LỜI MỞ ĐẦU
Công tác tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan
hành chính Nhà nước. Thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ
chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên
quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện
pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất
Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Nhà nước
tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc
sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Qua tìm hiểu và tiếp thu những nội dung mà các giảng viên của trường đã
truyền đạt trên lớp về công tác tiếp công dân của cơ quan hành chính nhà nước, em
thấy rằng đây là một nội dung rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước nói chung. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Công tác Tiếp
công dân của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn ’’ làm đề tài báo cáo kiến tập của
mình.
Do điều kiện về thời gian kiến tập và nghiên cứu tài liệu chưa được nhiều cho
nên báo cáo thực tập sẽ không tránh khỏi những sơ xuất, sai sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP
1. BAN TIẾP CÔNG DÂN THỊ XÃ SẦM SƠN
1.1. Vị trí, chức năng của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn
Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn được thành lập theo quyết định số
2104/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND thị xã Sầm Sơn về việc thành lập Ban
Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn. Theo đó Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn (sau đây
gọi là Ban Tiếp công dân) trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân thị xã có chức năng giúp thị xã tổ chức tiếp công dân để tiếp nhận các kiến nghị,
phản ánh, khiếu nại, tổ cáo của công dân.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn
Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được
quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Tiếp công dân và quy chế tổ chức và hoạt động
của Ban Tiếp công dân (ban hành kèm theo Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày
22/10/2014 của UBND thị xã Sầm Sơn), cụ thể như sau:
- Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh theo quy định của pháp luật;
- Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận;
thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận
nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp
công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân;
- Theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý, trả lời về
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân đã
chuyển đến;
- Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân;
báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn
Ban Tiếp công dân của thị xã Sầm Sơn có Trưởng ban và 01 công chức làm
công tác tiếp công dân. Trưởng ban tiếp công dân do 01 Phó Chánh Văn phòng
2
HĐND&UBND thị xã phụ trách. Trưởng ban Tiếp công dân do Chủ tịch UBND thị
xã bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Cơ cấu nhân sự của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn: gồm 02 đồng chí:
- Trưởng ban: Đồng chí Lê Văn Khoa .
- Cán bộ chuyên trách tiếp dân: Đồng chí Nguyễn Thị Hương - Chuyên viên
2. QUÁ TRÌNH VÀ NỘI DUNG KIẾN TẬP
2.1. Quá trình kiến tập
2.1.1. Mục đích kiến tập
- Củng cố các kiến thức được học tập tại nhà trường.
- Trang bị kiến thức thực tiễn tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Trang bị các kỹ năng : Kỹ năng mềm, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng soạn thảo
văn bản, kỹ năng tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư....
2.1.2. Thời gian, địa điểm kiến tập
- Thời gian kiến tập: 02 tuần, từ ngày 06/6/2016 đến ngày 17/6/2016.
- Địa điểm kiến tập: Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn.
2.1.3. Nhật ký kiến tập
Thời gian
Ngày 06/6/2016
Nội dung kiến tập
Người hướng dẫn
- Báo cáo cơ quan về kế hoạch Trưởng ban: Đ/c Lê Văn
kiến tập.
Khoa
- Gặp gỡ, làm quen với các đồng
Ngày 07/6/2016
chí trong cơ quan.
- Tìm hiểu về Ban Tiếp công dân Trưởng ban: Đ/c Lê Văn
thị xã Sầm Sơn.
Khoa
- Học quy chế làm việc của cơ
Ngày 08/6/2016
quan.
- Đọc tài liệu
Chuyên
Ngày 09/6/2016
- Đọc tài liệu
- Chọn đề tài báo cáo kiến tập
Nguyễn Thị Hương
Chuyên
viên:
Đ/c
Ngày 10/6/2016
- Viết đề cương báo cáo kiến tập Nguyễn Thị Hương
- Thực hiện nhiệm vụ Tiếp công - Trưởng ban: Đ/c Lê
dân cùng lãnh đạo thị xã theo Văn Khoa
3
viên:
Đ/c
lịch tiếp công dân.
-
Chuyên
viên:
Đ/c
- Thực hành ghi chép nội dung Nguyễn Thị Hương
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
Ngày 13/6/2016
ảnh của công dân
- Tham gia giao ban tuần cùng - Trưởng ban: Đ/c Lê
cơ quan.
Văn Khoa
- Thực hiện nhiệm vụ Tiếp công dân cùng cán bộ tiếp dân.
Chuyên
viên:
Đ/c
Nguyễn Thị Hương
- Thực hành ghi chép nội dung
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
Ngày14/6/2016
ảnh của công dân.
- Thu thập tài liệu để tiến hành Chuyên
viết báo cáo kiến tập.
viên:
Nguyễn Thị Hương
- Thu thập tài liệu để tiến hành
Ngày 15/6/2016
viết báo cáo kiến tập.
- Tiến hành viết báo cáo kiến tập
Ngày 16/6/2016
- Tiến hành viết báo cáo kiến tập
- Tiến hành viết báo cáo kiến tập
Ngày 17/6/2016
- Hoàn chỉnh báo cáo kiến tập
- Tổng kết thời gian kiến tập,
gặp Trưởng ban Tiếp công dân
xin nhận xét.
2.2. Nội dung kiến tập
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân.
- Ghi chép các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận.
4
Đ/c
Chương 2: THU HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ
1. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN CỦA BAN TIẾP
CÔNG DÂN THỊ XÃ SẦM SƠN
1. 1. Tình hình tổ chức tiếp công dân của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm
Sơn
1.1.1. Việc bố trí địa điểm, xây dựng lịch, phân công lãnh đạo, phân công cán
bộ tiếp công dân:
Ban tiếp công dân thị xã Sầm Sơn được thành lập từ tháng 10/2014 do 01 đồng
chí Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND phụ trách và bố trí 01 cán bộ chuyên trách
tiếp công dân.
Đầu năm UBND thị xã Sầm Sơn đã xây dựng và thông báo về lịch tiếp công
dân đăng trên cổng thông tin điện tử của thị xã, thông báo trên đài truyền thanh thị xã
và niêm yết công khai tại trụ sở UBND thị xã và Ban tiếp công dân để công dân được
biết. Đặc biệt duy trì thường xuyên lịch tiếp công dân theo định kỳ của Chủ tịch, các
Phó chủ tịch UBND Thị xã một tháng 02 lần.
Trụ sở tiếp công dân thị xã Sầm Sơn được bố trí các trang thiết bị và các điều
kiện đảm bảo phục vụ việc tiếp công dân. Nội quy, quy chế tiếp công dân và lịch tiếp
công dân được niêm yết công khai tại trụ sở tiếp công dân.
Cán bộ tiếp công dân được bố trí 01 đồng chí, có trình độ cử nhân luật, đủ năng
lực, phẩm chất, trình độ thực hiện công tác tiếp công dân.
1.1.2. Kết quả tiếp công dân của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn
Từ khi thành lập đến nay Ban tiếp công dân thị xã Sầm Sơn đã tiếp 127 lượt
công dân, trong đó:
- Từ tháng 10/2014 đến 31/12/2015: 70 lượt.
- Từ 01/01/2016 đến 15/6/2016: 57 lượt.
- Tiếp thường xuyên, định kỳ: 125 lượt; Tiếp đột xuất: 02 lượt.
- Số lượt tiếp công dân đông người: 05 lượt.
- Số lượt tiếp công dân theo định kỳ của lãnh đạo thị xã: 35 lượt.
1.1.3. Kết quả tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn qua tiếp công dân:
5
Tổng số đơn được tiếp nhận qua Tiếp công dân: 84 đơn đủ điều kiện tiếp nhận,
trong đó:
- Đơn khiếu nại: 13 đơn.
- Đơn tố cáo: 5 đơn.
- Đơn đề nghị, phản ánh: 66 đơn.
Nội dung đơn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai, bồi thường hỗ trợ giải
phóng mặt bằng và an sinh xã hội.
Về thẩm quyền giải quyết:
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã; 13 đơn khiếu
nại, 5 đơn tố cáo và 30 đơn đề nghị.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND các xã, phường: 36
đơn kiến nghị, phản ánh.
1.2. Đánh giá tình hình tổ chức tiếp công dân
1.2.1. Kết quả đạt được
Công tác tiếp dân của Ban Tiếp công dân thị xã Sầm Sơn từ khi thành lập đến
nay luôn được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo. UBND thị xã Sầm Sơn
đã bố trí phòng tiếp công dân riêng đảm bảo điều kiện, trang thiết bị; mở sổ theo dõi
việc tiếp công dân, sổ tiếp nhận và xử lý đơn thư ghi chép đầy đủ các nội dung khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất
thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Trong quá trình tiếp công dân, lãnh đạo Thị xã đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến
của công dân đến khiếu nại, tố cáo. Trực tiếp trả lời, hướng dẫn, giải thích tại chỗ các
trường hợp đơn giản hoặc đã được xem xét, giải quyết. Nhiều kiến nghị, phản ánh,
đặc biệt trong lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng đã được tập trung giải quyết ngay
tại trụ sở tiếp công dân. Các trường hợp khiếu kiện đông người đã được UBND thị xã
Sầm Sơn xem xét theo thẩm quyền và báo cáo chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem
xét và giải quyết thấu tình đạt lý.
Thông qua công tác tiếp dân cơ bản đã giải quyết được những vấn đề bức xúc
trong nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của công dân, nâng cao
6
hiểu biết pháp luật, từ đó góp phần làm ổn định tình hình, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế, xã hội của thị xã Sầm Sơn
1.2.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiếp dân của Ban tiếp công dân
thị xã Sầm Sơn còn tồn tại những hạn chế như sau:
- Một số vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền nhưng công dân vẫn tiếp
khiếu đến nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến địa phương dẫn đến việc khiếu
nại không có điểm dừng.
- Trên địa bàn vẫn còn tồn tại những vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài,
khiếu kiện vượt cấp gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
a) Nguyên nhân khách quan
- Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu nhất quán, nhất là các quy
định về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. Do đó việc giải quyết khiếu nại,
kiến nghị, phản ánh của lãnh đạo UBND thị xã đôi khi còn tồn đọng, người dân chưa
đồng tình với quyết định giải quyết khiếu nại khiến khiếu kiện kéo dài.
- Việc thụ lý giải quyết một số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền tại xã, phường
còn chậm kéo dài quá thời gian quy định kéo theo việc công dân đến khiếu nại vượt
cấp.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà
nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng
chưa đi vào chiều sâu.
- Nhận thức của của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật
về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, cá biệt có một số trường hợp
người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành
quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.
- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan chuyên môn
liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại còn thiếu chặt chẽ, thiếu nhất quán; kỷ
cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc đôi lúc còn chưa thực hiện
7
nghiêm, có trường hợp đã có ý kiến kết luận, có quyết định giải quyết và chỉ đạo giải
quyết của cấp có thẩm quyền nhưng cơ quan có trách nhiệm không thực hiện hoặc
chậm trễ trong việc thực hiện hoặc vẫn còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trong việc
giải quyết khiếu nại.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Kiến nghị với UBND thị xã Sầm Sơn
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân của Ban Tiếp công dân thị xã
Sầm Sơn, em xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với UBND thị xã Sầm Sơn như
sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp
công dân, khiếu nại, tố cáo và pháp luật một số lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo
như đất đai, giải phóng mặt bằng chính sách người có công cho nhân dân trên địa bàn
thị xã Sầm Sơn.
Hai là, quán triệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị coi tiếp dân là nhiệm vụ quan
trọng trong lãnh đạo, quản lý của chính quyền địa phương, góp phần làm an dân, ổn
định trật tự, xã hội.
Ba là, tăng cường kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
trong việc tiếp công dân, thực hiện tốt lịch tiếp công dân của lãnh đạo UBND thị xã
theo quy định của pháp luật.
Bốn là, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát và có biện pháp giải quyết các
vụ việc phức tạp kéo dài trên địa bàn thị xã, phối hợp với các xã, phường tổ chức đối
thoại, trả lời nhân dân.
Năm là, thường xuyên chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo cho cán bộ làm công tác tiếp công dân của UBND thị xã Sầm Sơn.
Sáu là, tiếp tục kiện toàn tổ chức Ban tiếp công dân của thị xã Sầm Sơn, bố trí
thêm nhân sự phụ trách tiếp công dân có đủ trình độ, phẩm chất theo quy định của
Luật Tiếp công dân.
Bảy là, đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất cho trụ sở tiếp dân, củng cố, trang bị
phương tiện làm việc cán bộ phụ trách tiếp dân cho.
8
2.2. Kiến nghị với nhà trường
- Tăng cường đào tạo các nghiệp vụ, chuyên ngành cho sinh viên, để rút ngắn
khoảng cách chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế.
- Tăng cường thêm thời gian kiến tập cho sinh viên để sinh viên có thời gian tìm
hiểu thêm công tác thực tiễn tại địa bàn kiến tập.
- Tăng cường sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Nhà trường và sinh viên đi kiến tập.
2.3. Kinh nghiệm và bài học cho bản thân khi tham gia kiến tập
2.3.1. Về kỹ năng
a) Kỹ năng mềm
Qua thời gian kiến tập tại cơ quan tiếp dân thị xã Sầm Sơn, em đã học hỏi được
nhiều kỹ năng trong cơ quan công sở: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý công
việc, nâng cao khả năng quan sát của bản thân, tác phong làm việc của người cán bộ,
công chức nhà nước…
b) Kỹ năng soạn thảo văn bản
- Biết cách soạn thảo một số văn bản theo đúng thể thức quy định.
- Bước đầu bây dựng một số văn bản như : Thông báo lịch tiếp dân, báo cáo
công tác tiếp dân theo định kỳ, công văn chuyển đơn...
2.3.1. Về kiến thức
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân cấp huyện
- Quy trình tiếp công dân của cơ quan hành chính nhà nước
- Quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư.
2.3.3 Về chuyên môn, nghiệp vụ
- Nghiệp vụ tiếp công dân
- Tiếp nhận và phân loại đơn thư
- Tổng hợp số liệu báo cáo.
9
KẾT LUẬN
Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước
và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua việc tiếp công
dân, các cơ quan nhà nước tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh
của nhân dân liên quan đến việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức
thực hiện pháp luật.
Thực hiện báo cáo kiến tập về công tác tiếp công dân của Ban Tiếp công dân
thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, em hy vọng sẽ góp phần có cái nhìn thực tiễn về
công tác tiếp dân tại cơ quan hành chính nói chung, của UBND thị xã Sầm Sơn nói
riêng, để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân tại các
cơ quan hành chính nhà nước.
10