Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ứng dụng màng lọc sinh học để xử lý nước thải đô thị trong điều kiện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
------------------------------

KS. BÙI NHẬT MINH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG LỌC SINH HỌC
ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
------------------------------

KS. BÙI NHẬT MINH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG LỌC SINH HỌC
ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Cấp Thoát Nước
Mã số: 60.58.70

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠ



HÀ NỘI, 2010


LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ màng lọc nói chung và màng lọc sinh học nói riêng trong
xử lý nước thải đang được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên toàn
thế giới vì tính ưu việt của nó. Đưa công nghệ màng lọc sinh học vào
áp dụng đối với điều kiện của Việt Nam đang dần được hình thành và
phát triển, dự báo một tương lai mới cho ngành xử lý nước thải, góp
phần nâng cao chất lượng môi trường, ổn định cuộc sống và phát
triển một cách bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, mặc dù tác giả đã có nhiều cố
gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp. Nhân
dịp này, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Đức Hạ người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Trần
Thị Việt Nga - người đã cung cấp nhiều tài liệu quý giá trong quá
trình nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Cấp Thoát Nước, khoa Sau Đại học, gia đình cùng bạn bè
đã hết lòng giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.


MỤC LỤC
trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


MBR Bể lọc sinh học bằng màng
(Membrane BioRector)
i.MBR Màng lọc sinh học nhúng ngập
s.MBR Màng lọc sinh học đặt ngoài
CAS Bùn hoạt tính truyền thống
(Conventional Activated Sludge)
BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD Nhu cầu ôxy hóa học
SS Cặn rắn lơ lửng
MLSS Chất rắn lơ lửng dạng lỏng hỗn hợp
OTE Hiệu quả chuyển hoá oxy
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
KCN Khu công nghiệp
XLNT Xử lý nước thải.
$ Đô la Mỹ
€ Đồng Euro
WB Ngân hàng thế giới
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
DWA Hiệp hội nước và nước thải Đức (trước đây là ATV)
(US) EPA Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ
WEF Liên đoàn môi trường nước thế giới
CWA Đạo luật về nước sạch

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
trang

6



DANH MỤC HÌNH ẢNH
trang

7


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên bình diện toàn cầu, nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng
với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng theo yêu cầu. Hơn
99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng đối với đa số các mục đích của
con người do độ mặn (nước biển), địa điểm, dạng tồn tại (băng hà).
Bảng 1.1. Phân bố và dạng của nước trên trái đất
Địa điểm

Diện tích
(km2)

Tổng thể tích nước
(km3)

Tổng lượng nước
(%)

Các đại dương và biển
(nước mặn)

361.000.000


1.230.000.000

97.2000

Khí quyển (hơi nước)

510.000.000

12.700

0,0010

1.200

0,0001

130.000.000

4.000.000

0,3100

855.000

123.000

0,0090

28.200.000


28.600.000

2.1500

Sông, rạch
Nước ngầm (đến độ
sâu 0,8 km)
Hồ nước ngọt
Tảng băng và băng hà

Nguồn: US Geological Survey.
Con người khai thác các nguồn nước tự nhiên để cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn do chứa nhiều vi trùng và các chất thải khác.
Nếu không được xử lý trước khi thải vào các nguồn nước công cộng, chúng sẽ làm ô nhiễm
môi trường. Vì vậy, nước thải trước khi thải vào sông, hồ (nguồn tiếp nhận) cần phải được xử
lý thích đáng. Mức độ xử lý phụ thuộc vào nồng độ bẩn của nước thải; khả năng pha loãng
giữa nước thải với nước nguồn và các yêu cầu về mặt vệ sinh, khả năng "tự làm sạch của
nguồn nước".
Theo các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào các
nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm
lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
bình thường của một loại sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường
ban đầu.
Theo một định nghĩa khác "Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều các tạp chất, các chất
không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn nước, vượt khỏi khả năng tự làm
sạch của các nguồn nước này".
trang 8



Ở các thành phố có nhiều nhà máy, khu công nghiệp, nước thải công nghiệp ảnh hưởng rất lớn
đến thành phần nước thải chung của thành phố, thị trấn vì nó chứa nhiều các chất gây ô nhiễm
ở nồng độ cao và tùy theo từng nhà máy thành phần chất gây ô nhiễm rất phức tạp. Do đó để
giảm thiểu chi phí cho việc quản lý và xử lý, mỗi nhà máy cần phải có các hệ thống xử lý
riêng để nước thải thải vào các nguồn nước công cộng phải đạt đến một tiêu chuẩn cho phép
nào đó.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ
nhanh. Để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân, trong những năm gần đây việc đầu tư cho thoát nước và vệ sinh đô thị đã được
quan tâm nhiều hơn, trước hết là ở các thành phố lớn và các đô thị du lịch. Trong vấn đề này,
muốn đầu tư có hiệu quả thì phải lựa chọn được giải pháp công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đô thị phù hợp trước hết phải bảo đảm về yêu cầu vệ
sinh, đảm bảo sự phát triển bền vững, cuối cùng là tính khả thi trong điều kiện kinh tế - xã hội
nước ta hiện nay.
Trong xử lý nước thải sinh hoạt, các phương pháp xử lý sinh học đã được nghiên cứu và ứng
dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó phổ biến nhất là các bể
Aeroten, Biophil. Ở nước ta, cho đến gần đây vẫn chủ yếu ứng dụng bể Aeroten để xử lý nước
thải sinh hoạt. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng các công trình
thoát nước và vệ sinh với nhiều nguồn vốn khác nhau và chủ yếu được thực hiện tại các đô thị
lớn như: dự án thoát nước Thành phố Hà Nội, dự án cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước
Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, dự án cải thiện môi trường nước thành phố
Huế, dự án bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, dự án thoát nước và vệ sinh thành phố Đà
Nẵng… nên có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau đang được ứng dụng đồng thời
tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các công nghệ xử lý nước thải kiểu cổ điển (Aeroten, Biophil, hồ sinh học, ...) đã
có nhiều kết quả tốt, đạt được mức độ xử lý yêu cầu nếu áp dụng nhiều cấp độ (đến cấp III –
xử lý triệt để), nhưng các công nghệ này đòi hỏi một quỹ đất lớn, không còn phù hợp với
những đô thị đang ngày càng đông dân cư như hiện nay. Vì vậy, cần phải có một công nghệ
mới ưu việt hơn để thay thế là thực sự cần thiết, đảm bảo và nâng cao được chất lượng xử lý,
đồng thời hạn chế tỷ lệ chiếm đất, phù hợp với vốn đầu tư và trình độ vận hành của cán bộ

quản lý.
Quá trình phát triển của công nghệ và sự xuất hiện của bể lọc sinh học bằng màng (Membrane
BioRector system - MBR) trong thị trường có thể được nhìn nhận dưới góc độ của sự phát
triển mang tính lịch sử và tương lai đầy triển vọng. Là một loại hình công nghệ khá mới, trước

trang 9


đây MBR không được coi trọng trong các nhà máy xử lí sinh học truyền thống. Tuy nhiên,
MBR là công nghệ đang ngày càng được lựa chọn nhiều hơn.
Công nghệ màng lọc sinh học MBR có thể nói là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để xử lý
nước thải vì có thể loại bỏ được chất ô nhiễm và vi sinh vật triệt để. MBR đã được sử dụng
rộng rãi trong xử lý nước thải công nghiệp hay khu dân cư có số dân tương đương tới 80.000
người.
Công nghệ mới này có thể duy trì nồng độ bùn hoạt tính ở mức rất cao trong bể phản ứng mà
không cần xử dụng bể lắng để tách chất lỏng trộn lẫn với bùn hoạt tính. Kết quả là nước qua
xử lý có chất lượng cao hơn bao giờ hết, cũng như tiết kiệm không gian và giảm chi phí hoạt
động được thực hiện. Do việc kiểm soát bùn ở bể lắng được loại bỏ nên hệ thống xử lý này có
tính năng bảo trì thấp hơn, việc tách cặn không cần đến bể lắng bậc 2.
Với những ưu thế trên thì việc nghiên cứu để đưa công nghệ màng lọc sinh học trong xử lý
nước thải vào áp dụng ở Việt Nam là thực sự cần thiết, nhằm góp phần phát triển mở rộng lĩnh
vực xử lý nước thải, tiếp cận với công nghệ mới thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả
kinh tế to lớn, và quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng môi trường sống.
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ MBR trên thế giới và Việt Nam, phân tích các ưu nhược
điểm và đánh giá khả năng ứng dụng MBR trong xử lý nước thải đô thị phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Từ đó đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải có
MBR.
1.3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

-

Thu thập các tài liệu phân tích về tình hình thoát nước và xử lý nước thải ở Việt Nam
hiện nay;

-

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, nguyên tắc hoạt động của MBR;

-

Áp dụng thử để tính toán thiết kế trạm XLNT có sử dụng MBR cho khu đô thị;

-

Đánh giá khả năng ứng dụng MBR để xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải đô thị
trong điều kiện Việt Nam.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

trang 10


Phương pháp tổng hợp lý thuyết
-

Thu thập các thông tin, tài liệu đã nghiên cứu về hệ thống MBR trên Thế giới và ở
Việt Nam.

-


Thu thập, phân tích tài liệu hiện trạng của khu vực nghiên cứu.

-

So sánh lý thuyết với thực tế.

-

Dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn và những dự báo phát triển trong lĩnh vực ngành xử
lý nước thải nói chung và xử lý nước thải ứng dụng công nghệ MBR nói riêng từ đó đề
xuất ý kiến.

Phương pháp kế thừa
Phương pháp chuyên gia
1.4. KẾT LUẬN
Không phải là tất cả, nhưng hầu hết các động của con người ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường xung quanh. Và nếu con người tiếp tục khai thác quá mức nguồn tài
nguyên thiên nhiên thì tất yếu sẽ dẫn đến một thảm hoạ môi trường không thể tránh khỏi.
Con người đã nhận thức được vấn đề này, bởi vậy đã có nhiều chương trình bảo vệ môi
trường được thành lập và đưa vào thực hiện.
Ngoài việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người bảo vệ thiên nhiên và
môi trường sống xung quanh bằng cách hạn chế nhất các nguồn thải đưa vào môi trường, đảm
bảo môi trường có khả năng tiếp nhận mà không bị suy giảm.
Với khả năng kinh tế và trình độ khoa học ngày càng phát triển, các công nghệ xử lý nước
thải mới theo đó hình thành đã đóng góp rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường. Công nghệ
xử lý nước thải có ứng dụng màng lọc sinh học là một công nghệ mới nhất hiện nay, đạt được
hiệu quả xử lý cao, đã được ứng dụng nhiều trên thế giới, phù hợp với quá trình phát triển đi
lên của xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ này trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nối riêng là hoàn toàn cần thiết.




trang 11


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG MÀNG LỌC SINH HỌC ĐỂ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MBR
MBR đã được giới thiệu vào cuối thập niên 1960, ngay trong khi siêu lọc (UF) và vi lọc (MF)
đang ở quy mô thương mại có sẵn. Ban đầu MBR được giới thiệu bởi Dorr-Olivie (1969) là
việc kết hợp màng lọc với bùn hoạt tính tuần hoàn. Các lớp màng được thiết kế bằng vật liệu
polymer, trên đó có đường kính lỗ rỗng đặc trưng từ 0,003 tới 0,01 μm. Trong giai đoạn phát
triển ban đầu nó đã gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vì chi phí cao của cả hệ thống khi
nền kinh tế chưa đủ đáp ứng, ngoài ra hiệu suất đạt được còn thấp do màng bẩn nhanh chóng
mà chưa có biện pháp khắc phục. Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải có bơm tạo áp lớn,
tuy nhiên lại gặp phải vấn đề năng lượng hao tốn đáng kể (ước tính 10 kWh/m 3 sản phẩm). Do
đó, MBR thế hệ trước chỉ ứng dụng trong các lĩnh vực thích hợp với nhu cầu đặc biệt như khu
trượt tuyết hay các khu cô lập,…

Hình 2.1. Màng sinh học bên ngoài (Side-Stream - sMBR)
Trong những năm 1980, công nghệ MBR được áp dụng khá phổ biến ở Nhật Bản trong các
công trình xử lý nước thải hoặc trong các nhà cao tầng có sử dụng lại nước thải. Trong giai
đoạn này, MBR thường là các modules xử lý ngoài (side-steam - hình 2.1), hiệu quả thấp và
hao tốn năng lượng nhiều.
MBR nhúng ngập (hình 2.2) được đề xuất vào cuối những năm 1980 đã giảm được đáng kể
mức sử dụng năng lượng, đó là ý tưởng của nhà nghiên cứu người Nhật Bản – Yamamoto
cùng các cộng sự (1989). Kể từ đây công nghệ MBR phát triển một cách nhanh chóng.

trang 12



Hình 2.2. Màng lọc sinh học kiểu nhúng ngập (immersed - iMBR)
Một công ty của Nhật Bản là Kobuta nghiên cứu phát triển MBR dạng lớp mỏng, kết hợp với
một công ty của Canada là Zenon nghiên cứ phát triển sợi tổng hợp MBR. Trong năm 2004 đã
có hơn 2200 hệ thống MBR được xây dựng, lắp đặt rộng khắp trên toàn thế giới. Riêng ở Bắc
Mỹ đã có tới 258 dự án MBR quy mô lớn được hình thành.
2.2. PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT MBR ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Thị trường MBR và triển vọng phát triển
Các báo cáo phân tích cho thấy thị trường MBR đang được mở rộng và tốc độ tăng trưởng
này sẽ được duy trì trong mười năm tiếp theo. Thị trường thế giới tăng gấp đôi trong giai đoạn
5 năm từ năm 2000 đến 2005 đạt mức 217 triệu $ vào năm 2005, trong khi đó năm 1995 chí là
10 triệu $. Dự đoán năm 2015 mức tăng trưởng này sẽ đạt 420 triệu $. Như vậy, công nghệ
này đang phát triển nhanh hơn so với thị trường các thiết bị xử lí nước thải tiên tiến và nhanh
hơn cả thị trường của các hệ thống màng lọc khác.
Ở Châu Âu, tổng giá trị của thị truờng MBR cho các công trình công nghiệp và của thành phố
ước tính lên tới €25,3 triệu năm 1999 và €32,8 triệu năm 2002, năm 2004 đạt €57 triệu. Trong
các kế hoạch phát triển thị trường trong tương lai chỉ ra rằng số liệu năm 2004 sẽ tăng bình
quân 1 năm là 6,7%, thị trường MBR Châu Âu sẽ phải phát triển gấp đôi về tầm cỡ trong 7
năm kế tiếp, hiện tại nó đang được chia khá đều giữa các quốc gia như UK & Ireland,
Germany, France, Italy, Benelux và Iberia (hình 2.3)

Hình 2.3. Thị trường MBR tại Châu Âu (Frost & Sullivan, 2005)
Người ta cũng hi vọng thị trường này tại Mĩ và Canada sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ổn định
trong thập kỉ tới với tổng thu nhập từ làm sạch nước dựa trên cơ sở màng lọc, khử muối cho
nước và xử lí nước thải là trên $750 triệu vào năm 2003 và tiếp tục tăng đạt $1,8 tỉ vào 2015.
trang 13


Theo một số nhà phân tích, thị trường MBR tại Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh đáng kể

hơn tất cả các lĩnh vực khác trong công nghiệp xử lí nước của nước này và các nhánh nhỏ của
ngành này như thị trường lọc, các loại hình công nghệ như màng lọc, bức xạ tia cực tím sẽ
tăng vượt mức 15% (Maxwell, 2005). Vùng Viễn Đông là một thị trường đầy tiềm năng. Năm
2005, có tới 1.400 hệ thống MBR được lắp đặt tại Hàn Quốc.
Tương lai của thị trường này nhìn chung là rất khả quan với triển vọng về sự tăng trưởng ổn
định. Mức độ lạc quan của vấn đề càng được củng cố dựa trên các ảnh hưởng quan trọng đã
giúp cho thị trường này phát triển như ngày hôm nay và thậm chí còn phát triển hơn nữa trong
tương lai. Các nhân tố thị trường quan trọng này bao gồm các yêu cầu về luật pháp trong việc
quản lí chất lượng nước, mức tài trợ tăng và các động cơ đi kèm như giảm giá thành và sự tin
tưởng vào công nghệ đang ngày càng được nâng cao.
2.2.2. Các rào cản trong việc triển khai công nghệ MBR
Nhiều sản phẩm màng lọc đã được phát triển nhưng các sản phẩm không được phát triển còn
nhiều hơn thế. Mặc dù khoa học công nghệ đã phát triển, nhưng vẫn còn có những định kiến
khiến cho những người đưa ra quyết định chính thức còn miễn cường khi triển khai MBR trên
toàn thế giới trong các công trình công nghiệp hoặc của đô thị.
Công nghệ MBR được nhìn nhận như là một nghệ thuật nhưng đôi khi nó cũng mang tính rủi
ro cao và giá thành cũng rất đắt khi đem so với các loại hình công nghệ khác như nhà máy xử
lý bằng bùn hoạt tính và các công nghệ khác bắt nguồn từ nó. Trong khi công nghệ bùn hoạt
tính được xem là hợp lí về măt giá thành/giá trị cao, và bộ lọc sinh học sục khí (BAFs) có giá
thành trung bình và thấp với chất lượng trung bình, nhiều đánh giá cho rằng MBR có giá
thành cao và giá trị cũng cao. Vì thế, mặc dù yêu cầu về chất lượng là cao, nhưng thông
thường các tổ chức không nhận thấy việc đầu tư một khoản tiền lớn cho MBR là cần thiết. Có
lẽ chỉ đến khi nào luật pháp yêu cầu chất lượng xử lý nước cao hơn chất lượng mà các công
nghệ cũ có thể làm được thì các tổ chức kia mới xem xét lại các ích lợi mà việc lắp đặt MBR
có thể đem lại cho họ.

trang 14


Hình 2.4. Đánh giá tương quan một số công nghệ xử lý nước thải (Reid, 2006)

Có vẻ đúng khi đưa ra nhận định rằng, những người đưa ra quyết định cuối cùng khá lưỡng lự
khi phải đầu tư một khoản tiền khá lớn ban đầu cho một công nghệ còn khá mới để có thể
đem lại chất lượng sản phẩm cao hơn mức yêu cầu, đặc biệt là khi MBR đã từng được nhận
xét là công nghệ này yêu cầu kĩ năng cao và vốn đầu tư lớn trong việc vận hành và bảo dưỡng
trong khi thông số phí tổn khi vận hành chưa được xác định. Có khả nhiều ví dụ về kết quả
thành công khi áp dụng MBR trong một số công việc, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn còn các
trường hợp mà biện pháp khắc phục được tiến hành không có kế hoạch do lỗi kĩ thuật, việc
vận hành và bảo dưỡng không phù hợp và một vài nhân tố khác như sự thiếu kinh nghiệm và
thiếu hiểu biết. Tất cả những điều này đã vô tình dẫn tới một suy nghĩ rằng MBR rất khó bảo
dưỡng và duy trì.
Trước đây, theo thống kê chưa đầy đủ, đã có một số nơi thuyết phục những người đưa ra
quyết định cuối cùng về tiềm năng của MBR và thực tế là họ có thể trình bày những con số về
giá thành hết sức hợp lí và đáng tin cậy. Trong rất nhiều trường hợp, công nghệ đã chứng tỏ
được hiệu suất của nó trong nhiều năm với những sản phẩm tốt về chất lượng nước, đem lại
lợi ích về mặt giá thành một cách rõ ràng.
Cuối cùng, để đưa một công nghệ mới từ phòng thí nghiệm vào ứng dụng thành công trong
thực tế là rất tốn kém cả về tài chính và thời gian. Vấn đề này có liên quan trực tiếp tới một
thực tế rằng đại bộ phận các nhà cung cấp công nghệ về nước của Châu Âu chỉ là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, vì thế, họ khó có thể có đủ tiềm lực về tài chính để có thể đưa công nghệ
này từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ra vận hành trên thị trường.
trang 15


2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ MBR
Yếu tố luật pháp
Trong số rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị trường MBR, các yếu tố được coi là quan trọng
hơn cả bao gồm:


Một chế độ luật pháp mới và nghiêm ngặt hơn ảnh hưởng tới việc xử lí rác thải và rác

thải công nghiệp.



Tình trạng khan hiếm nước tại địa phương.



Các chính sách ưu đãi của nhà nước để khuyến khích sự phát triển của công nghệ xử lí
nước thải và đặc biệt là tái chế.



Giảm giá thành đầu tư.



Tăng niềm tin và chấp nhận công nghệ MBR

Không nghi ngờ gì khi khẳng định hệ thống luật pháp hiện nay là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới thị trường này bởi vì luật pháp đang thực thi một chế độ nghiêm ngặt hơn về sản
phẩm chất lượng nước và việc đảm bảo nguồn nước trên toàn thế giới, thông thường là qua tái
chế, và vì thế luật pháp yêu cầu tất cả các tổ chức phải đánh giá lại công nghệ hiện tại của
mình theo các quy định mới. Rất nhiều sáng kiến về việc tái sử dụng và tái chế đã được đưa ra
và mang lại hiệu quả tương tự như nhau.
Trong Liên minh Châu Âu, hệ thống luật pháp được thể hiện ở một loạt các luật có liên quan
tới nước và nước thải, trong đó những vấn đề quan trọng nhất có liên quan tới MBR là:
Tiêu chuẩn về nước sinh hoạt EC (1976): tiêu chuẩn này nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt về mức độ gây hại của vi sinh vật tại một số địa phương được lựa chọn trong quá trình
nghiên cứu. Tiêu chuẩn này hiện đang được xem xét lại nhằm làm đơn giản hóa và cập nhật

thêm thông tin mới.
Tiêu chuẩn về xử lí nước thải đô thị: như đã được thống nhất thông qua vào năm 1991, tiêu
chuẩn này nhằm mục đích bảo vệ môi trường tránh được tác hại từ việc thải nước. Mức độ xử
lí sẽ căn cứ vào lượng thải và mức độ ô nhiễm của nước thải (Defra, 2006a).
Đạo luật về nước: Đạo luật này vừa mới được chỉnh sửa lại vào năm 2003, bao gồm 3 phần
liên quan tới tài nguyên nước, nước phục vụ cho công nghiệp và một phần tổng kết.

trang 16


Tiêu chuẩn về quản lí và ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước: được áp dụng cho lĩnh vực công
nghiệp, với mục tiêu để hạn chế tới mức tối đa ô nhiễm từ các ngành công nghiệp. Tiêu chuẩn
này yêu cầu các tổ chức phải nâng cấp công nghệ để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm
ngặt và nhận được giấy phép tiếp tục hoạt động. Để có được giấy phép kể trên, các tổ chức
phải cho thấy được mình đang hoạt động dựa trên những kĩ thuật hiện đại nhất hiện có.
Tiêu chuẩn về nơi chứa rác thải của Châu Âu: có hiệu lực từ năm 1999, mục đích của tiêu
chuẩn này là khuyến khích việc tái chế rác thải và giảm mức rác thải. Tiêu chuẩn này tập
trung vào vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, đất, không khí và môi trường toàn cầu
bao gồm hiệu ứng nhà kính, cũng như tất cả các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người (Defra, 2006b).
Khung chương trình về vấn đề nước: có hiệu lực từ tháng 12 năm 2006, Tiêu chuẩn này là
phần quan trọng nhất trong luật pháp về vấn đề nước cho tới nay. Tiêu chuẩn mang tính toàn
diện này là tập hợp của rất nhiều các tiêu chuẩn khác liên quan tới nguồn nước, chất thải và
trong tiêu chuẩn có yêu cầu rằng tất cả các nguồn nước trong đất liền cũng như ven biển phải
đạt chất lượng tốt vào năm 2015.
Khung luật pháp của Mỹ lại tập trung vào các vấn đề sau:
Đạo luật ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm (1990): mục đích của đạo luật này là yêu cầu các
ngành công nghiệp, chính phủ và cộng đồng quan tâm tới việc giảm sự ô nhiễm qua việc thay
đổi giá thành trong sản xuất, hoạt động và sử dụng nguyên liệu thô. Việc ngăn ngừa ô nhiễm
cũng có thể bao gồm các họat động khác như tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng năng

lượng, nguồn nước hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ nguồn nước thông
qua việc bảo tồn.
Đạo luật về vấn đề an toàn của nước uống (1974): đạo luật này tập trung vào tất cả các loại
nước trên mặt đất hoặc nước ngầm mà đang và có thể sẽ được sử dụng làm nước uống. Đạo
luật này trao quyền cho EPA xây dựng tiêu chuẩn an toàn về tính trong sạch của nước và yêu
cầu tất cả các hệ thống cung cấp nước tuân theo các tiêu chuẩn quan trọng (EPA, 2006b). Từ
năm 1974, rất nhiều quy tắc và thay đổi đã diễn ra, trong đó có nhiều thay đổi liên quan tới
việc quản lí việc tẩy uế các phế phẩm và các chất thải hữu cơ và vô cơ nhưng không có đạo
luật nào đề cập trực tiếp tới việc tái sử dụng nước thải.
Đạo luật về nước sạch (Clean Water Act – CWA, 1972): đạo luật này xây dựng khung cơ bản
cho việc điều hòa các chât gây ô nhiễm thải vào nguồn nước ở Mỹ và quy định tiêu chuẩn cho
nước thải công nghiệp. Đạo luật này được sửa đổi vào năm 1977, 1981 và 1987. Ban đầu, đạo
luật này nhằm mục đích đảm bảo nước sạch là nơi cá có thể sinh sống được, người có thể bơi
trang 17


được, mặc dù một nghiên cứu gần đây cho thấy đạo luật cần phải bổ sung thêm để đạt được
mục tiêu này (Benham et al., 2005).
Trong nỗ lực để đạt được mục tiêu trên, chương trình tải lượng tối đa hàng ngày (TMDL) đã
được triển khai. Phần 303(d) trong CWA yêu cầu chương trình này phải được áp dụng với tất
cả các nguồn nước có chất lượng kém. Một chương trình TMDL chỉ rõ khối lượng tối đa của
một chất gây ô nhiễm môi trường trong nguồn nước mà nguồn nước đó vẫn đáp ứng được tiêu
chuẩn về chất lượng. Chương trình này cũng chỉ rõ từng loại chất gây ô nhiễm. MBR mở ra
hướng mới cho việc giảm lượng thải nguồn điểm thông qua việc tái chế và cải thiện chất
lượng cho nước. Tại Mỹ, một số bang, đặc biệt là những nơi thiếu nước trầm trọng như
California và Florida, có thể thông qua một số quy định được bổ sung trong khuôn khổ của
luật pháp. Bang Georgia đã triển khai một sáng kiến trong việc sử dụng lại nguồn nước với
khẩu hiệu “Chính sách cho việc cải tạo nước và tái sử dụng nguồn nước tại các đô thị”. Chủ
trương này bao gồm các phương tiện cho việc xử lí nước thải, các tiêu chí để kiểm soát và xử
lí quá trình trên cũng như các yêu cầu về thiết kế, vận hành và quản lí hệ thống. California đã

ban hành một loạt các luật của bang kể từ khi Đạo luật về quản lí ô nhiễm nguồn nước được
công bố và sửa đổi vào năm 1972.
Trên đây là chỉ một số ví dụ về vấn đề có liên quan tới pháp luật, vì phạm vi của luận văn nên
không đề cập tới tất cả các chủ trương, chính sách và quy định của thế giới về vấn đề này.
Mặc dù vậy, những ví dụ trên góp phần cho thấy một thực tế của môi trường điều tiết mà công
nghệ MBR đang được sử dụng. Ngoài ra còn có nhiều lý do để cho rằng pháp luật sẽ trở nên
nghiêm ngặt hơn trong tương lai nhằm đáp ứng với từng nguồn nước và mức độ suy giảm
chất lượng nước ngọt.
Vấn đề ưu đãi và cấp vốn
Cùng với các chủ trương chính sách về luật pháp, một loạt các ưu đãi về việc sử dụng một
cách sáng tạo và hiệu quả công nghệ về nước đã được áp dụng cho các tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp. Chúng có tác động quan trọng tới khả năng về vốn và thay đổi
theo số lượng và bản chất của vấn đề nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi sự cần thiết phải giảm nhu
cầu về nước sạch.
Tại Anh năm 2001, kho bạc đã phát động một chiến dịch tư vấn về vấn đề công nghệ xanh.
Công nghệ xanh được thiết kế ra nhằm đẩy nhanh tiến bộ về khoa học công nghệ và tạo điều
kiện phát triển cho các công nghệ môi trường mới. Sáng kiến này được lập ra để đi cùng với
các khoản tín dụng thuế trước đây dành cho doanh nghiệp nhỏ để khuyến khích nghiên cứu và
phát triển, đồng thời giảm thuế hơn nữa về đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường trong
các hình thức trợ cấp vốn nâng cao.
trang 18


Ở Mỹ, nguồn tài trợ của nhà nước cũng đặt ra để khuyến khích sự đổi mới trong công nghệ.
Các quỹ quay vòng dành cho vấn đề nước (CWSRF) (thay thế việc xây dựng Đề án tài trợ và
được quản lý bởi Phòng Quản lý nước thải tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) là nguồn
tài trợ lớn nhất, tập trung vào kinh phí hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ nguồn nước
(USEPA, 2006c). Chương trình cung cấp kinh phí cho việc xây dựng cơ sở xử lý nước thải
thành phố và thực hiện kiểm soát sự ô nhiễm nguồn điểm, dự án bảo vệ cửa sông. Trong
những năm gần đây quỹ đã cung cấp hơn 4 tỷ $ mỗi năm để tài trợ cho dự án bảo vệ chất

lượng nước trong xử lý nước thải, ô nhiễm nguồn không có điểm kiểm soát, quản lý lưu vực
sông và cửa sông.
Theo trên, các ví dụ chỉ là những hình ảnh minh hoạ của những gì có sẵn trên toàn cầu, và
phạm vi của bài không thể thể hiện một cách đầy đủ. Tuy nhiên, rõ ràng là tổ chức chính phủ
đã và đang cung cấp, khuyến khích đầu tư vào các dự án tiên tiến, kết quả là, công nghệ MBR
trở nên dễ dàng hơn về khả năng chi trả. Có thể nói, lựa chọn công nghệ này là không bình
thường đối với nhà lập pháp, nhà quản lý, nhưng hãy đặt vấn đề ở công nghệ về các tiêu
chuẩn, hiệu suất, chất lượng đạt được. Những lợi ích của MBR theo quan điểm tái chế là (a)
khả năng đạt được chất lượng một cách hợp lý, (b) độ tin cậy tương đối và (c) đánh dấu bước
ngoặt công nghệ mới.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống MBR còn phải kể đến (1) Tổng mức
đầu tư; (2) Mức độ khan hiếm nước tại vùng và (3) Mức độ tin tưởng vào công nghệ. Trong
phạm vi luận văn chưa thể nghiên cứu đầy đủ, các vấn đề này sẽ được nghiên cứu tiếp trong
những đề tài sau.

2.2.4. Một số dự án nhà máy XLNT trên thế giới sử dụng công nghệ MBR
Chỉ tính trong 10 năm trở lại đây, trên thế giới đã có hàng loạt nhà máy xử lý nước thải và tái
sử dụng nước thải được hình thành với nhiều quy mô khác nhau. Chủ yếu các nhà máy xử lý
nước thải này dùng để xử lý nước thải khu đô thị và các khu công nghiệp, công trình đã đưa
vào hoạt động có hiệu quả, và đem lại lợi ích môi trường to lớn.
Có thể nêu ra đây một số những công trình tiêu biểu trên thế giới đã áp dụng thành công công
nghệ MBR trong xử lý nước thải:

trang 19


ST
T

Tên dự án


1

Carnation Wastewater
Treatment Plant

Quốc Gia

Loại nước thải,
công suất

Năm đưa
vào hoạt
động

WA, USA

Nước thải sinh hoạt,
1.800 m3/day

2008

Nước thải sinh hoạt,
136.000 m3/day
205.000 m3/day

2010
2040 (dự
kiến)


2

Brightwater Project

WA, USA

3

Zakher Waste Water
Treatment plant

Abu Dhabi

Nước thải sinh hoạt,
145.000 m3/day

2008

4

PS-1 Membrane Bio
reactor Plant

Abu Dhabi

Nước thải sinh hoạt,
5.000 m3/day

2008


Abu Dhabi

Nước thải công
nghiệp,
10.000 m3/day
2.000 m3/day
8.000 m3/day
750 m3/day
2.500 m3/day

2001
2001
2002
2003
2005

2.140 m3/day

2007

5

Madinat Zayed
Bainuna
Marfa
Canning Factory
Ghayathi

6


Heta Waste Water
Treatment plant

Numaru, Japan

7

DS 150 Site labour
camp.

Dubai

Nước thải sinh hoạt,
180 m3/day

2003

8

BUCCA STP

Iraq

Nước thải sinh hoạt,
6.000 m3/day

2005

9


International City

Iran

Nước thải sinh hoạt,
5.000 m3/day

2005

NOPWASD

Egypt

Nước thải sinh hoạt,
Mở rộng 15.000
m3/day

2008

10

International WWT
Plant

Nước thải sinh hoạt,
95.000 m3/day

2009

11


University of Applied
Sciences GiessenFriedberg

Nước thải sinh hoạt,
24.000 m3/day

2002

12
13

MP Medioambiente

Spain

Nước thải sinh hoạt,
2.300 m3/day

2005

14

SC Adiss

Romania

Nước thải sinh hoạt,
48 m3/day


2006

15

Luxury resort STP

United Kingdom

Nước thải sinh hoạt,

2007

Tijuana River
Valley, Mexico,
USA
Germany

trang 20


ST
T

Tên dự án

Loại nước thải,
công suất

Quốc Gia


Năm đưa
vào hoạt
động

400 m3/day
16

Luxury resort STP

Dubai

Nước thải sinh hoạt,
300 m3/day

2007

17

ACO Passavant –
Hospital

Germany

Nước thải bệnh viện,
300 m3/day

2003

United Kingdom


Nước thải sinh hoạt,
450 m3/day

2007

18

Rendering plant,
animal food
production
Membrane bioreactor
for sewage treatment /
Serenambiente

Italia

Nước thải sinh hoạt,
14 m3/day

2007

19
20

Sewage treatment /
MP Medioambiente

Nước thải sinh hoạt,
552 m3/day


2006

Andalusia, Spain

Tham khảo thêm tại: />2.3. SỬ DỤNG MÀNG LỌC SINH HỌC ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam
Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ yếu được xây
dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước mưa còn chung nhau, dẫn
đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt. Do điều
kiện kinh tế nước ta còn khó khăn nên không thể một sớm một chiều mà phá hủy hệ thống cũ
để làm lại, cần tận dụng để tránh lãng phí. Có thể kết hợp việc xây dựng hệ thống cống bao để
dẫn nước thải vào khu vực xử lý chung không bị vỡ đoạn. Riêng ở các khu đô thị mới xây
dựng, nhất thiết phải có đường ống nước mưa và đường ống nước thải riêng để việc xử lý
được triệt để và có hệ thống.
Sức ép của tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế tại các đô thị Việt Nam đang đè nặng lên
môi trường khiến cho tình trạng ô nhiễm nước thải và chất thải rắn ngày càng trầm trọng.
Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên
nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu
đi.
Hệ thống xử lý nước thải vệ sinh tại hầu hết các thành phố của Việt Nam cũng rất kém. Nước
thải từ nhà vệ sinh chỉ được xử lý qua loa trong các hệ thống bể tự hoại của gia đình, rồi sau

trang 21


đó hòa chung với nước xám chưa qua xử lý trước khi chảy vào cống thoát nước chung, hoặc
chảy thẳng ra sông, hồ.
Hầu hết các hệ thống thoát nước này đều là hệ thống thoát nước chung có chức năng thoát
nước mưa và nước thải nhưng rất cũ và đã xuống cấp, được xây dựng với đường kính, độ dốc
nhỏ và có tốc độ dòng chảy thấp nên gây ra sự lắng đọng và tắc cống trong cả hệ thống vào

mùa khô đồng thời gây ngập lụp vào mùa mưa.
Các chuyên gia về thoát nước của Bộ Xây dựng cho biết, thời gian ngập cục bộ trung bình
khoảng 2 - 3 tiếng với mực nước ngập đường 0,2 - 0,7m.
Những nguyên nhân và thực trạng về nước thải nêu trên đã tồn tại từ rất nhiều năm nay mà
không có giải pháp xử lý triệt để đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải ở mức báo động trên
cả nước.
Ước tính của các chuyên gia Bộ Xây dựng cho biết, mỗi ngày tổng lượng nước thải đô thị ở
Hà Nội lên tới 500.000m3; trong đó, 100.000m3 là lượng nước thải từ các cơ sở công nghiệp,
bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có một số ít nhà máy và bệnh viện được trang bị hệ
thống xử lý nước thải tại chỗ, và chỉ có 8-10% tổng lượng nước thải đô thị được xử lý với
tổng công suất khoảng 48.000 m3/ngày.
Trước đây khi mật độ dân cư còn thấp, khả năng chịu tải của môi trường lớn, thời gian tự làm
sạch nhanh. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp một cách quá mức như
hiện nay làm cho khả năng làm sạch của môi trường bị hạn chế đáng kể. Dân số nội thành
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay lên đến hơn 12 triệu người, và hầu hết sông, kênh rạch đã
bị ô nhiễm, đặc quánh chất thải.
Từ năm 2004, TPHCM đã nhận thức được vấn đề này và bắt đầu triển khai một kế hoạch xây
dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn thành phố. Nhà máy xử lý nước thải ở huyện Bình
Chánh thuộc dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi-Tẻ... là
nhà máy xử lý nước thải đầu tiên nằm trong kế hoạch nêu trên của thành phố đã được khởi
công xây dựng và đưa vào vận hành.
Nhà máy xử lý nước thải ở huyện Bình Chánh có công suất xử lý (giai đoạn 1) lên tới 141.000
m3/ngày. Nước thải sinh hoạt ở địa bàn các quận 1, 5, 8 nằm trong lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé - kênh Đôi-Tẻ sẽ được thu gom qua một hệ thống cống thu nước thải riêng, hoàn toàn
tách biệt với hệ thống thoát nước mưa hiện nay, để đưa về nhà máy xử lý.

trang 22


Hiện nay hệ thống cống thu gom cũng đang được triển khai xây dựng trên các tuyến đường

Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu, Trần Đình Xu ... song hành với nhà máy với tiến
độ đã đạt khoảng 80%.
Công nghệ được áp dụng trong các nhà máy xử lý nước thải sẽ không dùng quá nhiều hóa
chất gây hại cho môi trường mà chủ yếu dùng các vi sinh, kích thích quá trình phân hủy. Phần
nước, sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam sẽ được xả ra kênh, rạch, còn phần bùn, đất và
rác sẽ được chế biến thành phân vi sinh, phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của
thành phố.
Dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang được triển khai xây dựng
cũng đã có một kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Cát Lái vào phân kỳ đầu tư thứ
2. Hiện nay, ở phân kỳ đầu tư thứ 1, dự án mới chỉ xây dựng một trạm bơm để lắng, lọc bùn,
rác thu gom từ các khu dân cư trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè trước khi thải nước ra
sông Sài Gòn.
Dự án Nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm trong phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 cũng vậy,
chưa có kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng theo ông Nguyễn Hoàng Nhân,
Phó giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc dự án, điều này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2.
TPHCM đang nỗ lực tìm nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà máy.
Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên trong giai đoạn đầu thực hiện:
cải tạo kênh, rạch cũng chưa có kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải như 2 dự án trên
nhưng hạng mục này cũng sẽ đưa vào giai đoạn đầu tư sau.
Cùng với các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho từng lưu vực, TPHCM cũng đang khẩn
trương, quyết liệt yêu cầu các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp xử lý nước thải đạt chuẩn trước
khi thải ra môi trường. Và song hành đó là việc nạo vét và khơi thông dòng cho hệ thống
kênh, mương vốn đang đặc nghẹt vì rác của thành phố. Như vậy, hứa hẹn trong một tương lai
không xa, môi trường nước ở TPHCM sẽ được cải thiện.
Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã quan tâm nhiều đến công tác thoát nước đô
thị. Một số luật và chỉ thị đã được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên
nước..... Một số dự án và công trình thoát nước đã được triển khai và đầu tư xây dựng. Phần
lớn các dự án này có kinh phí từ các nguồn tài trợ không hoàn lại hoặc ODA. Tình hình thoát
nước đang dần được cải thiện ở một số thành phố lớn như: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Huế… và các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

Tuy nhiên Hầu hết các các đô thị đều chưa có trạm XLNT tập trung hoặc các trạm XLNT này
chưa đi vào hoạt động.
trang 23


2.3.2. Định hướng thoát nước và xử lý nước thải đô thị Việt Nam
Theo “Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, xử lý nước thải của các đô thị, thành phố, thị xã
thuộc các địa phương trong vùng sẽ được quản lý tổng hợp thoát nước theo lưu vực sông.
Quy hoạch thoát nước phải đồng bộ với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Quan điểm quy hoạch thoát nước là phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển thuỷ lợi của vùng và các quy hoạch liên quan khác; quy hoạch thoát
nước đô thị phải đồng bộ với các quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
Đối với các khu công nghiệp, đô thị mới phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa,
nước thải riêng. Nước thải sinh hoạt đô thị, công nghiệp, làng nghề bắt buộc phải xử lý đạt
tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Khuyến khích tái sử dụng nước thải đã
qua xử lý để phục vụ cho các mục đích khác, đồng thời ủng hộ việc phát triển các công nghệ
xử lý nước thải có hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
Áp dụng công nghệ xử lý nước thải phù hợp
Với lượng nước thải được dự tính khoảng trên 2 triệu m 3 (gồm nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp), quy hoạch thoát nước thải của vùng Bắc Bộ là sự gắn kết mang tính chất
vùng của hai hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các đô thị, khu công nghiệp được
quản lý theo 6 lưu vực sông chính: sông Nhuệ, sông Cầu, tả sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Lạch Tray, sông Cấm và vùng biển Quảng Ninh.
Tại miền Trung, quy hoạch thoát nước mưa gắn liền với 5 lưu vực sông chính: Thành phố Đà
Nẵng thoát ra sông Hàn, sông Cu Đê; thành phố Huế thoát ra sông Hương, sông Bồ; thành
phố Tam Kỳ thoát ra sông Tam Kỳ, Trường Giang; thành phố Quảng Ngãi thoát ra sông Vệ,
Trà Khúc và thành phố Quy Nhơn thoát ra sông Công, Hà Thanh.
Tại phía Nam, hệ thống thoát nước mưa phân chia thành 3 khu vực chính: Khu vực có địa
hình cao (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh); khu vực thành phố Hồ Chí Minh

và khu vực hai tỉnh Long An và Tiền Giang.
Công nghệ xử lý nước thải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đô thị để áp dụng công nghệ
hiện đại hoặc đơn giản, phù hợp với yêu cầu nguồn tiếp nhận và điều kiện kinh tế-xã hội.
“Định hướng Phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050” do Bộ Xây dựng lập và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt với nội dung của các quyết
định chủ yếu tập trung giải quyết cơ bản yêu cầu về thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cấp môi
trang 24


trường đô thị, phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh
chóng, bền vững, trong đó có các nội dung chính như sau:


Xóa bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị loại II trở lên;
từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh
môi trường.



Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị từ 56 - 60% lên 80 - 90%;
đối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại II ; các đô thị
nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du lịch, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, đạt 90 - 100%.



Đến năm 2025, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị.




Thiết lập cơ chế tài chính bảo đảm sự phát triển bền vững cho các hệ thống thoát nước
đô thị.

Để có cơ sở quản lý và thực hiện các mục tiêu thoát nước đô thị, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước cho đô thị và Khu công nghiệp trong
đó có các nội dung chính yêu cầu về thoát nước và xử lý nước thải:


Phải kết hợp công trình thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác :


Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (giao
thông, thủy lợi,...) phải bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống thoát nước đô thị và
khu công nghiệp có liên quan và được cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở
địa phương xem xét, thống nhất bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.



Khi cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là
công trình giao thông có liên quan đến hệ thống thoát nước đô thị và khu công
nghiệp thì chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có
nghĩa vụ cải tạo, phục hồi hoặc xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình
thoát nước có liên quan theo quy hoạch.



Cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tại địa phương, đơn vị thoát nước được
giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có quyền và nghĩa vụ tham gia giám
sát quá trình xây dựng các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư

xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan. Đơn vị thoát nước có

trang 25


×