Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc tiếng anh cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.17 KB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên

: Cấn Thị ánh Tuyết

Sinh ngày

: 14 tháng 3 năm 1978

Năm vào ngành

: 2002

Chức vụ

: Tổ trưởng chuyên môn

Đơn vị công tác

: Trường THPT Hai Bà Trưng

Trình độ chuyên môn

: Đại học

Hệ đào tạo


: Chính quy

Bộ môn giảng dạy

: Tiếng Anh

Trình độ chính trị

: Sơ cấp

Khen thưởng

: Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở


2


A. TÊN ĐỀ TÀI:

" Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc Tiếng Anh cho
học sinh THPT"
B. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Qua mấy năm dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng tôi rút ra một
thực tế là học sinh ở đây rất yếu môn ngoại ngữ. Vì các em không xác định
mục đích của việc học tiếng anh. Ngoài việc Tiếng Anh là một trong những
môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc ra thì mục tiêu của việc dạy và học tiếng
anh ở trường THPT là giúp cho học sinh sử dụng được Tiếng Anh như một
công cụ giao tiếp ở mức độ phổ thông thông qua việc hình thành các kỹ năng

giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở nắm vững hệ thống ngôn ngữ Tiếng
Anh cơ bản qua đó tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm nâng cao trình độ văn
hoá bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và phát triển tư duy. Nói cách khác việc
dạy và học Tiếng Anh giúp học sinh:
- Sử dụng Tiếng anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản
dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Có kiến thức cơ bản tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về ngôn
ngữ Tiếng anh, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
- Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của
một số nước nói Tiếng anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất
nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói Tiếng Anh, biết
tự hào yêu quý và tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác bồi dưỡng
phẩm chất, đạo đức tư duy và hình thành phương thức học tập.
- Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của Tiếng Anh trong
khi đó trình độ của học sinh rất yếu do bị mất kiến thức gốc cộng với
thái độ thờ ơ với môn học khiến cho giáo viên Tiếng Anh chúng tôi rất
vất vả trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Và câu hỏi đặt ra cho
tôi là làm thế nào để cho học sinh thấy được tầm quan trọng trong bộ
môn Tiếng Anh và thu hút các em say sưa với môn học. Từ lý do đó mà
tôi mạnh dạn đưa ra đây một số phương pháp thu hút các em học sinh có
hiệu quả hơn.
Phạm vi thực hiện đề tài:
- Thời gian:

1 năm học
3


- Phạm vi:


Học sinh lớp 11.
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. Thực trạng khi chưa thực hiện đề tài:
Trong năm học 2008 - 2009 tôi được nhà trường phân công dạy 2
lớp 11 là 11A1 và 11A4. Sau khi kết thúc bài Unit 1 (Friendship) tôi có
một bài kiểm tra 15' cho cả 2 lớp. Đề bài như sau:
Dựa vào bài khoá để trả lời các câu hỏi sau:
1. What are some special qualities for True Friendship?
2. Why are changeable & uncertain people uncapable of true friendship?
3. Why must there be a mutual trust between friendship?
4. Why can't people who talk too much keep a friendship long?
5. What does the last quality tell you?
Kết quả ở cả 2 lớp như sau: (sĩ số lớp 50)
Điểm

1-4

5-6

7-8

9 - 10

11A1

37 (74%)

10 (20%)


3 (6%)

0

11A4

40 (80%)

8 (16%)

2 (4%)

0

Lớp

- Qua bảng kết quả trên cho thấy đa số học sinh sau khi đọc xong
không hiểu gì bài? Vậy nguyên nhân do đâu học sinh mắc phải lỗi gì?
+ Qua chấm bài tôi thấy các lỗi thường gặp là:
- Học sinh không có thông tin gì về câu trả lời.
- Trả lời nhưng sai hoặc không đủ thông tin.
- Hiểu nội dung nhưng không biết trình bày câu trả lời.
- Sai ngữ pháp.
+ Nguyên nhân:
- Thiếu vốn từ vựng dẫn đến không hiểu câu hỏi.

4



- Lười đọc, không biết cách đọc.
- Kiến thức nền hạn chế.
- Từ thực tế đó tôi thấy nếu cứ thế này thì cuối cùng các em chẳng
thu được kết quả gì, dẫn đến chán chường không thèm học và kết quả lại
càng tồi tệ hơn. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều là làm thế nào để thu hút các
em hứng thú học Tiếng Anh, làm thế nào để nâng cao chất lượng môn
học, để Tiếng Anh trở thành 1 môn học thực sự quan trọng không thể
thiếu đối với mỗi học sinh. Và để làm được điều này thì trước tiên ta
phải xác định được điểm yếu hay những vấn đề mà học sinh gặp phải,
thông qua các bài học và qua trò chuyện với học sinh tôi thấy trong quá
trình đọc Tiếng Anh học sinh gặp phải những khó khăn sau:
- Đọc từng từ một, phụ thuộc quá nhiều vào các thông tin trực
quan, hạn chế tốc độ đọc và gây khó khăn cho sự hiểu biết của các em.
- Tập trung quá nhiều vào hình thức ngôn ngữ, bỏ qua tầm quan
trọng của ý nghĩa.
- Chú ý quá nhiều đến các chi tiết -> mất ý nghĩa.
- Vốn từ vựng ít.
- Kiến thức nền còn hạn chế.
Từ đó tôi đã áp dụng một số phương pháp cho từng phần như sau:
1. Tạo tâm thế sôi nổi, hứng thú cho học sinh bước vào bài đọc
(phần này chỉ diễn ra trong vòng 3-5 ') bằng cách:
- Đặt một số câu hỏi liên quan đến chủ đề cuốn hút các em vào nội
dung của chủ đề của bài đọc, gây hứng thú cho các em đối với bài đọc
huy động kiến thức sẵn có của các em về chủ đề bài đọc. Giúp các em sử
dụng kiến thức đó để đọc dễ dàng hơn, giải quyết một số khó khăn về từ
ngữ, về kiến thức văn hoá và đặt mục tiêu của bài đọc cho học sinh.
- Cho học sinh làm quen với chủ đề của bài đọc thông qua tranh ảnh,
giáo viên sử dụng những tranh ảnh liên quan đến chủ đề của bài học cho học
sinh thảo luận tìm ra từ ngữ và những ý có thể xuất hiện trong bài học.
Ví dụ 1: Để dẫn dắt học sinh vào chủ đề của bài học Unit 16: The

wonder of the world tôi có treo một bức tranh lớn trên khổ Ao trong đó có 6
bức kỳ quan thế giới: The Great pyramid of Giza, The Great wall of China...
5


và thêm một kỳ quan đang được bình chọn của Viet Nam đó là Ha Long
Bay. Yêu cầu các em ghép tên của 6 kỳ quan với các bức tranh tương ứng.
- Khuyến khích học sinh trao đổi ý kiến quan điểm về chủ đề của
bài học, yêu cầu học sinh dự đoán từ ngữ có thể xuất hiện trong bài đọc,
hoặc viết từ ngữ lên bảng cho học sinh chép vào vở để ghi nhớ.
Ví dụ 2: Bài Space Conquest chủ đề hơi xa lạ và khó đối với học
sinh nhưng cũng rất thú vị, vì vậy tôi đã khuyến khích các em làm việc
theo nhóm thảo luận trao đổi ý kiến về chủ đề của bài học và dự đoán
những từ có thể xuất hiện trong bài học. Với phương pháp này vì chủ đề
mới thú vị đã kích thích trí tò mò của các em, các em rất có hứng thú khi
tìm hiểu nó. Các em đã đưa ra được rất nhiều ý kiến, rất nhiều từ chẳng
hạn như: Astronaut, space, planet, moon, earth, Pham Tuan, Neil
Amstrong, Human set foot on the moon...
- Đặt một số câu hỏi liên quan đến chủ đề để học sinh trả lời hoặc
trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa theo cặp.
Ví dụ 3: Với bài Hobbies (Unit 13) tôi có đặt một số câu hỏi yêu
cầu học sinh làm việc theo cặp để trả lời.
1. What do you often do in your free time?
2. Why do you like doing it (them)?
Có rất nhiều câu trả lời được đưa ra:
listerning to music, reading book, collecting stamps, writing letter,
collecting dolls...
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm tìm ra những
từ ngữ liên quan đến chủ đề học, nếu cặp nào hoặc nhóm nào tìm ra
được nhiều từ nhất trong thời gian nhanh nhất sẽ chiến thắng.

Ví dụ 4: Khi dạy bài 8: Celebrations tôi yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm để tìm ra những từ có liên quan đến Celebrations hoặc các
ngày lễ ở Việt Nam.
Celebrations

6


Nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhất trong khoảng thời gian
nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- Hoặc tôi cũng có thể dạy phần này bằng cách liệt ra một loạt từ
trong đó có một số từ liên quan đến bài học và một số từ không liên quan
đến bài yêu cầu học sinh làm theo cặp hoặc nhóm để chọn ra những từ
có liên quan đến chủ đề.
Ví dụ: Khi dạy bài Unit 9: Post office tôi đưa ra một số từ sau lên bảng:
Letter

Kumquat tree

Press

Telephones

Lucky money

Mail

Faxes

Peach blossom


Friend

- Các phương pháp trên đã tạo ra cho học sinh sự ganh đua, ai
cũng cố tìm ra được ít nhất là một câu trả lời vì vậy không khí lớp học
rất sôi nổi, học sinh rất hào hứng đón nhận bài đọc sắp tới khiến cho bài
đọc có hiệu quả hơn.
2. Rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh ở phần "While
reading" ở giai đoạn này chúng ta phải giúp học sinh đọc và lấy thông
tin khái quát về bài đọc và lấy thông tin cụ thể.
Để giúp học sinh đọc và lấy những thông tin khái quát về bài đọc
tôi đã đặt ra những câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu.
How many people are there in the reading?
Where & when did the story happen?
What was the starting & the ending of the story?
Và tôi yêu cầu các em đọc cẩn thận và trả lời chi tiết từng câu hỏi
một để lấy thông tin cụ thể và để học sinh hiểu sâu hơn tôi có thể yêu
cầu học sinh đọc lại và đặt một số câu hỏi với Why.
Sau đây là một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc:
Với dạng bài tập đoán nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh hay cụ thể
hơn là điền vào chỗ trống với một từ, cụm từ phù hợp (các từ này đã
xuất hiện trong bài khoá) tôi dạy các em các cách phân tích tình huống
và dạng từ câu điều kiện sau đó yêu cầu học sinh làm việc theo cặp,
nhóm để tìm ra đáp án đúng.
7


Ví dụ: Bài tập 1 (Task 1) trong sách giáo khoa trang 14. Điền vào
chỗ trống với một từ ngữ phù hợp.
Các từ cần điền:

acquaintance

mutual

give and take

incapable of

unselfish

friend

loyal to

suspicious

1. Good friend ship should be on .............. understanding.
2. The children seem to be .............. working quietly by
themselves
3. He is a (n) ............ man. He always helps people with thinhking
of his own benefit.
4. A (n)............ is a person one simply knows, and a (n)...... is a
person with whom one has a deeper relationship.
5. You can't always insist on your own way. There has to be
some............. .
6. Despite many changes in his life, he remained ................. his
working principles.
7. He started to get .......... when she told him that she had been to
Britain for many times.
Với dạng bài tập này tôi hướng dẫn các em:

+ Đọc kỹ các câu đưa ra.
+ Phân tích dạng từ cần điền.
+ Chú ý đến những từ khoá trong câu.
Chẳng hạn như câu 1 thì các em nên dựa vào từ " Good
friendship" và từ "understanding" từ cần điền phải là một tính từ và các
em sẽ dễ dàng tìm được từ cần điền là " mutual ". Tương tự như vậy với
các câu sau với cách làm như vậy đã tạo cho các em sự tự tin và khả
năng phân tích khi làm bài.
- Với dạng bài tập đọc và trả lời câu hỏi tôi thường yêu cầu học
sinh làm việc theo cặp:

8


+ Gạch chân những từ khoá trong câu.
+ Đọc quét để lấy những thông tin có trong các câu hỏi và tìm
phương án trả lời.
+ Trả lời câu hỏi:
Ví dụ: Bài tập (Task 2) trong Unit 9: The post office.
Đọc và trả lời các câu hỏi:
1. What is Thanh Ba post office equiped with?
2. What services are offered at Thanh Ba post office?
3. Acording to the text; What are three different ways of sending a letter?
Với câu 1 thì từ khoá ở đây là từ purpose các em đọc quét trong
bài thấy chỗ nào có từ "purpose" thì dừng lại. Như vậy sẽ rất dễ dàng,
với các câu khác cũng vậy.
- Với các bài tập True hoặc False thường là xác xuất đúng sai là
50/50 nên với những bài tập này thì tôi yêu cầu học sinh phải đọc kỹ
những thông tin cho trong câu vì có khi nó chỉ sai ở những chi tiết rất
nhỏ. Sau đó các em phải đưa ra được những lý do tại sao câu đó em lại

chọn sai hoặc đúng. Vì vậy sẽ huy động được sự tập trung và óc quan sát
của các em với bài đọc và như vậy hiệu quả sẽ cao hơn.
- Bài tập Multiple - choice yêu cầu học sinh đọc chọn đáp án đúng
A, B, C hoặc D cho từng câu hỏi. Phần này có tác dụng kiểm tra kỹ năng
xác định những thông tin cụ thể trong bài đọc. Học sinh phân tích câu
hỏi, đọc quét bài và tìm thông tin còn thiếu trong câu. Ví dụ Task 2 bài 4
" Volunteer work"
3. Tạo không khí học tập sôi nổi, xây dựng thái độ học tập tích
cực.
Trên đây là một vài phương pháp rèn kỹ năng đọc và làm bài tập,
trong quá trình đọc và làm các nhiệm vụ trong sách giáo khoa tôi luôn
tìm cách tạo ra 1 không khí học tập sôi nổi, xây dựng thái độ học tập tích
cực, huy động sự tham gia của tất cả các học sinh trong lớp bằng cách:
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, cặp.
- Gọi một số học sinh làm trên bảng.
9


- 1 số học sinh đứng dậy đọc câu trả lời.
- Cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét đáp án.
Như vậy không khí học của lớp rất sôi nổi các em đều cố gắng đưa
ra câu trả lời và đáp án của mình.
4. Củng cố, nâng cao khả năng đọc ở phần post reading. Ở phần
này các em sẽ không chỉ nâng cao khả năng đọc hiểu của mình mà còn là
cơ hội để các em phát triển khả năng nói và viết thông qua các hoạt
động. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm thảo luận, cử ra một thư ký.
- Đọc quét toàn bộ bài học và ghi lại những ý chính sau đó speaker
trình bày trước lớp những ý chính đó.
- Tóm tắt lại những ý chính của bài đọc (nói hoặc viết) với một số
lượng từ giới hạn.

- Kể lại nội dung bài học.
- Thảo luận về câu hỏi có liên quan đến bài đọc.
+ Với việc tóm tắt thảo luận về câu hỏi có liên quan đến bài học đã
kích thích óc sáng tạo của các em, phát huy tính tích cực, chủ động khiến
cho tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
Bài dạy mẫu:
UNIT 8: CLEBERATIONS
Period 45: Reading
I. Objectives:
By the end of the lesson, sts will be able to:
- Develop such reading micro skill as scanning for specific ideas
and guessing meaning in context.
- Use the information they have read to discuss the topic.
II. Materials:
Textbook, pictures.
III. Anticipated problems.
10


Sts may not have enough vocabulary to talk about the topic.
IV. Procedure:
1. Warm up

- Direct sts to look at the pictures and discuss about it.

Group work

- T can ask some questions
1. What can you see in the pictures?
2. What are the people doing?

3. What occasion is it?

2. Before you read

- Ask sts to work in pairs and tell their partners which
of the activities they enjoy doing most at Tet

Pair work

- Vocabulary:
+ Apricot (picture): Hoa đào
+ Lucky money ( real object): Tiền lì xì
+ Kumquat tree (picture): Cây quất
+ Pagoda

+ five - fruit tray (picture): Mâm hũ quả

+ To fall between... and... rơi vào khoảng thời gian từ..
+ Positive comments:

Những lời nói tốt đẹp

+ Candied fruit:

Mứt

- Call on some sts to present their answers in font of the class.
- Comment.
3. While you read Now you are going to read about Tet holiday in Viet
Nam & do the tasks follow.

1. Task 1: Ask sts to read the passage and find the
meaning of the words.
- Sts exchange their answers with partenrs.
Pairwork

- Call on some sts to read aloud in font of the class.
- Use pictures, real object to ask sts to check their
answers.
- Keys.
11


1. Grand = impressive & large:Trọng đại, hoành tráng
2. Agrarian: Thuộc về nông nghiệp
3. Banner: Băng rôn, biểu ngữ
4. Pray: Cầu nguyện
5. Sugared apples: Táo đường
6. Excitement: nô nức, nhộn nhịp
Pairwork

2. Task 2: Ask sts to read the passage again and decide
the statements are T or F.
- Call on some sts to give their answers & explain their
choice.
- Give correct answres:
1. F. (19th January & 20th February)
2. F. (it's just for agraian people)

Pairwork


3. T

5. T

4. F ( give to children)

6. T

3. Task 3: Ask sts to work in paire to ask and answer
the questions:
- Call on some pairs to ask & answers the questions.
- Give the correct answers.

- Ask sts to work in groups to tell each other about
4. After you this their Tet holiday last year.
read
- Go around to help sts.
Group work
- When all groups have finished. Call on some sts to
report their ideas to the class.
- Elicit corrective feedback from other sts & give comment.
V. Home work:

Learn by heart the new words.

II. Kết quả so sánh đối chứng:

12



Sau 1 năm thực hiện đề tài tôi thấy các em đã có sự tiến bộ thực sự
trong kỹ năng đọc. Điều đó thể hiện ở kết quả của bài kiểm tra cuối năm
tôi đã ra cho cả 2 lớp kết quả cụ thể như sau:
Điểm

1-4

5-6

7-8

9 - 10

11A1

8 (16%)

29 (58%)

10 (20%)

3 (6%)

11A4

10 (20%)

28 (56%)

10 (20%)


2 (4%)

Lớp

So sánh với kết quả đầu năm (khi chưa thực hiện đề tài):

Điểm

1-4

5-6

7-8

9 - 10

11A1

37

10

3

0

11A4

40


8

2

0

Lớp

So sánh 2 bảng kết quả trên ta thấy số học sinh đạt điểm từ trung
bình trở lên tăng lên rất cao, học sinh bị điểm dưới trung bình tụt xuống,
rõ ràng là khi học sinh hào hứng hơn, tự tin hơn với bài học thì hiệu quả
sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này phụ thuộc nhiều vào giáo viên giảng dạy.
Qua đây tôi mong muốn mỗi một giáo viên hãy cố gắng hết sức mình
tìm ra các phương pháp thu hút, tạo hứng thú cho các em để mỗi giờ học
sẽ thực sự có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng môn học .

KẾT LUẬN
Trên đây là một vài phương pháp mà tôi đã sử dụng để rèn luyện
kỹ năng đọc cho học sinh mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và hội đồng khoa học cấp trên để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
13


Thạch Thất, ngày

tháng


Ngời viết

í kiến đánh giá của hội đồng
khoa học cơ sở

Cấn Thị ánh Tuyết

14

năm 2009



×