Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và đô la mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.03 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ VÀ ĐÔ LA MỸ
ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM


TP.HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2016BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
(Research Proposal)
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 62.34.02.01
Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ VÀ ĐÔ LA MỸ
ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

NCS: Lê Thị Thúy Hằng


MS NCS : 010119140007
NHD: PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo


Ngày 10 tháng 05 năm 2016
Địa điểm hội đồng : Đại học Ngân hàng TP.HCM

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................


Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 20…
Người hướng dẫn khoa học



MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIR

Bid Interest Rate - Lãi suất ngân hàng thương mại huy động

CNY

Nhân dân tệ

CPI

Consumer Price Index - Chỉ số giá cả tiêu dùng

EUR

Euro

ERPT

Exchange Rate Pass Through - Truyền dẫn của tỷ giá


GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

JPY

Yên Nhật

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NER

Tỷ giá danh nghĩa song phương

OCA

Optimum Currency Area - Lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu

RER

Tỷ giá thực song phương

USD


Đô la Mỹ

VND

Việt nam Đồng


1. GIỚI THIỆU
1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết
Mặc dù, các chỉ số của Việt Nam năm 2015 như lạm phát chưa tới 1%, thấp hơn
nhiều so với mục tiêu 5%; Tốc độ GDP tăng 6,68% so với năm trước, cao hơn mục tiêu
6,2%; Dự trữ ngoại hối ở mức cao đạt 38 tỷ USD (Tổng cục thống kê) đã hỗ trợ Ngân
hàng nhà nước Việt Nam đảm bảo cam kết của Ngân hàng nhà nước không điều chỉnh tỷ
giá USD/VND quá 2% trong năm 2015. Tuy nhiên, cú sốc phá giá 4,6% CNY so với
USD của Trung Quốc bắt đầu từ 11/8/2015 đã buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá
thêm 1% vào ngày 19/8/2015, sau khi đã nới tỷ giá 2 lần mỗi lần 1% vào ngày 7/1/2015
và 7/5/2015 và điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +-2% vào ngày 12/8/2015 và lên +-3% vào
ngày 19/8/2015, đồng nghĩa với biến động tỷ giá USD/VND được nới rộng tổng cộng
+5% trong năm 2015. Như vậy, theo đuổi cơ chế tỷ giá theo hướng cứng kém linh hoạt
trong suốt một thời gian khá dài, Việt Nam đã đối mặt với áp lực điều chỉnh tỷ giá lớn bất
thường khi xuất hiện các cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba (đồng tiền khác USD, có liên
quan đến hoạt động thương mại nhiều với quốc gia). Kết quả là chính những lần điều
chỉnh lớn bất thường như vậy sẽ làm gia tăng rủi ro tỷ giá và vấn đề đặt ra là các cú sốc
tỷ giá của USD/CNY có tác động đến các yếu tố kinh tố vĩ mô của Việt Nam như chỉ số
GDP và chỉ số CPI hay không.
Về mặt lý thuyết, mức độ linh hoạt của cơ chế tỷ giá phụ thuộc mức độ đa dạng
hóa hoạt động thương mại, nếu mức độ đa dạng hóa thương mại của một quốc gia thấp,
thì cơ chế tỷ giá của quốc gia đó sẽ kém linh hoạt. Mức độ kém linh hoạt của cơ chế tỷ
giá của Việt Nam một phần chính là do việc đa dạng hóa hoạt động thương mại còn thấp.
Tập trung quá lớn tỷ trọng thương mại vào một số nước và việc sử dụng nhiều đồng tiền

mạnh khác USD để thanh toán, giao dịch thương mại quốc tế chiếm một tỷ trọng quá
nhỏ. Những rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá chính là trở ngại lớn cho quá trình hội
nhập, phát triển của quốc gia. Tất cả các nước Đông Á (ngoài trừ Nhật bản) xuất phát từ

Trang 7


cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997-1998 đều có chế độ tỷ giá cố định hay neo
vào USD còn gọi là “chuẩn đô la Đông Á” (MCKimon, 2000-2001). Việc cố định tỷ giá
và neo tỷ giá vào đồng tiền duy nhất là USD đã làm cho các quốc gia phải đối mặt với
những cú sốc của các khủng hoảng kinh tế quốc tế gây ra cho nền kinh tế trong nước, đặc
biệt là các cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba. Do đó cần thực hiện đa dạng hơn trong cơ cấu
dự trữ quốc gia, khuyến khích sử dụng đa dạng các đồng tiền trong định giá và thanh toán
quốc tế nhiều hơn nữa để cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn và tránh những cú sốc tỷ
giá có tác động không tốt đến kinh tế quốc gia.
Trong nhiều thập niên gần đây, Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc
và trở thành một siêu cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới, Trung Quốc đứng đầu
trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, sản xuất công nghiệp chế biến và tiêu thụ năng lượng,
là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặt khác, Trung Quốc còn có dự trữ quốc tế đứng đầu
thế giới và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, không giống như USD và EUR, CNY
vẫn chưa được nhiều quốc gia lựa chọn trong các hoạt động thương mại và tài chính mặc
dù Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Điều này xuất phát từ việc Trung
Quốc đã “giấu” bản tệ khỏi thị trường quốc tế và áp dụng những biện pháp hạn chế mua
bán nhằm tạo nên một tấm lá chắn bảo vệ Trung Quốc trước dòng chảy vốn thất thường,
đồng thời giúp hàng hóa của Trung Quốc có giá rẻ thông qua các chính sách phá giá tiền
tệ của mình. Quá trình quốc tế hóa CNY sẽ buộc Trung Quốc phải từ bỏ mục tiêu kiểm
soát dòng luân chuyển vốn, lãi suất và tỷ giá hối đoái, trước áp lực của các nước trên thế
giới đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc đã phải điều chỉnh CNY tăng giá và không thể tiếp tục
duy trì được chính sách phá giá CNY để có lợi cho xuất khẩu. Với vị thế kinh tế - chính
trị, mức độ khu vực hóa, quốc tế hóa CNY ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Trung

Quốc thực hiện tự do hóa hoàn toàn các giao dịch trên cán cân vốn thì biến động trong tỷ
giá USD/CNY sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các quốc gia theo nhiều hướng
khác nhau, những nước có giao dịch thương mại trực tiếp với Trung quốc hay cạnh tranh
với Trung Quốc trong các thị trưởng thứ ba thì tác động này lại càng lớn. Với việc VND
được neo khá chặt vào USD, nếu CNY lên giá so với USD thì tương quan giá trị giữa

Trang 8


CNY và VND cũng sẽ thay đổi. Trên thực tế, cán cân thương mại giữa hai nước trong đó
Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc, khi CNY lên giá thì khối tài sản của Trung
Quốc sẽ lớn lên tương ứng và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Như vậy, xuất phát từ nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tế đã cho thấy tác
động của biến động tỷ giá USD/CNY đến nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng to lớn. Với
những nền kinh tế láng giềng của Trung Quốc và có thực lực yếu hơn như Việt Nam thì
sự cảnh báo này càng tăng gấp bội. Nghiên cứu này nhằm làm rõ một số vấn đề về lý
luận, thực nghiệm tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt
Nam, thông qua việc xem xét tác động lên các yếu tố sản lượng và giá cả. Vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam là phải lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá nào là thích hợp trong quá
trình hội nhập kinh tế vì sự lựa chọn sai lầm rất có thể dẫn đến sự bất ổn tiền tệ, bất ổn
kinh tế vĩ mô. Vậy cơ chế điều hành tỷ giá nào phù hợp với tình hình kinh tế và mức độ
phát triển thị trường tài chính hiện nay của Việt Nam ? Kết quả nghiên cứu tác động của
tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế Việt Nam sẽ cung cấp một số câu trả lời cho vấn
đề này. Đồng thời việc xem xét mối tương quan qua lại giữa các biến trong nước và ngoài
nước khi tiến hành ước lượng, kiểm định mô hình cũng sẽ góp phần gợi ý cho việc lựa
chọn chính sách điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế Việt nam. Đó là lý do
tác giả lựa chọn tỷ giá USD/CNY cho đề tài nghiên cứu “Tác động của tỷ giá Nhân dân
tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả tập trung làm rõ tác động của tỷ giá

USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam cụ thể là chỉ số GDP và chỉ số CPI. Từ
đó đưa ra một số gợi ý đối với chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện
nay.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên luận án cần giải quyết một số vấn đề sau:

Trang 9


- Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam
trong ngắn hạn và dài hạn ?
- Tác động của cú sốc tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND ?
- Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/CNY và các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam
trong ngắn hạn và dài hạn ?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong thực tế, số liệu thống kê của Việt Nam không đầy đủ cho một thời kỳ quan
sát dài. Thêm vào đó, việc phân tích nhiều yếu tố và đưa tất cả các biến vào mô hình là
không khả thi vì sẽ ảnh hưởng đến mức độ chính xác của mô hình do số lượng quan sát bị
hạn chế. Vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô Việt Nam, luận án sẽ sử dụng các biến số cần nghiên cứu và khoảng thời
gian cụ thể như sau:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá hối
đoái USD/CNY đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam, các yếu tố kinh tế vĩ mô này
được xem xét bao gồm: chỉ số GDP đại diện cho sản lượng sản xuất, và chỉ số CPI đại
diện cho mức giá cả. Các biến này được lựa chọn phù hợp với lý thuyết và các mô hình
thực nghiệm đã được nghiên cứu, đồng thời những biến này mang tính đặc trưng của các
mục tiêu chính sách mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn đạt được.
Phạm vi nghiên cứu là biến động tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến quý II năm 2016. Đây là khoảng thời gian mà các
số liệu thống kê của Việt Nam tương đối đầy đủ để có thể thực hiện được nghiên cứu.


Trang 10


1.5. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Dựa trên những nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả tiếp cận được thì
hướng nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/CNY đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam là thực
sự cần thiết nhưng lại chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu và tổng thể.
(1) Các nghiên cứu chủ yếu phân tích theo hướng mối quan hệ riêng lẻ giữa các
yếu tố như tỷ giá và lãi suất, tỷ giá và sản lượng hoặc tỷ giá và lạm phát…Với nghiên cứu
của mình, tác giả sẽ mở rộng phân tích McKinnon-Schnabl ở hai khía cạnh. Đầu tiên,
ngoài việc đánh giá những tác động của USD/CNY đến biến động về chỉ số GDP thực tế
của Việt Nam, tác giả cũng tìm hiểu những tác động tỷ giá hối đoái USD/CNY đến chỉ số
CPI, ngoài ra phân tích thêm tác dộng trên hai biến tiền tệ là cung tiền M2, lãi suất. Tác
giả tin rằng nhìn vào những ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY vào các biến mức giá hàng
hóa và thị trường tiền tệ cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về vấn đề này. Và thứ hai,
tác giả viết lại các phân tích trong một khung cảnh động khi mà dòng vốn được tự hóa
mạnh mẽ, tỷ giá hối đoái của các quốc gia có nhiều biến động, và nền kinh tế của các
nước có nhiều thăng trầm trong thời gian gần đây.
(2) Các đề tài nghiên cứu hiện nay chủ yếu đề cập chính sách điều hành tỷ giá của
Việt Nam và Trung Quốc riêng lẻ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rất khó tiếp cận
các đề tài về sự phù hợp của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định neo chủ yếu vào USD hiện
có của Việt Nam. với trọng tâm đặc biệt xem xét về mối liên hệ giữa những biến động tỷ
giá đồng tiền thứ ba với tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam. Thông qua đánh giá thực
trạng, nghiên cứu các mô hình trên thế giới tác giả đã tiến hành nghiên cứu và vận dụng
lý thuyết mô hình Mundell-Fleming kết hợp với sử dụng mô hình tự hồi quy chuỗi thời
gian thực nghiệm tại Việt Nam để xem xét biến động của tỷ giá USD/CNY tác động đến
các yếu tố kinh tế vĩ mô như thế nào.
(3) Kết quả nghiên cứu này góp phần xem xét lại cơ chế điều hành neo nội tệ vào
USD hiện nay của Việt Nam. Đề tài mở ra một hướng nghiên cứu mới về cơ chế điều

hành tỷ giá của Việt Nam. Thay vì neo cố định nội tệ phụ thuộc quá nhiều vào USD thì
Trang 11


cần cân nhắc đến vấn đề neo tỷ giá vào một rổ tiền tệ, trong đó đưa Nhân dân tệ vào
đồng tiền dự trữ quốc gia với trọng số thích hợp một cách linh hoạt dựa trên mối quan hệ
tương quan giữa tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô đã được xem xét từ luận án.
1.6. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận
án xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phân tích tác động của cú số tỷ giá USD/CNY
đến các yếu tố GDP, CPI. Ngoài ra, để kiểm chứng một cách toàn diện mối quan hệ giữa
tỷ giá USD/CNY với các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác giả đã bổ sung thêm lượng cung tiền
(M2) đại diện cho cung tiền và để không làm ảnh hưởng đến mức độ chính xác của mô
hình do hạn chế về số lượng quan sát, luận án sẽ thay đổi các biến tỷ giá NER thay cho tỷ
giá RER, biến lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (BIR) thay cho cung tiền
(M2). Phương pháp định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp áp dụng
cho mô hình hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu.
1.7. Cấu trúc nghiên cứu
Luận án được cấu trúc thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và các yếu tố kinh tế vĩ mô của
Việt Nam
Chương 3: Ước lượng tác động của cú sốc tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá USD/VND
Chương 4: Kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
của Việt Nam
Chương 5 : Kết luận

Trang 12



2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái và chính
sách điều hành tỷ giá. Với đề tài đã lựa chọn cũng như để đạt được mục tiêu của đề tài,
tác giả đã tìm hiểu các nhóm nghiên cứu liên quan như sau
2.1. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ chế tỷ giá và kết quả kinh tế vĩ mô
Sự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái được chú ý lớn hơn trong tài chính quốc tế sau
sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood trong đầu những năm 1970 (Kato và Uctum,
2007). Hơn nữa, cơ chế tỷ giá hối đoái được phân loại theo các quy tắc tiếp theo liên
quan đến mức độ can thiệp thị trường ngoại hối của các cơ quan tiền tệ (Frenkel và
Rapetti, 2012). Xét theo truyền thống chế độ tỷ giá chia thành hai loại cơ chế tỷ giá cố
định và thả nổi, cơ chế tỷ giá cố định thường được định nghĩa là sự cam kết của cơ quan
tiền tệ can thiệp vào thị trường ngoại hối để duy trì một tỷ lệ cố định nào đó cho đồng
tiền quốc gia so với một đồng tiền khác hoặc một rổ tiền tệ. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
thường được định nghĩa là sự cam kết của cơ quan tiền tệ để quyết tâm tỷ giá hối đoái
được thiết lập bởi các lực lượng thị trường thông qua cung và cầu của thị trường. Hơn
nữa, giữa các cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, có tồn tại hệ thống thay thế để duy
trì sự linh hoạt nhất định. Chúng được biết đến như là trung gian hoặc chế độ mềm.
Chúng bao gồm neo theo giỏ nhiều ngoại tệ, neo có điều chỉnh, và cơ chế tỷ giá hỗn hợp,
nghiên cứu chi tiết về các cơ chế trung gian được cung cấp trong Frankel (2003),
Reinhart và Rogoff (2004), và MacDonald (2007).
Các chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay mà một quốc gia quản lý tiền tệ của nó đối với
các đồng tiền khác đã được lập luận đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình
nhiều kết quả kinh tế vĩ mô trong vài thập kỷ qua. Trong hầu hết trường hợp, giá cả ổn
định đã đạt được thông qua các cơ chế sử dụng NER như một mỏ neo. Một kết quả
không mong muốn của cơ chế này là sự định giá quá cao của RER, dẫn đến những cú sốc
từ bên ngoài. Bài học quan trọng từ những kinh nghiệm này là để đối phó với biến động
của vốn và để tránh các cuộc khủng hoảng bên ngoài, chính sách kinh tế vĩ mô không chỉ
Trang 13



cần đến chính sách quản lý tiền tệ và tài chính mà còn là một chính sách tỷ giá hối đoái
để tránh RER định giá quá cao và kết hợp linh hoạt tỷ giá với ngoại hối dự trữ tích lũy
(Frenkel và Rapetti, 2012).
Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất trong cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu hoặc
thông qua các yếu tố mà làm cho một quốc gia lựa chọn một chế độ tỷ giá cụ thể (Kato và
Uctum, 2007). Theo Frankel (1999, 2003), không có chế độ tỷ giá hối đoái đơn là đúng
cho tất cả các nước, hoặc ở tất cả các lần, và sự lựa chọn của một chế độ tỷ giá hối đoái
đúng chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh của đất nước cũng như xét về mặt thời gian. Dựa
trên các tài liệu lý thuyết truyền thống, các tiêu chuẩn phổ biến nhất cho xác định cơ chế
tỷ giá hối đoái tối ưu là sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính trong đối mặt với những cú
sốc danh nghĩa hoặc thực (Mundell, 1963). Quan điểm truyền thống cho rằng tỷ giá hối
đoái cố định là hữu ích hơn trong việc đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính
trong phản ứng với những cú sốc danh nghĩa trong nước như sự thay đổi trong nhu cầu
đồng tiền. Ý tưởng ở đây là không có nhu cầu thay đổi lãi suất hoặc thay đổi mức giá nên
cung tiền có thể tự động điều chỉnh để thay đổi trong nhu cầu tiền (Fleming, 1962,
Mundell, 1963). Ngược lại, tỷ giá hối đoái linh hoạt theo truyền thống được ưa thích để
cô lập nền kinh tế từ những cú sốc thực sự, chẳng hạn như những thay đổi trong nhu cầu
đối với hàng xuất khẩu hoặc trong các điều khoản của thương mại (Friedman, 1968).
Các nghiên cứu nói chung đã được thiết lập trong một thời đại mà được đặc trưng rộng
rãi bởi kiểm soát vốn chặt chẽ, tỷ giá tương đối ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp, kinh tế tăng
trưởng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng dòng chảy của vốn chủ yếu là do bãi bỏ quy
định về tài chính và cắt giảm các rào cản đối với các dòng tài chính, và vì thế các cú sốc
từ bên ngoài sẽ lớn, các cuộc tranh luận hiện đại về sự lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái đã
tập trung vào sự phụ thuộc giữa lạm phát thấp (sự tín nhiệm) và tăng trưởng kinh tế (mềm
dẻo). Dựa trên các nghiên cứu, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định giúp truyền đạt sự tín nhiệm
của chính sách lạm phát thấp từ một ngân hàng trung ương nước ngoài và đảm bảo một
môi trường lạm phát thấp trong nước (Dornbusch, 2001). Do lạm phát thiên vị, các ngân
Trang 14



hàng trung ương chống lạm phát có thể cung cấp cam kết của nó bằng cách có ý định sửa
chữa các tỷ lệ trao đổi tiền tệ. Do đó, độ tin cậy của các chế độ cố định được cũng cố, chế
độ cố định gắn liền với các nhà hoạch định chính sách cụ thể (Carmignani et al., 2008).
Sự lựa chọn của USD như một loại tiền tệ neo đã được dựa chủ yếu vào sự thống trị các
tài khoản của đồng tiền này trong thương mại quốc tế. Tiếp tục với USD đã được lựa
chọn do một số lý do, trong đó có phần lớn là sự ổn định xuất khẩu và doanh thu tài chính
(khi doanh thu là thành phần chủ yếu của ngân sách nhà nước), độ tin cậy của chính sách
tiền tệ khi tỷ giá neo vào USD sẽ tăng, và để bảo vệ các giá trị của các tài sản tài chính
chủ yếu là USD chiếm ưu thế từ biến động tỷ giá hối đoái. Neo giá USD đã đáp ứng được
kỳ vọng của các nền kinh tế trong một thời gian đáng kể. Neo giá vào USD đã giúp trong
việc loại bỏ hoặc ít nhất giảm thiểu rủi ro tỷ giá và để ổn định sự biến động tài sản tài
chính chủ yếu là USD của các nước. Nó cũng làm giảm chi phí giao dịch thương mại, tài
chính và các hoạt động khuyến khích đầu tư. Hơn nữa, về mặt nội bộ ổn định tỷ giá đã
giúp các nước tránh những cú sốc danh nghĩa và giúp duy trì khả năng cạnh tranh quốc
tế của các nền kinh tế (Kumah, 2009; Khan, 2009).
Ngược lại, các nghiên cứu khác đã cho thấy tính khả thi của chế độ tỷ giá hối đoái
linh hoạt. (Poirson 2002; và Carmignani et al., 2008; Velasco, 2001). Theo quan điểm
này, những hạn chế của chính phủ cần phải được thông qua thành lập một tập hợp của
các tổ chức trong nước để đảm bảo sự thận trọng đó là không lạm dụng chính sách, phát
triển kinh tế phù hợp và bền vững để duy trì lạm phát thấp. Sự độc lập của ngân hàng
trung ương đã được đề xuất như một phương pháp để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn
liên quan đối với chính sách tiền tệ. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ tỷ
giá hối đoái linh hoạt có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn vì nó cho phép
nền kinh tế có một chính sách tiền tệ độc lập, cung cấp sự linh hoạt để thích nghi với
những xáo trộn trong và ngoài nước. Dưới chế độ hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái có thể
điều chỉnh một cách nhanh chóng và giúp đỡ để khôi phục lại sự cân bằng trong nền kinh
tế, mà không cần phải thay đổi trong mức giá (MacDonald, 2007)

Trang 15



Trong bối cảnh các nghiên cứu về chế độ tỷ giá hối đoái tác động đến kinh tế của
mỗi nước, nghiên cứu này nhằm mục đích để xem xét về sự phù hợp của hệ thống tỷ giá
hối đoái cố định neo vào USD hiện có của Việt Nam, với trọng tâm xem xét về mối liên
hệ với những biến động tỷ giá đồng tiền thứ ba tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô Việt
Nam. Để làm được điều này luận án sẽ thực hiện mục tiêu đầu tiên đó là kiểm định mối
quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Ngoài ra, luận án cũng cố gắng để tiếp tục phân tích tính khả thi của chế độ tỷ giá
hối đoái mà Việt Nam có thể thực hiện bằng cách xem xét một cơ chế tỷ giá linh hoạt
hơn, một cơ chế neo giá nội tệ vào giỏ tiền tệ gồm nhiều ngoại tệ của các quốc gia có
giao dịch kinh tế nhiều với Việt Nam, thay vì tỷ giá chỉ neo vào USD chủ yếu như hiện
tại. Sự lựa chọn cho các đồng tiền trong rổ hàng hóa dựa trên tiêu chuẩn tối ưu (OCA),
lý thuyết cho thấy việc áp dụng tiền tệ neo rổ tiền tệ giảm thiểu tổng biến động của tỷ giá
hối đoái song phương, chú trọng bởi tầm quan trọng của từng đối tác thương mại
(Meissner và Oomes, 2009).
2.2. Nghiên cứu tác động của việc định giá lại CNY đến giá trị của đồng tiền khác
Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu theo hai hướng đó là quá trình quốc tế hóa
CNY và tác động của CNY đến giá trị của đồng tiền khác
2.2.1. Nghiên cứu vai trò và vị trí của CNY
Đầu tiên, các nghiên cứu về sự tiến bộ và quá trình quốc tế hóa CNY là cả chiều
sâu và chiều rộng và phát triển nhanh chóng như Chen và Peng (2010), Gao (2010), He
và McCauley (2010), Prasad và Ye (2011) và He (2014). Đó là sự phát triển trong chính
sách điều hành tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong những năm gần đây hướng đến hoạt
động trao đổi mở rộng hơn và linh hoạt hơn, giúp các ngân hàng trung ương khác và
người tham gia khai thác thông tin về điều kiện kinh tế và thị trường ở Trung Quốc. Tăng
cường sử dụng của CNY bên ngoài lãnh thổ Trung quốc đã cho phép sự phát triển của
CNY thị trường nước ngoài. Sự phát triển của các thị trường nước ngoài khuyến khích

Trang 16



việc sử dụng của một đồng tiền quốc tế. McCauley (2010) thừa nhận rằng, CNY ảnh
hưởng ngày càng tăng ở châu Á-Thái Bình Dương, tuy nhiên sẽ không dễ dàng đạt được
vị trí như USD với vai trò chủ đạo của nó như một loại tiền tệ quốc tế. Nghiên cứu này
cung cấp bằng chứng đầu tiên về cách các thị trường nước ngoài đánh giá vị thế của tiền
tệ khi đo ảnh hưởng khu vực của tiền tệ, cho thấy có thể có sự khác nhau về vị thế giữa
các đồng tiền trong và ngoài nước.
Một số nghiên cứu khác đã tập trung vào thị trường ngoại hối trong và ngoài nước
của Trung Quốc, chủ yếu nghiên cứu quan hệ nhân quả và độ lệch giữa hai thị trường
như. Cheung và Rime (2013), Wu và Fei (2012). Các nghiên cứu này cho biết thêm một
chiều hướng khác bằng cách nhìn vào vai trò của thị trường nước ngoài trong các tác
động của CNY vào đồng tiền châu Á. Thị trường ra nước ngoài là ít bị ràng buộc bởi quy
định, luật định hơn so với thị trường nội địa, và do đó có thể gia tăng phạm vi hoạt động
và hữu ích cho cả hai trung tâm ngân hàng và các nhà quản lý quỹ. Sự chênh lệch trong
các thị trường trong và ngoài nước được thể hiện trong trường hợp của CNY. Thị trường
nội địa, gọi là thị trường CNY, dù mức độ linh hoạt ngày càng tăng, vẫn còn bị hạn chế
bởi các ngân hàng trung ương can thiệp và các quy định liên quan đến hoạt động thương
mại hàng ngày. Ngược lại, không có sự hiện diện của một ngân hàng trung ương trong
quá trình hình thành giá hoặc trong việc thiết lập phạm vi giao dịch bị giới hạn trong thị
trường ngoại hối CNY ra nước ngoài. Trong khi các tài sản tài chính trong và ngoài nước
được thể hiện dưới dạng các loại tiền tệ là chủ yếu, các phân đoạn của hai thị trường có
thể có sự khác biệt về giá cả có thể phát sinh từ điều kiện thị trường khác nhau hoặc các
phản ứng của các nhà dầu tư khác nhau trong hai thị trường.
Miriam Campanella (2014) đề cập đến quá trình quốc tế hóa của CNY. Mặc dù,
USD vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nhưng chế độ tiền tệ của thế
giới đang có nhiều thay đổi. Trung Quốc chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc
đẩy tiến trình quốc tế hóa CNY. Sự hình thành liên kết tiền tệ gia tăng vị trí của CNY ở
Châu Á đã làm suy yếu sự thống lĩnh, xóa bỏ vị trí gần như độc tôn của USD trước đây.
Tác giả đã kết luận sự phát triển, cũng như quá trình quốc tế hóa của CNY đang diễn ra

Trang 17


đã hình thành nên hệ thống tiền tệ đa dạng hơn và giảm bớt rủi ro tình trạng chú trọng,
tập trung chủ yếu vào USD.
Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Là nền
kinh tế có trọng lượng đặc biệt đáng chú ý trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, là
đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Trong những năm
gần đây, thị trường tài chính của Trung Quốc liên kết với châu Á và phần còn lại của thế
giới cũng đã được mở rộng nhanh chóng. Điều này tự nhiên đặt ra câu hỏi về vai trò
CNY trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ? Câu hỏi này chắc chắn sẽ trở nên quan
trọng hơn khi hệ thống tài chính của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu có khả năng
sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ và Trung Quốc sẽ ngày càng tự do hóa hệ thống tài chính của
mình.
2.2.2. Nghiên cứu tác động của việc định giá CNY đến giá trị của đồng tiền khác
Nghiên cứu John Williamson, Senior Fellow (2004) giải thích việc tại sao Trung
Quốc không thực hiện tự do hóa tài khoản vốn và định giá lại giá trị của CNY. Chủ yếu
là do kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nóng, vay ngân hàng đang mở rộng và đầu tư
với tốc độ nhanh chóng mặt. Đánh giá lại giá trị CNY sẽ làm nguy hiểm cho nền kinh tế
Trung Quốc bởi vì tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Lạm
phát vẫn ở mức thấp, nhưng nó đang tăng tốc rõ ràng dưới áp lực của dư cầu và bằng
cách làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ hơn ở Trung Quốc. Đồng thời, việc định giá lại
CNY sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của nguồn dự trữ làm nền tảng cho việc mở
rộng nhanh chóng của tín dụng ngân hàng, làm giảm thặng dư tài khoản vãng lai (hoặc
thậm chí tạo ra một thâm hụt) của Trung Quốc. Tuy nhiên, định giá lại CNY cũng sẽ là
vô cùng hữu ích cho nền kinh tế thế giới trong việc hỗ trợ điều chỉnh cần thiết của thâm
hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, điều này sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới do vị trí quan
trọng của USD đối với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế của các nước khác cần một sự
mất giá của USD để nỗ lực mở rộng chi tiêu trong phần còn lại của thế giới. Cho đến nay
đã có một sự mất giá lớn của USD so với Euro, nhưng ít hoặc không có so với nhiều


Trang 18


đồng tiền châu Á. Sự đánh giá lại CNY là chìa khóa để hoàn thành việc điều chỉnh USD
đối với một số nước châu Á khác bởi vì cho phép đồng tiền của họ sẽ tăng giá so với
USD. Mặt khác, việc định giá lại CNY sẽ là tốt cho cả Trung Quốc bởi vì nó sẽ chuyển
hướng một số đồng tiền tiết kiệm hiện đang lãng phí đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ có
lợi suất thấp vào tăng đầu tư hay tiêu dùng ở Trung Quốc, trong khi giảm bớt các áp lực
lạm phát cho nền kinh tế, đặc biệt là áp lực tạo ra bong bóng trong thị trường tài chính.
Các nghiên cứu về tầm quan trọng ngày càng tăng của CNY vào đồng tiền khác đã
phát triển đặc biệt là sau cải cách tỷ giá trong tháng 7 năm 2005 khi Trung Quốc từ bỏ tỷ
giá hối đoái cố định và di chuyển đến một chế độ thả nổi có quản lý như Shu, Chow và
Chan (2007) lưu ý ảnh hưởng của CNY ở châu Á ngày càng trở nên rõ nét. Một số các
nghiên cứu về vai trò của CNY đã phát triển mạnh mẽ hơn như Fratzscher và Mehl
(2011), Henning (2012) và Subramanian và Kessler (2012). Fratzscher và Mehl (2011)
mô tả sự hiện diện đáng kể của CNY trong Châu Á là "giả thuyết thống trị của Trung
Quốc", một giả thuyết dựa trên giả thuyết "vai trò chi phối các nhãn hiệu của Deutsche ở
châu Âu trong năm 1980 và 1990”. CNY được tìm thấy có tác động tương đối đến các
đồng tiền châu Á mới nổi, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm
2008-2009. Sự gia tăng của CNY có thể dẫn đến sự thay đổi trong ảnh hưởng lớn trong
khu vực. Trước năm 2005, các ngân hàng trung ương châu Á coi trọng rất cao các biến
động USD, được mô tả bởi McKinnon và Schnabl (2003) và McKinnon (2005) như là
một chế độ "neo giá mềm với đô la". Những năm vừa qua đã có một sự giảm sút trong
ảnh hưởng của USD và sự tăng lên của CNY. Nghiên cứu của Henning (2012) xác định
một xu hướng giảm đối với khối lượng USD và có xu hướng tăng đối với khối lượng
CNY trong cơ chế tỷ giá hối đoái trong tám đồng tiền Đông Á. Subramanian và Kessler
(2012) tin rằng CNY đã trở thành đồng tiền tham khảo chi phối ở 7 trong số 10 tiền tệ
Đông Á cho giai đoạn 2010-2012, bên cạnh tầm quan trọng của USD và EUR trong khu
vực. Các đồng tiền châu Á cũng tác động đến CNY một số mức độ nhất định trong

nghiên cứu của Fratzscher và Mehl (2011) cho cả giai đoạn trước hoặc sau khi cải cách
tỷ giá CNY, cho thấy hai chiều quan hệ nhân quả giữa chúng. Tuy nhiên, Subramanian

Trang 19


và Kessler (2012) chỉ ra rằng đảo ngược nhân quả là yếu hơn nhiều. Khi một hồi quy
ngược chạy với CNY như biến phụ thuộc vào một đồng tiền châu Á như là biến độc lập,
Subramanian và Kessler (2012) thấy rằng hệ số tác động của tiền tệ châu Á đối với CNY
là nhỏ hơn nhiều khi CNY được sử dụng để giải thích cùng loại tiền tệ châu Á. Điều này
cung cấp một số bằng chứng cho thấy các nguyên nhân từ đồng tiền châu Á tác động đến
CNY có mức độ ít hơn so với tác động từ CNY đến các các đồng tiền châu Á.
Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của CNY đã đi ra ngoài châu Á.
Và một trong các nghiên cứu cũng đã được trình bày phân tích thực nghiệm bởi Frankel
và Wei (1994). Ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đã được nghiên cứu từ quan điểm
của mối liên hệ thực tế ví dụ như IMF (2011), Mattoo, Mishra và Subramanian (2012).
Các nghiên cứu này kiểm tra mức độ ảnh hưởng của mối liên kết bao gồm cả biến động
của tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ Trung Quốc được truyền tải thông qua tài chính.
Ngoài ra, Fratzscher và Mehl (2011). Balasubramaniam, Patnail và Shab (2011) cho
thấy rằng 34 tiền tệ của 132 tiền tệ trên thế giới đã nhạy cảm với những biến động của
CNY, và do đó cho thấy CNY có khả năng có một vai trò đáng kể trong tỷ giá hối đoái
toàn cầu. Subramanian và Kessler (2012) cho thấy rằng ảnh hưởng của CNY có được
tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là kể từ giữa những năm 2010. ảnh hưởng gia tăng này là
phản ánh trong biên độ rộng, nhiều loại tiền tệ theo dõi CNY trên thế giới và các cấp độ
sâu, trọng lượng lớn hơn gắn liền với CNY. đồng tiền chi phối trong một số trường hợp,
kể cả đối với một số nền kinh tế thị trường mới nổi như Chile và Nam Phi. Nghiên cứu
của Ying Fang, Shicheng Huang and Linlin Niu (2012) thể hiện sự phát triển vượt bậc
về kinh tế của Trung Quốc đã góp phần nâng cao vị trí của CNY. Mặt khác, Trung Quốc
đã chuyển đổi từ cơ chế tỷ giá neo vào USD sang cơ chế tỷ giá neo vào một rổ tiền tệ,
thực hiện đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Bayesian

cho mô hình rổ tiền tệ của Frankel và Wei (2007) để kiểm định cơ chế neo tỷ giá theo rổ
tiền tệ của Trung Quốc và các nước Đông Á. Kết quả cho thấy tỷ trọng Đôla Mỹ đã giảm,
tỷ trọng một số đồng tiền Châu Á tăng lên trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Mặt
khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng CNY so với các loại

Trang 20


tiền tệ quốc tế khác, hay nói một cách khác CNY đang ngày có vai trò lớn trong cơ chế
điều hành tỷ giá của các nước Đông Á như: Malaysia, Singapore, Thái Lan. Kết quả này
phản ánh có sự thay đổi lớn về vị trí của Nhân dân tệ trong chính sách điều hành của các
quốc gia. Quá trình chuyển dịch từ cơ chế tỷ giá neo theo Đôla Mỹ sang cơ chế tỷ giá neo
theo rổ tiền tệ. Một nghiên cứu khác của Arvind Subramanian and Martin Kessler
(2013) phân tích tỷ trọng của Nhân dân tệ đang tăng lên, lớn hơn khoàng 60% so với
Đôla Mỹ trong khu vực Đông Á. trong 3 năm gẩn đây, Đông Á hình thành nên khối Nhân
dân tệ. 7 trong số 10 đồng tiền thuộc Đông Á bao gồm: Won Hàn Quốc (KRW), Ringgit
Malaysia (MYR), Đôla Singapore (SGD), Bath Thái (THB), Tân Đài tệ (TWD), Rupiah
Indonesia (IDR), Peso Philippine (PHP) đã liên kết Nhân dân tệ chặt chẽ hơn so với Đôla
Mỹ và hình thành khối Nhân dân tệ. Khối Nhân dân tệ là đồng tiền đề cho quá trình quốc
tế hóa Nhân dân tệ ra phạm vi toàn cầu. Tầm ảnh hưởng của Nhân dân tệ sẽ ngày càng
vượt qua Đôla Mỹ. Nghiên cứu còn phân tích và so sánh tương quan giá trị thương mại
và mức độ sử dụng, tầm ảnh hưởng của đồng tiền 2 nước Nhật Bản và Trung Quốc đối
với các nước Đông Á. Nhật Bản chiếm 22,5% tổng số thương mại của các nước Đông Á
vào năm 1991, hiện nay Trung Quốc chiếm 24,4% tổng số thương mại của các nước
Đông Á. Tuy nhiên, Yên Nhật chưa bao giờ là đồng tiền quốc tế, trong khi Nhân dân tệ
lại có triển vọng sẽ tiến hành quốc tế hóa.
Ờ Việt Nam, Nghiên cứu của Lê Xuân Sang (2013), tác giả đánh giá quá trình
quốc tế hóa toàn cầu CNY của Trung Quốc có những đặc trưng: Nhà nước chủ động có
những biện pháp thúc đẩy và đưa ra lộ trình cụ thể cho quá trình quốc tế hóa CNY; dùng
Hồng Kông làm thí điểm, bàn đạp để thực hiện quốc tế hóa CNY và tự do tài chính ra

bên ngoài; thông qua các trung tâm tài chính quốc tế để mở rộng giao dịch tiền tệ, tạo sức
lan tỏa rộng và mạnh; thúc đẩy thanh toán CNY ở các nước láng giềng cũng như các
nước xa Trung Quốc. Việt Nam là nước có mức độ sử dụng CNY còn rất hạn chế so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong dài hạn việc Trung Quốc quốc
tế hóa CNY và bất ổn tài chính toàn cầu có tác động với các mức độ khác nhau, tới các
kênh có thể là chính sách tiền tệ của NHNN và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ bao

Trang 21


gồm: tín dụng, đồng tiền gửi bằng nhân dân tệ, nghiệp vụ thị trường mở. Các biến số
khác có khả năng ảnh hưởng bao gồm: dự trữ ngoại hối bằng CNY, trái phiếu CNY, thị
trường ngoại hối. Giao dịch trên cán cân vãng lai và cán cân vốn, trước mắt là cán cân
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và các nước liên quan khác cũng sẽ bị ảnh
hưởng. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thái (2013) thể hiện trong quá trình phát triển 10
năm trở lại đây, Trung Quốc nhận thức rằng một hệ thống tài chính quốc tế lành mạnh và
ổn định hơn cần có sự hiện diện của “chân kiềng thứ 3” – đó là CNY. Hai chân kiềng
hiện tại, USD và EUR chưa thực sự “đủ lực” để duy trì lòng tin của thị trường trong dài
hạn. Với vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế hoạt động dưới hình thức “một quốc
gia – hai thể chế”, Hồng Kông là địa điểm lý trưởng cho nổ lực quốc tế hóa CNY, và đưa
đồng tiền này tiến tới mục tiêu đó. Trung Quốc chỉ có duy nhất một trung tâm giao dịch
CNY ngoài lãnh thổ lục địa là Hồng Kông. Khu vực này chiếm 70-80% khoảng lượng
giao dịch bằng CNY bên ngoài Trung Quốc và trở thành bàn đạp để Trung Quốc quốc tế
hóa CNY và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế khá hiệu quả.
Ảnh hưởng của CNY, đặc biệt là ở châu Á, phát sinh từ vai trỏ quan trọng của
Trung Quốc trong quan hệ thương mại với khu vực và với phần còn lại của thế giới. Đối
với nhiều nền kinh tế châu Á thì xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu về sản phẩm và thị trường
xuất khẩu là một nguồn quan trọng của tăng trưởng. Các mối quan hệ thương mại phức
hợp giữa các nền kinh tế châu Á và Trung Quốc bao gồm: Họ có thể là nhà cung cấp cho
nhu cầu trong nước Trung Quốc; Họ có thể là trong các dây chuyền sản xuất tương tự

như Trung Quốc; Hoặc xuất khẩu độc lập cùng với Trung Quốc. Một nền kinh tế châu Á
thường có tất cả ba loại mối quan hệ này với Trung Quốc. Điều này dẫn đến một số kênh
lan toả tiềm năng cho tỷ giá có liên quan CNY. Các quốc gia có cơ chế tỷ giá neo vào rổ
tiền tệ bao gồm CNY trong rổ tiền tệ với mục đích duy trì khả năng cạnh tranh của họ với
Trung Quốc trong thương mại toàn cầu. Chính sách neo vào rổ tiền tệ có CNY cũng có
thể để giúp cho nền kinh tế của quốc gia tránh những cú sốc từ đồng tiền này đó chính là
lý do tại sao tác giả lại lựa chọn CNY làm đồng tiền trong tỷ giá hối đoái tác động đến
kinh tế Việt Nam trong đối tượng nghiên cứu của mình. Và để đạt được mục tiêu nghiên

Trang 22


cứu chung của luận án, tác giả sẽ ước lượng tác động của tỷ giá USD/CNY đến tỷ giá
USD/VND để xem xét cú sốc tỷ giá USD/CNY sẽ góp phần như thế nào đối với sự biến
đổi của tỷ giá USD/VND.
2.3. Nghiên cứu cú sốc của tỷ giá đồng tiền thứ ba tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ
mô của một quốc gia
Nghiên cứu về tác động tỷ giá đồng tiền thứ ba đến nền kinh tế các nước thường
cho ra kết quả theo hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất xem xét cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ
ba có tác động tương đối lớn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô các nước, mà các nước này đã
áp dụng một chế độ tiền tệ quy đổi theo giá USD có thể sẽ dễ bị các biến thể trong các
đồng tiền thứ ba. Và xu hướng thứ hai chính là xem xét cú sốc của tỷ giá đồng tiền thứ ba
tác động không đáng kể đến tình hình kinh tế vĩ mô các nước có chế độ tỷ giá neo chủ
yếu vào USD.
2.3.1. Nghiên cứu của Ronald McKinnon và Gunther Schnabl (2003)
McKinnon và Schnabl (2003) đánh giá những tác động của biến động về tỷ giá
USD/JPY trên sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế các nước Đông Á. Áp dụng
OLS hồi quy, nghiên cứu ước lượng các tác động của biến động USD/JPY vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Á ngoài trừ Nhật Bản thông qua sử dụng mô
hình kinh tế của Kwan (2001). Trong giai đoạn 1982-1997, Kwan hồi quy tốc độ tăng

trưởng thực sự của EA2 (EA1 cộng với Trung Quốc, EA1 là các nước Đông Á ngoài trừ
Trung Quốc) dựa vào những thay đổi tỷ giá USD/JPY hàng năm (eYenDollar) và tốc độ
tăng trưởng ở Mỹ (YUS). mô hình phân phối lag Kwan của đa biến kinh tế phụ thuộc
lẫn nhau trong khu vực Đông Á được mô tả bởi phương trình :

Trang 23


Như Kwan đã làm, Kinnon sử dụng dữ liệu hàng năm vì dữ liệu GDP quý thực tế là
không có sẵn cho hầu hết các nước Đông Á trong toàn bộ giai đoạn quan sát. Kết quả
cho thấy một mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa tỷ giá USD/JPY và tăng trưởng trong
EA2. Đối với mỗi gia tăng 1% trong tỷ lệ USD/JPY cả hiện tại và độ trễ một năm, tăng
trưởng thực sự trong EA2 giảm khoảng 0,17%. Kết quả của quá trình ước lượng các tác
động tiêu cực của tỷ giá hối đoái USD/JPY trên tốc độ tăng trưởng trong EA1 và EA2 là
mạnh mẽ. Trên những thay đổi cấp độ quốc gia cá nhân của USD/JPY tỷ giá hối đoái
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Hồng Kông, Hàn
Quốc và Đài Loan (NIEs) và Thái Lan.
Tiếp tục điều tra việc truyền tải tác động mức tăng trưởng trong khu vực Đông
Á, Mc Kinnon đã sửa đổi mô hình Kwan trong bốn khía cạnh. Đầu tiên, bổ sung các tác
động của sản lượng của Nhật Bản đối với biến động tăng trưởng các nước Đông Á khác
như là một biến ngoại sinh bổ sung. Thứ hai, phân tách mô hình Kwan xuống cấp cá
nhân quốc gia để kiểm tra sự biến động của tỷ giá USD/JPY có tác động khác nhau đến
sản lượng giữa các nước Đông Á. Thứ ba, phân lập được vai trò quan trọng của Trung
Quốc trong hệ thống vĩ mô Đông Á. Thứ tư, xác định các hiệu ứng lan tỏa theo chu kỳ
từ các nước EA1 như một tác động tổng thể đến từng nước thành viên. Có bốn kết quả
chính. Đầu tiên, các tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc và Mỹ không ảnh hưởng bởi biến
động sản lượng của các nước Đông Á ngoại trừ biến động sản lượng của Đài Loan phần
nào tác động đối với tốc độ tăng trưởng của Mỹ. Thứ hai, hầu hết các nền kinh tế Đông
Á nhỏ đều chịu sự tác động đáng kể bởi sự biến động tỷ giá USD/JPY. Thứ ba, Nhật
Bản có một vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh doanh của các láng giềng nhỏ hơn,

thay đổi sản lượng của Nhật Bản có một tác động đáng kể trong tám nước Hồng Kông,
Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Malaysia, ngoài trừ Philippines và
Singapore dường như không được liên kết với Nhật Bản. Thứ tư, ước tính cho thấy rằng
không phải Mỹ, cũng không phải Nhật Bản, cũng không phải là các nước EA1 chung
ảnh hưởng đáng kể đến biến động sản lượng ở Trung Quốc.

Trang 24


Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy cú sốc tỷ giá USD/JPY gây kìm hãm tăng
trưởng sản lượng của một nhóm các nước Đông Á (bao gồm cả Trung Quốc). Tác động
tiêu cực của cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba cũng đúng cho từng nền kinh tế, cụ thể là,
Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, và Thái Lan. Một quốc gia đã ưu tiên đến USD như
là một cơ chế neo tiền tệ dễ bị những cú sốc trong một đồng tiền thứ ba trong đó, trường
hợp Đông Á là JPY.
2.3.2. Nghiên cứu của Qais Issa Al Yahyaei (2011)
Từ đầu thập kỷ này, và sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hỗ trợ bởi nguồn
thu từ dầu cao hơn, một số áp lực lạm phát đã xuất hiện ở tất cả các nước GCC, với mức
lạm phát đo bằng chỉ số giá tiêu dùng trung bình tăng từ khoảng 0,2% giữa năm 1998 và
2002 lên khoảng 10% trong năm 2008, và với một số quốc gia mức cao hơn. Mặc dù có
sự hiện diện của một số cuộc tranh luận về những nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát tại
các nền kinh tế các nước GCC như chi phí đẩy phát sinh từ tăng giá hàng hoá khác nhau
như thực phẩm và nguyên vật liệu trong lĩnh vực nhà ở so với nhu cầu, chi phí đẩy do chi
tiêu khu vực công và khu vực tư nhân tăng nhanh. Tuy nhiên nghiên cứu đã tìm hiểu có
hay không nguyên nhân chính là do chế độ tỷ giá neo cố định vào USD được thông qua
bởi các nước GCC đã đóng vai trò cơ bản. Nghiên cứu đã trình bày kết quả có một số
hiệu ứng lạm phát từ sự mất giá gần đây của đồng tiền các nước GCC bằng phương pháp
định lượng từ những biến động tỷ giá tác động vào lạm phát, giá tiêu dùng trong nước
của các nền kinh tế GCC. Để đo mức độ của tác động của tỷ giá, nghiên cứu dựa trên hai
phương pháp khác nhau và thường được sử dụng trong đo lường kinh tế, cụ thể là

phương pháp OLS:

Với, Pt là chỉ số CPI trong nước, St là tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu quả, Pt* là
CPI đối tác giao dịch, Ptoil là giá dầu, và Ɛt là sai số. Kết quả, trong ngắn hạn đã tìm thấy ý

Trang 25


×