Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN môn giáo dục công dân thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.09 KB, 15 trang )

SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO NHẰM GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI
TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, kinh tế
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao,
thế hệ trẻ có nhiều cơ hội để tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật đang ngày
càng phát triển như vũ bão. Thế nhưng những tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị
trường mang lại với bao cám dỗ, cạm bẩy, những trò chơi vô bổ.... Tình trạng
học sinh (HS) xé bài trước mặt thầy cô vì bị điểm thấp, quay cóp, nói tục, nói
dối, tẩy xoá sửa điểm… đang diễn ra ngày một phổ biến. Không những thế còn
diễn ra cảnh học trò đánh thầy cô ngay trong trường học, học trò chia băng phái
“thanh toán” nhau ngay trước cổng trường, rồi tệ nạn nghiện hút, vi phạm pháp
luật… Nhiều người nhận xét, thanh thiếu niên ngày nay có biểu hiện sống hưởng
thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích
kỷ...Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức học sinh là yêu cầu cần thiết và cấp
bách hiện nay.
Trường học đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức, hình thành
nhân cách cho học sinh do đó cần phải xây dựng môi trường thật tốt để giáo dục
đạo đức học sinh. Trong đó chúng ta cần phải nâng cao vai vai trò, vị trí của
môn giáo dục công dân vì: môn GDCD là môn học có vai trò trực tiếp trong việc
giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách cho học sinh thông qua việc
cung cấp hệ thống tri thức cơ bản có giá trị về thế giới quan và nhân sinh quan.
Tri thức tự nó chưa phải là thế giới quan, tri thức phải kết hợp với niềm tin mới
trở thành một thành tố của thế giới quan. Chỉ khi biến thành niềm tin, tri thức
mới trở nên sâu sắc và bền vững, mới trở thành cơ sở cho hành động. Thực chất


của quá trình dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng là kết hợp
giữa “dạy chữ” và “dạy nhân cách” để hình thành đạo đức của mỗi người. Do
đó, môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh hình thành niềm tin và tình cảm
tốt đẹp.
Đặc biệt là các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc giáo dục
đạo đức cho các HS quan trọng hơn nhiều, Ở các trường dân tộc thiểu số chiếm
trên 90% như trường THCS Tô Vĩnh Diện, ý thức đạo đức học sinh rất thấp nhất
là kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ý thức học tập của các em vẫn còn thấp so với các
trường khác trong Thị xã.
Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số phương pháp chủ đạo
nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường
THCS Tô Vĩnh Diện” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn có thể
Người thực hiện: H Hiam Ayun

1


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

giúp các em học sinh hiểu được những chuẩn mực, những giá trị tốt đẹp của
cuộc sống để từ đó các em biến nhận thức thành hành động.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu những vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng đạo đức học sinh từ đó tìm ra nguyên nhân đề xuất các
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn
giáo dục công dân tại trường THCS Tô Vĩnh Diện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng của công tác giảng dạy đạo đức cho học sinh
trong môn giáo dục công dân ở trường THCS Tô Vĩnh Diện, thông qua đó đề ra

một số phương pháp giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại
trường THCS Tô Vĩnh Diện - Thị xã Buôn Hồ - Đăk Lăk.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Một số phương pháp chủ đạo giảng dạy đạo đức cho học sinh trong
môn giáo dục công dân tại trường THCS Tô Vĩnh Diện
- Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân
tại trường THCS Tô Vĩnh Diện
- Phương pháp quan sát
- Phương tổng kết kinh nghiệm
- Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, trò chuyện với các giáo viên.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nên nó chịu ảnh hưởng của các yếu
tố xã hội như: hoàn cảnh lịch sử, nền kinh tế... Đạo đức sẽ thay đổi để đáp ứng
các yêu cầu của xã hội, của dân tộc, của cộng đồng và của giai cấp…. Bên cạnh
đó đạo đức còn chịu ảnh hưởng của chính cá nhân con người đó.
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội, đạo đức một
mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động
tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức
năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo
đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
Từ chức năng quan trọng đó của đạo đức việc giáo dục đạo đức có vai
trò hết sức quan trọng và cấp thiết đối với mỗi quốc gia dân tộc, đối với nước ta

việc giáo dục đạo đức không phải là việc riêng của một cá nhân hay một tổ chức
nào mà đó là nhiệm vụ chung của các cấp các ngành trong đó ngành giáo dục là
Người thực hiện: H Hiam Ayun

2


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức nhằm tạo ra con người Việt
Nam mới, con người xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển
đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan
hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người
xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì
Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức
là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách
mạng thì có tài cũng vô dụng ”
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và
trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức
tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc
biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện
sẽ không được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo
dục khác. Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái
niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện
thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn

quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể
hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường .
Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ
thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác
động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em .
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết
sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi
nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và
xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững
các đặc điểm Tâm - Sinh - Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn
cảnh sống cụ
thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông thì môn GDCD có vị trí
hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh. Vị trí của
môn GDCD ở trường phổ thông đã được xác định trong Chỉ thị số 30/1998/CTBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 5 năm
1998 “Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông có vị trí hàng
đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc
cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính
sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức,
bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại”.
Chính vì thế, môn GDCD có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục đạo đức,
lối sống, hình thành nhân cách cho học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri
Người thực hiện: H Hiam Ayun

3


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện


thức cơ bản có giá trị về thế giới quan và nhân sinh quan. Tri thức môn GDCD
được xem là hệ thống tri thức đạo đức; do đó, để hành vi của mình có giá trị đạo
đức, trước hết con người phải biết đạo lí, phải hiểu tất cả những điều mình nói
trước khi hành động, sự hiểu biết như thế mới thực sự là tri thức đạo đức. Tri
thức đạo đức có được dựa trên cơ sở của quá trình tư duy sâu sắc và độc lập của
cá nhân khi họ tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động
xã hội. Việc nhận thức được kết quả của hành vi đạo đức là một điều kiện quan
trọng đối với mỗi cá nhân, vì nó là cái để khẳng định hành động đó của con
người là có tính tự giác hay là hành động mù quáng. Hiểu như vậy, chúng ta
thấy tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng để chỉ đạo hành vi đạo đức.
Như vậy, môn giáo dục công dân có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo
dục nhân cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân cho học sinh THCS, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang
bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo
đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng
quy trình.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban giám
hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tập thể giáo viên trong
nhà trường.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn GDCD đã và đang đổi
mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương
pháp dạy học, dạy học đạo đức thông qua bộ môn GDCD được xác định là một
nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông.
Chương trình Sách giáo khoa GDCD mới có nhiều đổi mới về mục tiêu,
cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD
cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động
sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.

Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực
phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Khó khăn: - Trường chỉ có một giáo viên chuyên giáo dục công dân, lại là
giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
- Phần lớn học sinh là dân tộc tại chỗ, học lực còn hạn chế, nói và hiểu
tiếng phổ thông chưa thanh thạo nên rất khó trong việc dạy và học của các em.
- Dân trí thấp, kinh tế khó khăn dẫn đến nhiều phụ huynh ít quan tâm đến
việc học hành cũng như giáo dục đạo đức con em mình.
- Một số học sinh nghĩ rằng những vấn đề đạo đức không thật khó đối với
các em, không quan trọng bằng các tri thức của môn học khác nên các em tỏ ra
lơ là, thiếu chủ động trong lĩnh hội...
- Với vấn đề đạo đức trong xã hội ta hiện nay, có rất nhiều các quan điểm,
ý kiến về nó, sự tích cực cũng có, sự tiêu cực, mang tính cá nhân chủ nghĩa cũng
nhiều nên ít nhiều đã làm ảnh hưởng tới suy nghĩ trong sáng, tích cực của học
sinh. trước đòi hỏi của thực tiễn đó giáo viên cần chú ý nghiên cứu, chuẩn bị tốt
Người thực hiện: H Hiam Ayun

4


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

các vấn đề, kho tư liệu, các tình huống, nhiều tấm gương đạo đức....khi muốn
truyền thụ giáo dục cho các em.
2. Thành công - hạn chế
* Thành công: - Giúp tìm ra phương pháp giáo dục đạo đức học sinh
thông qua môn giáo dục công dân một cách hiệu quả.
- Giáo viên nắm được đặc điểm tâm - sinh - lý của học sinh, tạo được mối
quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
- Giúp HS thích thú với môn học, học sinh có thể nhận thức được những

giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh........
* Hạn chế: - Do phân lớn phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc
học hành, rèn luyện của con em mình nên nhiều học sinh hư hỏng.
- Phân lớn HS chưa thành thạo tiếng phổ thông nên trong quá trình dạy
các em không tiếp thu hết được những kiến thức thầy cô truyền đạt.
3. Mặt mạnh - mặt yếu.
* Mặt mạnh: - Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình
cảm đạo đức, các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức
đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống
hàng ngày, không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức .
Về phía giáo viên luôn trao dồi đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo.
* Mặt yếu: - Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức vẫn còn
nhiều, một số giáo viên dạy GDCD chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức
thông qua bài học trên lớp, còn thờ ơ vô trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu
hiệu vi phạm đạo đức.
Công tác thiết kế bài giảng của giáo viên dạy GDCD còn chậm đổi mới,
chưa thể hiện sâu nội dung của từng hoạt động, khô khan không gây hứng thú
cho học sinh (đặc biệt là những giáo viên Giáo dục công dân đào tạo không
chuyên hoặc chưa qua đào tạo).
Chưa phối hợp chặt chẽ ba môi trường trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh.
4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động.
Học sinh THCS đang nằm trong độ tuổi có nhiều chuyển biến cả về mặt
tâm lý và sinh lý.
- Về tâm lý: Các nhà nghiên cứu đã có nhận xét “đây là tuổi trẻ con không
ra trẻ con, người lớn không ra người lớn”, “lứa tuổi mang tính hiếu thắng”, “tuổi
khó bảo”, còn trẻ con nhưng các em thích học đòi làm người lớn, thích được
hoạt động như người lớn và thích được mọi người xung quanh đánh giá và xem

mình như người lớn với các biểu hiện như: thích được mọi người tôn trọng nhân
cách, tôn trọng quyền tự do cá nhân, thích tham gia vào các hoạt động tập thể và
xã hội để mở rộng quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết.
- Về sinh lý: Đây là lứa tuổi dậy thì nên có sự phát triển và thay đổi mạnh
mẽ dẫn đến sự thiếu sự cân đối về mặt sinh lý, điều này đôi khi gây hoang mang lo
sợ vì sự thay đổi bất thường về cơ thể nên trong giai đoạn này rất cần sự quan tâm
tế nhị của thầy cô để giúp các em vượt qua được nhược điểm tâm lý ban đầu
Người thực hiện: H Hiam Ayun

5


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

Tâm lý học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng môn giáo dục công dân chỉ là
môn phụ, không quan trọng không quan tâm đến việc tập trung học môn này.
III. Giải pháp, biện pháp
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Nội dung các giải pháp, biện pháp khoa học, ngắn gọn xúc tích, đúng
trọng tâm đề tài nghiên cứu.
- Giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã
hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
2.1. Nội dung.
2.1.1. Các nguyên tắc của công tác giáo dục
Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học GDCD đó là
việc làm bắt buộc và khó khăn. Ở đây, phải xuất phát từ khái niện đạo đức học
của pháp luật để hình thành ở các em những tình cảm đạo đức và các hành vi
đạo đức, hành vi pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các phương pháp sau:

- Phải cho học sinh hiểu khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa vận dụng, hình
thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
- Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực
tiễn cuộc sống, thực tiễn cách mạng để giáo dục.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đình,
học đường và xã hội ở địa phương nơi trường đóng.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với
chương trình học.
Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hoà và có quan hệ hữu cơ với
nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng muốn học
sinh tiếp thu được giá trị đạo đức trong bài học thì phải gây được hứng thú cho
học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận
dụng kết hợp các nguyên tắc trên.
2.1.2. Một số phương pháp mà tôi đã sử dụng.
Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học GDCD để
được thực hiện tốt theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. thầy là
người gợi mở, trò tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và
tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học
sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học
sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có
vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. Với SGK, giáo viên dựa vào
khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để HS chủ động. Từ kiến thức
nền đó, giáo viên "biến hóa" để HS hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, nếu nguy
hiểm cầu cứu ở đâu...Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn ít, tranh
ảnh minh họa cũng ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, công sưu tầm
tư liệu mất rất nhiều thời gian. Thực tế, nếu dập khuôn theo SGK thì môn
GDCD là khô cứng, giáo điều, HS rất khó hiểu. Đặc biệt là chương trình lớp 9
khó, nhiều bài liên quan đến chính trị, tư tưởng như lý tưởng sống của thanh
niên, hay tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác... Kiến thức đưa vào thì giáo
Người thực hiện: H Hiam Ayun


6


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

viên và học sinh đều phải dạy và học, tuy nhiên, để minh họa cho bài học khá
khó khăn. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để giáo dục đạo đức học sinh
thông qua môn giáo dục công dân cần phải sử dụng một số phương pháp sau:
a. Phương pháp thuyết phục - động viên
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây
dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công
dân cũng có thể được thực hiện trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp,
sinh hoạt dưới cờ…Nội dung của môn giáo dục công THCS chủ yếu tập trung
vào giáo dục đạo đức cho học sinh nên ngay từ đầu phải giúp sinh hiểu rõ được
thế nào là đạo đức, quyền, nghĩa vụ......
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể
chuyện, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt
của giáo viên và học sinh trong trường.
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt
chưa tốt.
b. Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho
các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức
của các em thành hành động thực tế:
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khoá.
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt
động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt

động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng
cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra
ngoài những tác động có hại.
c. Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bức đạo đức
bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong”
của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học
sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo
để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học
sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích
các em khác noi theo.
- Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có
tính chất cưỡng bức đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe
những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và
những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng
phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết
điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh
sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời
Người thực hiện: H Hiam Ayun

7


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể
học sinh.
2.2. Cách thức thực hiện

2.2.1. Cách thức thực hiện phương pháp thuyết phục - động viên.
Trong thực tiễn giảng dạy phần đạo đức ( GDCD THCS ), sự thuyết phục
và động viên hành động là rất cần thiết và hiệu quả. Song để đạt được hiệu quả
giáo dục như mong muốn thì theo cá nhân tôi người giáo viên phải xác định
được cho mình những vấn đề sau:
* Người thầy phải biết thuyết phục được học sinh có được niềm tin đúng
đắn vào những tri thức về thế giới quan , nhân sinh quan, những tri thức về
chuẩn mực đạo đức, lý tưởng nhân đạo xã hội chủ nghĩa, về phẩm chất đạo đức
của con người trong xã hội nước ta....... cũng đồng thời là khắc sâu cho học sinh
những tri thức đó trong nhận thức và biết biến nó trong hành động thực tiễn của
mình.
Ví dụ:
Ở bài Đoàn kết, tương trợ Giáo viên đặt vấn đề “Như chúng ta đã biết,
trong cuộc sống xã hội các cá nhân luôn cần sự đoàn kết, tương trợ với nhau,
tạo nên đời sống của mình và cộng đồng xã hội .Tuy nhiên không phải ai cũng
dễ dàng hoà nhập, xây dựng tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.Vậy thế nào là
Đoàn kết, tương trợ. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ là gì? ”.Đoàn kết tương trợ
là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó
khăn.Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hợp tác với những người xung quanh và
được mọi người yêu qúy giúp đỡ ta. Đoàn kết, tương trợ thể hiện “chung lưng
đấu cật ” “Đồng cam cộng khổ ” “nhiều tay vỗ sẽ kêu” .
Về nội dung Giáo viên nhấn mạnh “Sự nỗ lực của nhiều người cộng lại
có thể vượt lên tất cả mọi khó khăn mà một con người đơn độc hoàn toàn bất lực
. Nhiều bàn tay nhiều khối óc chụm lại tạo sức mạnh vô biên.”…
Để giáo dục cho học sinh có quan điểm, thái độ đúng đắn về lao động,
giáo viên sử dụng những câu nói mang tính chất triết lý hoá vấn đề để thuyết
phục, như: " Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, sang đâu những kẻ say sưa tối ngày ";
" Nếu không có lòng yêu lao động đến cuồng nhiệt thì sẽ không có tài năng,
không có thiên tài " ( Menđêlêép) ; " Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là
những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay hình thức khác " ( Vonte). (có

thể vận dụng trong bài “siêng năng kiên trì (GDCD 6); “sống và làm việc có kế
hoạch” (GDCD 7); “ Lao động tự giác và sáng tạo” (GDCD 8)....
Giáo viên cần phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu được “ý thức bắt nguồn
từ thói quen” chỉ rèn luyện cho mình có thói quen mới gặt được nhân cách tốt
trong tương lai. “Cử chi là một tấm gương mà ở đó mỗi người đều phô bầy
gương mặt của mình”. Giáo viên cũng cần phải giúp học sinh có hành động đấu
tranh phê phán những quan điểm, tư tưởng trái ngược với chuẩn mực xã hội, phê
phán cái phán diện để bảo vệ vững chắc cái chính diện. Ngược lại, không phê
phán cái lạc hậu bảo thủ cũng khó củng cố được cái đúng, cái tiến bộ. Sự phê
phán thật sự làm sâu sắc nhận thức nội dunng bài học, tạo nên sự tin tưởng của
học sinh vào tính chân lý của tri thức.
Người thực hiện: H Hiam Ayun

8


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

Ví dụ:
Trong bài xây dựng gia đình văn hoá (GDCD 7): Giáo viên cần phải giúp
học sinh hiểu được thế nào là gia đình văn hoá, gia đình văn hoá có ý nghĩa gì
và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hoá? Gia đình văn
hoá là sự kết hợp hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần tạo ra gia
đình hạnh phúc. Gia đình là tế bào của xã hội vì vậy gia đình văn hoá sẽ góp
phần tạo nên xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ. Chính vì vậy là học sinh cần
phải: Chăm ngoan học giỏi; Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ; Thương yêu
anh chị em; Không đua đòi ăn chơi; Tránh xa tệ nạn xã hội.
Người giáo viên phải giáo dục lòng tin của học sinh đối với quan điểm
đạo đức đúng đắn này bằng cách kích thích học sinh qua những câu hỏi, như:
Nếu mọi người trong gia đình ai cũng chỉ chăm lo cho riêng mình mà không

quan tâm đến đến nhau đó có phải là một gia đình văn hoá không? Như vậy, nếu
mọi người trong gia đình ai cũng chỉ lo cho mình, không biết chăm lo, chăm sóc
lẫn nhau thì gia đình đó sẽ không thể hạnh phúc được một gia đình không hạnh
phúc thì không thể nói đến văn hoá được, Không một gia đình nào có thể hạnh
phúc nếu như các thành viên trong gia đình không biết quan tâm, chăm sóc lẫn
nhau. Bố mẹ không quan tâm đến con cái dẫn đến con cái hư hỏng, ăn chơi đua
đòi, ...
Ngoài ra liên hệ thực tế cũng là một biện pháp giáo dục lòng tin cho học
sinh có hiệu quả, chỉ dừng lại giảng giải về lý thuyết mà không chứng minh tính
đúng đắn của nó bằng thực tiễn, không sử dụng trong thực tiễn, không sử dụng
nó như một công cụ đánh giá, xem xét, giải quyết những vấn đề do thực tiễn đưa
ra có nghĩa là giảng dạy và học tập thoát ly khỏi cuộc đấu sôi động hiện tại, có
nghĩa là chúng ta tự tước bỏ sức mạnh chân lý, tước bỏ vũ khí chiến đấu của
mình khi xung trận. Với học sinh, các em thường cho rằng các bài giảng đạo đức
là khô khan, buồn tẻ, công thức...và tỏ ra chán chương không hưng thú...
Ví dụ:
Khi giảng dạy bài lý tưởng sống của thanh niên ( GDCD 9) tôi có liên hệ
với một số thực tiễn sau: Nhằm góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trong
dịp tết nguyên đán năm 2011 Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh
cũng đã triển khai thực hiện 08 đợt hiến máu và tiếp nhận 1.515 đơn vị máu
(trong đó chuyển cho viện Huyết học truyền máu Trung ương 478 đơn vị), triển
khai thực hiện chiến dịch “Những giọt máu hồng ”hè năm 2011 với chủ đề
“Quà tặng cuộc sống “. Qua 4 tháng triển khai thực hiện đã tổ chức 26 đợt và
đã tiếp nhận được 3.465 đơn vị máu Từ đó cho học sinh thấy được ý nghĩa

việc làm của họ đó là đem đến cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá...Sau đó giáo
viên cho học sinh tự rút ra lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay
là gì bằng câu hỏi phụ: "Theo em, thanh niên ngày nay cần phải sống như
thế nào?". Khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên viết tóm tắt ý

kiến đó lên bảng, sau đó gạch chân các từ ngữ quan trọng và cuối cùng
chốt lại - đây chính là lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay.
Người thực hiện: H Hiam Ayun

9


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

Đối với mục cách rèn luyện của bản thân tôi cũng đưa hình ảnh
thiết thực để cho học sinh tự nhận thấy mình phải làm theo tấm gương nào,
và không nên theo lối sống nào. Tôi đưa một đoạn băng hình (tranh ảnh) về
đối tượng thanh niên nghiện ngập và một đoạn băng hình tự tôi lồng hình
ảnh về các hoạt động của thanh niên năm 2011, 2012 tham gia rất nhiều
các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Dưới mỗi hình ảnh là các lời bình. Sau
khi xem băng hình (hình ảnh) xong tôi hỏi: Nêu cảm nghĩ của em khi xem
các hình ảnh trên?.
Từ các hình ảnh đó, học sinh biết mình phải làm theo tấm gương nào
và không nên sa vào con đường nghiện ngập ma tuý. Có thể nói, hình ảnh
trên đã tác động đến tâm lí, hành vi của các em và từ đó hướng các em đi
đúng con đường mà xã hội đang cần và mong muốn. Đối với học sinh các
em rất thích thú khi xem các hình ảnh đó, việc liên hệ với thực tiễn một
cách trực quan như vậy nó còn có tác dụng tạo hứng thụ cho các em học
tập, bỏ qua đi sự khô khan, buồn tẻ khi chúng ta giảng dạy về các vấn đề
về đạo đức.....
* Người giáo viên cần biết tác động bài giảng đạo đức vào tình cảm của
học sinh: Tri thức đạo đức đòi hỏi phải có tình cảm đạo đức từ đó mới thực hiện
được ý thức tuân theo chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng những
đoạn thơ, văn hay, những câu chuyện kể về người thật việc thật, những tấm
gương đáng kính phục về sự dũng cảm, sáng tạo trong thực tế lao động và đấu

tranh, những hình tượng văn học đặc sắc về lòng hiếu thảo, về tình yêu, tình
bạn...
* Bên cạnh đó, giáo viên cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn học
sinh tự rút ra kết luận cần thiết cho sự tu dưỡng của mình, học sinh suy nghĩ về
nội dung bài học, như vậy nhận thức của các em về bài học sẽ sâu sắc hơn. Rút
ra kết luận tu dưỡng từ bài học cũng đồng thời là sự vận dụng nội dung bài học
vào hoạt động thực tiễn.
Ví dụ:
Khi giảng dạy bài kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
(GDCD 9) Giáo viên dẫn dắt để học sinh rút ra ý nghĩa: Đất nước ta có được
ngày hôm nay là nhờ các thế hệ cha ông đi trước đã đổ bao xương máu, xây
dựng nên nước Việt Nam với những giá trị truyền thống đáng tự hào. Do đó thế
hệ trẻ phải có trách nhiệm tiếp bước cha ông tiếp tục giữ gìn và phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc.
Qua việc động viên, khích lệ học sinh vận dụng tri thức đã học vào thực
tiễn, các em sẽ thấy rõ được sự phù hợp hoặc không phù hợp của vấn đề đạo đức
các em đã học với thực tế đời sống. Từ đó nâng cao được trình độ nhận thức của
học sinh, biết vận dụng tri thức đã tiếp thu để lí giải các hiện tượng xã hội, các
phẩm chất nhân cách và ngược lại, biết vận dụng các sự kiện của đời sống xã hội
để hiểu các tri thức đạo đức một cách sâu sắc. Nếu cho rằng có chỉ cần có nhận
thức tốt là đủ thì đó là một sai lầm, bởi từ chỗ "biết" đến chỗ "làm" còn là một
khoảng cách, và còn bị phụ thuộc bởi những yếu tố chủ quan, khách quan.
2.2.2. Cách thức thực hiện phương pháp rèn luyện
Người thực hiện: H Hiam Ayun

10


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện


Trong tiết ngoại khóa, thực hành hoặc xen kẻ trong lúc giảng dạy nội
dung của bài giáo viên tổ chức cho học sinh tọa đàm, chơi trò chơi,...Giáo viên
cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung. học sinh tham gia nhiệt tình và sôi
nổi.
Ví dụ:
Khi giảng dạy bài lý tưởng sống của thanh niên (GDCD 9) đây là tiết
ngoại khóa giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi ô chữ để học sinh tìm
hiểu một số tấm gương thanh niên tiêu biểu trong lịch sử và hiện nay, Phần này
học sinh cũng có những hình ảnh, bài hát tạo không khí sôi nổi trong buổi toạ
đàm.
Sau đó tổ chức trao đổi toạ đàm về ước mơ của các em, về những sáng
kiến đóng góp cho Đoàn thanh niên và quyết tâm thực hiện lí tưởng sống của
mỗi người.
Qua thực hành ngoại khóa giáo viên có thể tạo hứng thụ học tập cho học
sinh giúp học sinh nắm được giá trị đạo đức của bài học, trong một số bài giáo
viên cũng có thể sử dụng phương pháp đóng vai. nhằm rèn luyện cho các em có
cách ứng xử, giải quyết tình huống tốt. Đặc biệt là những trường có nhiều học
sinh dân tộc thiểu số, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng như giải quyết tình huống
của các em rất yếu nên phương pháp rèn luyện sử dụng rất có hiệu quả.
2.2.3. Cách thức thực hiện Phương pháp thúc đẩy
Trong quá trình giảng dạy việc khen chê là điều đương nhiên xảy ra, đối
với học sinh dĩ nhiên là các em thích khen hơn là chê. Chính vì vậy người giáo
viên cần phải biết cách khen chê học sinh khi các em mắc lỗi, phê bình học sinh
giúp các em nhận thấy được cái sai của mình để sửa chữa, chứ không phê bình
để nói xấu học sinh, trách móc hay la mắng học sinh.
Thông qua nội dung của môn GDCD giáo viên có thể phê phán những
hành vi vi phạm đạo đức cũng như là vi phạm nội quy, quy chế nhà trường của
học sinh, qua đó giáo viên đề cao tính kỷ luật, giúp học sinh nghiêm túc thực
hiện theo đúng nội quy của nhà trường.
Ví dụ: khi giảng dạy bài 5: Tôn trọng kỷ luật (GDCD 6) giáo viên phải

nhận mạnh cho học sinh hiểu chỉ khi nào mọi người tôn trọng thì gia đình, nhà
trường xã hội mới có kỉ cương, nề nếp, đem lại lợi ích cho mọi người và giúp
XH tiến bộ hơn. qua bài nay giáo viên có thể phán những em thường xuyên mắc
lỗi, hậu quả của việc các em thường xuyên mắc lỗi sẽ làm cho thi đua của tập thể
lớp ngày càng đi xuống, bản thân các em vi phạm sẽ bị thầy cô nhắc nhở, phê
bình, kiểm điểm thậm chí là kỷ luật nhiều lần, việc các em vi phạm thường
xuyên cũng sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận của bạn bè xung quanh cũng như là
thầy cô giáo...giáo viên phải giúp học sinh hiểu được con người cần phải biết
biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân cuả mình
cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong bài 3: Tự trọng (GDCD 7) giáo viên
phê phán những lối sống: Sống buông thả, Suồng sã, Không biết ăn năn, không
biết xấu hổ, ịnh bợ luồn cúi, bắt nạt người khác, tham gia tệ nạn xã hội, sống
luộm thuộm, không trung thực, dối trá. Giáo viên có thể phê phán những học
sinh hư hỏng cá biệt ở trong lớp đang giảng dạy trong quá trình giảng dạy để
giúp các em sửa đổi. Trong quá trình giảng dạy đạo đức học sinh qua môn giáo
Người thực hiện: H Hiam Ayun

11


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

dục công dân khi phê phán những hành vi vi phạm của học sinh giáo viên cũng
cần phải tôn trọng nhân cách của học sinh, không xúc phạm đến các em chỉ phê
phán việc làm chứ không phê phán còn người các em. Bên cách đó giáo viên
phải biết khen những em nào rèn luyện tốt để làm gương cho các bạn khác làm
theo và để khuyến khích tinh thần của các em.
Ví dụ
Bất cứ bài nào giáo viên cũng có thể áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm để giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách để khen những nhóm có

câu trả lời tốt, có sự đoàn kết trong việc tìm ra câu trả lời hoặc giáo viên tổ chức
trò chơi và khen thưởng những nhóm hoặc cá nhân nào chơi tốt. Như vậy giáo
viên sẽ đạt được 2 mục đích đó là tạo cho học sinh hưng thú với môn học và
đồng thời học sinh có thể nắm được những giá trị đạo đức mà giáo viên cần
truyền đạt khi được thực hành.
Trong trường THCS Tô Vĩnh Diện phương pháp thúc đẩy được tôi vận
dụng một cách hiệu quả, học sinh có thể nắm được những chuẩn mực đạo đức cơ
bản, giúp các em có được kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt hơn
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Thông qua các tiết dạy chính, tiết ngoại khoá, tiết bồi dưỡng để giáo dục
đạo đức cho học sinh.
- Học sinh tích cực, hứng thú, say mê lắng nghe giáo viên truyền đạt.
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các giải pháp và biện
pháp thực hiện lồng ghép với nhau trong quá trình giảng dạy
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Đề tài áp dụng cho các khối 6,7,8,9.
BẢNG THỐNG KÊ HẠNH KIỂM HỌC SINH QUA CÁC NĂM
HỌC
TS
Hạnh kiểm
Năm học
HS
Tốt
Khá
TB
Yếu
2011-2012
620
364
214

42
0
Học kỳ I NH 2012 -2013
622
397
210
15
0
Qua bảng thống kê trên, ta thấy số học sinh có hạnh kiểm tốt năm sau cao
hơn năm trước, học sinh tích cực rèn luyện và tham gia các hoạt động của
trường đề ra, số học sinh cá biệt giảm.
- Năm học 2011 - 2012 là năm học chưa áp dụng một số phương pháp nêu
trên trong dạy đạo đức học sinh thông qua môn giáo dục công dân.
- Đầu năm học 2012-2013 là năm học bắt đầu vận dụng một số phương
pháp nêu trên vào việc giảng dạy đạo đức học sinh thông qua môn giáo dục công
dân.
Như vậy, qua số liệu trên chúng ta có thể nhận định rằng vận dụng phương
pháp thuyết phục và phương pháp rèn luyện vào việc giảng dạy đạo đức học
sinh qua môn giáo dục công dân là có hiệu quả.
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
1. Kết quả thu được qua khảo nghiệm :
Người thực hiện: H Hiam Ayun

12


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

- Đảm bảo được tính thống nhất giữa lí thuyết và thực tế, giữa nhận thức

và hành động, giữa nắm tri thức và vận dụng tri thức, giữa kiến thức, tư tưởng
và tình cảm.
- Học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực, hào hứng. Khác
xa so với một bài giảng đạo đức thông thường khô khan, gượng ép, sáo rỗng.
Đồng thời đã tỏ rõ quan điểm, hành vi đạo đức trong cuộc sống học tập và rèn
luyện thường ngày.
2. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
Đề tài có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy
đạo đức học sinh nói chung và dạy đạo đức cho học sinh trường THCS Tô Vĩnh
Diện nói riêng, ở trường THCS nói chung.
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều
hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp
bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt
Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua môn giáo dục công dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp cho
đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân và CBQL xác định đúng tầm quan
trọng của môn giáo dục công dân đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh ở
nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc dạy
và học môn giáo dục công dân cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh, cần
phải xoá bỏ suy nghĩ của học sinh, phụ huynh học sinh cho rằng môn GDCD là
môn phụ, phải nhận thấy được vai trò quan trọng của môn học này.
Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức cho học cũng đã được thể hiện
qua hai con đường cơ bản:
 Con đường dạy học các môn học trong và ngoài nhà trường, cụ thể là
môn giáo dục công dân.
 Con đường hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường

THCS nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp
đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy
được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng
lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
II. Kiến nghị
1- Đối với giáo viên:
Khi dạy các vấn đề đạo đức, rất cần thiết truyền đạt tri thức cho các em
bằng niềm tin, tình cảm, thái độ có trách nhiệm, tạo nên không khí học sôi nổi,
dân chủ, cần có thái độ tôn trọng, lắng nghe ý kiến học sinh, không nóng vội,
cũng không dễ dãi... khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
2- Với lãnh đạo cấp trên:
Người thực hiện: H Hiam Ayun

13


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

Để giảng dạy tốt, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu “ tích luỹ đủ về lượng”
“có độ chín nhất định” vì thế rất mong lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện thuận lợi
về thời gian, trang thiết bị, tài liệu khoa học bộ môn, cơ hội học tập nâng cao
trình độ.
Tạo điều kiện để Giáo viên bộ môn GDCD có cơ hội giao lưu lắng nghe
giám sát uốn nắn ý thức của học sinh ( qua Công tác Đội, Hoạt động tập thể,
Chủ nhiệm…)
Ea Drông, ngày 27 tháng 11 năm 2014
Nguời viết
H Hiam Ayun


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng
1. Thuận lợi và khó khăn
2. Thành công và hạn chế
3. Mặt mạnh và mặt yếu
4. Các nguyên nhân yếu tố tác động
III. Giải pháp và biện pháp
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
2. Nội dung và cách thức thực hiện
2.1. Nội dung
Người thực hiện: H Hiam Ayun

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
6

6
7
7
8
8
8
9
9
14


SKKN: Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại truờng THCS Tô Vĩnh Diện

2.2. Cách thức thực hiên
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị

11
18
18
18
19
19
20

Tài liệu tham khảo

1.
2.
3.
4.

Sách giao khoa GDCD 6 7,8,9 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.
Sách bài tập GDCD 6,7,8,9 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.
Thiết kế bài giảng GDCD 6,7,8,9 - Nhà xuất bản Hà nội 2007
Phương pháp dạy hoc GDCD ở trường THCS - Nhà xuất bản ĐHSP năm
2008

Người thực hiện: H Hiam Ayun

15



×