Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đánh giá kết quả phương án quy hoạch sử dụng đất tại tp.Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, được sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, Cô trong trường nói chung,
trong khoa Quản lý đất đai nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức về cơ bản về
chuyên môn cũng như cuộc sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong công tác sau
này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô. Đặc biệt để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, còn có sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo, T.S Trần ĐĂng
Khôi,các thầy, cô trong khoa Quản lý đất đai, cùng các cán bộ Địa chính sở Tài
nguyên Môi trường tỉnh Nam Định và các phòng ban khác trong Sở đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này theo đúng nội dung và kế hoạch
được giao. Báo cáo được thực hiện trong một thời gian ngắn nên sẽ không thể tránh
khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, các Cô
và các bạn, để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
Thầy, Cô giáo, cán bộ Địa chính Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định,kính chúc
các Thầy, các Cô và toàn thể các cô chú tại Sở luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và đạt
được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội , ngày 21 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Xuân


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của phải lập quy hoạch
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước là thành phần quan trọng hàng


đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế,
văn hóa, an ninh và quốc phòng.
Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã khai
thác và sử dụng đất đai từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và con
người. Cùng với sự bùng nổ về dân số, sự phát triển mọi mặt của xã hội làm cho nhu
cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên mà đất đai lại bị giới hạn về diện tích, có vị trí
cố định. Vì vậy để đảm bảo được sự phát triển của xã hội chúng ta cần phải có các
biện pháp hoạch định, định hướng, chiến lược nhằm khai thác và sử dụng đất đai hợp
lý, hiệu quả, bền vững.
Trong thời gian vừa qua , công tác lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất luôn
được nhận sự quan tâm chỉ đạo của Đảng , Chính phủ, được triển khai trên phạm vi cả
nước và đạt được một số kết quả nhất định. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng
đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài . Thực hiện quy
hoạch , kế hoạch sử dụng đất đai phải phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế
xã hội của từng địa phương.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên , qua thời gian thực tập tại sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định , sự đồng ý Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đại
trường ĐH Tài nguyên Môi trường và dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Trần
Đăng Khôi , tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài " Đánh giá kết quả phương án quy
hoạch sử dụng đất tại tp.Nam Định "
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nam Định- tỉnh
Nam Định giai đoạn 2011-2015, tìm ra yếu tố những yếu tố tích cực, những yếu tố bất
cập trong quá trình thực hiện quy hoạch
- Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án quy
hoạch sử dụng đất. Đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế của thành phố.
1



3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá phải chính xác, khách quan
- Đánh giá theo nhiều góc độ khác nhau: Theo sự chu chuyển các loại đất; theo
số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp
- Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với thực tế ở địa phương và có tính khả thi
cao.

2


CHƯƠNG I : Tổng quan nghiên cứu
1.1 Cơ sở khoa học, lí luận của quy hoạch sử đất
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù.
Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tinh pháp lý của một hệ
thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Theo
quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất
đai theo pháp luật của nhà nước. Bản thân nó được coi là một hệ thống của giải pháp
định vị củ thể của việc tổ chúc phát triển kinh tế, xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất
định. Đáp ứng nhu cầu mặt bằng, chất lượng đất sử dụng hiện tại và trong tương lai
của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong xã
hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao.
Có rất nhiều quan điểm về quy hoạch đất đai tồn tại từ trước đến nay. Có quan
điểm cho rằng: quy hoạch đất đai chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thông qua
đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ :
+ Đo đạc bản đồ đất
+ Phân chua việc sử dụng đất giữa các chủ sử đụng đất
+ Giao đất cho các ngành ,các đơn vị sử dụng đất

+ Thiết kế quy hoạch đồng ruộng
Bản chất quy hoạch đất đai được xác định dựa vào quyền phân bố lại của nhà
nước, chỉ đi sâu vào tính hợp pháp của quy hoạch đất đai.
Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổng hợp của ba biện pháp :
+ Biện pháp pháp chế nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo đúng
pháp luật, nó giao quyền hạn và nghĩa vụ cho các chủ sử dụng đất.
+ Biện pháp kỹ thuật áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở
khoa học kỹ thuật.
+ Biện pháp kinh tế, đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và
có hiệu quả cao tiềm năng của đất. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất sao cho hợp lý nhất
có được sự hài hòa hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển của các ngành để đạt được hiệu quả
cao nhất trên một đơn vị diện tích. Song có thực hiện được điều đó phải thực hiện
đồng bộ cả ba biện pháp vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau.

3


Như vậy quy hoạch sử dụng đất được định nghĩa đầy đủ như sau :
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp
chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao vào thông qua
việc phân phổi đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các
tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường “.
Quy hoạch đất đai nhằm sử dụng tài nguyên này một cách đầy đủ, hợp lí và có
hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích đạt được tổng hợp các nội dung
trên sao cho sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lí và sử dụng khai thác đi đôi với bảo vệ
tài nguyên đất, bồi dưỡng đất và bảo vệ môi trường chống ô nhiễm đất và xói mòn đất
làm cho sự phát triển được ổn định và bền vững.
1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
a. Tính lịch sử - xã hội

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng
đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể
hiện theo 2 mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất . Trong quy hoạch sử dụng
đất đai , luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữa người với
người về quyền sở hữu và sử dụ ng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng
thời vừa là yếu tố thúc đ ẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các
mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất.
b. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước các xu
thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Vì vậy, quy
hoạch sử dụng đất mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo
vĩ mô.
c. Tính tổng hợp
Được biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử
dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân;
quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như:
Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp,
môi trường sinh thái...
d. Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan
4


đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các
mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội;
tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh
thái.
e. Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội

quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương
hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để
thự c hiện chiến lượ c phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất
được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa
hơn.
f. Tính tổng hợp
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện
khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng
sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính
sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn
phù hợp. Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biện pháp thực hiện và cần
thiế. Điều này thể hiện tính t khả biến của quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất luôn là
quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy
hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lượng, mức độ hoàn thiện và
tính phù hợp ngày càng cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử đụng đất trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch của cả nước trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhiều loại hình, phương pháp quy hoạch đất đai tùy thuộc
vào đặc điểm cụ thể của mỗi nước. Nhìn chung có 2 trường phái chính sau :
- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo sự hài hòa phát triển đa
mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường
phái này là Đức và Úc.
- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch tổng thể.
Lập hồ sơ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch

5



hóa tập trung. Lao động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. Tiêu
biểu cho trường phái này là Liên Xô và các nước XHCN.
Theo FAO quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công tác đánh giá đất.
Từ kết quả đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất thích hợp đối với các
đơn vị đất đái trong vùng.
Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như: Ngân hành thế giới (WB), Ngân hàng
phát triển Châu Á (ADP), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình phát triển (UNDP)
… đã tài trợ cho nhiều chương trình quy hoạch và đã đem lại thành công ở nhiều quốc
gia như: Kenya, Angieri, Etiopia, Colombia, Philippin, Thailand…
Tại Nam phi : đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do chính
phủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh (cấp trung gian ), một dự án chỉ
dẫn cấp quốc gia cho thấy sự phân bố hợp lý các khu vực sử dụng đất đai.
Tại Thái Lan việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốc
gia, cấp vùng và cấp địa phương. Quy hoạch đất đai nhằm thực hiện cụ thể hóa các
chương trình phát triển kinh tế xã hội của Hoàng gia, gắn liền với tổ chức hành chính
và quản lý Nhà nước, phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát
triển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh
tế, xã hội và chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào các vấn đề quan trọng
của đất nước như: đất đai,thị trường, lao động, nguồn nước…
Tại Trung Quốc, Lào, Campuachia công trác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát
triển, nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành không tiến hành làm quy hoạch ở các
cấp nhỏ như Việt Nam.
Để có một phương án chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đất đai
ở phạm vi toàn thế giới. Năm 1992, tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã đưa
ra quan điểm phát triển quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả, bền
vững đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai,
chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước.
Nước ta là nước đang phát triển, vì vậy lịch sử của công tác quy hoạch sử dụng

đất ở nước ta còn mới mẻ, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác quy hoạch còn thiếu
và lạc hậu, kinh nghiệm thực tế ít. Đứng trước tình hình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước hiện nay, đòi hỏi những nhà làm quy hoạch, nhà quản lý sử dụng đất phải
từng bước khắc phục khó khăn, đồng thời phải biết kế thừa, vận dùng kinh nghiệm của
các nước tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn nước ta.

6


Hiện nay, công tác quy hoạch sử đụng đất các cấp đã và đang được triển khai
thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước.
Tổng cục Địa chính đã tiến hành triển khai xây dựng công tác quy hoạch sử
dụng đất trên toàn quốc giai đoạn 1996-2010 nhằm thực hiện công tác quy hoạch sử
dụng đất và được Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 11 thông qua và nhất trí, Quốc hội
đã có Nghị định số 01/1997, Nghị định này thông qua kế hoạch sử dụng đất cả nước
giai đoạn 1996-2000.
Nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng
đất phục vụ cho việc chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước,
Tổng cục Địa chính đã từng bước tiến hành xây dựng các dự án quy hoạch sử dụng đất
theo trình tự cấp lãnh thổ hành chính. Dự án này đã thu được kết quả khá khả quan,
một số vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng ven Sông Hồng, vùng Tây
Nguyên, duyên hải miền trung do việc Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện
trong hai năm 1994-1996.
Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Cục đo đạc bản
đồ tiến hành lập quy hoạch chi tiết các cấp trong cả nước nhằm đưa quỹ đất đai vào
quản lý và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả cao hơn.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nam
Định
Trong những năm qua, việc quản lý sử dụng đất đai của thành phố đã dần đi vào
nề nếp. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho việc

phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo vốn
xây dựng cơ sở hạ tầng là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
UBND tỉnh phê duyệt cả về quy mô diện tích và vị trí thực hiện, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế của thành phố và nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức kinh
tế, đất ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố, Việc chuyển mục đích sử dụng đã tạo
thêm nguồn thu cho ngân sách của thành phố. Diện mạo đô thị và nông thôn đã thay
đổi rõ rệt cả về chất và lượng, Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã giải quyết tạo
được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, Công tác xây dựng quy hoạch và
kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã
góp phần đáng kể cho việc bảo vệ quỹ đất hiện có, khai thác sử dụng đất đai hợp lý
mang lại hiệu quả thiết thực;
Do tầm quan trọng của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn
hiện nay, Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định, sự giúp đỡ của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, UBND thành phố Nam Định đã chỉ đạo

7


Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố phối hợp với các phòng chức năng xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
2011 - 2015 của thành phố Nam Định, để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định phê
duyệt theo luật định;
Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà
nước về đất đai phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập
và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, Làm cơ sở, lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của các xã, phường đến năm 2020,
1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất đai.
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đất đai;

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
tỉnh Nam Định;
- Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2015 về việc chấp
thuận danh mục các dự án phải thu hồi đất và phê duyệt danh mục các dự án được
phép chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc diện thu hồi đất nhưng sử dụng đất
trồng lúa dưới 10 ha thuộc kế hoạch sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn tỉnh Nam
Định;
- Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh Nam Định về
việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Nam Định;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 20112020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nam Định đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định;
- Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội; An ninh, quốc phòng năm
2015 của UBND thành phố Nam Định;

8


- Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ thành phố khóa XV tại Đại hội
Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020;
- Số liệu Niên giám thống kê thành phố Nam Định 2014, kiểm kê đất đai năm
2014, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; các tài liệu, số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội năm 2014 và năm 2015 của thành phố Nam Định.


9


Chương 2 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác thức hiện quy hoạch sử dụng đất
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nam Định
giai đoạn 2011-2015.
2.2. Địa điểm , thời gian tiến hành
- Địa điểm : Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Nam Định - tỉnh Nam
Định.
- Thời gian tiến hành : giai đoạn 2011-2015
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra , đánh giá về tình hình cơ bản của tp Nam Định
- Điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Khó khăn, thuận lợi về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và áp lực đối với đất
đai.
2.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai
- Tình hình quản lý đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất
- Tình hình biến động
- Đánh giá kết quả quy hoạch sử dụng đất thanh phố Nam Định tỉnh Nam Định
giai đoạn năm 2011-2015
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra khảo sát
- là thu thập các số liệu liên quan đến thành phố Nam Dịnh tại phòng Quy hoạch

thành phố tịa Sở Tài nguyên và Môi trường để từ đó đưa ra các đánh giá và nhận xét.

10


Phương pháp này được áp dụng nhằm :
+Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng,
thủy văn của thành phố Nam Định để từ đó thấy được điều kiện thực hiện quy hoạch
+Thu thập tài liệu thông tin về kinh tế -xã hội như: Cơ cấu kinh tế, giá trị sản
xuất của các ngành, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng các công trình xây dựng cơ bản,
giáo dục, y tế. Thu thập tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai: hiện trạng sử
dụng các loại đất, biến động đất đai qua một số năm, điều tra các loại bản đồ, báo cáo
tổng kết hàng năm, phương hướng phát triển kinh tế -xã hội những năm tới của địa
phương.
2.4.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng để xây dựng phương pháp quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất của tp Nam Định đến năm 2020. Từ các số liệu thu thập được qua
điều tra khảo sát nhằm thâu tóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu,
xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố về đối
tượng nghiên cứu.
Thống kê các chỉ tiêu kinh tế, tình hình quản lý sử dụng đất về cơ cấu đất, các
đặc tính về lượng và chất. Từ đó đánh giá các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các chỉ tiêu kinh tế.
2.4.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ
Tất cả các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo
thành tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được áp dụng trong suốt báo cáo nhằm tham khảo các loại tài
liệu có giá trị pháp lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinh
nghiệm.


11


Chương 3Kết quả thực hiện

3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là tỉnh ven biển phía đông nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng, tọa
độ địa lý từ 19 độ 55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ độ bắc và 106 độ đến 106 độ 33 phút
kinh độ đông.
Thành phố Nam Định nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định. phía bắc, đông bắc
giáp tỉnh Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía tây nam giáp huyện Vụ
Bản, phía đông nam giáp huyện Nam Trực.
Thành phố Nam Định đã được thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là
đô thị loại I ngày 28/11/2011. Trước đó, ngày 22/11/2011 thành phố Nam Định cũng
đã được thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng
thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và xã hội của tỉnh
Nam Định và của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, đây cũng là một thành phố
của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Thành phố Nam Định có 25 đơn vị hành chính gồm 20 phường, 5 xã: 20
Phường: Bà Triệu, Cửa Bắc, Cửa Nam, Hạ Long, Lộc Hạ, Lộc Vượng, Năng Tĩnh, Ngô
Quyền, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Thống Nhất, Trần Đăng Ninh,
Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải , Trần Tế Xương, Trường Thi, Văn Miếu, Vị
Hoàng, Vị Xuyên và 05 Xã: Lộc An, Lộc Hòa, Mỹ Xá, Nam Phong, Nam Vân.
Vị trí địa lý của thành phố là một thế mạnh tạo cho thành phố những điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành kinh tế mũi nhọn
đặc thù, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
mở rộng liên kết kinh tế giữa các huyện, thị trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong
cả nước.

3.1.2. Địa hình
Về địa hình nhìn chung khu vực quy hoạch là vùng phù sa sông, địa hình tương
đối bằng phẳng cao độ từ 0,3 ÷ 5,7m. Thềm phía Nam sông Đào thuộc một địa hình bãi
bồi cao, trong khi phần phía Bắc sông thuộc địa hình bãi bồi thấp có niên đại cổ hơn.
Thành phố Nam Định có hướng dốc địa hình từ Tây sang Đông.
Tuy cùng là gốc phù sa, nhưng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho
việc canh tác hơn hẳn khu vực phía Bắc, Phía Nam là khu vực những làng hoa, cây
cảnh nổi tiếng xã Nam Điền xen lẫn với ruộng lúa. Đất ở đây thuộc lọai phù sa ít chua,
12


ít glây tốt nhất của tỉnh Nam Định. Trong khi đó phía Bắc ở những khu vực không làm
nhà cửa thì chỉ trồng lúa, vùng này có năng suất lúa thấp nhất tỉnh Nam Định vì thổ
nhưỡng thuộc lớp phù sa cổ glây hóa mạnh. Có thể nói giá trị nông nghiệp khu vực
phía Bắc sông không cao.
Riêng những dải bãi bồi ngoài sông có đất phù sa bồi mới hàng năm, là khu vực
đặc biệt hấp dẫn cho việc trồng hoa, màu, tuy diện tích không lớn.
Về đặc điểm địa chất công trình nói chung khu vực quy hoạch thuộc thềm đất
bồi tương đối yếu, mức nước ngầm cao, không thuận lợi cho việc xây dựng công trình
cao tầng, đặc biệt là khu vực phía Tây của vùng nghiên cứu nằm trong vùng trầm tích
đầm lầy gốc sông. Tuy nhiên, đây cũng không phải là những trở ngại không thể vượt
qua, Căn cứ vào 125 lỗ khoan phân bố không đều trong thành phố cho thấy cột địa
tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét - Lớp sét pha - Lớp bùn sét pha - Lớp
cát và lớp bùn sét pha, Cường độ chịu lực của đất yếu ≤1kg/cm 2.
3.1.3. Khí hậu
Đặc điểm khí hậu: Căn cứ vào việc phân vùng của Tổng cục khí tượng thủy văn,
Nam Định là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và ven biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Hàng năm khí hậu chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Nhiệt độ trung bình tại Nam Định 23oC.
Lượng mưa trung bình năm tại Nam Định bằng 1.757mm

Độ ẩm trung bình là 82,5%
Số giờ nắng: 1630 giờ
Tuy nhiên chỉ có 2 mùa rõ rệt
- Mùa hè nắng nóng kéo dài làm mưa to và giông bão, nhiệt độ trung bình có
tháng lên tới 320C, lượng mưa trung bình có tháng lên tới 307mm có những ngày mưa
to gây ra hiện tượng úng cục bộ
- Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, gió lạnh kéo dài đôi khi còn kèm theo sương
mù, sương muối và gió mùa đông bắc, thời tiết hang khô, hạn hán kéo dài. Mùa đông
thường thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp
3.1.4. Thủy văn
Là bộ phận ven biển đông nam của châu thổ sông Hồng, có khí hậu chí tuyến gió
mùa ẩm, nguồn nước của tỉnh Nam Định rất phong phú, nhưng biến đổi theo mùa và
chịu ảnh hưởng của thủy triều.

13


3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
• Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của thành phố Nam Định là 4643,81 ha, bao gồm các loại:
đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và
đất mới biến đổi.
• Tài nguyên nước
Hệ thống mặt nước chủ yếu dựa vào thiên nhiên được cung cấp bởi sông Hồng
tập trung chủ yếu ở ven thành phố, hiện tại đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho
sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa nguồn nước dồi dào nhưng mừa khô nguồn nước
thường khan hiếm.
• Tài nguyên khoáng sản
Nam Định là địa bàn đồng bằng, địa bàn tương đối bằng phẳng, rất nghèo
khoáng sản (hầu như không có). Tuy nhiên nguồn nhiên liệu cần đầu tư để mở rộng lại

nằm ở vùng đất canh tác.
Nam Định là đô thị có phong cảnh đẹp, có vị trí giao thông thuận lợi, có nhiều
tiềm năng về đất đai, cảnh quan, thị trường, lao động... tất cả các yếu tố đó là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của thành phố Nam Định trong tương lai. Đặc biệt trên địa
bàn thành phố tiềm năng về đất nông nghiệp tương đối dồi dào là thế mạnh cho ngành
công nghiệp chế biến, góp phần ổn định đời sống của người dân nông thôn đồng thời
đáp ứng nhu cầu đầy đủ về lương thực, thực phẩm ngày càng cao của người dân đô thị
trong giai đoạn tới.
3.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
5 năm qua, Trung ương, tỉnh đã đầu tư cơ bản hệ thống hạ tầng giao thông, kết
nối với hệ thống giao thông toàn quốc, tháo gỡ khó khăn về địa lý – kinh tế cho tỉnh,
thành phố. Các chính sách ưu đãi Tỉnh ban hành đã phát huy hiệu quả tạo điều kiện,
tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong điều kiện suy thoái kinh tế, các cấp,
các ngành, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vẫn đầu tư, phát triển sản xuất
từng bước nâng cao chất lượng năng suất lao động nên tốc độ tăng trưởng kinh tế
thành phố duy trì mức khá, tổng giá trị sản xuất (GRDP) năm 2010 đạt 3.283 tỷ đồng,
năm 2015 đạt 6.505 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,66%/năm. GDP bình
quân đầu người từ 30 triệu đồng tăng lên 69 triệu đồng năm 2015.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp dịch vụ từ
14


98,67% năm 2010 tăng lên 98,7% năm 2015, nông nghiệp từ 1,33% năm 2010 còn
1,3% năm 2015.
- Tổng giá trị sản phẩm GRDP (giá so sánh 1994) tăng bình quân từ 14,66%/
năm: Vượt chỉ tiêu nghị quyết (14,5%/năm).
- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 69 triệu đồng/người. Vượt chỉ tiêu
nghị quyết.

- Cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2015 có sự chuyển dịch như sau:
+ Công nghiệp và xây dựng: 63,45%. Vượt chỉ tiêu nghị quyết (57,5%).
+ Thương mại và dịch vụ: 35,26%. Không đạt chỉ tiêu nghị quyết (42%).
+ Nông nghiệp: 1,29%. Không đạt chỉ tiêu nghị quyết (0,5%).
- Giá trị sản xuất công nghiệp do thành phố quản lý tăng bình quân 24,4%/năm:
Không đạt chỉ tiêu nghị quyết (27%/năm).
- Giá trị dịch vụ tăng bình quân 13,56%/năm: Vượt chỉ tiêu nghị quyết
(13%/năm).
- Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 12,87%/năm: Vượt chỉ tiêu nghị quyết
(10%/năm).
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,57%/năm: Vượt chỉ tiêu nghị
quyết (1,5%/năm).
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16%/năm: Không đạt chỉ tiêu nghị
quyết (22%/năm).
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển huy động 5 năm đạt trên 30.000 tỷ đồng: Đạt
chỉ tiêu nghị quyết (30.000 tỷ đồng).
(Nguồn báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XV tại
Đại hội đại biểu thành phố lần thứ XVI Nhiệm kỳ 2015 -2020 )
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
a. Khu vực kinh tế công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp do thành phố quản lý tăng bình quân giai đoạn
2010-2015 đạt 24,4% năm (toàn tỉnh tốc độ tăng trưởng bình quân 21,2%/ năm). Khu
công nghiệp Hòa Xá và Cụm công nghiệp An Xá đã thu hút 200 doanh nghiệp đầu tư,
trong đó có 19 doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Cùng với các doanh nghiệp, các hộ
sản xuất cá thể thu hút trên 58.600 lao động lao động ở các loại hình sản xuất kinh
doanh. Ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp
15


là ngành dệt – may 51,7%. Các thành phần kinh tế dân doanh phát triển nhanh (chiếm

98,4% số lượng doanh nghiệp và 63,6% giá trị sản xuất, 53,2% lao động toàn ngành
công nghiệp). Trình độ quản lý, lao động và trang thiết bị công nghệ được đầu tư theo
hướng tên tiến, hiệu quả. Một số sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp đã có uy tín
trên thị trường trong và nước ngoài như may mặc (Công ty cổ phần may Sông Hồng,
dệt may Sơn Nam, TNHH may Young One ...), dược phẩm (Công ty cổ phần Nam
Dược ...). Về cơ bản, các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động kinh doanh ổn định, sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, từng bước tăng năng suất lao động và thu nhập cho người
lao động.
b. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Trong 5 năm, các doanh nghiệp đã tập trung hơn vào đầu tư sản xuất hàng xuất
khẩu, mở rộng thị trường, chủ động tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại để đẩy
mạnh xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 9,5 triệu USD, năm 2015 đạt 17,4
triệu USD, tốc độ tăng trưởng bìn quân 12,87%/năm.
Trên địa bàn thành phố hiện có thêm nhiều khách sạn, cơ sở sản xuất kinh doanh
lưu trú đáp ứng nhu cầu du lịch, dịch vụ. Khách du lịch tăng đều qua các năm. Tổng
mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 7.341,9 tỷ đồng, năm 2015
đạt 14.878,8 tỷ đồng, tăng bình quân 15,2%/năm. Các trung tâm thương mại lớn (Chợ
Rồng, BigC, Micom Plaza, điện máy Trần Anh, điện máy Media Mart... ) có quy mô
và sức lan tỏa ra toàn vùng.
Mạng lưới bưu chính viễn thông được nâng cấp, đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị
công nghệ hiện đại với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, đảm bảo thông tin kịp thời.
Các loại hình , dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng tốt các nhu cầu
và đời sống xã hội phù hợp với xu thế phát triển của các đô thị lớn.
Đến năm 2015 ước tính có hơn 50% dân số sử dụng internet, hơn 65% dân số sử
dụng điện thoại di động thường xuyên.
c. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì mức tăng bình quân 1,57% năm
giảm dần tỷ trọng còn 1,3% trong cơ cấu kinh tế chung.

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục được củng cố. Thành phố đã lập và
thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng chuyên
canh trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản ... từng bước nâng cao giá trị sản xuất
nông nghiệp. Giá trị thu được trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 đạt 70,1 triệu
16


đồng/ha tăng lên 92,35 triệu đồng/ha năm 2015. Công tác phòng chống thiên tai, tu bổ
đê điều và làm thủy lợi nội đồng ... luôn được quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí, tổ
chức thực hiện.
3.2.3.Tình hình dân số, lao động , việc làm
- Tổng dân số tính đến năm 2014 là 249.865 người.
- Tổng lao động năm 2014 đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế là:
102.942 người, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp, thủy sản: 5.300 người bằng 5,15% tổng lao động.
+ Lao động CN -TTCN và xây dựng: 46.207 người, bằng 44,89% tổng lao
động.
+ Thương mại, dịch vụ: 51.435 người, bằng 49,96% tổng lao động.
Thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội, toàn thành phố có 10.411 người
đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố năm 2015 giảm
xuống 2,5% theo tiêu chí hiện hành: Vượt chỉ tiêu nghị quyết (3%).
- Giải quyết việc làm mới cả năm cho 4.700 người/người/năm: Không đạt chỉ
tiêu nghị quyết (5000-6000 lượt người/năm).
- Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm 2,7%: Đạt chỉ tiêu nghị quyết (dưới 4%).
- Bình quân thu nhập đầu người năm 2015 đạt 96 triệu đồng/người/năm.
3.2.4. Thực trạng phát triển đô thị.
a. Thực trạng phát triển khu đô thị
Thành phố Nam Định đang phấn đấu là đô thị trung tâm của Vùng Nam đồng
bằng sông Hồng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật của
tỉnh Nam Định, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Có vị trí quan trọng là đầu mối giao

thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt trên trên hành lang kinh tế ven biển Duyên
hải Bắc Bộ, hiện nay thành phố có 20 phường và 5 xã với tổng diện tích đất đô thị là
1822,49 ha, chiếm 39,25% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là toàn bộ diện
tích đất của 20 phường.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Thành phố có 5 xã ngoại thành tổng diện tích đất tự nhiên của 5 xã là
2.818,79ha, chiếm 60,73% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Các khu dân cư
nông thôn được phân bố trên địa bàn 5 xã.

17


Khu dân cư nông thôn thành phố Nam Định được phân bố theo địa giới hành
chính các xã. Các khu dân cư nông thôn của thành phố Nam Định được phân bố và
phát triển trên các nền đất cao ráo, thoáng mát, sự hình thành các điểm dân cư gắn liền
với quá trình nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. Các khu dân cư thường
được bao quanh bởi đồng ruộng, nơi sản xuất thuận tiện cho kinh doanh, sản xuất. Các
công trình văn hoá phúc lợi xã hội được bố trí ở trung tâm xã và ở các thôn, xóm. Các
điểm dân cư được liên hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã,
đường tỉnh lộ, quốc lộ thuận lợi cho nhu cầu đi lại cũng như sản xuất của nhân dân;
Trong 5 năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, bưu
điện văn hóa ... ở các xã ngoại thành được đầu tư, phát huy hiệu quả. Đến nay 5 xã đã
đạt chuẩn Quốc gia về y tế và đều có trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chẩn Quốc
gia. Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới được triển khai thực
hiện, đạt kết quả với tổng số vốn huy động đầu tư của 5 xã đạt trên 62 tỷ đồng. Đời
sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện, diện mạo hạ tầng các xã thay đổi
rõ rệt.
3.2.5. Cơ sở hạ tầng
a. Văn hóa xã hội
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện

chính trị, và các hoạt động văn hóa thể thao quốc gia, tỉnh, thành phố góp phần tạo
không khí sôi nổi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và trong tầng lớp nhân dân.
Toàn thành phố đã có trên 40 đơn vị, làng, thôn, xóm tổ dân phố được trao bằng
công nhận văn hóa cấp tỉnh, trên 300 làng, thôn, xóm, cơ quan, đơn vị, trường học
được trao danh hiếu văn hóa cấp thành phố, 51000/85070 hộ gia đình văn hóa cấp
thành phố.
b. Y tế
Từng bước tăng cường cả về tổ chức y tế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Đến
nay có 20/25 phường xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế. Các chương trình mục tiêu
quốc gia, tiêm chủng mở rộng, bảo hiểm y tế, y tế trường học, chăm sóc sức khỏe sinh
sản, kế hoạc hóa gia đình được triển khai có hiệu quả. Công tác quản lý hành nghề y dược
tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh cho nhân dân ở bệnh viện và trạm y
tế phường, xã có tiến bộ. Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, gia đình có
công được quan tâm.

18


c. Giáo dục đào tạo
Vẫn giữ vững thành tích học sinh giỏi và chất lượng giáo dục toàn diện dẫn đầu
toàn tỉnh. Trên địa bàn thành phố hiện có 04 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 05
trường trung học chuyên nghiệp, 04 trường đào tạo nghề, 04 trường THPT công lập và
dân lập, 03 trung tâm giáo dục thường xuyên, 18 trường trung học cơ sở, 21 trường
tiểu học, 27 trường mầm non công lập, dân lập và tư thục. Nhìn chung quy mô cấp
học, ngành học được tăng cường vè cơ sở vật chất và các yêu cầu, điều kiện cho dạy
và học.
3.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường.
Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh Nam Định.
Là đầu mối giao thông giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh và huyện lân cận, có hệ thống
giao thông đối nội, đối ngoại thuận tiện bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ và đường

bộ là những động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Về kinh tế - xã hội việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đóng góp tích cực
vào quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục của Thành phố, nhưng vẫn chưa tạo được
bước đột phá mạnh.
+ Về hạ tầng đô thị thành phố Nam Định là một trong những thành phố có hệ
thống hạ tầng khá hoàn chỉnh, mật độ đường giao thông cao, hệ thống cây xanh, chiếu
sáng đô thị được quan tâm đầu tư, tạo hình ảnh đô thị khang trang.
+ Về không gian kiến trúc và bộ mặt đô thị: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội, mức sống người dân được nâng cao, người dân và các thành phần kinh tế trong xã
hội đã đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các công trình nhà ở, cơ sở dịch vụ, văn
phòng, cải thiện rõ rệt bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị, đặc biệt là dọc theo các tuyến
đường chính đô thị. Một số không gian công cộng trong thành phố đã được đầu tư, đặc
biệt là khu vực quanh hồ Vị Xuyên, quanh khu vực sân vận động và quanh khu trung
tâm hành chính tỉnh, tạo cảnh quan và không gian giao lưu cho người dân đô thị. Đây
là những không gian có ý nghĩa rất quan trọng, bước đầu đã tạo nên được những hình
ảnh mang nét đặc trưng riêng của thành phố. Ngoài ra một số khu đô thị mới của thành
phố cũng đã được triển khai, với hệ số lấp đầy khá cao, tạo hình ảnh đô thị phát triển khá
sầm uất.
- Tuy nhiên việc phát triển các khu đô thị mới còn một số vấn đề bất cập:
+ Không gian trong các khu đô thị mới chưa tạo được những hình ảnh riêng của
Nam định góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho thành phố.

19


+ Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đầy đủ theo quy
hoạch và chưa kịp thời với tiến độ phát triển nhà ở.
+ Mô hình nhà ở chưa quan tâm thỏa đáng đến các thành phần khác nhau trong
xã hội.
+ Tiến độ thực hiện nhiều khu còn chậm.

+ Quy mô giao đất cho nhiều dự án quá lớn (>100 ha) khiến thời gian xây dựng
kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa và môi trường đô thị chung của cả thành
phố. Diện tích đất đang triển khai dự án chiếm tỷ lệ lớn trong đất xây dựng đô thị.
- Những tồn tại cần khác phục:
+ Kinh tế có bước tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với vị trí tiềm năng và
chưa tạo được bước đột phá.
+ Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút cac nguồn lực, vốn đầu tư bên
ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Quy hoạch chi tiết đã lập nhưng vẫn còn thiếu và chậm điều chỉnh so với yêu
cầu thực tiễn; Tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý đủ mạnh với tình trạng xây dựng
trái phép vi phạm quy hoạch.
- Còn tiềm ẩn những bất ổn trong xã hội như khiếu kiện đất đai, gây mất trật tự
xã hội... ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
3.2.1. Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của thành phố
đã được UBND thành phố và các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn và đã đạt được
kết quả nhất định.
Từ những văn bản cụ thể của luật đã ban hành, UBND thành phố đã tổ chức chỉ
đạo và hướng dẫn các ngành, các cơ sở và nhân dân trong toàn thành phố để thực hiện
luật đất đai ngày càng có hiệu quả. Nhằm nâng cao tính pháp lý của luật, phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương như: Quy định khung giá các loại đất, quy định về hỗ
trợ đền bù khi Nhà Nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng. Quy định
về mức lao động, vật tư cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hướng dẫn việc
đăng ký, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn
và đất ở đô thị. Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin giao đất, thu hồi đất đối với
các tổ chức, thu phí đối với các hoạt động liên quan đén quản lý nhà nước về đất đai.
Nhìn chung các văn bản ban hành chưa kịp thời với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội trong giai đoạn mới, làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý
20



đất đai trên địa bàn thành phố ngày một tốt hơn. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi
phạm xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.
3.2.2. Xác định địa giới hành chính. lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT - HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ), thành phố Nam Định đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính
ở các xã, phường. Các tuyến ranh giới thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố
định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ địa địa giới hành chính.
Riêng phường Trần Quang Khải (tách từ phường Năng Tĩnh), phường Cửa Nam (tách
từ xã Nam Phong và Nam Vân) và phường Thống Nhất (tách từ phường Quang Trung,
Vị Hoàng, Lộc Vượng, Lộc Hạ) do mới thành lập theo nghị định của Chính Phủ. Năm
2005 được sự quan tâm của các cấp các ngành, đã tiến hành lập điều chỉnh hồ sơ địa
giới được các cấp công nhận và đưa vào sử dụng.
3.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Đo đạc bản đồ
Từ năm 1985 Tổng cục Địa chính đã đầu tư xây dựng lưới toạ độ Địa chính và
thành lập Bản đồ Địa chính có toạ độ. Thành phố đã đo đạc chính quy: 25/25 xã,
phường đo đạc theo công nghệ số gồm: Hạ Long, Lộc Hạ, Lộc Vượng, Lộc Hoà, Lộc An,
Mỹ Xá, Trần Quang Khải, Năng Tĩnh, Trường Thi, Văn Miếu, Trần Đăng Ninh, Ngô
Quyền, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Quang Trung, Thống
Nhất, Vị Hoàng, Cửa Bắc, Nam Phong, Nam Vân, Cửa Nam.
- Định giá, phân hạng đất.
Bước đầu mới phân hạng được đất nông nghiệp làm cơ sở cho việc tính thuế sử
dụng đất nông nghiệp và đầu tư cho sản xuất. Đồng thời với việc ban hành Quyết định
số 3976/QĐ - UB ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy
định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định, làm cơ sở để tính thuế chuyển quyền
sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Bảo đảm các quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

- Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Năm 2003 thành phố và 7/7 xã đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Năm 2005 qua kết quả kiểm kê đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành
phố và 25/25 xã, phường.

21


3.2.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
a. Công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Đối với thành phố Nam Định đã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
(2001÷2010) và điều chỉnh quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay
đang tiến lập quy hoạch giai đoạn (2011÷2020).
- Đối với cấp xã: Có 7/7 xã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2001÷2010)
bằng nguồn kinh phí của tỉnh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các phường đã lập quy hoạch xây dựng đến năm 2010.
b. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất.
Hàng năm thành phố lập kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhìn chung việc tổ chức, chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên địa bàn thành phố Nam Định đã được quan tâm đúng mức và thường xuyên theo
quy định của pháp luật.
3.2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố cơ bản được triển khai
theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. qua đó
phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đến nay
toàn thành phố đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho các hộ nông dân theo
Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với
các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.
- Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa

thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của hộ gia
đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm
do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền
bù còn chưa hợp lý và thống nhất thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ
đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai trên địa bàn với quy mô
đáng kể.
Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất luôn được
thực hiện đúng kế hoạch, đúng diện tích, đúng mục đích và đúng đối tượng.
Trên địa bàn thành phố do việc thu hồi đất GPMB vào đất nông nghiệp nhiều,
diện tích đất nông nghiệp còn lại ít nên thành phố đã không thực hiện việc dồn điền
đổi thửa.

22


3.2.6. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 13.895 GCNQSDĐ cho các hộ gia đình
cá nhân. trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 10.962 GCNQSDĐ, diện tích cấp theo bản
đồ địa chính là 1.194.6 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản cấp được 2.933 GCNQSDĐ, diện tích cấp đươc là
111.37 ha.
- Đất phi nông nghiệp đã cấp được 54.697 GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân
và 337 GCNQSDĐ cho các tổ chức. trong đó:
- Đất ở đã giao, cấp được 54.697 GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân.
- Đất chuyên dùng cấp được 331 GCNQSDĐ, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp được 7 GCNQSDĐ.
+ Đất quốc phòng cấp được 2 GCNQSDĐ.

+ Đất sản xuất. kinh doanh phi nông nghiệp cấp được 305 GCNQSDĐ.
+ Đất có mục đích công cộng cấp được 17 GCNQSDĐ.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng đã giao, cấp được 6 GCNQSDĐ.
* Công tác chỉnh lý biến động:
Việc chỉnh lý biến động về sử dụng đất đai hàng năm chưa được cập nhật
thường xuyên và kịp thời, còn nhiều nguyên nhân bất cập trong việc quản lý đất đai
trước đây chưa được chặt chẽ nhất là ở cấp xã.
*) Công tác quản lý hồ sơ địa chính :
Việc quản lý hồ sơ địa chính của thành phố còn gặp nhiều khó khăn do phải lưu
trữ nhiều loại hồ sơ và bản đồ bằng giấy. Hiện tại thành phố đã có và đang quản lý, lưu
trữ các loại tài liệu như : Hồ sơ về địa giới hành chính 364, hồ sơ về tổng kiểm kê đất
đai qua các năm, số liệu giao cấp GCNQSD đất của các xã, hồ sơ địa chính đất nông
nghiệp, đất ở và hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở trang thiết bị còn
hạn chế cho nên công tác lưu trữ các loại tài liệu hồ sơ địa chính và bản đồ bằng phần
mềm chưa hoàn thiện. Hệ thống tài liệu về đất đai chưa được bảo quản cẩn thận còn bị
thất lạc và rách nát, nhiều tài liệu hiện không thể sử dụng được gây rất nhiều khó khăn
cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố.
23


3.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm thành phố triển khai thường xuyên công tác thống kê đất đai, và kiểm
kê đất đai định kỳ (5 năm một lần). Qua thống kê đã nắm được những biến động tăng
giảm về đất đai của các xã, phường trên địa bàn thành phố quản lý, từ đó có hướng
điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của các kỳ tiếp theo.
Thành phố Nam Định đã tiến hành thống kê thường xuyên hàng năm và kiểm kê
đất đai các năm 2000. 2005, 2010. Hiện tại thành phố Nam Định đã hoàn thành công
tác kiểm kê đất đai năm 2010 của thành phố đã được phê duyệt làm cơ sở cho công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai.

Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của thành phố được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai.
UBND thành phố đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất. thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các
văn bản đã ban hành theo quy định.
Những năm gần đây Phòng TNMT đã phối hợp với phòng Tài chính và các
ngành liên quan tiến hành điều tra, khảo sát xây dựng phương án giá đất. Tháng
12/2009 đã xây dựng xong phương án giá đất năm 2009 thông qua thường trực HĐND
thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định tỉnh
phê duyệt.
3.2.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
Hiện nay Trung tâm phát triển quỹ đất của thành phố và một số các tổ chức tư
vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn thành phố đã được thành lập nhưng thị
trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển quyền sử dụng đất nói riêng còn
mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất
động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên
thị trường chuyển nhượng QSDĐ. Công tác này hiện tại đang được UBND thành phố
khắc phục trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu
nhà, quyền sử dụng đất và thông qua Văn phòng Đăng ký QSDĐ.
Công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai, môi trường, xây dựng và phát triển hạ
tầng đô thị có chuyển biến tích cực: Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt
20.678 tỷ đồng, tăng 12,7% so với nhiệm kỳ 2001÷2005. Đã thực hiện quản lý xây
dựng theo quy hoạch; 20 phường, xã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Hồ sơ lưu trữ về đất đai và quy hoạch phục vụ cho công tác quản lý được thực hiện
24


×