Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ÔN TẬP CÔN TRÙNG CHUYÊN KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.54 KB, 15 trang )

ÔN TẬP CÔN TRÙNG CHUYÊN KHOA
Câu 1: Phân tích tính tương quan giữa cây trồng và dịch hại.
Trả lời:
Côn trùng là nhóm sinh vật có số lượng loài lớn nhất trong thế giới sinh vật, với ước
ước tính hàng triệu loài. Tuy nhiên, không nhiều trong số đó là sâu hại cây trồng.
Có rất nhiều sâu hại ăn cây trồng gây ra thiệt hại vô cùng lớn, có điều chấp nhận là sự
thiệt hại gây ra ra cho cây trồng bởi sâu hại là qui luật tự nhiên không thể tránh khỏi.
Vậy làm thế nào để cây trồng có thể tồn tại? Nó có đặc tính nào để hấp dẫn hoặc không
hấp dẫn dịch hại và nó phản ứng thế nào với chúng?
Cây trồng là nơi trực tiếp sinh sống và là thức ăn của sâu nên có liên quan rất mật thiết
đối với sâu hại. Sự liên quan này thể hiện ở các điểm chủ yếu sau: mỗi loài cây có những
nhóm sâu hại khác nhau; trong cùng một loài cây trồng, nhưng giống cây khác nhau có
mức độ phát triển và tác hại của sâu khác nhau; tình hình và giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng cũng có liên quan rất rõ đến sự phát triển và tác hại của sâu. Điều này được
hình thành qua quá trình thích ứng lâu dài giữa sâu hại với các đặc tính của cây trồng.
Đặc tính của cây trồng được trình bày cụ thể sau đây:
* Tính mẫn cảm của cây trồng:
- Trên những cây trồng mẫn cảm sâu hại có thể ăn tự do và nhân mật số do không vấp
phải sự phản ứng bất kỳ nào của cây trồng chống lại sự tấn công của loài sâu hại đó.
Cây trồng chịu đựng sự thiệt hại.
Tính mẫn cảm với sâu hại (tính nhiễm sâu hại) biểu hiện ở tỷ lệ bị hại và mật độ sâu
cao. Tính mẫn cảm với sâu hại không phải là đặc tính bất biến , chúng có thể thay đổi
phụ thuộc vào điều kiện gieo trồng, thời tiết và nhiều yếu tố ngoại cảnh.
- Muốn gây hại cho cây, trước hết sâu hại phải bám vào được vào các bộ phận của cây.
Các phản ứng đầu tiên là cây tạo ra những trở ngại không cho sâu hại bám vào các bộ
phận của cơ thể hoặc các phản ứng xua đuổi chúng hoặc bằng mọi cách cây trồng không
cho sâu hại cắn phá được vách tế bào. Ở những cây chống sâu hại có các đặc điểm: lớp
biểu bì dày, lớp cutin, lớp sáp trên bề mặt cây dày, v.v. Trên những cây mẫn cảm


(giống nhiễm sâu hại) không có các đặc tính này, trong khi các cây chống sâu hại thể


hiện rất rõ.
- Ngoài ra, cây mẫn cảm với sâu hại do chúng có những đặc tính thu hút sâu hại như:
các chất bay hơi trong không khí, một số thì do màu sắc của hoa, của lá hoặc nó là thức
ăn thích hợp của sâu hại. Thực tế cho thấy, giống lúa có lá màu xanh đậm thường bị rầy
xanh đuôi đen (Nephotettix spp.) phá hại mạnh hơn là các giống lúa có lá màu xanh
vàng.
* Tính chịu đựng:
- Giống cây trồng có tính chịu đựng là giống bị một sâu hại sống trên đó và tấn công
gây hại, nhân mật số sâu, nhưng vẫn sinh trưởng phát triển và cho năng suất bình
thường. Cây có thể đền bù với thiệt hại hoặc cơ chế làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu hại
gây ra.
- Khả năng đền bù là khả năng cây có thể bù đắp những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Chủ yếu xảy ra ở những giai đoạn cây còn non sinh trưởng mạnh, thể hiện ở tốc độ tăng
trưởng nhanh về thân, lá, nảy chồi, đẻ nhánh. Ở giai đoạn này, nếu sâu phá hại thì sức
sinh trưởng mạnh mẽ của cây có thể vượt qua những ảnh hưởng của sâu hại tiếp tục tiến
lên các giai đoạn phát triển sau một cách bình thường và cuối cùng không ảnh hưởng gì
đến năng suất. Khi đã qua giai đoạn sinh trưởng bước vào giai đoạn phát dục hình thành
hoa quả, khả năng đền bù của cây giảm đi. Lúc này sâu hại thì rất rễ ảnh hưởng đến sự
phát triển và năng suất của cây trồng.
- Khả năng đền bù những tác hại do sâu hại gây ra là một thể hiện quan trọng về tính
chịu đựng của cây trồng và cần chú ý lợi dụng trong quản lý tổng hợp để bớt đi can
thiệp của thuốc hóa học. Ví dụ: lời khuyên không nên thuốc hóa học phòng trừ bọ trĩ,
rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân,... trong phạm vi trước 30 ngày sau sạ, nếu chăm sóc
tốt thì cây vẫn phát triển và cho năng suất không giảm là xuất phát từ khả năng đền bù
mạnh của cây lúa và sự phát triển mạnh của thiên địch.


* Tính kháng:
- Trên cây trông có mang đặc tính kháng thì sâu hại không thể cắn phá và nhân mật số.
- Tính kháng sâu hại là đặc tính của cây trồng có khả năng chống lại sự tấn công của

một loài sâu hại nào đó hoặc làm giảm tác hại do sâu hại gây ra. Tính kháng sâu hại của
cây trồng còn gọi là tính miễn dịch của cây trồng. Tính miễn dịch là khả năng kháng
của cây trồng đối với các tác động gây hại của sâu hại.
- Không phải cây trồng nào cũng có giống kháng sâu hại. Giống cây trồng kháng với
sâu hại này nhưng không kháng với sâu hại khác. Chưa có những giống cây trồng cùng
kháng nhiều loài sâu hại. Ví dụ: Giống lúa CR-203 kháng rầy nâu, nhưng nhiễm rầy
lưng trắng.
- Cây trồng kháng lại sâu hại là do chúng mang các cơ chế kháng khác nhau như:
Cơ chế thụ động

Cơ chế tại chổ: trước khi sâu hại tấn công: lông của lá, lớp cutin
dày lên,... gây khó khăn cho việc đeo bám cắn phá của sâu hại
Các dòng vi khuẩn có thể làm cho cây ít bị thiệt hại.
Ký chủ đặc chủ: các loài dịch hại chuyên biệt cần những chất
chuyên biệt và sẽ không ăn nếu cây trồng thiếu những chất đó. Ví
dụ: sâu tơ (Plutella xylostella), bọ nhảy (Phyllotreta striolata) chỉ
hại rau cải mà không hại rau khác.
Cây chuyển gen mang tính kháng. Ví dụ: bông vải Bt, bắp Bt
Cơ chế không ưa thích được hinh thành do một hoặc nhiều đặc
điểm của cây trồng tác động lên mức độ hấp dẫn hay xua đuổi của
cây đối với sâu hại và tac động có hại lên phản ứng tập tính của
sâu hại khi tìm nơi dinh dưỡng, đẻ trứng hoặc trú ẩn. Ví dụ: màu
đỏ giống lúa Crava không hấp dẫn rầy nâu

Cơ chế chủ động Côn trùng tấn công dẫn đến kích thích phản ứng của cây trồng:
- Sản sinh chất ức chế men tiêu hóa của sâu hại. Ví dụ: phức
polyphenols và terpemoid;
- Các phản ứng sinh hóa: giúp tạo ra những cơ chế chủ động có
thể là tương tự với bệnh.



Một số cây trồng có thể phát ra mùi: để phản ứng lại sự tấn công
của dịch hại, thu hút các loài thiên địch

=> Hiểu được cơ chế kháng của cây trồng sẽ cung cấp thêm con đường dẫn đến cây
trồng kháng lại sự cắn phá của sâu hại.
Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của một quần thể sâu hại.
Trả lời:
Quần thể sâu hại là tập hợp các cá thể sâu hại trong cùng một loài, cùng sinh sống trong
khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo
thành những thế hệ mới. Như vậy, quần thể dịch hại thường lớn hơn số lượng cá thể mà
ta thấy.
Trong một mùa vụ, có thể có nhiều thế hệ gối lên nhau: trứng - ấu trùng – nhộng –
trưởng thành. Do đó, sự phat triển của từng pha phát dục cũng ảnh hưởng tới sự phát
triển của quần thể sâu hại:
* Yếu tố thức ăn – ký chủ:
- Các loài sâu hại thuốc nhóm ăn thực vật. Các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại thuộc
nhóm ăn thịt.
- Thành phần sâu hại và mật độ mỗi loài sâu hại phụ thuộc vào cây trồng là ký chủ (cả
về chất lượng và số lượng) – “Cây nào sâu ấy” – cây quyết định sự phân bố của sâu hại,
thành phần dinh dưỡng trong cây ảnh hưởng đến mọi chỉ tiêu sinh học của sâu hại sử
dụng nó làm thức ăn.
- Thành phần và số lượng cá thể các kẻ thù tự nhiên lại phụ thuộc vào ký chủ của chúng,
bắt đầu từ các sâu hại cây trồng.
- Sâu hại có thể có tính ăn nhiều loại (có phổ ký chủ rộng) hay ăn ít loại (có phổ ký chủ
hẹp. Nhiều loài có tính ăn rộng phân bố rộng theo ký chủ của nó. Với loài có phổ ký
chủ hẹp, biện pháp luân canh cây trồng – cắt nguồn thức ăn là biện pháp khả thi.


- Việc tìm hiểu ảnh hưởng của số lượng và chất lượng thức ăn đến đời sống sâu hại có

ý nghĩa quan trọng công tác dự tính số lượng và tình hình phân bố của loài sâu hại.
* Nơi đẻ trứng
- Sâu hại rất đa dạng về cách thức đẻ trứng cũng như nơi đẻ trứng. Có loài đẻ trứng rải
rác, trần trụi trên bề mặt giá thể, có loài đẻ trứng thành từng ổ và được con mẹ gập lá
đậy kín hoặc phủ long độc để bảo vệ hoặc đẻ trứng trong một bọc kín. Có loại đẻ trứng
vào đất, có loài đẻ vào nước, v.v. Các kiểu đẻ trứng này và lựa chọn nơi đẻ trứng của
sâu hại có ý nghĩa chuẩn bị điều kiện thức ăn, nơi ở cũng như khả năng trốn tránh kẻ
thù tốt nhất cho sâu non duy trì một mật độ tối ưu trong quần thể sâu hại. Ví dụ: loài
ngài sâu khoang hại rau lại đẻ trứng ở mặt dưới các lá bánh tẻ, vì đây là vị trí thích hợp
để đàn sâu non đông đúc cắn phá tích lũy dinh dưỡng cho đến lúc đủ lớn đề phát tán
sang cây khác.
* Nhiệt độ - yếu tố môi trường
- Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự vận động và phát
triển của côn trùng nói chung cũng như sâu hại nói riêng. Ở nhiệt độ thấp sự phát triển
cá thể sâu hại diễn ra rất chậm và tỷ lệ chết cao, sự vận động của từng cá thể diễn ra
cũng chậm, kết quả tốc độ tăng trưởng quần thể rất thấp. Khi nhiệt độ tăng lên tốc độ
phát triển của cá thể cũng tăng theo, hoạt động của quần thể cũng tăng, tỉ lệ chết giảm
tốc độ tăng trưởng quần thể cao.
- Mỗi loài sâu hại đều có một nhiệt độ tối ưu, ở nhiệt độ đó sự tăng trưởng của quần thể
sâu hại có khả năng đạt cực đại. Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu, thì các điều kiện
trở nên tương đối không thuận lợi cho sự phát triển của sâu hại và tốc độ tăng trưởng
của quần thể sâu hại giảm xuống. Nhiệt độ quá thấp cũng sẽ giết chết hầu hết các loài,
nhưng cũng có không ít các loài chống chịu đáng kinh ngạc.
- Khi sâu hại nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì: sức đẻ của thành trùng sẽ tăng
lên; tỷ lệ nở trứng và tỷ lệ sống của sâu non đều đạt cao nhất; sức ăn phá của ấu trùng
và thành trùng ăn phá mạnh do nó đòi hỏi cung cấp nhiều thức ăn do sâu hại phát triển
mạnh;... do đó, sâu hại phát triển mạnh mật số rất cao.


* Ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa - yếu tố môi trường:

- Giống với nhiệt độ , ẩm độ ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển của sâu hại như
ảnh hưởng đến sức sinh sản, tỷ lệ sống, sức ăn phá và vòng đời của sâu hại. Trong phạm
vị thích hợp, các yếu tồ này của sâu hại được tiến triến một cách thuận lợi làm cho sâu
hại phát triển tăng mật độ và gây hại. Ở miền bắc, từng nhiều lần ghi nhận năm nào có
mưa lớn, ẩm độ cao, ít ánh sáng thì sâu keo và sâu cắn gié phát triển rộ và gây hại nặng.
* Tác động kỹ thuật:
- Các tác động kỹ thuật của con người như biện pháp canh tác và thủ công, cơ giới,
hóa học,... tạo ra những biến đổi sâu sắc ảnh hưởng không chỉ sâu hại và kẻ thụ tự nhiên
của nó. Mục tiêu của con người điều khiển quần thể sâu hại theo hướng có lợi cho họ dưới ngưỡng thiệt hại kinh tế và cải biến điều kiện cho kẻ thù tự nhiên của sâu hại để
hạn chế quần thể sâu hại.
- Các biện pháp cánh tác và ảnh hưởng của nó ảnh hưởng của nó đến quần thể sâu hại:
+ Luân canh và xen canh: Thay đổi đột ngột điều kiện sinh thái làm cho sâu hại chết
hàng loạt chính vì thế quần thể sâu hại giảm mạnh. Đối vơi sâu hại có khả năng kiếm
ăn xa thì cần phải tiến hành trên diện tích lớn.
+ Làm đất và tưới nước: thay đổi môi trường sống đột ngột, mất nguồn thức ăn hoặc
trực tiếp tiêu diệt nhộng, trứng sâu hại, làm giảm sức sống, sinh sản và mức độ phát
triển có ngĩa làm giảm mật độ quần thể sâu hại trong đất. Vì vậy, tùy theo đối tượng mà
quyết định thời gian, cách thức, độ sâu, số lần làm đất.
- Dùng sức người và dụng cụ thô sơ cũng như cơ giới để tiêu diệt sâu hại có tác dụng
tích cực, hỗ trợ các biện pháp khác mà không có biện pháp nào thay thế được cũng làm
giảm mật độ quần thể sâu hại. Ví dụ: cắt cành bị hại, dùng vợt hay rung cây bắt sâu,...
- Biện pháp hóa học đây là biện pháp được dùng rộng rãi trong việc khống chế cũng
như làm giảm mật độ sâu hại. Quần thể sâu hại thường bị tiêu diệt nhanh, mật số giảm
rõ rệt do biện pháp này hiệu quả cao và đa dạng sản phẩm phòng trừ,... Tuy nhiên, dễ
hình thành các nòi sâu hại kháng thuốc.


* Các yếu tố sinh học hay kiểm soát sinh học (Biocontrol):
- Ở nước ta kết quả điều tra bước đầu cho thấy thành phần và số lượng thiên địch rất
phong phú thuộc nhiều bộ, họ khác nhau. Chỉ riêng với rầy nâu (Nilaparvata lugens) có

58 loài thiên địch. Thiên địch bao gồm: thiên địch ăn thịt và thiên địch ký sinh chúng
góp phần quan trọng làm giảm số lượng và tác hại hại của sâu hại cây trồng.
+ Thiên địch bắt mồi sức ăn rất lớn, phổ vật mồi rộng có ở khắp mọi nơi. Ví dụ: 1 con
kiến vàng mỗi ngày ăn 5 – 10 rệp cam.
+ Thiên địch ký sinh: các loài này được xếp vào nhóm ký sinh giết vật chủ có thể làm
giảm đáng kể số lượng sâu hại trong tự nhiên. Ví dụ: một số loài thuộc họ ong mắt đỏ Trichogrammatidae
- Vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại làm chết hàng loạt làm suy giảm quần thể sâu hại:
+ Vi Khuẩn Bt – Bacillus thurigeiensis với hàng chục nòi chuyên gây bệnh cho nhiều
loài sâu hại khác nhau;
+ Nấm gây hại cho sâu hại thường gặp nhất nấm trắng Beauveria bassiana, nấm xanh
Metarhizium flavoviridae
+ Nhóm virus nhân đa diện NPV – Nucleo Polyhedrosis Virus
Câu 3: Phân tích các phương cách kiểm soát dịch hại.
Trả lời:
Kiểm soát dịch hại nhầm duy trì mật độ các loài dịch hại dưới ngưỡng thiệt hại kinh tế
tức là hạn chế hay trực tiếp tiêu diệt dịch hại để giảm thiệt hại về năng suất, phẩm chất
của cây trồng tiến tới nâng cao năng suất phẩm chất cây trồng, bảo vệ môi trường cho
một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Phương hướng của kiểm soát dịch hại chính là: ngăn ngừa; gia tăng tính chịu đựng hoặc
tính kháng của cây trồng; trấn áp sự tăng trưởng của quần thể dịch hại.
Để đạt được mục tiêu cũng như duy trì phương hướng trên chủ yếu thực hiện các
phương cách kiểm soát dịch hại sau:


* Kiểm dịch:
- Trong thiên nhiên sự phát triển và phân bố của các loài dịch hại đều bị giới hạn theo
điều kiện sinh thái mà cụ thể là giới hạn theo các vùng địa lý. Qua các hoạt động kinh
tế, thương mại mà nó lan truyền từ nước này sang nước khác hoặc vùng này sang vùng
khác. Các loài dịch hại mới này xâm nhập này nhanh chóng phát triển, thuần hóa và phá
hại cây trồng dữ dội. Do đó phải tiến hành công tác kiểm dịch – ngăn ngừa sự xâm nhập

và lan truyền các loài dịch hại từ nước ngoài vào (kiểm dịch đối ngoại) hoặc giữa các
vùng trong nước (kiểm dịch đối nội).
- Kiểm dịch là kiểm tra phát hiện các loài dịch hại có trong giống cây và nông sản. Nếu
phát hiện có dịch hại thì phải tiến hành sử dụng các biện pháp khử trùng để tiêu diệt.
- Kiểm dịch thực vật là biện pháp mang tính nhà nước, dựa vào pháp lệnh, điều lệ để
ngăn chặn dịch hại lây lan để bảo vệ cây trồng và nông sản. Mỗi quốc gia đều có cơ
quan kiểm dịch chuyên trách và xây dựng một danh mục các loài dịch hại cần phát hiện
và không được du nhập (danh mục đối tượng kiểm dịch) và có các quy định rất chặt chẽ
về kiểm tra và khử trùng.
- Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của mỗi người nhất là
trong thời buổi kinh tế thị trường.
* Vệ sinh đồng ruộng và biện pháp vật lý:
- Các biện pháp vật lý, thủ công và vệ sinh đồng ruộng rất phong phú, đơn giản, dễ làm,
ít tốn kém, nhiều trường hợp có hiệu quả rất rõ.
- Vệ sinh đồng ruộng bao gồm việc phòng trừ cỏ dại, cắt bỏ tiêu hủy tàn dư cây trồng
các cành lá rườm rà, vô hiệu, cành lá bị sâu bệnh không những có tác dụng trực tiếp diệt
sâu bệnh, mà còn làm cho ruộng vườn thông thoáng, loại bỏ ký chủ phụ của dịch hại;
Tiêu diệt cỏ dại, tiêu hủy tàn dư cây trồng cần làm đúng lúc để tiêu diệt được nguồn
sống nhờ hoặc tiềm sinh ở đó. Ví dụ: rầy nâu, rầy xanh sau khi thu hoạch lúa chúng
sống trên lúa chét, cỏ dại ven bờ. Để thực hiện tốt biện pháp này dựa trên những hiểu
biết cụ thể về đặc tính sinh sống, khả năng di chuyển của các loài dịch hại.


- Các biện pháp vật lý thường dùng là bẫy đèn, bẫy bả để bắt sâu trưởng thành, dùng
nước nóng xử lý hạt giống và trái cây.
+ Dùng bẫy đèn sử dụng tính hướng ánh sáng của côn trùng ban đêm. Nguồn ánh sáng
thu hút là ánh sáng đèn thủy ngân và đèn tử ngoại tiến hành trên diện tích lớn nếu lẻ tẻ
thì có tác dụng ngược. Có thể bắt được các loài ngài, bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá,
rầy nâu hại lúa,... Việc sử dụng bẫy đèn đơn giản ít tốn kém tuy nhiên có thể tiêu diệt
cả thiên địch.

+ Dùng bã độc tức là lợi dụng xu tính mùi vị, xu tính màu sắc để tiêu diệt côn trùng
trưởng thành: dùng bả chua ngọt cho họ ngài đêm; bả rau xanh dùng để bẫy sâu đất, dế,
bọ hung,...; bả tanh hôi và trái cây chín để thu hút ruồi đục quả; dùng chất dẫn dụ pheromone – chất dẫn dụ con cái; v.v.
+ Dùng nhiệt độ để tiêu diệt sâu hại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây trồng. Ví dụ: xử lý hơi nước nóng để tiêu diệt côn trùng kho.
+ Dùng ẩm độ để điều khiển sự phát triển của côn trùng. Biện pháp này có hiệu quả
trong việc tồn trữ ngũ cốc ở ẩm độ dưới 13%.
+ Các biện pháp vật lý khác như: dựng hàng rào, quét vôi, bao bọc cây, thủ công – bắt
sâu, làm cỏ,…
* Biện pháp canh tác:
- Các biện pháp canh tác nhằm tạo điều kiện sinh thái mới không phù hợp với nhu cầu
sinh sống của dịch hại làm cho chúng phát triển kém, phải di chuyển đi nơi khác hoặc
chết mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Phương pháp này đơn giản nhưng rất cơ bản mang ý nghĩa phòng ngừa tích cực, dễ
thực hiện và có hiệu quả kinh tế rõ rệt, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế một
loài cây trồng có nhiều loài dịch hại. Do đó, hiệu quả biện pháp canh tác sẽ không giống
nhau đối với tất cả đối tượng dịch hại, có những kỹ thuật bất lợi cho loài này nhưng
thích hợp cho loài khác v.v.


- Các biện pháp cụ thể như:
+ Làm đất: thay đổi môi trường sống, mất nguồn thức ăn hoặc trực tiếp tiêu diệt nhộng,
trứng sâu hại. Vì vậy, tùy theo đối tượng mà quyết định thời gian, cách thức, độ sâu, số
lần làm đất.
+ Điều chỉnh mùa vụ và thu hoạch: né tránh thời kỳ phá hại nghiêm trọng. Thời vụ gọn
dễ thực hiện các biện pháp phòng chống. Thu hoạch đúng lúc có thể hạn chế dịch hại
do hoa quả rôi rụng và trong phần thân cây trên ruộng thu hoạch.
+ Bón phân hợp lý thì cây phát triển tốt, có sức chống chịu cao. Bón phân thúc đẫy hoặc
kìm hãm né thời kỳ phá hại nghiêm trọng. Một số loại phân có thể hạn chế hoặc làm
chết một sâu hại. Ví dụ: NH4NO3 hạn chế sâu thuộc họ bổ củi (Elateridae),...

+ Tưới nước: Hạn chế hoặc giết chết dịch hại sống trong đất hay tạo môi trường không
thích hợp. Ví dụ: ngâm nước sau khi cày lật gốc rạ để diệt sâu đục thân lúa còn trong
gốc rạ,...
+ Luân canh và xen canh: cắt nguồn thức ăn của sâu hại có phổ thức ăn hẹp, làm đa
dạng thực vật góp phần thu hút thiên địch,...
+ Bẫy cây trồng: Thu hút và tập trung sâu hại vào một nơi nhất định để tiêu diệt, ngăn
chặn chúng xâm nhập vào cây trồng chính. Ví dụ: Trồng xen cây hướng dương vào mép
liếp đậu phộng để thu hút bướm sâu xanh, sâu khoang đến đẻ trứng.
+ Các kỹ thuật chăm sóc khác: cắt tỉa cành làm thay đổi mật độ hợp lý làm thay đổi tiểu
khí hậu, thu bắt và diệt côn trùng; thả gia sức; vệ sinh đồng ruộng; ngườn giống,…
* Biện pháp hóa học:
- Biện pháp hóa học là biện pháp sử dụng thuốc trừ dịch hại từ các chất hóa học để ngăn
ngừa hoặc diệt trừ chúng. Biện pháp này là biện pháp quan trọng được dùng rộng rãi vì
có nhiều ưu điểm: hiệu quả cao; tiêu diệt nhanh, triệt để; đa dạng sản phẩm và dụng cụ
thiết bị sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng tiêu diệt cả thiên địch, động vật và ảnh hưởng sức
khỏe con người; gây mất cân bằng sinh thái; tạo ra những nòi sâu chống thuốc; gây ô
nhiễm môi trường.


- Do đó, khi sử dụng thuốc trừ dịch hại cần chú ý đến đặc điểm của thuốc lựa chọn thuốc
có tính chọn lọc cao, độ bền vững không quá lớn, chỉ sử dụng khi cần thiết và trong 1
thời gian nhất định, an toàn với con người và đặc biệt phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng
(đúng thuốc, đúng lúc,đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
+ Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần phòng trừ và cây trồng hoặc nông sản cần
bảo vệ để chọn đúng loại thuốc sử dụng.
+ Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ nhãn thuốc, đảm bảo liều lượng thuốc và lượng
nước trên một đơn vị diện tích.
+ Đúng lúc: Dùng thuốc khi dịch hại ở diện hẹp hoặc còn non dễ mẫn cảm với thuốc.
+ Đúng cách: Tùy thuộc vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và yêu cầu kỹ thuật cũng như
vị trí xuất hiện dịch bệnh để phun thuốc hiệu quả.

* Biện pháp di truyền (gene):
- Là biện pháp sữ dụng các kỹ thuật di truyền trong phòng trừ kiểm soát dịch hại. Nó
có thể bao gồm: phương pháp tiệt sinh (bất dục) sâu hại; sử dụng giống chống chịu hay
kháng dịch hại
+ Tiệt sinh là phương pháp sử dụng những kỹ thuật làm giảm sức sinh sản của sâu hại
hay làm biến đổi cấu trúc di truyền của sâu hại truyền bệnh. Có thể vô sinh con đực
(bằng hoá chất hoặc tia x, γ hay β, vô sinh bằng phương pháp lai ghép tạo con lai F1 vô
sinh) rồi thả vào thiên nhiên, những côn trùng đực vô sinh này có khả năng giao phối
cạnh tranh với quần thể ngoài tự nhiên để sinh ra thế hệ lai không có khả năng sinh sản
hoặc mất khả năng truyền bệnh. Phương pháp này cần thời gian dài và thực hiện ở một
khu biệt lập để sâu hại truyền bệnh ở khu vực xung quanh không di chuyển tới.
+ Sử dụng giống chống chịu hay kháng dịch hại: là sử dụng các giống có khả năng
chống chịu một số loài sâu hại được quan tâm. Có 2 dạng chống chịu: giống chống chịu
dọc – chỉ chống chịu được một loài sâu hại hay một loại biotype sâu hại; giống chống
chịu ngang – chống chịu được nhiều loài sâu hại, tùy vào mục đích sản xuất mà chọn
cho thích hợp. Ưu tiên sử dụng giống chống chịu ngang bền hơn giống chống chịu dọc
và không sử dụng giống kháng với diện tích quá lớn để hạn chế hình thành các dạng
sinh học mới, làm mất khả năng kháng sâu của giống.


* Kiểm soát sinh học, bảo tồn thiên địch:
- Là biện pháp dựa vào sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên sử dụng các các loài thiên
địch của một loài sâu hại nào đó để làm giảm mật độ dịch hại hoặc tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động hữu ích của các loài thiên địch. Các loài thiên địch thường là: chim,
ếch nhái, côn trùng ăn thịt và ký sinh, hoặc vi sinh vật,...
- Các biện pháp để duy trì cân bằng sinh thái:
+ Bảo vệ và tăng cường cho thiên địch phát triển;
+ Gieo trồng và canh tác thích hợp các giống cây kháng sâu bệnh;
+ Chỉ sửu dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
- Kiểm soát sinh học bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Phương pháp cổ điển (classical biological control) - nhập khẩu và thuần hóa các thiên
địch nhằm tiêu diệt các dịch hại ngoại lai, nhằm cân bằng sinh thái.
+ Phương pháp tăng cường – gia tăng mật số của thiên địch thông qua việc nhân nuôi
mật số, thả thiên địch để chúng kìm hãm dịch hại tại chỗ hoặc ngoại lai.
+ Biện pháp bảo tồn là nghiên cứu tạo điều kiện tối ưu cho thiên địch phát triển về nơi
cư trú, dinh dưỡng ... cho thiên địch bản địa phát huy tiềm năng sinh học khống chế
dịch hại.
* Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM):
- IPM thực chất là một chiến lược toàn diện cho việc phòng chống sâu hại, để cây trồng
cho năng suất sản lượng cao và an toàn cho môi trường sống. để thực hiện chiến lược
phòng chống này có 3 nguyên tắc phải tuân thủ là:
+ Cho phép sâu hại tồn tại trên cây trồng ở mật độ dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
+ Bảo vệ và khích lệ các kẻ thù tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng để điều hoà số lượng
sâu hại trên cây trồng.
+ Phối hợp hài hoà các biện pháp để chăm sóc cho cây trồng khoẻ và ngăn chặn không
cho sâu hại phát triển quá ngưỡng gây hại kinh tế.


Câu 4: Phân tích 5 nguyên tắc trong phòng trừ tổng hợp IPM.
Trả lời:
PM là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Integrated (tổng hợp), Pests (dịch hại), Management
(điều khiển).
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – Intergrated Pests Management) là một hệ thống điều
khiển, quản lý dịch hại bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp, nhằm duy trì
mật độ của các loài dịch hại dưới ngưỡng thiệt hại kinh tế trong điều kiện cụ thể.
Mục đích cơ bản của phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM là hạn chế sực tác hại các
loài dịch hại, bảo vệ cây trồng, đồng thời vẫn giữ được sự cân bằng của hệ sinh thái
đồng ruộng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống. Để thực hiện được
mục đích này trong việc áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:

* Trồng và chăm sóc cây khỏe: có nghĩa là hiểu được tác dụng của các biện pháp canh
tác khác nhau, hiểu được sinh lý cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng qua
các giai đoạn từ đó giúp cây trồng sinh trưởng tốt, tăng cường tính chống chịu của cây
trồng, tăng khả năng đền bù lại mất mát do dịch hại gây ra, và giúp cây cho năng suất
cao. Để trồng và chăm sóc cây khỏe thì cần chú ý các biện pháp cơ bản sau:
- Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương:
+ Giống tốt trước hết phải đảm bảo đúng đặc điểm mà nhà chọn tạo giống đã tạo ra. Có
nghĩa là giống phải có độ thuần về di truyền cao, không bị lẫn tạp hoặc độ lẫn tạp nằm
trong phạm vi cho phép. Ví dụ: giống kháng sâu bệnh hại v.v.
+ Phù hợp với điều kiện địa phương tức là phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ
nhưỡng đất đai, cơ cấu cây trồng, mùa vụ, thị hiếu của nông dân và người tiêu thụ,...
- Chọn cây khỏe, đủ tiêu chuẩn: tức là dù ở dạng hạt giống, mầm chồi, cành ghép, cây
con, củ hay đoạn thân đều cần phải có dạng mập mạp, no tròn, không bị xây xát, không
có vết sâu, bệnh khi gieo hay cấy thì cần có sức nảy mầm, nảy chồi nhanh và đều, cây
con phải khỏe có như thế cây mới thể hiện hết tiềm năng di truyền sinh trưởng phát triển
mạnh, chống chịu sâu bệnh cao và giúp cho năng suất cao.
- Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và cho năng
suất cao: có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các biện pháp quản lý tổng hợp bao
gồm một số biện pháp kỹ thuật canh tác cần chú ý như: gieo trồng thời vụ thích hợp;
mật độ gieo trồng thích hợp; bón phân đúng kỹ thuật (nguyên tắc 4 đúng); đảm bảo chế
độ nước thích hợp; vệ sinh đồng ruộng; áp dụng luân canh và xen canh;...
* Thăm đồng thường xuyên: kiểm tra đồng ruộng thường xuyên giúp nắm được diễn
biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước,... từ đó có
biện pháp tác động thích hợp (đất, nước, phân bón,...) giúp cây trồng phát triển tốt.
Điều tra mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng sinh thái của chúng


nhằm giúp đề ra quyết định xử lý thích hợp hoặc phát hiện sâu bệnh kịp thời từ đó có
biện pháp khống chế dịch hại từ khi mới phát sinh và xác định có cần dùng thuốc hóa
học không.

* Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: Đây là nguyên lý rất quan trọng. Giúp
nông dân thực sự đã là chuyên gia giỏi - khẳng định nông dân phải là người ra quyết
định quản lý đồng ruộng chứ không phải là ai khác, vì họ là người hiểu rõ nhất điều
kiện đồng ruộng, thực trạng sản xuất của mình và sau khi được nâng cao trình độ sẽ
nắm chắc được các biện pháp cần thiết, ra được các quyết định đúng đắn phù hợp với
hoàn cảnh của gia đình mình, rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ để sản xuất ngày càng
phát triển. Ngoài ra nông dân có kinh nghiệm IPM có thể hướng dẫn cho nhiều nông
dân khác áp dụng theo. Thực chất, việc thừa nhận người nông dân là chuyên gia đã tạo
niềm tin cho người nông dân cũng như làm cho việc trao đổi thông tin và thực hiện các
sáng kiến giữa người nông dân, các nhà khoa học được tiến hành một cách bình đẳng
và các sáng kiến của người nông dân được tôn trọng. Nguyên tắc này mang tính xã hội
và tính cộng đồng.
* Phòng trừ dịch hại:
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tùy theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký
sinh ở từng giai đoạn:
+ Quản lý hệ sinh thái nông nghiệp theo cách mà số lượng sâu bệnh gây hại dưới mức
thiệt hại kinh tế, hơn là nỗ lực diệt trừ hết sâu bệnh từ đó, tiết kiệm được chi phí, giữ
cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường. Khuyến khích “phòng
hơn trị”.
+ Tăng cường sử dụng thiên địch và sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: lựa chọn
thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
+ Sử dụng giống kháng sâu bệnh có năng suất cao là biện pháp chủ động, dễ áp dụng
và ít tốn kém.
+ Áp dụng các biện pháp canh tác: làm đất, thời vụ, bón phân cân đối, chăm sóc đồng
ruộng,...
- Sử dụng thuốc hóa học hợp lý và phải đúng quy trình: sử dụng khi cần thiết, khi sâu
bệnh tới ngưỡng thiệt hại kinh tế và áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng:
+ Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần phòng trừ và cây trồng hoặc nông sản cần
bảo vệ để chọn đúng loại thuốc sử dụng.
+ Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ nhãn thuốc, đảm bảo liều lượng thuốc và lượng

nước trên một đơn vị diện tích.
+ Đúng lúc: Dùng thuốc khi dịch hại ở diện hẹp hoặc còn non dễ mẫn cảm với thuốc.
+ Đúng cách: Tùy thuộc vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và yêu cầu kỹ thuật cũng như
vị trí xuất hiện sâu bệnh để phun thuốc hiệu quả.


* Bảo vệ thiên địch: tức là bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch
hại do thức ăn chính của chúng là sâu hại dó đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại
một cách đáng kể. Bảo vệ thiên địch là để giữ sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng bao
gồm cải thiện điều kiện môi trường sinh thái đồng ruộng thích hợp cho thiên địch phát
triển, đặc biệt là giảm sử dụng thuốc BVTV. Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải hiểu
rõ về biến động của quần thể sâu hại và hệ sinh thái trên đồng ruộng.



×