ lƣu vực sông Danube
Có khoảng hơn 40 đập và cống ngăn nƣớc, hơn 500 hồ chứa nhỏ đƣợc xây dựng
trên dòng chính và các phụ lƣu. Đê ngăn lũ bố trí dọc theo chiều dài sông chính và một
số nhánh chính. Trong 50 năm gần đây khu chứa lũ đƣợc giảm dần tƣg 26,00 km2
giảm xuống 6,000 km2.
Trên sông Daunabe có những công trình chỉnh trị sông và kênh dẫn hiệu quả.
Những công trình này nuôi dƣỡng và phù sa trong hồ chứa, điều này làm thay đổi chế
độ dòng chảy và lƣợng bùn cát phía hạ du, giảm môi trƣờng sống hệ sinh thái dọc theo

chiều dài và chiều ngang dòng chảy làm giảm quá trình tự làm sạch tự nhiên. Do vậy,
khi những công trình tạo cơ hội quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên nƣớc của
sông, thì chúng là thể hiện có những khó khăn trong việc hài hoà giữa lợi ích kinh tế
và môi trƣờng cùng với việc quản lý bền vững.
Chất lƣợng môi trƣờng của sông Daunebe cũng chịu áp lực lớn từ những hoạt
động của con ngƣời, bao gồm những nguồn ô nhiễm diện và ô nhiễm điểm từ hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt. Bởi vì chất lƣợng nƣớc không
đảm bảo (một vài sẽ ảnh hƣởng đến cứ khoẻ con ngƣời), các nƣớc có dân cƣ sống ở
ven sông có hoạt động quản lý môi trƣờng đặc trƣng trong vùng, tồn tại từ vài thập kỷ
qua ở cả quốc gia và địa phƣơng. Các quốc gia thuộc lƣu vực sông Danube đều ký
công ƣớc bảo về hợp tác Bảo vệ và sử dụng bền vững Tài nguyên nƣớc sông Danube
vào năm 1994. Các nƣớc đã đồng ý tham gia các khung pháp lý, quản lý và công nghệ

19


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
khảo sát để cải thiện điều kiện môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc hiện nay của sông
Danube và của các tiểu lƣu vực khác trong vùng để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức
có thể các tác động xấy làm thay đổi môi trƣờng nhƣ hiện nay.
 Các đập thuỷ điện - mối đe dọa đối với nguồn nước của các con sông [10]
Việc xây dựng ồ ạt các đập thủy điện trên sông Mê Công và sông Hồng tạo thêm các
thách thức cho các con sông này. Ngày 21 - 5 - 2009, Tổ chức Chƣơng trình môi
trƣờng của Liên hợp quốc đã công bố bản Báo cáo cảnh báo rằng: tám con đập do
Trung Quốc xây dựng, trong đó có đập Tiểu Loan cao nhất thế giới (292 m) với tổng
dung tích tƣơng đƣơng với tất cả hồ chứa nƣớc Đông Nam Á cộng lại, có thể gây ra
mối đe dọa trầm trọng nhất cho con sông này.
Một số nƣớc khác ven dòng sông Mê Công cũng đã hoặc sẽ triển khai xây dựng nhiều
con đập thủy điện khác. Đến nay, có khoảng 20 đập thuỷ điện lớn trên dòng chính của
sông Mê Công, từ Trung Quốc đến Cam-pu-chia, đã hoạt động hoặc đang đƣợc xây

dựng. Mƣời một dự án xây đập khác trên sông Mê Công của Thái Lan, Lào và Campu-chia cũng đang ở giai đoạn xem xét hoặc nghiên cứu khả thi.
Hệ thống đập thủy điện đã, đang và sẽ đƣợc xây dựng làm cho nguồn nƣớc Mê Công
trở nên nguy kịch, đe dọa đời sống của hàng trăm triệu cƣ dân sinh sống tại lƣu vực
sông Mê Công. Chỉ riêng đập Tiểu Loan, vừa đƣợc hoàn thành giai đoạn đầu và sẽ
hoàn thành toàn bộ vào năm 2013, sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với khoảng 250
triệu ngƣời sinh sống tại các quốc gia hạ lƣu sông Mê Công nhƣ Thái Lan, Lào, Campu-chia và Việt Nam. Vào mùa khô, nƣớc ở khu vực thƣợng lƣu Mê Công chiếm đến
hơn 60% dung tích con sông. Vì vậy, một khi nguồn nƣớc này bị giữ lại, hạn hán tại hạ
lƣu sông Mê Công chắc chắn sẽ xảy ra.
Tháng 5 - 2004, mực nƣớc ở một số đoạn sông Mê Công tại Thái Lan chỉ còn sâu 10 100cm. Ông Su-ra-chai Sa-si-su-oan, Giám đốc bộ phận Tài nguyên Nƣớc của Uỷ ban
sông Mê Công cho biết: "Hai con đập Manwan và Dachaoshan của Trung Quốc đƣợc
cho là nguyên nhân của tình hình trên". Trong khi đó, vào mùa mƣa, sự xả nƣớc đột
ngột từ hồ Tiểu Loan có thể sẽ gây ra lũ lụt lớn. Ngoài ra, hồ chứa của các đập thuỷ
điện trên sông sẽ giữ nƣớc, chặn nhiều phù sa xuống hạ lƣu, trong đó có đồng bằng
sông Cửu Long của Việt Nam, làm cho đất đai kém màu mỡ hơn, gây ảnh hƣởng bất
lợi cho nông nghiệp dƣới hạ nguồn. Nguồn cá sông Mê Công sẽ bị suy giảm nhiều do
các loài cá di cƣ không còn khả năng di chuyển từ vùng sinh sản ở Lào và Thái Lan
xuống Biển Hồ tại Cam-pu-chia và đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.
Tƣơng lai của nguồn nƣớc sông Hồng cũng không sáng sủa hơn. Việc tích nƣớc từ các
hồ chứa thủy điện ở thƣợng nguồn dẫn đến nguồn nƣớc ở hạ lƣu sông Hồng đang bị

20


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
cạn kiệt quá mức, dù không phải năm hạn. Lần đầu tiên trong lịch sử, hiện tƣợng sông
Hồng gần nhƣ trơ đáy đã xuất hiện.
Thực tế cũng cho thấy, nguồn nƣớc sông Hoàng Hà ở Trung Quốc đã giảm mạnh đến
mức ngày nay, Hoàng Hà trở thành sông chảy theo mùa và không còn dòng chảy ở hạ
lƣu, do việc xây dựng hai đập chứa nƣớc Tam Môn Hiệp (Sanmenxia) và đập chứa
nƣớc Tiểu Lãng Đề (Xiaolangdi) trên sông với dung tích 12,7 tỉ m3 nƣớc. Vào năm

1972, tại Trạm Li Kim (Lijin), Hoàng Hà không có nƣớc trong 19 ngày, nhƣng đến
năm 1997, Hoàng Hà có tới 226 ngày trong năm không có dòng chảy, dù rằng lƣợng
mƣa ở trung và thƣợng lƣu vào những năm 90 của thế kỷ XX lớn gấp 1,7 lần lƣợng
mƣa những năm 50.
Tóm lại, việc xây dựng các con đập để giữ nƣớc hoặc làm công trình thủy điện lớn trên
sông Mê Công hay sông Hồng chắc chắn sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới lƣu lƣợng
nƣớc, gây trở ngại cho giao thông đƣờng thủy và tàn phá nặng nề môi trƣờng sinh thái.
Nếu số lƣợng và quy mô đập thuỷ điện trên hai con sông này không đƣợc kiểm soát và
hoạt động của các con đập nói trên không đƣợc điều tiết hợp lý, Việt Nam sẽ phải đối
mặt với vấn đề về môi sinh, và tiếp đó sẽ là những vấn đề về kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam
a. Đặc điểm chung Tài nguyên nước Việt Nam [6]
Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn so với các vùng cùng vĩ độ địa lý. Lƣợng
mƣa trung bình năm toàn lãnh thổ 1960 mm, gấp 2,6 lần lƣợng mƣa trung bình lục địa,
cung cấp 640 tỷ m3/năm, từ đó tạo ra một lƣợng dòng chảy khoảng 320 tỷ m3, hệ số
dòng chảy là 0,5.
Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian do bị đặc điểm
địa lý, địa hình và loại hình thời tiết gây mƣa chi phối. Chênh lệch lƣợng mƣa giữa các
vùng lên tới 10 lần. Những vùng có lƣợng mƣa lớn đều nằm trên các sƣờn và đỉnh núi
đón gió, địa hình dạng phễu hội tụ nhƣ Bắc Quang, Móng Cái - Tiên Yên (>5.000mm),
Hoàng Liên Sơn, Pusilung, Ngàn Sâu, đèo Ngang, đèo Hải Vân, bắc đèo Cả, Trà Mi Ba Tơ, trung lƣu s.Đồng Nai, Plâycu (3.000 - 4.000 mm). Tâm mƣa nhỏ nằm trong
những vùng khuất gió nhƣ thung lũng Mƣờng Xén, Phan Rang (500 - 600mm), thung
lũng Yên Châu, Lục Bình, sông Ba (<1.200mm). Mƣa phân bố không đều theo thời
gian, 20 - 30 % tổng mƣa rơi trong một tháng cao điểm, 70 - 90 % mƣa rơi trong mùa
mƣa, còn lƣợng mƣa ba tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 5 - 8% tổng mƣa và lƣợng mƣa
tháng ít mƣa nhất chỉ có 1 - 2%.

21



Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội

Hình 1.9. Sơ đồ cấu trúc cân bằng nƣớc Việt Nam
Lượng bốc hơi lớn > 900 mm/năm, bốc hơi nhỏ nhất 400 - 500 mm/năm quan sát
thấy ở vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do bị hạn chế bởi trƣờng nhiệt và ở
ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, do bị hạn chế bởi trƣờng ẩm. Tây Nam Bộ có
lƣợng bốc hơi lớn nhất, > 1.300 mm/năm do cả hai trƣờng nhiệt ẩm đều phong phú.
Lãnh thổ Trung Bộ bốc hơi năm trung bình là 900 - 1.200 mm, phần còn lại của lãnh
thổ 800 - 1.000 mm.
b. Đặc điểm tài nguyên nước sông Việt Nam
Hệ thống sông suối của Việt Nam khá phát triển, nhưng phân bố không đều. Mật độ
trung bình 0,6 km/km2, lớn nhất 2 - 4 km/km2 ở châu thổ sông Hồng - Thái Bình và
Cửu Long, do nhu cầu tiêu thoát nƣớc lớn trong khi địa hình bằng phẳng, biên độ triều
lớn và khả năng can thiệp của con ngƣời cao. Những vùng mƣa nhiều, địa hình thuận
lợi cho sinh dòng mặt nhƣ Móng Cái, Hoàng Liên Sơn, Đèo Ngang, Hải Vân, thƣợng
nguồn Đồng Nai... có mật độ sông suối lớn, 1,5 - 2 km/km2. Vùng mƣa vừa, độ cao
trung bình nhƣ Quảng Ninh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), trung lƣu Đồng Nai, Thu Bồn,
thƣợng nguồn các sông Tây Nguyên, một số sông ở Đông Trƣờng Sơn mật độ sông
suối 1 - 1,5 km/km2. Vùng mƣa nhỏ, bốc hơi lớn, thấm tốt, nhƣ Trùng Khánh (Cao
Bằng), Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Lĩnh, Mộc Châu (Sơn La), Kẻ
Bàng (Quảng Bình), Bắc và trung Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận có mạng lƣới
sông suối kém phát triển, chỉ đạt <0,3 - 0,5 km/km2. Đặc biệt vùng sông Phan, sông
Dinh mật độ chỉ đạt 0,12 - 0,15 km/km2. Mật độ sông suối lớn tạo ra những thuận lợi
22


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
cho đối tƣợng trực tiếp dùng nƣớc, tạo điều kiện phát triển giao thông thủy.
Đa phần sông ngòi thuộc loại vừa và nhỏ, chảy theo hướng chủ đạo Tây Bắc Đông Nam, đổ ra biển Đông. Trong 2.360 sông dài >10 km thƣờng xuyên có nƣớc
chảy có 17 lƣu vực độc lập diện tích >1.000 km2, 173 lƣu vực 500 - 1.000 km2, 614

lƣu vực 100 - 500 km2 và 1.556 lƣu vực <100 km2.
Việt Nam có 9 lưu vực sông lớn diện tích >10.000 km2, tổng diện tích 258.800 km2,
chiếm 74% diện tích toàn quốc, có số dân là 60 triệu, bằng 85% dân số Việt Nam và
tạo ra 91% GDP cả nƣớc, cung cấp 771 tỷ m2, tƣơng ứng 88% tài nguyên nƣớc Việt
Nam (Bảng 1.3). Rõ ràng rằng mọi tiếp cận bền vững trong khai thác tài nguyên và
phát triển trên 9 lƣu vực sông chính này có vai trò then chốt trong chiến lƣợc phát triển
bền vững cả nƣớc.
Sông ngòi có tính đa quốc gia. 7/9 hệ thống sông chính của Việt Nam chảy qua từ 2
- 5 nƣớc, tỷ lệ diện tích lƣu vực thuộc Việt Nam 9 – 87 % và tỷ lệ dòng chảy ngoại
nhập từ 5 - 90% (không kể Kỳ Cùng Bằng Giang). Chỉ có lƣu vực Thu Bồn và sông
Ba nằm trọn vẹn ở Việt Nam. Dòng chảy ngoại nhập là yếu tố khó kiểm soát, điều tiết,
phân phối cả về mặt lƣợng và chất, đòi hỏi quản lý sử dụng trên tinh thần hợp tác đa
quốc gia.
Bảng 1.3. Lƣu vực và dòng chảy của các hệ thống sông lớn ở Việt Nam [11]
Diện tích

Dòng chảy
Dân số

Lƣu vực sông

Toàn
bộ 10
2

3

ở VN
10


%ở
VN

3

Toàn
bộ tỷ
3

2

m

% VN
đóng
góp

triệu
ngƣời

%
GDP

km

km

Kỳ Cùng - Bằng Giang 12,88

11,22


87

8,9

81

1,1

1

Hồng - Thái Bình

169

86,66

51

137

68

24,2

26



28,49


17,81

63

20,1

78

2,9

2

Cả

27,2

17,73

65

24,2

80

3,1

3

Thu Bồn


10,5

10,5

100

19,3

100

0,86

1

Ba

13,9

13,9

100

10,4

100

0,85

1


Đồng Nai

42,66

36,26

85

30,6

95

10,2

28

Cửu Long

795

72

9

520,6

10

15


27

23


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
Diện tích

Dòng chảy
Dân số

Lƣu vực sông

Toàn
bộ 10
2

3

ở VN
10

%ở
VN

3

Toàn
bộ tỷ

3

2

km

m

Tổng cộng

266,8

771

Toàn VN

330

879

km

% VN
đóng
góp

40

%


triệu
ngƣời

GDP

58,2

89

70

100

3

Lượng dòng chảy sông ngòi thuộc loại dồi dào, gần 880 tỷ m , trong đó trên 550 tỷ
3

2

m là nguồn nƣớc ngoại lai; Mô đun dòng chảy 31 l/s.km , lớp dòng chảy 980
mm/năm, lớn gấp 3 lần trung bình lục địa và 4,6 lần trung bình châu Á. Độ phong phú
nƣớc nội địa là 921.000 m3/km2.năm và 2,7triệu m3/km2.năm nếu tính cả nguồn ngoại
lai. Các tâm dòng chảy lớn (nhỏ) đều trùng với các trung tâm mƣa lớn (nhỏ). Nơi có
2

dòng chảy lớn nhất là Bắc Quang, Móng Cái, mô đun dòng chảy >100 l/s.km , lớp
dòng chảy >3.000 mm. Vùng Hoàng Liên Sơn, Ngàn Sâu, đèo Ngang, Hải Vân, Trà
Mi - Ba Tơ mô đun dòng chảy khoảng 70 - 100 l/s.km2. Vùng ven biển Bắc và Trung
Ninh Thuận, Bình Thuận có mô đun dòng chảy nhỏ nhất, không vƣợt quá 5 - 10

l/s.km2.
Mặc dù có tài nguyên nƣớc dồi dào nhƣng do bị phụ thuộc vào các nƣớc ở vùng
thƣợng lƣu và tình trạng phân bố không đồng đều, nên tài nguyên nƣớc Việt Nam vẫn
bị xếp vào loại thấp trong khu vực Đông Nam Á. Chỉ số tài nguyên nƣớc tính theo đầu
3

ngƣời là 4.170 m3, trong khi trung bình khu vực Đông Nam Á là 4.900m và trung
bình châu Á 3.300 m3.
Sông ngòi Việt Nam có tiềm năng thuỷ điện lớn. Tiềm năng thuỷ điện lí thuyết của
các sông ngòi Việt Nam là 28,27 triệu kW, tƣơng ứng 248,5 tỷ kWh/năm, tức 94 kWh/
km2, gấp 3,6 lần trung bình thế giới. Trữ năng thuỷ điện kỹ thuật của Việt Nam là 91,4
tỷ kWh, bằng 33,7% tiềm năng lí thuyết; Trữ năng khai thác kinh tế là 55 - 60tỷ kWh,
bằng 20 - 22% tiềm năng lí thuyết, tƣơng đƣơng với khoảng 14.000 - 17.000 MW
công suất lắp máy (gấp >6 lần công suất nhà máy thuỷ điện Hoà Bình).
Sông Đà có tiềm năng thuỷ điện phong phú nhất, 50 tỷ kWh/năm, chiếm 19% tiềm
năng toàn quốc. Sông Đồng Nai xếp thứ hai với 40 tỷ kWh/năm; Các sông Sesan,
Krong Pôcô, 26 tỷ kWh/năm, sông Thao - 15,66 tỷ kWh/năm, sông Ea Krông - 14,15
tỷ kWh/năm, Srepôc - 14 tỷ kWh/năm, sông Cả 13,27 tỷ kWh/năm, sông Trà Khúc
12,48 tỷ kWh/năm, sông Lô 10,24 tỷ kWh/năm, sông Mã 9,2 tỷ kWh/năm, sông Ba 8
24


Khoa Tài nguyên nƣớc – Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
tỷ kWh/năm.
Bảng 1.4. Trữ năng thuỷ điện sông ngòi Việt Nam [ 8 ]
Trữ năng lý thuyết

Hệ thống sông

Công suất

MW

Trữ năng kỹ thuật

Sản
lƣợng
tỷ
Wh/năm

%

Công
suất
MW

Sản
lƣợng
tỷ
kWh/năm

%

Miền Bắc

19.124

167,5

61,7


12.600

56,45

61,8

Hồng

13.915

121,9

44,9

10.822

49,5

54,2

Thái Bình

1.674

14,6

5,4

850


2,8

3,1

Cả

1.603

14

5,2

630

2

2,2

Sông khác

1.982

17

6,2

298

2,15


2,3

Miền Nam

11.846

103,7

38,3

8.100

34,95

38,2

Đồng Nai

3.122

27,3

10,1

3.795

16,77

18,3


Sesan

1.879

16,5

6,1

1.175

5,6

6,3

Thu Bồn

1.831

16,

5,9

1.670

8,2

9

Đakrong


1.387

12,1

4,5

757

3,2

3,5

Sông khác

3.627

31,9

11,7

703

1,1

1,2

Toàn quốc

30.970


271,3

100

20.700

91,4

100

Hiện chúng ta đã xây dựng trên 500 nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ, sản xuất khoảng
3,6 MW và 800MW đang trong quá trình xây dựng. Sản lƣợng thuỷ điện hiện chiếm
55% tổng công suất phát điện toàn bộ hệ thống điện lƣới quốc gia đã xây dựng. Các
đập thuỷ điện lớn nhất là Hoà Bình, Thác Bà, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ và Yaly.
Theo chiến lƣợc thuỷ điện quốc gia, Việt Nam sẽ xây dựng thêm các hệ thống sản xuất
điện tƣơng đƣơng 5.045 MW tại các sông Sê San, Srêpôc, sông Đà, Đồng Nai.
Dòng chảy phù sa lớn, đặc biệt trong mùa lũ. Tổng lƣợng dòng chảy phù sa năm của
các sông trên 300 triệu tấn, trong đó sông Hồng - 120 triệu tấn (năm 1971 đạt 202 triệu
tấn ), sông Mê Công 160 triệu tấn. Lƣợng bùn cát mùa lũ thƣờng chiếm 80 - 90% tổng
lƣợng năm, tháng lớn nhất có thể đến 25 - 30% tổng lƣợng năm. Xâm thực trên lƣu

25


×