Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BC hai van 2014 (Thanh Hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

I. Nội dung công việc......................................................................................1
II. Thiết bị đo đạc khảo sát............................................................................2
2.1. Máy đo sóng và dòng chảy tổng hợp AWAC ...........................................................................................2
2.2. Máy đo thủy triều tự ghi model TD-304 ..................................................................................................3
2.3. Máy đo chất lượng nước WQC 24..............................................................................................................4

4.3.4. Quan trắc mực nước biển.....................................................................7
V. Công tác đo đạc và quá trình thu thập, xử lý số liệu..............................8
5.1. Công tác đo đạc ..........................................................................................................................................8
6.2. Số liệu sóng biển.......................................................................................................................................18

MỞ ĐẦU
Căn cứ theo Quyết định số 3252/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương “Chương trình quan trắc
tổng hợp môi trường biển, tỉnh Thanh Hóa”;
Với mục tiêu điều tra, thu thập số liệu quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng
môi trường vùng biển, ven biển phục vụ quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường
vùng biển và ven biển tỉnh Thanh Hóa. Thời gian thử nghiệm Chương trình trong 3
năm: 2013, 2014, 2015.
Nằm trong khuôn khổ nội dung nhiệm vụ tổng thể là Quan trắc môi trường nước
biển, trầm tích đáy, sinh vật biển, không khí vùng biển ven bờ. Nhiệm vụ quan trắc các
yếu tố khí tượng hải văn khu vực ven biển Thanh Hóa được thực hiện tại 03 vị trí,
vùng biển thuộc các huyện Hậu Lộc, Sầm Sơn và Vịnh Nghi Sơn, mỗi khu vực thực
hiện quan trắc liên tục theo thời gian tại 01 vị trí với các yếu tố sóng, dòng chảy, mực
nước với tần suất quan trắc 02 lần/năm (mùa khô và mùa mưa)
Quá trình thực hiện chuyến khảo sát năm vào tháng 4 năm 2014, kết quả quan trắc,
đo đạc và thu thập số liệu được trình bày sơ bộ như sau:
I. Nội dung công việc
Các yếu tố đo đạc, khảo sát gồm:


- Quan trắc sóng biển bằng máy tự ghi tại 03 trạm liên tục, mỗi trạm trong thời
gian 2 ngày đêm, 60 phút lấy một số liệu sóng bao gồm: Độ cao sóng cực đại, Độ cao
sóng trung bình, Hướng sóng, Chu kỳ sóng;
- Quan trắc dòng chảy biển bằng máy tự ghi tại 03 trạm liên tục, mỗi trạm trong
thời gian 2 ngày đêm, 30 phút lấy một số liệu dòng chảy bao gồm: Hướng và Vận tốc
tổng hợp tại 3 tầng đo: Tầng mặt (cách mặt 0.5m), tầng giữa (0.5*H) và tầng đáy (cách


đáy 0.5m);
- Quan trắc mực nước biển tại 03 trạm liên tục, mỗi trạm trong khoảng thời gian
02 ngày đêm, 60 phút lấy một số liệu độ cao mực nước.
II. Thiết bị đo đạc khảo sát
2.1. Máy đo sóng và dòng chảy tổng hợp AWAC
- Máy đo sóng và dòng chảy tổng hợp AWAC (do NaUy sản xuất) AWAC: Viết
tắt Acoustic Wave And Current Profie là thiết bị tổng hợp đo sóng biển, dòng chảy, …
- Cấu tạo: Gồm 3 đầu phát nghiêng 25o và 1 đầu thu theo phương thẳng đứng
- Nguyên lý hoạt động: Sử dụng công nghệ sóng âm Dopple để theo dõi dao
động bề mặt.
- Hạn chế : Do sử dụng sóng âm nên tốc độ sóng âm trong khu vực đo đạc có
tác động trực tiếp đến quá trình làm việc của máy, ngoài ra nồng độ trầm tích của khu
vực đo cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đo đạc, do máy sử dụng đầu sensor đo áp
để làm việc nên độ sâu nơi làm việc cũng ảnh hưởng đến số liệu ( khuyến cáo của nhà
sản xuất máy chỉ làm việc tốt trong phạm vi 0-50m nước, cần tránh những khu quá đục
và quá sâu)

Hình 2.1: Máy đo sóng, dòng chảy tổng hợp AWAC
Chế độ làm việc của máy AWAC:
- AWAC làm việc độc lập theo chế độ tự ghi, được cung cấp bởi nguồn pin.
- Tất cả các thiết lập chế độ làm việc, download và chuyển đổi định dạng số liệu
đều thông qua máy PC. AWAC kết nối với PC bằng một cáp tín hiệu qua cổng COM.

Bảng II.1 các thông số lỹ thuật của máy.
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của máy AWAC
Đo lường vận tốc
Ghi dữ liệu

- Khoảng đo vận tốc: ± 10 m/s theo chiều ngang và ± 5 m/s
theo chiều đo.
- Sai số : 1% của giá trị ± 0.5 cm/s
- Công suất tiêu chuẩn: 2 MB, có thể tăng lên tới 26 MB, 82
MB, hoặc 152 MB
- Ghi theo dạng prôfile: 9×Ncells + 120
2


- Ghi chế đô sóng: 24×No + 46.
Tần số đo của máy: 1 MHz, 600kHz
Hệ thống
Gồm 4 chùm tia, đo theo 4 hướng nghiêng 25 độ
- Độ sâu cho phép máy đo tốt nhất: 30 m
- Khoảng đo của 1 lớp nước: 0.4–2.0 m
Đo dòng chảy
- Số lớp nước có thể chia ra: 20–40, và lớn nhất là 128 lớp
(1 MHz)
- Tần suất ghi số liệu lớn nhất: 1 s
- Tần số đáp ứng: 6 Hz
- Độ sâu đáp ứng lớn nhất: 40 m
Đo sóng (1 MHz) - Loại dữ liệu: áp suất và vận tốc
- Độ dài một lớn nước: 0.4–2.0 m
- Dạng số liệu AWAC thu được: Dòng chảy (hướng dòng chảy, vận tốc trung
bình) tại các tầng sâu khác nhau theo nhu cầu sử dụng.

- Sóng ( Hướng sóng, độ cao sóng lớn nhất, độ cao sóng h1/10, độ cao sóng
trung bình, tần số sóng,..)
- File số liệu của AWAC được thể hiện dưới dạng Ecxel để phục vụ lưu trữ số
liệu và thuận tiện hơn trong công việc dùng số liệu.
2.2. Máy đo thủy triều tự ghi model TD-304
TD304 là một thiết bị chính xác cao dùng để ghi/đo thủy triều hoặc mực nước. Có
thể gắn thêm các sensor tuỳ chọn: oxy hoà tan/độ đục và huỳnh quang. Thiết bị có chế
độ cắm giắc và hoạt động tương thích với máy tính PC. Tất cả việc cài đặt như khoảng
đo, thời gian tích hợp, biểu đồ số liệu/áp suất không khí vv... đều được xử lý qua
menu. Việc đặt chương trình và các hệ số kiểm định được lưu giữ trong bộ nhớ trong
ổn định và sẽ không bị thay đổi/mất nếu nguồn điện bị mất. Máy được bảo vệ hoàn
chỉnh và chắc chắn chống thấm nước được làm bằng khuôn đúc chân không bộ phận
điện tử và tất cả các bộ phận cấu thành khác làm bằng nhựa tổng hợp rắn
Polyurethane. Công tắc On/off là một phím từ tính hoặc từ bàn phím. Ngăn đựng pin
được bịt kín đựng 2 pin có thể tháo ra được.

3


Hình 2.2: Thiết bị đo mực nước TD-304
Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của máy TD-304
- Dải đo: (loại A) 20,50,100,200,500 - 6000m
- Dải: (loại R) 10,20,50,100m
Áp suất
- Độ phân giải: 0,001% FS
- Độ chính xác: +/- 0,01% FS (0-35'C)
- Dải: -2 tới +40oC
- Độ phân giải: 0,001 oC
Nhiệt độ
- Độ chính xác: - 0,01 oC

- Thời gian hồi: < 1 giây
Khoảng thời gian đo
- Có thể thiết lập từ 1s tới 180 phút
Bộ nhớ
- Dung tích: 77000 đặt số liệu của TD
Đầu ra số liệu
- Mã RS232 ASCII, 1200 - 9600 baud.
- 2 pin lithium C-cells 3,6V.
Nguồn cung cấp
- Loại khuyên dùng: SAFT-LS26500/Electrochem
BCX72C (đủ cho 300.000 số liệu)
- Nhựa tổng hợp Polyurethane được đúc khuôn chân
Vật liệu
không và Thép không gỉ (316)
Kích thước
- Dài 400mm, đường kính 60mm
Trọng lượng
- Trong không khí: 2,5 kg. Trong nước: 1,3 kg
- Chương trình MINISOFT SD200W để hiển thị và xử lý
Phầm mềm
số liệu thời gian thực.
2.3. Máy đo chất lượng nước WQC 24
- Các thang đô, độ phân giải, độ chính xác của các yếu tố pH, DO,...đo bằng
thiết bị WQC -24 phù hợp cho việc đo chất lượng nước trong môi trường nước biển.
Đo được đủ các yếu tố về môi trường theo Quy phạm quan trắc trên tàu biển như: pH,
DO, độ dẫn điện, độ muối, nhiệt độ, độ đục,…
- Các bước đo nhanh gọn.

Thông số kỹ thuật:
Yếu tố đo

pH
DO
Độ dẫn điện

Thang đo
0÷14
0÷20 mg/l
0÷10 S/m
3 khoảng tự động
4

Độ nhắc lại
±0.05 pH
±0.1 mg/l

Phương pháp đo
Điện cực thủy tinh
Điện cực màng

±1% toàn dải đo

4 điện cực AC


Độ muối

0÷4%

±0.1%


Tổng chất rắn hòa tan

0÷100 g/l

±2 g/l

Nhiệt độ

-5÷50oC

±0.25oC

Độ đục

0÷800 NTU

±3% toàn dải

Chuyển từ giá trị độ
dẫn
Chuyển từ giá trị độ
dẫn
Màng điện trở bạch
kim mỏng
Phương pháp quyét
ánh sáng 90 độ

- Màn hình hiển thị tinh thể lỏng
- Các thông số đo: pH, DO, độ đục, nhiệt độ, độ dẫn điện, độ muối, tổng chất rắn
hòa tan (TDS)

- Bộ nhớ: lưu được 35 ngày đo
- Nguồn điện: Máy sử dụng 2 pin AA hoặc adapter AC, sensor: 3 pin AAA.
- Kích thước: máy: 187.5 x 75 x 37.5 mm; sensor: đường kính 45mm, dài 408mm.
- Trọng lượng máy: 320g, trọng lượng sensor: 1350g.
- Nhiệt độ hoạt động: máy 0-40oC; sensor: 0-50oC
III. Địa điểm và thời gian khảo sát
Vị trí trạm đo sóng, dòng chảy và mực nước được thực hiện tại 03 điểm thuộc
khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hóa:
- Vị trí trạm đo tại khu vực biển Hậu Lộc (HV1), có tọa độ địa lý (hệ tọa độ
VN2000), X= 599229E, Y=2197067N; Thời gian đo đạc từ 16/4/2014 đến 18/4/2014.
Độ sâu 17m;
- Vị trí trạm đo tại khu vực biển Sầm Sơn (HV2), có tọa độ địa lý (hệ tọa độ
VN2000), X= 598065E, Y= 2181382N; Thời gian đo đạc từ 10/4/2014 đến 12/4/2014.
Độ sâu 15m;
- Vị trí trạm đo tại khu vực biển Nghi Sơn (HV3), có tọa độ địa lý (hệ tọa độ
VN2000), X = 588606E, Y= 2133593N; Thời gian đo đạc từ 3/4/2014 đến 5/4/2014.
Độ sâu 21m.
IV. Quy trình đo đạc tại thực địa
Quy trình đo đạc tại thực địa, được tuân thủ theo Quy phạm quan trắc khí
tượng hải văn trên tàu biển. TCN 94 TCN 19-2001.
4.1. Công tác chuẩn bị cho khảo sát biển
- Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc và các loại vật tư kỹ thuật. Cần
mang theo máy móc, dụng cụ và các phụ tùng dự phòng để thay thế khi có sự cố.
- Máy móc dụng cụ phải được sắp xếp đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn khi tàu
bị xô lắc, đồng thời khi cần sủ dụng cũng không bị nhầm lẫn.
- Mang theo đầy đủ các dụng cụ và tài liệu. Các bản sao chứng từ kiểm định của
các dụng cụ đo đạc.
- Bố trí đầy đủ số người và lập các ca quan trắc, để đảm bảo đo đạc được số liệu
một cách liên tục trong suốt thời gian đo.
4.2. Xác định vị trí trạm quan trắc

5


- Xác định tọa độ trạm bằng thiết bị định vị cầm tay, ghi lại tọa độ điểm đo. Việc
xác định vị trí trạm quan trác phải đại diện cho cả vùng biển hoặc cho từng khu vực
riêng, mỗi trạm phải biểu thị đặc tính của các yếu tố thủy văn trong vùng biển nghiên
cứu, điều kiện hình thành các đặc tính dị thường của chúng.
- Xác định độ sâu trạm đo: Độ sâu trạm đo là khoảng cách thẳng đứng cố định từ
mặt biển tới đáy, đơn vị đo được tính bằng mét (m). Độ sâu biển thay đổi phụ thuộc
vào sự lên xuống của mực nước thủy triều theo thời gian. Độ sâu tại vị trí đo biểu thị
độ sâu thực trong thời gian tiến hành đo và không nhất thiết phải bằng độ sâu ghi trên
hải đồ.
4.3. Nội dung quan trắc
4.3.1. Quan trắc dòng chảy biển
- Dòng chảy biển là sự chuyển động ngang chủ yếu của nước trong biển và đại
dương, được đặc trưng bởi hướng và vận tốc của nó. Tùy theo nguyên nhân gây ra, có
thể phân loại dòng chảy: dòng chảy gradien, dòng chảy gió và dòng chảy trôi, dòng
chiều (do sóng thủy triều gây nên),...
- Việc quan trắc dòng chảy có ý nghĩa rất lớn trong khoa học và trong thực tiễn.
Những hiểu biết về dòng chảy rất cần thiết cho việc điều khiển tàu bè, cho dự báo thời
tiết, dự báo thủy văn và dự báo công nghiệp đánh cá bời vì dòng chảy mang một khối
lượng nhiệt rất lớn. Dòng chảy thể hiện rất rõ ảnh hưởng đến việc tạo nên môi trường
dinh dưỡng của cá và động vật sống dưới biển và đại dương.
- Dùng máy tự ghi dòng chảy để ghi hướng và tốc đọ dòng chảy. Yêu cầu phải đặt
máy tại vị trí cách vỏ tàu một khoảng không nhỏ hơn 1/4 chiều rộng của tàu và phải ở
vị trí mạn hứng gió để tránh những ảnh hưởng của dòng chảy vòng thân tàu.
4.3.2. Quan trắc sóng biển
- Sóng biển là một trong các yếu tố quan trọng rất cần thiết cho nhiều mục đích
thực tế ( đóng tàu thuyền, công trình thủy kỹ thuật trên biển, hằng hải, đánh cá,...)
cũng như cho việc phát triển lý thuyết sóng gió và hoàn thiện phương pháp tính toán

yếu tố sóng và phương pháp dự báo sóng. Để thu thập số liệu đo có độ tin cậy cao phải
đo đạc các đặc trưng cơ bản của sóng. Để đo đạc các đặc trưng của sóng cần phải ghi
tổng cộng ít nhất là 150-200 sóng liên tiếp nhau. Quá trình đo sóng ở một điểm để
được giá trị trung bình của cho kì sóng từ 4-8 giây, phải đo ít nhất từ 10-20 phút. Tần
số và độ cao sóng gió đo đạc trong dải từ 0.03 đến 10 hec và từ vài milimet đến 25m.
Trong dải rộng ấy của tần số và độ cao sóng gió, thực tế dụng cụ đo đạc tổng hợp như
vậy khó thực hiện. Tuy nhiên trong đa số trường hợp do mục tiêu khoa học thực tiễn,
việc đo đạc đã thực hiện đầy đủ quan trắc độ cao sóng từ 0.1 đến 25m, tần số từ 0.03
đến 1.0 hec ở đại dương và ngoài khơi biển cả và độ cao từ 0.1 đến 10m, ở tần số 0.06
- 1.0 hec ở vùng ven bờ.
- Việc quan trắc sóng bằng thiết bị tự ghi, yêu cầu trước khi thả máy phải xác định
vị trí khảo sát để cài đặt tần số cho phù hợp.
Phương pháp đặt thiết bị đươc thể hiện như hình vẽ ( hình 4.1)
6


Hình 4.1: Sơ đồ thả máy đo sóng, dòng chảy tổng hợp AWAC
4.3.3. Quan trắc độ mặn nước biển
- Độ mặn nước biển quan trắc tại các trạm HV1, HV2, HV3 sử dụng máy đo chất
lượng nước WQC-24 do Nhật Bản sản xuất.
- Độ mặn nước biển đọ tại các trạm có đơn vị % o. Khoảng thời gian đo theo chuẩn
các obs khí tượng, bao gồm 8 obs chính ( 1h, 4h, 7h, 10h, 13h, 16h, 19h, 22h) hàng
ngày.
- Tại mỗi trạm đo, số liệu độ mặn được đo tại 3 tầng sâu chuẩn, gồm tầng mặt,
tầng giữa và tầng đáy.
4.3.4. Quan trắc mực nước biển
- Mực nước biển quan trắc là tổng của 3 thành phần: Mực nước biển trung bình
(MSL); Thủy triều (T) và Dao động dư (MR)
- Đo mực nước là phương pháp đo trực tiếp dao động của mặt biển hay còn gọi là
đo sự thay đổi áp lực của cột nước

- Tùy theo các phương pháp đo mực nước khác nhau người ta chế tạo ra những
thiết bị đo khác nhau: Thước đo (hay thủy chí), dụng cụ đơn giản nhất; Máy đo mực
nước kiểu phao (thiết bị phổ biến); Máy đo mực nước kiểu áp lực; Máy đo mực nước
kiểu hồi âm; Máy đo mực nước kiểu ra đa; Thiết bị đo mực nước từ vệ tinh.
- Địa điểm quan trắc mực nước phải thảo mãn các yêu cầu: Lưu thông tự do với
biển khơi; Khá sâu để có thể đo được mực nước ròng thấp nhất có thể xảy ra tại nơi
quan trắc; nền phải ổn định không gây sụt lún đối với các công trình đo mực nước;
Nếu bờ biển ở khu vực quan trắc hoàn toàn thoáng không có khả năng xây dựng các
công trình bảo vệ cho tuyến đo thì cho phép đặt ở nơi mà tính chất biên độ dao động
mực nước không khác nhiều so với vùng biển gần đấy và đảm bảo quan trắc được mực
nước cao nhất và mực nước thấp nhất có thể xảy ra tại trạm đo.
- Thông thường tại trạm đo mực nước đặt cố định ven bờ, sẽ đo theo các giờ tròn
(1,7,13,19h). Tuy nhiên, tùy theo đặc thù công việc, số liệu đo mực nước có thể đo
theo từng giờ để có thể thu được đầy đủ giá trị độ cao mực nước lớn nhất và thấp nhất
đạt được trong ngày.
- Mực nước biển quan trắc tại các trạm HV1, HV2, HV3 sử dụng máy đo mực
nước TD304 do Nauy sản xuất. Đây là một dạng thiết bị đo mực nước kiểu áp lực.
- Số liệu mực nước tại các trạm đực đo theo từng giờ (60 phút/1 số liệu đô cao
mực nước).
7


- Độ cao mực nước quan trắc tại các trạm HV1, HV2, HV3 được tính bằng cm.
Giá trị độ cao mực nước được tính từ mực nước thấp nhất tại trạm đo trở lên. Hay giá
trị độ cao mực nước được quy về “0” trạm.
V. Công tác đo đạc và quá trình thu thập, xử lý số liệu
5.1. Công tác đo đạc
- Đoàn khảo sát đã tiến hành đo đạc thu thập số liệu tại 03 trạm đo thuộc khu vực
biển Sầm Sơn, Nghi Sơn và Hậu Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể thời gian đo tại
từng trạm như sau:

+ Thời gian bắt đầu đo tại trạm Sầm Sơn là từ 9 giờ, ngày 10 tháng 04 năm 2014
đến 7 giờ, ngày 12 tháng 04 năm 2014.
+ Thời gian bắt đầu đo tại trạm Nghi Sơn là từ 11 giờ ngày 3 tháng 04 năm 2014
và kết thúc vào 9 giờ, ngày 5 tháng 04 năm 2014.
+ Thời gian bắt đầu đo tại trạm Hậu Lộc là từ 15 giờ ngày 16 tháng 04 năm 2014
và kết thúc vào 13 giờ, ngày 18 tháng 04 năm 2014.
- Số liệu đo đạc hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước) được các máy tự ghi và lưu
vào bộ nhớ trong của máy dưới dạng file, sau khi kết thúc đợt khảo sát, số liệu được
lấy ra máy tính thông qua cáp kết nối giữa máy đo và máy tính. Tất cả những số liệu
này sẽ được tách riêng ra từng file cụ thể (sóng, dòng chảy, mực nước) theo các tầng
đo và các yếu tố đo như yêu cầu. (File số liệu thể hiện ở phần phụ lục kèm theo).
5.2. Xử lý sơ bộ số liệu
Việc xử lý số liệu là một khâu quan trọng trong công tác điều tra hải dương, nó
không những phải tính số liệu gốc đã quan trắc được, mà còn dùng các bảng, đồ thị để
chỉnh lý, phân tích một cách có hệ thống các số liệu đó, nhằm mục đích phục vụ sản
xuất, nghiên cứu khoa học, các ngành kinh tế và quốc phòng. Ngoài ra việc chỉnh lý,
phân tích số liệu quan trắc còn có thể phát hiện được những vấn đề tồn tại và sự sai sót
của số liệu gây ảnh hưởng không tốt đối với việc sử dụng. Do đó người làm công tác
xử lý cần phải nghiêm túc coi trọng đối với công tác này và cần thực hiện đúng quy
phạm.
Nội dung chủ yếu của việc xử lý, phân tích số liệu quan trắc khí tượng hải văn để
lập ra các loại báo biểu, vẽ ra các bản đồ phân bố và biến đổi của các yếu tố khảo sát.
Các chuỗi số liệu, trước khi được sử dụng để phân tích và tính toán đã được xử lý thô
nhằm loại trừ các trường hợp sai số ngẫu nhiên. Quá trình xử lý, phân tích và tính toán
được thực hiện theo những nội dung chính sau:
- Thống kê độ dài các chuỗi số liệu quan trắc và các yếu tố quan trắc
- Số liệu quan trắc yếu tố sóng bao gồm: độ cao sóng, chu kỳ và hướng sóng. Do
vậy, chỉ tiến hành xác định độ cao sóng lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình trong thời đo
đạc. Lập các bảng tần suất về độ lớn và hướng sóng, vẽ hoa sóng.
- Số liệu quan trắc dòng chảy bao gồm: vận tốc dòng chảy và hướng dòng chảy

tại các tầng chuẩn (tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy) đối với độ sâu không lớn. Tiến
hành phân tích số liệu dòng chảy bằng việc tính tần suất dòng chảy theo các khoảng
8


hướng và khoản tốc độ cho từng chuỗi số liệu tại mỗi tầng đo. Từ các bảng tần suất
dòng chảy đã nhận được, tiến hành vẽ các hoa dòng chảy.
- Số liệu quan trắc mực nước: Xác định mực nước cao nhât, thấp nhất và trung
bình, vẽ biến trình mực nước từng giờ trong chuỗi số liệu đo.
- Số liệu quan trắc độ mặn: Xác định độ mặn lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và
vẽ biến trình độ mặn theo thời gian tại các tầng đo và tại các trạm đo.
Bảng 5.1: Thống kê số liệu đã thu thập trong chuyến khảo sát bao gồm
Trạm đo
Sầm Sơn
Nghi Sơn
Hậu Lộc
Yếu tố
(số liệu)
(số liệu)
(số liệu)
Sóng
47
47
47
Dòng chảy (tại 3 tầng
279
279
279
mặt, giữa và đáy)
Mực nước

47
47
47
Độ mặn (tại 3 tầng mặt,
51
45
48
giữa và đáy)
VI. Phân tích kết quả
6.1. Số liệu dòng chảy biển
Đo đạc dòng chảy là hạng mục quan trắc rất quan trọng, với chuỗi số liệu 02
ngày đêm liên tục tại mỗi trạm và tại các tầng sâu khác nhau, tầng mặt, tầng giữa và
tầng đáy. Do đặc điểm vị trí khảo sát là vùng ven biển, tốc độ dòng chảy sẽ bị ảnh
hưởng rất nhiều vào chế độ triều. Tốc độ dòng chảy cũng biến đổi theo chu kỳ dâng rút
của thủy triều, vận tốc dòng chảy thường lớn khi quá trình nước dâng và rút, còn giảm
dần khi xảy ra quá trình đổi pha triều. Số liệu dòng chảy thu được trong chuỗi số liệu
đã phản ánh tương đối đầy đủ đặc trưng về hướng và vận tốc tổng hợp theo thời gian
cho từng vùng đo khác nhau. Cụ thể, hướng và vận tốc dòng chảy phụ thuộc chính vào
địa hình và tính chất triều đối với từng trạm đo
a) Dòng chảy tại trạm đo Sầm Sơn (HV2):
Tốc độ dòng chảy trung bình nằm trong khoảng 30 - 50 cm/s, vận tốc dòng
chảy lớn nhất đo được 86 cm/s tại tầng giữa, vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đo được 3.0
cm/s tại tầng đáy. Dòng chảy thịnh hành hướng ….. tại tầng mặt và đáy. Hoa dòng
chảy tại các tầng nước thể hiện trên các hình 6.1, 6.2 và 6.3; tần suất và tốc độ dòng
chảy thể hiện ở bảng 6.2, 6.3 và 6.4.
Bảng 6.1: Đặc trưng vận tốc tại 3 tầng đo trạm Sầm Sơn
Tầng mặt
Tầng giữa
Tầng đáy
Tt

Đặc trưng vận tốc
(cm/s)
(cm/s)
(cm/s)
1 Vận tốc lớn nhất
85
86
60
2 Vận tốc trung bình
49.0
42.0
30.0
3 Vận tốc nhỏ nhất
6.0
5.0
3.0

9


Hình 6.1: Hoa dòng chảy tầng mặt tại trạm Sầm Sơn
Bảng 6.2: Bảng tần suất dòng chảy tầng mặt tại trạm đo Sầm Sơn
TT Vận tốc (m/s) /
0.0 - 0.2
Hướng
N P(%)
1
N
1
1.06

2
NE
1
1.06
3
E
4
SE
1
1.06
5
S
6
SW
1
1.06
7
W
3
3.19
8
NW
2
2.13
9
Cấp - Tổng
9
9.57
10
Lặng

11
Thiếu/Đủ
12
Tổng

0.2 - 0.4
N P(%)
5
5.32
3
3.19
8
8.51
3
3.19
5
5.32
24 25.53

0.4 - 0.6
N P(%)
12 12.77
4
4.26
4
4.26
1
1.06
21 22.34


0.6 - 0.8
N P(%)
15 15.96
9
9.57
1
1.06
25 26.60

0.8 - 0.9
N
P(%)
3
3.19
11 11.70
14 14.89

>= 0.9
N P(%)
-

N
36
1
1
27
14
6
8
93

1
94

Tổng
P(%)
38.30
1.06
1.06
28.72
14.89
6.38
8.51
98.94
1.06
100

Tại tầng mặt, khoảng vận tốc dòng chảy từ 60 - 80 cm/s chiếm đa số với 26.60%
và khoảng vận tốc 20-40 cm/s đứng thứ hai với 25.53%. Như vậy vận tốc dòng chảy
dưới 100 cm/s chiếm đa số. Hướng dòng chảy thịnh hành là hướng Bắc (N) chiếm
38.30% và Nam (S) chiếm 28.72%.

10


Hình 6.2: Hoa dòng chảy tầng giữa tại trạm Sầm Sơn

Bảng 6.3: Bảng tần suất dòng chảy tầng giữa tại trạm đo Sầm Sơn
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Vận tốc (m/s)/
Hướng
N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Cấp - Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.1 - 0.2
N
P(%)
1

1.06
1
1.06
1
1.06
1
1.06
2
2.13
7
7.45
13 13.83

0.2 - 0.4
N
P(%)
14 14.89
7
7.45
2
2.13
3
3.19
26 27.66

0.4 - 0.6
N
P(%)
14 14.89
8

8.51
22 23.40

0.6 - 0.8
N
P(%)
16 17.02
12 12.77
28 29.79

0.8 - 0.9
N
P(%)
3
3.19
3
3.19

>= 0.9
N P(%)
1 1.06
1 1.06

N
44
1
1
32
3
2

10
93
1
94

Tổng
P(%)
46.81
1.06
1.06
34.04
3.19
2.13
10.64
98.94
1.06
100

Tầng giữa vận tốc dòng chảy trong khoảng 60-80 cm/s chiếm đa số với 29.79%,
còn hướng dòng chảy thịnh hành là hướng Bắc (N) với 46.81%, ngoài ra hướng Nam
cũng chiếm đa số với 34.04%

11


Hình 6.3: Hoa dòng chảy tầng đáy tại trạm Sầm Sơn

Bảng 6.4: Bảng tần suất dòng chảy tầng đáy tại trạm Sầm Sơn
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Vận tốc (m/s)/
Hướng
N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Cấp-Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.0 - 0.2
N
P(%)

4
4.26
1
1.06
1
1.06
1
1.06
4
4.26
1
1.06
1
1.06
5
5.32
18
19.15

0.2 - 0.4
N
P(%)
20
21.28
2
2.13
10
10.64
1
1.06

2
2.13
35
37.23

0.4 - 0.6
N
P(%)
22
23.40
3
3.19
14
14.89
39
41.49

N
2
2

>= 0.6
P(%)
2.13
2.13

N
46
6
1

1
30
1
2
7
94
94

Tổng
P(%)
48.94
6.38
1.06
1.06
31.91
1.06
2.13
7.45
100
100

Tầng đáy, vận tốc dòng chảy trong khoảng 40-60 cm/s chiếm đa số với 41.49%, và
vận tốc trong khoảng 20-40 cm/s đứng thứ hai với 37.23%. Cũng tương tự như tầng
mặt, khoản vận tốc dưới 100 cm/s chiếm đa số. Hướng dòng chảy thịnh hành là hướng
Bắc (48.94%) và Nam với 31.91%.
12


b) Dòng chảy tại trạm đo Nghi Sơn (HV3):
Tốc độ dòng chảy trung bình nằm trong khoảng 27 - 48 cm/s, vận tốc dòng chảy

lớn nhất đo được lên tới 119 cm/s tại tầng mặt và vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đo được
là 1 cm/s tại tầng đáy. Dòng chảy thịnh hành là các hướng Bắc, Nam. Hoa dòng chảy
tại các tầng nước thể hiện trên các hình 6.4, 6.5 và 6.6; tần suất vận tốc dòng chảy theo
hướng thể hiện ở bảng 6.6, 6.7 và 6.8.

Tt
1
2
3

Bảng 6.5: Đặc trưng vận tốc tại 3 tầng đo trạm Nghi Sơn
Tầng mặt
Tầng giữa
Tầng đáy
Đặc trưng vận tốc
(cm/s)
(cm/s)
(cm/s)
Vận tốc lớn nhất
119
97
54
Vận tốc trung bình
48
40
27
Vận tốc nhỏ nhất
5
3
1


Hình 6.4: Hoa dòng chảy tầng mặt tại trạm Nghi Sơn
Bảng 6.6: Bảng tần suất dòng chảy tầng mặt tại trạm Nghi Sơn
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Vận tốc (m/s) /
0.1 - 0.2
Hướng
N
P(%)
N
4
4.26
NE
1
1.06
E
SE
S
SW

1
1.06
W
1
1.06
NW
0
0.00
Cấp- Tổng
7
7.45
Lặng

0.2 - 0.4
N P(%)
12 12.77
1
1.06
1
1.06
4
4.26
6
6.38
3
3.19
6
6.38
33 35.11


0.4 - 0.6
N P(%)
10 10.64
5
5.32
4
4.26
3
3.19
22 23.40

13

0.6 - 0.8
N
P(%)
4
4.26
9
9.57
13
13.83

0.8 - 1.2 >= 1.2
Tổng
N P(%) N P(%) N P(%)
30 31.91
2
2.13
1

1.06
16 17.02 2 2.13 36 38.30
11 11.70
4
4.26
9
9.57
16 17.02 2 2.13 93 98.94
1
1.06


11
12

Thiếu/ Đủ
Tổng

94 100.00

Tại tầng mặt, vận tốc dòng chảy trong khoảng 20-40 cm/s chiếm phần lớn với
35.11%, hướng dòng chảy thịnh hành là hướng Nam với 38.30% và Bắc với 31.91%.

Hình 6.5: Hoa dòng chảy tầng giữa tại trạm Nghi Sơn
Bảng 6.7: Bảng tần suất dòng chảy tầng giữa tại trạm Nghi Sơn
TT

Vận tốc (m/s) /
Hướng


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Cấp- Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.0 - 0.2
N
P(%)
1

1.06
1
1.06
2
2.13
3
3.19
1
1.06
3
3.19
11 11.70

0.2 - 0.4
N
P(%)
17 18.09
7
7.45
2
2.13
1
1.06
27 28.72

0.4 - 0.6
N
P(%)
16 17.02
7

7.45
2
2.13
25 26.60

0.6 - 0.8
N
P(%)
3
3.19
15 15.96
18 19.15

0.8 - 1.0
N
P(%)
5
5.32
5
5.32

>= 1.0
Tổng
N P(%) N P(%)
37 39.36
1 1.06
2 2.13 38 40.43
5 5.32
2 2.13
5 5.32

2 2.13 88 93.62
6 6.38
94 100

Tại tầng giữa, khoảng vận tốc dòng chảy từ 20-40cm/s chiếm đa số với 28.72%,
hướng dòng chảy thịnh hành là hướng Bắc và Nam tương ứng với 39.36% và 40.43%.

14


Hình 6.6: Hoa dòng chảy tầng đáy tại trạm Nghi Sơn
Bảng 6.8: Bảng tần suất dòng chảy tầng đáy tại trạm Nghi Sơn
T
T

Vận tốc (m/s) /
Hướng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Caấp- Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.0 - 0.1
N P(%)
-

0.1 - 0.2
N P(%)
2
2.13
3
3.19
2
2.13
1
1.06
4
4.26

12 12.77

0.2 - 0.3
N P(%)
17 18.09
5
5.32
2
2.13
1
1.06
2
2.13
27 28.72

0.3 - 0.4
N P(%)
16 17.02
1
1.06
4
4.26
2
2.13
23 24.47

0.4 - 0.5
N P(%)
4
4.26

13 13.83
1
1.06
18 19.15

N
1
8
9

>= 0.5
P(%)
1.06
8.51
9.57

N
40
1
33
4
2
9
89
5
94

Tổng
P(%)
42.55

1.06
35.11
4.26
2.13
9.57
94.68
5.32
100

Tại tầng đáy, vận tốc dòng chảy trong khoảng dưới 30 cm/s chiếm ưu thế với
28.72%, hướng dòng chạy thịnh hành là hướng Bắc với 42.55% và Nam với 35.11%.
c) Dòng chảy tại trạm đo Hậu Lộc (HV1):
Tốc độ dòng chảy trung bình nằm trong khoảng 39 - 44 cm/s, vận tốc dòng chảy
lớn nhất đo được là 80.1 cm/s tại tầng đáy, vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đo được 2.7
cm/s tại tầng đáy. Dòng chảy thịnh hành là hướng Đông Nam và Tây Bắc. Hoa dòng
chảy tại các tầng nước thể hiện trên các hình 6.7, 6.8 và 6.9; tần suất và tốc độ dòng
chảy thể hiện ở bảng 6.10, 6.11 và 6.12.

Bảng 6.9: Đặc trưng vận tốc tại 3 tầng đo trạm Hậu Lộc
15


Tt
1
2
3

Đặc trưng vận tốc
Vận tốc lớn nhất
Vận tốc trung bình

Vận tốc nhỏ nhất

Tầng mặt
(cm/s)
102
42
5

Tầng giữa
(cm/s)
84
37
5

Tầng đáy
(cm/s)
63
28
3

Hình 6.7: Hoa dòng chảy tầng mặt tại trạm Hậu Lộc
Bảng 6.10: Bảng tần suất dòng chảy tầng mặt tại trạm Hậu Lộc
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12

Vận tốc (m/s) /
Hướng
N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Cấp - Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.1 - 0.2
N P(%)
1
1.06
1
1.06
4
4.26
6

6.38
12 12.77

0.2 - 0.4
N P(%)
6
6.38
7
7.45
8
8.51
1
1.06
7
7.45
29 30.85

0.4 - 0.6
N P(%)
17 18.09
8
8.51
1
1.06
1
1.06
27 28.72

0.6 - 0.8
N P(%)

3
3.19
12 12.77
15 15.96

0.8 - 1.0
N P(%)
10 10.64
10 10.64

N
-

>= 1.0
P(%)
-

N
27
1
37
9
5
14
93
1
94

Tổng
P(%)

28.72
1.06
39.36
9.57
5.32
14.89
98.94
1.06
100

Tại tầng mặt, vận tốc dòng chảy chủ yếu trong khoảng 20-40 cm/s, chiếm 30.85%.
Hướng dòng chảy thịnh hành là hướng Nam với 39.36%.

16


Hình 6.8: Hoa dòng chảy tầng giữa tại trạm Hậu Lộc
Bảng 6.11: Bảng tần suất dòng chảy tầng giữa tại trạm Hậu Lộc
Tt

Vận tốc
(m/s)

N

P(%)

N

P(%)


N

P(%)

N

P(%)

N

P(%)

N

P(%)

1

N

1

1.06

11

11.70

20


21.28

1

1.06

-

-

33

35.11

2

NE

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

3

E

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

4

SE

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

5

S

2

2.13

8

8.51

8

8.51

18

19.15

-


-

36

38.30

6

SW

3

3.19

7

7.45

-

-

-

-

-

-


10

10.64

7

W

3

3.19

1

1.06

-

-

-

-

-

-

4


4.26

0.1 - 0.2

0.2 - 0.4

0.4 - 0.6

0.6 - 0.8

>= 0.8

Tổng

8

NW

5

5.32

5

5.32

-

-


-

-

-

-

10

10.64

9

Cấp -Tổng

14

14.89

32

34.04

28

29.79

19


20.21

-

-

93

98.94

10

Lặng

1

1.06

11

Thiếu/Đủ

-

-

12

Tổng


100

Tại tầng giữa, vận tốc dòng chảy thịnh hành trong khoảng 20-40 cm/s, chiếm
34.04%, ngoài ra vận tốc dòng chảy trong khoảng 40-60 cm/s cũng chiếm tới 29.79%.
Như vậy vận tốc dòng chảy tại tầng này dao động trong khoảng 20-60 cm/s. Hướng
dòng chảy thịnh hành là hướng Nam với 38.30% và hướng Bắc với 35.11%.

17


Hình 6.9: Hoa dòng chảy tầng đáy tại trạm Hậu Lộc
Bảng 6.12: Bảng tần suất dòng chảy tầng đáy trạm Hậu Lộc
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Vận tốc (m/s /
Hướng
N

NE
E
SE
S
SW
W
NW
Cấp -Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.0 - 0.2
N
P(%)
3
3.19
3
3.19
3
3.19
2
2.13
6
6.38
17
18.09

0.2 - 0.4
N

P(%)
28
29.79
1
1.06
16
17.02
1
1.06
2
2.13
48
51.06

0.4 - 0.6
N
P(%)
9
9.57
17
18.09
26
27.66

N
-

>= 0.6
P(%)
-


N
40
1
36
4
2
8
91
3
94

Tổng
P(%)
42.55
1.06
38.30
4.26
2.13
8.51
96.81
3.19
100

Tại tầng đáy, vận tốc dòng chảy trong khoảng 20-40 cm/s chiến ưu thế với
51.06%. Hướng dòng chảy thịnh hành là hướng Bắc với 42.55%.
6.2. Số liệu sóng biển
Tại vùng biển Thanh Hóa chế độ sóng cũng mang đặc điểm chung của chế độ
khí tượng thủy văn vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ và có những nét đặc thù riêng. Biển
Thanh Hóa là vùng biển hở nên sóng biển khá lớn.

Vào mùa đông, sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc với tần suất
40%, độ cao trung bình 0.8 -0.9m, riêng 3 tháng đầu mùa đông, độ cao trung bình xấp
xỉ 1.2m và độ cao lớn nhất 2.0-2.5m.
Vào mùa hè hướng sóng thịnh hành là Đông Nam. Độ cao sóng trung
bình từ 0.6-0.7m, lớn nhất 3.0-3.5m.
Độ cao sóng lớn nhất đo được trong đợt khảo sát là 1.53 m tại trạm Nghi Sơn, độ
cao sóng trung bình từ 0.3-0.68m.
18


Tt
1
2
3

Bảng 6.13: Thống kê đặc trưng độ cao sóng tại các trạm khảo sát
Đặc trưng
Độ cao sóng (m)
Sầm Sơn
Nghi Sơn
Hậu Lộc
H(max)
1.27
1.53
1.23
H (min)
0.07
0.07
0.07
H (TB)

0.68
0.44
0.34

Hình 6.10, 6.11 và 6.12 thể hiện hoa sóng; Bảng 6.14, 6.15 và 6.16 thể hiện tần
suất hướng sóng theo độ cao tại các trạm Sầm Sơn, Nghi Sơn và Hậu Lộc.

Hình 6.10: Hoa sóng tại trạm đo Sầm Sơn
Bảng 6.14: Bảng tần suất độ cao sóng theo hướng tại trạm Sầm Sơn
TT Độ cao (m) / Hướng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

N
NE
E
SE
S
SW
W

NW
Cấp- Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.1 - 0.2
N P(%)
3 6.38
3 6.38

0.2 - 0.4
0.4 - 0.6
0.6 - 0.8
N P(%) N P(%) N P(%)
1 2.13 1 2.13
5 10.64 5 10.64 2 4.26
4 8.51 6 12.77 2 4.26
1 2.13
2 4.26
10 21.28 12 25.53 7 14.89

0.8 - 1.0
N P(%)
6 12.77
5 10.64
2 4.26
13 27.66

>= 1.0

N P(%)
1 2.13
1 2.13
2 4.26

Tổng
N P(%)
2 4.26
22 46.81
18 38.30
5 10.64
47 100
47 100

Tại trạm đo Sầm Sơn, độ cao sóng từ 0,8-1,0m chiếm ưu thế với 27.66%, hướng
sóng thịnh hành là hướng Tây và Tây Nam với 38.30% và 46.81%.

19


Hình 6.11: Hoa sóng tại trạm đo Nghi Sơn
Bảng 6.15: Bảng tần suất độ cao sóng theo hướng tại trạm Nghi Sơn
TT

Độ cao sóng (m) /
Hướng

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Cấp- Tổng
Lặng
Thiếu/Đủ
Tổng

0.0 - 0.2
0.2 - 0.4
N P(%) N P(%)
20 41.67 7 14.58
1
2.08
3

6.25
21 43.75 10 20.83

0.4 - 0.6
N P(%)
6 12.50
2
4.17
0.00
8 16.67

0.6 - 0.8
N P(%)
1
2.08
3
6.25
4
8.33

0.8 - 0.9
N P(%)
2
4.17
1
2.08
3
6.25

>= 0.9

Tổng
N P(%) N
P(%)
1
2.08
38 79.17
7
14.58
46 95.83
2
4.17
48
100

Tại trạm đo Nghi Sơn, độ cao sóng trong khoảng 0,2m chiếm ưu thế với 43.75%
và khoảng độ cao 0.2-0.4m chiếm ưu thế thứ hai với 20.83%. Như vậy độ cao sóng
trong khoảng 0.2m là chủ yếu. Hướng sóng thịnh hành là hướng Tây Nam với 79.17%.

20


Hình 6.12: Hoa sóng tại trạm đo Hậu Lộc
Bảng 6.16: Bảng tần suất độ cao sóng theo hướng tại trạm Hậu Lộc
TT Độ cao sóng (m)/ 0.0 - 0.2
0.2 - 0.4
0.4 - 0.6
Hướng
N P(%) N P(%) N P(%)
1
N

1 2.08 2
NE
3
E
4
SE
5
S
6
SW
23 47.92 8 16.67 6 12.50
7
W
1 2.08 1 2.08 1 2.08
8
NW
1 2.08
9
Cấp- Tổng
25 52.08 10 20.83 7 14.58
10
Lặng
11
Thiếu/Đủ
12
Tổng

0.6 - 0.8
N P(%)
2 4.17

2 4.17

0.8 - 0.9 >= 0.9
N P(%) N P(%)
2 4.17 2 4.17 -

Tổng
N P(%)
1 2.08
41 85.42
3 6.25
1 2.08
46 95.83
2 4.17
48 100

Tại trạm đo Hậu Lộc, hướng sóng thịnh hành là Tây Nam với 85.42%. Độ cao
sóng trong khoảng 0,2m chiếm ưu thế với 52,08%.
6.3 . Chế độ mực nước
Thanh Hóa thuộc vùng bờ biển có chế độ nhật triều, trong một ngày có một lần
nước lên và một lần nước xuống, độ lớn triều tương đối lớn khoảng từ 1,2m đến 2,5m.
Tốc độ dòng triều ở khu vực biển Thanh Hóa là khá lớn, tại cửa Hới tốc độ dòng lớn
nhất của sóng K1 tại tầng 4m đạt trên 70 cm/s.

21


Hình 6.13: Biến trình mực nước từng giờ trong 1 tháng tại Thanh Hóa
TT
1

2
3

Bảng 6.17: Thống kê mực nước tại 3 trạm đo
Độ lớn (cm)
Trạm
Max
Min
TB
Sầm Sơn
323
157
236.5
Nghi Sơn
406
86
270.8
Hậu Lộc
440
57
255.2

Hình 6.14: Biến trình mực nước tại trạm đo Sầm Sơn

22

Biên độ
166
320
383



Hình 6.15: Biến trình mực nước tại trạm đo Nghi Sơn

Hình 6.16: Biến trình mực nước tại Hậu Lộc
6.4. Độ mặn nước biển
Số liệu độ mặn nước biển được thu thập tại 3 trạm đo HV1 (Hậu Lộc), HV2 (Sầm
Sơn) và HV 3 (Nghi Sơn), theo các obs đo chuẩn của trạm quan trắc hạng 1, gồm 8
obs chính trong ngày ( 1h, 4h, 7h, 10h, 13h, 16h, 19h, 22h) theo các tầng sâu chuẩn
mặt, giữa và đáy.
Số liệu độ mặn được thống kê như sau:

Bảng 6.18: Thống kê đặc trưng độ mặn tại các trạm đo
Trạm

HV1 (Hậu Lộc)
Mặt

Giữa

Đáy

HV2 (Sầm Sơn)
Mặt

Giữa

Đáy

HV 3(Nghi Sơn)

Mặt

Giữa

Đáy

Max (%o)

28.81 28.62 29.41 28.056 28.059 28.069 27.96 27.89 28.89

Min (%o)

26.34 27.09 27.44 23.757 24.305 25.472 25.2 26.214 27.152

Trung bình
(%o)

27.28 27.84 28.81 25.691 26.046 26.553 26.50 27.47 28.077

Độ mặn nước biển tại các trạm đo dao động từ 23.757% o (tầng mặt tại trạm Sầm
Sơn) đến 29.41%o (tầng đáy tại Hậu Lộc), độ mặn Trung bình dao động quanh ngưỡng
25%o - 28%o. Thống kê số liệu thu thập được, độ mặn tại các trạm tăng dần từ mặt
xuống đáy tại trạm Hậu Lộc, và Sầm Sơn, riêng trạm Nghi Sơn lại giảm từ mặt xuống
23


tầng giữa nhưng tăng ở tầng đáy.

Hình 6.17: Biến trình độ mặn 3 tầng mặt, giữ, đáy tại trạm HV 1 theo thời gian


Hình 6.18: Biến trình độ mặn 3 tầng mặt, giữ, đáy tại trạm HV2 theo thời gian

24


Hình 6: 19: Biến trình độ mặn 3 tầng mặt, giữa, đáy tại trạm HV3 theo thời gian
VII. So sánh kết quả quan trắc cùng kỳ năm 2013
7.1. Chế độ sóng
Chế độ sóng biển phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió. Chế độ gió tại khu vực biển
Thanh Hóa, tuân theo quy luật chung của chế độ gió tại Vịnh Bắc Bộ. Khu vực này
chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống gió mùa Đông Nam Á. Mùa mưa kéo dài hơn 5
tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời gian mùa mưa hướng gió chính của khu vực
phụ thuộc vào hệ thống gió mùa Tây Nam biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này
có ảnh hưởng trực tiếp của chế độ gió mùa đông bắc với hướng gió chính thường là
bắc và đông bắc. Khoản thời gian chuyển tiếp giữa các mùa, thời tiết khá ổn định có
thể kéo dài vài tuần, vào khoảng tháng 4, tháng 5 và cuối tháng 10, đầu tháng 11.
Vào mùa gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) hướng sóng thịnh hành
là hướng Bắc, có khi hướng Đông Bắc. Độ cao sóng trung bình tại khu vực biển Thanh
Hóa vào khoảng 0,8 -0,9m, riêng tháng 3 đầu mùa Đông, độ cao trùng bình xấp xỉ
1,2m và độ cao lớn nhất 2,0-2,5m.
Vào thời kỳ chuyển mùa (tháng 4, 5) thời kỳ này hướng sóng thịnh hành bắt đầu
chuyển dần sang hướng Đông Nam, Nam và Tây Nam.
Vào mùa gió Tây Nam (tháng 5-10) sóng tại khu vực Thanh Hóa thịnh hành là
hướng Tây Nam và Tây. Độ cao sóng trung bình từ 0,6-0,7m và lớn nhất có thể đạt
3,0-3,5m.
Các đặc trưng thống kê sóng trong báo cáo được đưa ra với các thông số sóng đặc
trưng thông qua phân tích, lập bảng tần suất và vẽ hoa sóng đặc trưng cho khu vực
biển, từ chuỗi số liệu quan trắc thu thập được trong 3 ngày đêm liên tục tại mỗi điểm.
Từ chuỗi số liệu thu thập được, đã tiến hành xây dựng hoa sóng đặc trưng trong thời

gian đo tại khu vực biển Sầm Sơn, Nghi Sơn và Hậu Lộc. Dưới đây là kết quả so sánh
qua 2 thời kỳ đo, năm 2013 và 2014.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×